Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 13: Phật giáo và phân tâm học

10/01/201115:46(Xem: 7612)
Chương 13: Phật giáo và phân tâm học

TỦ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
ĐỐI THỌAI GIỮA
TRIẾT HỌC VÀ PHẬT GIÁO
Jean Francois Revel & Matthieu Ricard - BS: Hồ Hữu Hưng dịch
Nhà xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2010

Chương 13: Phật giáo và phân tâm học

Jean Francois: Bước sang một địa hạt khác mà Phật giáo cần phải đương đầu: Phân tâm học. Khoa học này không phải là một khoa học chính xác mà chỉ là một hướng tìm tòi. Nhưng nó đã giữ một vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu bản thể con người ở Tây phương từ 100 năm nay. Có một thời kỳ nó giữ vai trò chủ đạo trong tư tưởng Tây phương. Khía cạnh phân tâm học mà Phật giáo cần lưu ý là thuyết của Freud: Dù nội tâm có sáng tỏ đến mức nào, dù có ý muốn thành thật, khiêm tốn, dù có cố gắng tự biết mình và tự sửa đổi, có một cái gì đó ngoài tầm với của việc nội quán cổ điển. Đó là điều mà Freud gọi là vô thức. Nói đơn giản có những cấu tạo tinh thần, những kích động, những kỷ niệm bị dồn nén luôn luôn hoạt động trong tâm thức và ảnh hường đến thái độ của chúng ta mà chúng ta không hề hay biết, cũng không hề phản ứng lại được. Kỹ thuật duy nhất khiến ta phát hiện ra chúng và nếu cần dẹp tan chúng và làm chủ được chúng chính là phân tâm học. Nhưng Freud nghĩ rằng với trí thông minh bình thường thì khó mà vượt qua cái rào cản đã chôn dấu những cấu tạo tinh thần trong vô thức. Chúng ta không làm sao vào được vô thức chỉ với việc nội quán và việc rèn luyện tinh thần. Đây không hẳn là thuyết suông vì kinh nghiệm chữa bệnh tâm thần đã cho thấy là không thể tiếp xúc được với vô thức chỉ bằng việc nội quán cổ điển.

Matthieu:Khẳng định là không thể vượt qua những rào cản ẩn ức có vẻ hơi vội vã đấy cũng giống như Will1am James khi ông ta cho rằng không thể ngăn được dòng tư tưởng dù ông ta có cố gắng. Kiểu kết luận đó cho thấy một sự thiếu kinh nghiệm sống về việc quán xét nội tâm về thiền định trực tiếp bản thể của tâm. Để cố vượt qua bức rào cản đó, Freud đã làm gì? Bằng cách sử dụng trí thông minh tuyệt vời của ông để quán tưởng, và bằng những kỹ thuật mới. Nhưng ông đâu có để ra hàng tháng, hàng năm tập trung vào sự quán xét nội tâm như những vị ẩn sĩ Tây Tạng? Làm thế nào một nhà phân tâm học, nếu chưa nhìn thấu được cội nguồn tư tưởng có thể giúp đỡ được kẻ khác thành tựu được điều đó. So với một đạo sư đã hiểu được lý tánh, thì ông ta còn kém xa. Phật giáo dành một sự quan tâm lớn lao về việc vượt qua được cõi vô thức. Cõi này gồm có những xu hướng tích lũy những tầng bực tâm linh sâu thẳm nhất của tâm thức con người. Cái vô thức này không có mặt trong việc cấu tạo nên tư tưởng của chúng ta, nhưng nó ảnh hưởng đến thái độ của chúng ta. Chính cái vô thức này theo Phật giáo được tạo thành do vô số kiếp sống trước đây. Người ta có thể phân tích tâm thức ra tám tâm vương: Nhãn thức, nhĩ, tỉ, thiệt, thân thức là năm tâm vương thuộc về ngũ quan. Rồi đến ý thức giúp ta nhận thức được tổng quát mọi sự vật. Kế đến là mạt na thức liên quan đến cái ngã của con người và sau cùng là tàng thức nơi tàng trữ mọi xu hướng, tình cảm tích lũy từ nhiều kiếp. Chính cái tàng thức này là rào cản mà Freud bảo là không thể vượt qua được. Ta có thể so sánh nó như một tờ giấy cuộn lại từ lâu. Khi ta đặt nó lên bàn, mở nó ra và giữ nó lại thì nó nằm thẳng, còn khi ta buông nó ra thì nó cuộn lại như cũ.

Jean Francois: Như vậy Phật giáo chấp nhận sự hiện hữu của những xu hướng, những tư tưởng vô thức có liên quan đến những kỷ niệm tiềm tàng và những hình ảnh bị dồn nén. Như vậy theo con thì cái mớ vô thức này không những liên quan đến thuở ấu thơ mà lại còn dính líu đến những kiếp sống trước đó. Thếthì như Socrates đã từng khuyên bảo các đồ đệ của mình, việc nhớ lại phải bắt nguồn trước cả những năm đầu đời, và điều này khiến cho các nhà phân tâm học phải mở rộng tầm nghiên cứu và khám phá.

Matthieu:Sự sinh đẻ tạo nên một chấn động làm ta quên hết những gì đã xảy ra trong kiếp trước, trừ trường hợp các bậc đã giác ngộ có thể làm chủ được giòng tâm thức giữa khi chết và lúc tái sinh qua giai đoạn trung ấm. Đối với người bình thường thì họ sẽ quên hết giống như khi ta đã trưởng thành và quên đi những gì đã xảy ra trong thời ấu thơ. Cũng nên nhắc lại là phải rất lâu trước Freud, trong cuốn Tứ thư Tây Tạng có ghi rằng khi thụ thai, thai nhi cảm thấy sẽ thành đàn ông hoặc đàn bà khi ấy nó sẽ bị hấp dẫn bởi cha hay mẹ nó. Nhưng điều khác biệt là cái quan niệm Phật giáo về vô thức và các phương pháp áp dụng để thanh lọc nó. Nói về phương pháp thì Phật giáo không đồng ý với Freud, vì Freud cho rằng người ta không thể vươn tới và ảnh hưởng đến vô thức bằng những phương pháp tâm linh. Mục đích của đời sống tâm linh là xóa tan các xu hướng ẩn ức vì những tư tưởng thương ghét đều đã bị quy định trước. Vấn đề là tầm đến cội nguồn các xu hướng đó, xem xét bản chất của chúng và xóa tan chúng. Ta có thể gọi điều đó là sự thanh lọc nội tâm, giống như sự loại bỏ các rác rưởi, các cặn bả làm bẩn nước của dòng sông. Với số kinh nghiệm ít ỏi mà con có được, con có cảm tưởng khi đứng trước các bệnh nhân phân tâm học, là những người này có khả năng trút bỏ được những ám ảnh có từ thuở ấu thơ, nhưng đã không xóa tan được hết cả gốc rễ, do đó họ không hoàn toàn được tự do nôi tại. Và cũng vì thế sau nhiều năm, họ vẫn không thể thanh thản được và luôn bị căng thẳng losợ.

Jean Francois: Rủi thay điều nhận xét của con không phải là duy nhất theo chiều hướng đó, mà nhiều trường phái gần đây của khoa phân tâm học đã chối bỏ Freud, và nghĩ rằng vô thức có thể hoàn toàn được soi sáng.

Matthieu:Lý do tại sao những xu hướng ẩn ức của vô thức không thể nhìn thấy được là vì chúng tiềm tàng giống như hình ảnh một cuốn phim đã chụp nhưng chưa rửa. Và tất cả cố gắng của khoa phân tâm là để rửa ra hình các phim đã chụp ấy. Phật giáo cho rằng khi người ta giác ngộ, người ta đạt đến tâm không và nhờ vậy mọi cấu uế của tâm sẽ được rửa sạch. Cái việc nhớ lại những sự kiện xa xưa chỉ giải tỏa phần nào tâm thức nhưng không loại bỏđược cái gốc phiền não. Cứ quậy mãi bùn trong ao với một cây gậy không tài nào lọc sạch được nước.

Jean Francois: Thế nào là một người bị loạn thần kinh? Trên nguyên tắc phân tâm được giành cho những người gặp khó khăn trong đời sống. Lấy ví dụ một người luôn luôn gặp thất bại trong công việc. Hắn vừa khởi công làm một việc gì, sắp thành công thì đột nhiên hắn phạm một sai lầm nghiêm trọng làm hỏng công việc. Hắn lại là một con người thông minh do đó không thể dùng lý lẽ thông thường để giải thích thất bại của hắn. Ba có nhiều người bạn rất nổi tiếng trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời họ, đột nhiên họ có những hành động sai lầm không thể hiểu được làm tiêu tan cả sự nghiệp mà họ đã dầy công xây dựng bằng sự khôn ngoan, bằng trí thông minh và lòng tận tụy trong công việc. Không có cách giải thích hợp lý nào cũng như không thể thuyết phục được họ. Nếu họ gặp lại những trường hợp tương tự họ lại phạm sai lầm như cũ. Nếu không nhờ khoa tâm phân học, họ không làm sao thoát ra được các sai lầm gần như định mệnh ấy.

Dù sao giả thuyết của Freud cũng đã được kiểm chứng qua nhiều trường hợp. Người ta đã có những bản tường trình đầy đủ về một số những vụ phân tâm của Freud và của một số nhà tâm phân học khác. Người ta ghi nhận một trường hợp trong đó đối tượng xung đột với mẹ ruột thuở còn ấu thơ. Để trừng phạt mẹ mình, đương sự đập phá một vật gì hoặc cố tình được điểm xấu trong lớp để trả thù cái việc mà hắn cho là mẹ thiếu tình thương đối với hắn. Và cái tai biến này chìm sâu vào vô thức của hắn và tiếp tục chi phối thái độ của hắn khi hắn trưởng thành. Hắn tiếp tục làm khổ mẹ hắn mà không hề hay biết. Và trong trường hợp này khoa phân tâm giải tỏa cho hắn cái mặc cảm tội lỗi đã bắt nguồn từ thuở ấu thơ. Điều này không có nghĩa là hắn sẽ trở nên hoàn hảo hơn nhưng ít ra cũng giúp hắn chữa được chứng rối loạn tâm thần.

Matthieu:Phật giáo và phân tâm học đi hai con đường khác nhau trong việc giải phóng vô thức. Phân tâm học rất hợp lý và vận hành trong hệ thống của nó, nhưng hệ thống đó bị giới hạn do các mục tiêu nó đề ra. Lấy ví dụ như vấn đề tình dục, nếu ta kìm chế nó, nó sẽ sử dụng các ngõ ngách khác để biểu hiện một cách bất thường. Phân tâm học nhắm vào việc đưa tình dục lại sự biểu hiện bình thường. Theo thiền định Phật giáo, ta không cố gắng kìm chế nó hay để nó tự do phát tiết, mà tìm cách thoát ra sự ám ảnh của nó. Người ta sử dụng những phương tiện tuần tự từ chỗ ban đầu chuyển sang đề tài khác, sau đó quán tưởng về tánh không của sự ham muốn và sau cùng chuyển hoá ham muốn bằng trí huệ. Rốt lại sự ham muốn không còn khống chế tâm trí mà nhường chỗ cho một sự an lạc vĩnh viễn và thoát ly mọi ràng buộc. Trong khi Phật giáo nhắm vào việc thoát ra khỏi sự bấn loạn của tư tưởng, như một con chim bay ra khỏi một thành phố đầy khói bụi để đến vùng núi trong lành thì phân tâm học có vẻ như kích động thêm cho những giấc mơ và cho những tư tưởng luôn hướng về tự ngã. Người bệnh cố gắng tổ chức lại nội tâm của mình, tạm kiểm soát nó nhưng vẫn dính chặt vào nó. Đi vào vô thức theo cách phân tâm học khác nào đi tìm những con rắn đang ngủ, đánh thức chúng dậy, tìm cách loại ra những con hung dữ nhất, và sống chung với những con còn lại.

Jean Francois: Hơn nữa, nếu là Phật tử ta lại càng không thể giết chúng. Nhưng Phật giáo quan niệm về giấc mơ như thế nào?

Matthieu: Có cả một diễn trình trong việc thực hành thiền định liên quan đến giấc mơ. Người ta tập dần thói quen nhận biết khi nào mình bắt đầu mơ, rồi tìm cách sửa đổi điều đang mơ và sau cùng tạo ra những giấc mơ theo ý muốn. Và đỉnh cao của sự tập luyện này là chấm dứt hẳn các giấc mơ. Một thiền giả nhiều kinh nghiệm không còn mơ nữa, trừ ra hạn hữu ông có vài giấc mơ báo điềm trước. Người ta kể lại câu chuyện của Gampopa, đệ tử của Milarepa, đã mơ thấy mình bị mất đầu, điềm báo trước là ngài sẽ chấm dứt mọi tư tưởng. Từ đó ngài không còn mơ nữa. Diễn trình này có thể kéo dài nhiều năm. Nói tóm lại, trở ngại mà khoa phân tâm học gặp phải là không nhận biết được nguồn gốc của vô minh, và sự tù hãm của nội tâm. Sự xung đột với cha mẹ hay những rắc rối khác không phải là những nguyên nhân đầu tiên mà chỉ do hoàn cảnh tạo nên. Nguyên nhân đầu tiên chỉ là sự dính mắc vào tự ngã, từ đó nảy sinh ra yêu ghét, luôn nghĩ về mình và luôn muốn bảo vệ mình. Tất cả những sự kiện tinh thần, những tình cảm, những ham muốn như những cành lá của một cái cây. Nếu ta cắt chúng đi, chúng lại mọc trở lại. Ngược lại, nếu chúng ta bứng đi cả gốc rễ, tức là chúng ta chấm dứt sự ràng buộc vào tự ngã, tất cả cành, lá, hoa, quả đều rơi rụng cùng một lúc. Sự nhận biết cái tư tưởng lệch lạc và ảnh hưởng phá hoại hay ức chế của chúng không đủ làm tan biến chúng và không đưa đến một sự giải thoát toàn diện. Chỉ có việc giải thoát khỏi tư tưởng bằng cách sử dụng thiền định để đi đến tận đầu nguồn của chúng, và giác ngộ bản thể của tâm mới có thể giải thoát con người khỏi mọi vấn đề tâm thức. Tất cả các kỹ thuật thiền định về bản thể của tâm đều nhắm vào sự khám phá ra là căm ghét, ham muốn, bất mãn, kiêu căng v.v... đều không có năng lực mà người ta thường gán cho chúng. Nếu ta trực tiếp quan sát chúng, phân tích chúng, quán tưởng về chúng, ta sẽ nhận ra thật sự chúng rỗng không và không có một thực lực nào cả. Cần phải thực hành nhiều lần sự quán tưởng này, và đến một thời cơ nào đó tâm sẽ hiển hiện bản thể nguyên sơ của nó. Và theo thời gian, người ta sẽ dần dần làm chủ được tư tưởng của mình. Trong giai đoạn đầu tiên, người ta phải bắt đầu nhận biết sự xuất hiện của tư tưởng giống như ta nhận ra một người quen trong đám đông. Khi một ý tham hay căm ghét nảy sinh, ta đừng để cho nó phát triển, ta biết rằng nó không chắc thật, không có tánh nhưng ta không biết làm thế nào để chấm dứt nó. Giai đoạn kế tiếp giống như một con rắn tự tháo mình ra khỏi sự cuộn tròn thân mình nó mà không cần sự giúp đỡ, hay một nút thắt mà ta làm với cái đuôi con ngựa, nó tự tháo ra mà thôi.

Jean Francois: Ôi, biết bao nhiêu là ẩn dụ.

Matthieu:Đến giai đoạn thứ hai này, ta đã có một số kinh nghiệm về sự giải phóng tư tưởng, và ta ít còn cần đến những phương pháp khác. Tư tưởng đến rồi đi. Sau cùng đến giai đoạn thứ ba con người hoàn toàn tự do đối với tư tưởng mà không có gì có thể làm hại mình được nữa. Chúng giống như một tên trộm đi vào một căn nhà trống. Tên trộm không được gì và chủ nhà cũng không mất gì. Tư tưởng xuất hiện và biến mất mà không gây được ảnh hưởng nào, và người ta hoàn toàn thoát ra cái ách của những tư tưởng hiện hành, và của những xu hướng quá khứ đã gây ra các tư tưởng đó. Như vậy là ta thoát được đau khổ. Tâm thức luôn ở trong một trạng thái sáng suốt và tỉnh thức, trong đó không còn những tư tưởng lệch lạc nữa. Cặn bã, cấu uế của vô thức không còn là những hòn đá, mà là những cục nước đá tan đi dưới mặt trời trí huệ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2014(Xem: 10947)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây, nơi mà chúng ta đã có những tôn giáo của chúng ta, vậy thì tại sao chúng ta cần Phật Giáo? Tôi nghĩ thật quan trọng để hiểu rằng khi chúng ta nói về Phật Giáo, chúng ta có nhiều phương diện khác nhau đối với Phật Giáo. Đấy là những gì chúng ta có thể gọi là khoa học Phật Giáo, tâm lý học Phật Giáo, và tín ngưỡng Phật Giáo:
27/11/2014(Xem: 9883)
Oprah Winfrey là một phụ nữ 56 tuổi - một ngôi sao truyền hình Mỹ. Có thể nói Oprah Winfrey là một phụ nữ danh tiếng và có nhiều ảnh hưởng nhất trên quần chúng ở Hoa Kỳ. Năm 2006, chính Oprah đã mang về cho Obama hơn một triệu lá phiếu, thắng Hilary Clinton, để được đảng Dân Chủ đề cử làm ứng viên Tổng thống. Có người cho rằng Oprah có quyền lực mạnh bằng hay hơn 100 nghị sĩ, dân biểu Mỹ.
27/11/2014(Xem: 7042)
Chư thân hữu quý mến, Ở đây, chúng ta đang ở vào cuối năm 2010 - một năm khi Đức Đạt Lai Lạt Ma ở đây với chúng ta, Úc Đại Lợi. Nơi nào mà năm tháng đã đi qua Trong bộ phim Mặt Trời Mọc và Lặn, vừa mới trình chiếu ở Úc Đại Lợi và được quay trong sự phối hợp với Bậc Hiền Nhân Từ Bi và Tuệ Trí của Chúng Ta, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về tính tương đối của mọi thứ...
19/11/2014(Xem: 13473)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
15/11/2014(Xem: 20261)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
01/11/2014(Xem: 11235)
Trong các kinh tạng, Phật nói nhiều về ‘tam thiên, đại thiên’ thế giới và đa số chúng ta thường hình dung rằng những thế giới này nằm bên ngoài trái đất, thế giới của các vị trời, thần… Vì chưa chứng được thần thông nên chúng tôi không thể nhìn thấy được những thiên giới đó! Nhưng thật ra nếu quán chiếu cho sâu, chúng ta sẽ thấy rằng có những thế giới không đâu xa mà chính ngay bên trong cõi ta bà, nơi mình đang sống.
25/10/2014(Xem: 20636)
Trong bất cứ một cộng đồng nào đều có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều chủng loại con người khác nhau sống cùng trong đó, thì chắc chắn luôn có sự hiện diện của nhiều mặt tư tưởng khác nhau, phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Vì vậy để gìn giữ một cuộc sống yên bình cho một cộng đồng, con người phải có nhiều phương pháp để hòa giải mọi sự khác biệt. Xuyên suốt trong lịch sử của loài người, đã có rất nhiều lời đề xuất để giải quyết, thậm chí phải sử dụng đến phương sách bạo động, chẳng hạn như chiến tranh, xung đôt nhằm giải quyết sự khác biệt.
24/10/2014(Xem: 14139)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 33039)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
07/09/2014(Xem: 5386)
Bầu trời chúng ta đang ngước nhìn, khoa học ước đếm có hàng tỉ ngôi sao. Mà trái đất chưa thể lớn bằng một ngôi sao. Phi thuyền của nhân loại mới chỉ bay đến một số ngôi sao trong hệ ngân hà. Kinh Phật mô tả, một dải ngân hà được gọi là đơn vị thế giới. Cứ một ngàn dải ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]