Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Dẫn nhập: Quán Chiếu Từ các Lời Dạy của Đức Thích-ca Mâu-ni

13/01/201115:02(Xem: 3179)
1. Dẫn nhập: Quán Chiếu Từ các Lời Dạy của Đức Thích-ca Mâu-ni

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT GIÁO
VÀO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHOA HỌC

Làng Đậu

Quán Chiếu Từ các Lời Dạy của Đức Thích-ca Mâu-ni

1. Dẫn nhập

Có lẽ cách tiếp cận trực tiếp nhất là vào đề với lời dạy của đức Phật:

"Này các tỳ-kheo! Cũng như người khôn ngoan chỉ chấp nhận vàng sau khi đã thử nghiệm bằng cách nung nóng, cắt gọt, và nén dập nó, những lời của ta cũng vậy, chỉ được chấp nhận sau khi đã kiểm tra chúng, chứ không phải do sự tôn kính (đối với ta).1

Như vậy, rõ ràng có một sự tương đồng giữa việc học tập hay nghiên cứu khoa học và việc tu học trong Phật giáo: Thái độ đúng đắn trước tiên nên có ở đây phải bắt đầu từ sự rà soát, kiểm tra lại mức hợp lý của các nhận định -- không phải tiếp nhận nó với một tư thế "tín tâm hoàn toàn". Như vậy, "giáo điều" không phải là điều được tiếp nhận trong Phật giáo.

Mọi lý thuyết khoa học ngày nay từ toán học cho đến tâm lý học và y học, đều phải dựa trên những nền tảng rất cơ bản hợp lý được nhiều người chấp nhận rộng rãi. Cũng vậy, việc giảng dạy của nguyên lý quan trọng nhất mà đức Phật truyền lại đó là nguyên lý "Tứ Diệu Đế"2cũng dựa trên những tiền đề cơ bản đó là luật vô thường và thuyết duyên khởi.

Một cách rất sơ lược, thì luật vô thường cho rằng vạn vật (kể cả thế giới tâm lý và vật chất) đều chuyển biến không ngừng nghĩ hể có sinh thì có diệt. Điều này thì rõ ràng không ai có thể chối cãi trong thế giới vật lý từ vi mô cho đến vĩ mô. Nó được mặc nhiên thừa nhận trong mọi lý thuyết khoa học.

Tiếp đến là thuyết duyên khởi.

Nội dung đơn giản đầu tiên trong thuyết duyên khởi (pratītyasamutpāda) là: sự có mặt của tất cả mọi sự việc và hiện tượng trong vũ trụ đều đều chỉ là kết quả của sự tương tác và hợp thành giữa nhiều nguyên do (nhân) và điều kiện (duyên). Ở đây, cho đến nay tiền đề này vẩn nghiễm nhiên được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong mọi ngành khoa học.

Hệ quả, trực tiếp của nội dung trên là việc phủ nhậncác hiện tượng hay sự việc tự nó tồn tại, hay tự nó sinh ra hay được tạo thành một cách độc lập hay cô lập hoàn toàn mà không phụ thuộc vào các nguyên nhân hay điều kiện khác. Như vậy điều này gián tiếp phủ nhận sự tồn tại của một đấng sáng thế có mặt mà không có nguyên do.

Hệ quả thứ nhì thấy được từ kết luận trên làdòng sinh diệt liên tục(continuum) của mọi sự vật hiện tượng đều không thể có sự khởi đầu và không thể có sự kết thúc. Như vậy nếu, một lý thuyết nào đó cho rằng có đúng một sự khởi đầu (như là sự khởi đầu của vũ trụ) thì chắc chắn thuyết đó mâu thuẫn với Phật học. Vậy thì ta sẽ so sánh sánh thế nào với một với lý thuyết cho rằng toàn thể vũ trụ khởi sinh từ một vụ nổ lớn ? Tức là cái có sinh diệt bắt đầu từ ... không có gì hết ở thời điểm gốc 0. Tuy nhiên, đến nay chưa ai có thể kiểm định được "thời điểm tự khởi" của của vũ trụ theo các lý thuyết kiểu này. Ngược lại, nếu chấp nhận có thể có nhiều hơn một vụ nổ lớn (tức là có thời điểm trước khi vũ trụ này hình thành) như nhiều lý thuyết vật lý hiện nay đang phát triển thì tình hình khác hẳn, điều này sẽ không còn có mâu thuẫn với Phật giáo.3

500px-ThuyetM

Mô hình cấu trúc vũ trụ theo lý thuyết M với 11 chiều (trái) và Mô hình vũ trụ bong bóng (phải). Mỗi vũ trụ được mô tả tựa như một "bong bóng" trong bể nước sôi. Nhiều vũ trụ có thể đồng thời hình thành, một số bị sụp đổ, số khác trương nở và hình thành các tinh hà, ngôi sao ... như vũ trụ mà ta đang có (Ảnh: Đại học Cambridge).8Các mô hình này không mâu thuẫn với Phật giáo.

Một bước tiếp, khi áp dụng lập luận của thuyết duyên khởi và luật vô thường ở mức độ vi tế của vật chất thì mọi sự vật và hiện tượng thay đổi liên tục trong từng đơn vị nhỏ nhất của thời gian. Điều này, cho đến nay không hề mâu thuẫn gì với lý thuyết vật lý ở mức vi mô. Tiếp đó, theo định nghĩa về tính khôngcủa đại sư Long thọ:4

Sự vật nào có nguồn gốc phụ thuộc, tôi gọi là không

Với định nghĩa về tính khôngnày cùng với tính chất thay đổi liên tục của vật chất trong mức vi tế trong từng thời điểm cho thấy rằng người ta không thể xác định được "đối tượng tĩnh thực sự" của nhận thức (hay còn gọi là sự thiếu vắng của đối tượng nhận thức). Sự thiếu vắng này rất tương tự với "nguyên lý bất định" đã được phát biểu bởi nhà vật lý Werner K. Heisenberg (1901-1976 -- Nobel Vật lý 1932, người được xem là một trong những cha đẻ của Vật lý Lượng tử) .

Như vậy với vài điểm cứu xét trên, ta có thể thấy rằng cùng với các lập luận chặt chẽ và thiền định mà Phật giáo "tìm ra" được nhiều đặc tính của thế giới vật chất mà không cần đến các dụng cụ đo đạc. Đây cũng chỉ chỉ là những kết luận rất "bề mặt" có thể xem như là các "ứng dụng" sơ khởi từ các giáo Pháp của đạo Phật.

Xét sâu hơn một tí về mặt lập luận, đức Phật còn đưa ra nhiều nguyên lý khác. Để minh hoạ, xin trình ra đây vài nguyên lý lớn và xem nó như là công cụ hay phương pháp để tìm hiểu phán đoán sự việc (Ở đây là giáo Pháp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2014(Xem: 17661)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
30/01/2014(Xem: 14167)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
12/01/2014(Xem: 10378)
Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớn này ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là „Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993). Các tiểu tựa là của người dịch.
20/12/2013(Xem: 29935)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 8105)
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.
16/12/2013(Xem: 15780)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
14/12/2013(Xem: 30421)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
11/12/2013(Xem: 19260)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
10/12/2013(Xem: 16372)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 21893)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567