Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Nguồn gốc của bạo động

10/01/201115:40(Xem: 6937)
Chương 7: Nguồn gốc của bạo động

TỦ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
ĐỐI THỌAI GIỮA
TRIẾT HỌC VÀ PHẬT GIÁO
Jean Francois Revel & Matthieu Ricard - BS: Hồ Hữu Hưng dịch
Nhà xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2010

Chương 7: Nguồn gốc của bạo động

Jean Francois: Những điều chúng ta vừa đề cập đưa đến một vấn đề siêu hình, vấn đề cái ác. Về vấn đề này, Ba muốn biết lập trường của Phật giáo, vì lẽ đặc trưng của các tôn giáo lớn cũng như của các nền triết học Tây phương là chấp nhận đặt vấn đề cái ác. Nghĩa là chấp nhận ý niệm có cái ác trong lòng mỗi con người. Đây là một vấn đề siêu hình và đạo đức lớn, cũng là của các tôn giáo lớn và các triết lý lớn, đặc biệt là trong Cơ đốc giáo mà ý niệm tội ác dính liền với ý niệm tội tổ tông. Và trong các triết thuyết lớn- triết thuyết Decartes, Lelbniz- cái ác đặt ra một vấn đế đáng lo ngại chỗ các triết gia vốn là tín đồ Cơ đốc, và hệ thống triết lý của họ đặt nền tảng trên ý niệm một Thượng đế toàn năng tiêu biểu cho trí huệ tuyệt đối và lòng nhân ái vô biên. Làm thế nào một Thượng đế như vậy lại cho phép cái ác xuất hiện và tồn tại? Đó là một vấn đề đã đặt ra một rào cản không thể vượt qua cho các triết gia, cũng như cho các nhà thần học, và đã không được giải quyết thỏa đáng trong bất cảnh siêu hình mà nó được đặt ra. Tất cả giải pháp mà người ta đã đề nghị để vượt qua sự mâu thuẫn đó đều không thỏa đáng. Phật giáo nghĩ gì về cái ác sẵn có ở mỗi con người?

Matthieu:Không, trên căn bản cái ác không hiện hữu vì lẽ bản chất tối hậu của mọi chúng sinh là hoàn hảo. Sự hoàn hảo này vẫn nằm sâu trong lòng chúng ta và bị che lấp bởi vô minh sân hận và tham ái. Vấn đề cái ác thật khó giải quyết với những người xem sự sáng tạo như là công cụ của Thượng đế, và như vậy xem Thượng đế như phải chịu tránh nhiệm về cái ác cũng như cái thiện. Theo Phật giáo, Phật tánh ở trong mọi chúng sinh giống như dầu ở trong hạt mè. Phật tánh có thể bị ngăn che, nhưng chỉ cần được phát hiện, được biểu lộ khi ta vén mở bức màn vô minh, và những tình cảm lệch lạc do vô minh gây nên. Những bức màn vô minh đó không thuộc Phật tánh, chúng chỉ ngăn che chứ không làm mất đi Phật tánh đó. Tuy nhiên rất dễ dàng để đánh lạc hướng Phật tánh đó và rơi vào trong những tư tưởng nhị nguyên, tiêu cực biểu lộ bằng những lời nói và hành động mang lại đau khổ.

Thật ra không có đối nghịch giữa cái thiện và cái ác, nó chỉ tùy theo cách chúng ta nhìn sự vật. Nó chỉ là một thứ ảo giác. Cái sai không thật có và cũng không phải là yếu tố tạo thành cái đúng. Cái ác chỉ là một sự sai lầm, cũng như một sự sai lầm là do nhận định sai thực tế. Sự lầm lẫn, sự thật tương đối trong đó chúng ta sống, là do một sự chia chẻ của sự thật vì lẽ chúng ta không nhìn thấy được y nguyên của sự vật và các hiện tượng. Cái ác chỉ có theo một hình thái ảo tưởng và khi chúng ta giác ngộ được Phật tánh, thì ta sẽ nhận ra sự sai lầm là không hề có.

Jean Francois: Như vậy không phải như bên Cơ đốc giáo con người không rơi vào tội Tổ tông.

Matthieu:Không hề có tội Tổ tông, mà chỉ là sự quên đi Phật tánh và khi quên đi Phật tánh thì có ta có người, với mọi sự thương ghét vị ngã đem lại đau khổ.

Jean Francois: Vậy thì những tình cảm tiêu cực từ đâu tới nếu người ta bản nguyên là thiện.

Matthieu:Thật ra tình cảm và đau khổ không hề xảy ra vì lẽ không có gì là chắc thật, và khi người ta đạt đến giác ngộ, người ta như tỉnh dậy sau một cơn ác mộng. Vô minh không hề có. Một bậc giác ngộ như Đức Phật xem vô minh của con người giống như là một người có thể đọc được tư tưởng của một kẻ đang ngủ sắp rơi vào ác mộng: Ngài biết bản chất của cơn ác mộng, và Ngài không bị nó lừa gạt.

Jean Francois: Nói hay đấy! Dù cái ác có không thật, nó cũng hành hạ chúng ta. Nếu mọi thứ bản nguyên là tốt thì cái ác từ đâu ra?

Matthieu:Đúng là cái ác có biểu hiện, nhưng nó không thật có. Nếu người ta nhận lầm một sợi dây là con rắn, con rắn không có thật, chỉ do tưởng tượng ra và chỉ có trí huệ mới làm tan biến vô minh. Ta có thể rửa sạch một miếng vàng, chứ ta không thể làm trắng một hòn than được.

Jean Francois: Dù rằng cách trình bày không giống nhau trong Cơ đốc giáo và trong bộ môn siêu hình học cổ điển thế kỷ l7 và đầu thế kỷ 18, vấn đề cũng gần giống như nhau. Các triết gia Tây phương rất khó khi phải giải thích là một Thượng đế tràn đầy nhân ái lại có thể cho phép cái ác xuất hiện ở thế gian. Dù người ta có nói rằng cái ác chỉ là một ảo tưởng, điều này thật sự không thỏa đáng.

Matthieu:Khi người ta chưa nhận ra bản chất thật sự của sự vật, thì người ta chỉ nhận biết được những biểu hiện của chúng. Thể nhị nguyên ta và người, đẹp và xấu, ưa và ghét, tạo nên một dây chuyền tình cảm lệch lạc. Vô minh xuất hiện như một tấm màn ngăn che khiến con người quên đi và hành động ngược lại với Phật tính vốn có. Cũng giống như một ảo ảnh thúc đẩy tâm làm hại tâm, làm hại chính bản thân mình và người.

Jean Francois: Vậy thì tại sao những tư tưởng tiêu cực những mầm mống ác đó lại xuất hiện được. Nếu con người bản nguyên là thiện thì làm sao các ác lại có thể biểu hiện được.

Matthieu:Nếu khi nhìn mặt trăng mà ta đè lênhai nhãn cầu ta sẽ thấy hai mặt trăng. Không ích gì để tìm hiểu ai hoặc cái gì đã làm ra mặt trăng thứ hai. Tuy nhiên hãy tưởng tượng một kẻ luôn đè lên mắt mình và như vậy hắn tin rằng có hai mặt trăng. Theo hắn đó là chân lý và hắn sẽ dựng lên đủ mọi lý thuyết về nguồn gốc và bản chất của mặt trăng thứ hai. Nhưng đối với kẻ bình thường thì vấn đề không bao giờ đặt ra, tuy vậy hắn cũng khó mà thuyết phục được kẻ kia nếu anh ta không ngưng lại việc đè lên mắt mình. Vô minh hay nguồn gốc của tội ác và đau khổ luôn luôn có khả năng muốn biểu hiện. Vô minh nằm ngay trong nhận thức nhưng không thuộc bản nguyên của nhận thức. Do đó khi đạt tới giác ngộ, thì thật ra không có điều gì xảy ra cả. Đây là một vấn đề rất khó giải thích nói đơn giản hơn, vô minh là một sự hiểu lầm ngẫu nhiên đã tạo ra một chuỗi ảo tưởng giống như một cơn ác mộng không làm kẻ đang ngủ say thay đổi vị trí, tuy nhiên hắn vẫn thấy hoảng sợ trong tâm. Và kẻ đã tỉnh giấc thì cũng không cần được giải thích là những điều hắn đã trải qua đều là hư ảo.

Jean Francois: Nhưng những sự kiện không có thật đó vẫn làm hắn đau khổ như thường kia mà.

Matthieu:Đúng vậy, dù là ở trong mộng con người vẫn cảm thấy đau khổ và cần phải thoát ra. Và như vậy biện minh cho các hành động vị tha, giúp đỡ kẻ khác và tìm học thiền định để giảm bớt hận thù và các nguyên nhân khác của đau khổ. Mà đau khổ thì xuất hiện theo luật nhân quả, là kết quả của nghiệp thân, khẩu, ý. Dù có đau khổ đến đâu thì Phật tính cũng không thay đổi. Vàng không bao giờ bị biến chất dù có bị chôn sâu vào lòng đất, và mặt trời vẫn chói sáng dù cho có bị mây che.

Jean Francois: Câu trả lời không làm Ba hài lòng chút nào. Nó tương tự như câu của Leibniz để giải thích sự mâu thuẫn trong một thế giới đầy dẫy cái ác trong khi Đấng sáng tạo ra thế giới ấy là hiện thân của lòng nhân ái. Người ta cố gắng giải thích sự xuất hiện của cái ác như là ngẫu phát chứ không do chính Thượng đế gây nên. Nhưng giữa hai điều phải chọn một: hoặc là Thượng đế toàn năng thì Ngài phải chịu trách nhiệm về cái ác, hoặc là Ngài không phải là Thượng đế.

Matthieu:Đấy là một lập luận mà Phật giáo dùng để bác bỏquan niệm một Thượng đế toàn năng.

Jean Francois: Leibniz, với một sức tưởng tượng siêu hình phong phú, đã dựng lên một lý thuyết thời danh về một thế giới hoàng kim mà Voltaire đã chế riễu trong quyển Candide. Còn triết gia Manès thì khẳng định rằng có hai thế lực khác nhau và độc lập trong thế gian này, đó là cái thiện và cái ác thuyết này đã bị Nhà Thờ lên án, và không được các triết gia khác như Kant công nhận. Đây là một vấn đề siêu hình rất khó giải quyết thỏa đáng. Dù sao thì Phật giáo khác Cơ đốc giáo ở chỗ không nhìn nhận có tội Tổ tông.

Matthieu:Thật ra cái gọi là tội lỗi không thật sự hiện hữu. Do đó không có hành động hay tư tưởng tiêu cực nào mà không có thể tẩy rửa, thanh lọc hay sửa đổi.

Jean Francois: Mặt khác thì Thượng đế không thể bị tố cáo là tác giả của cái ác vì Thượng đế không hiện hữu.

Matthieu:Chính chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nỗi đau khổ của chúng ta. Chúng ta thừa hưởng quá khứ và làm chủ tương lai. Hơn nữa điều quan trọng không phải là khía cạnh siêu hình của cái ác và những đau khổ mà nó đem đến, mà chính là phương cách mà chúng ta khắc phục nó.

Một ngày nọ, Đức Phật cầm một nắm lá trong tay và hỏi các đệ tử: ''Lá trong tay ta nhiều hay lá trong rừng nhiều?” Các đệ tử trả lời rằng dĩ nhiên là lá trong rừng nhiều hơn. Đức Phật đã nói tiếp: ''Những điều ta biết như lá trong rừng nhưng ta đã không nói ra, vì có những điều không ích lợi cho việc chấm dứt đau khổ và đạt đến giác ngộ''.

Jean Francois: Nếu con người bản nguyên là thiện thì làm sao giải thích về bạo lực trên thế gian này?

Matthieu:Ta có thể hiểu Phật tính như một trạng thái quân bình ở con người, và bạo lực là sự mất đi cái quân bình đó. Bằng chứng là bạo lực không nằm trong Phật tính vì lẽ nó đem lại đau khổ vừa cho người bị hại, vừa cho kẻ hại người. Mơ ước sâu xa của con người là sống hạnh phúc. Và người ta đã chẳng nói, khi một người nổi cơn thịnh nộ là hắn đã quên mất mình hoặc là hắn không còn là con người của hắn nữa. Làm hả lòng căm ghét bằng cách giết một con người không bao giờ đem lại một sự an bình, một sự thoải mái mà chỉ là một cảm giác khoái trá ngắn ngủi. Trái lại, kẻ sát nhân luôn bị bấn loạn, lo âu và đôi khi còn đưa đến việc tự sát nữa.

Người ta cũng có thể trở nên vô cảm với tội ác giống như các trẻ em Phi châu mà bọn lính đánh thuê đã buộc các em phải giết hại người thân để tiêu diệt ở các em mọi nguồn cảm xúc và biến các em thành những kẻ giết người không gớm tay. Người ta thường bảo các tên sát nhân chuyên nghiệp là chúng không còn một chút gì thuộc về con người. Ngược lại, có những kẻ thù không đội trời chung bỗng chốc hòa giải được với nhau và họ sẽ cảm thấy cùng với một sự nhẹ nhõm là một niềm phúc lạc lớn có lẽ đến từ Phật tính sẵn có của họ.

Jean Francois: Ba không quá lạc quan như con về sự hối tiếc của các tên đại sát nhân. Hitler đã tự vẫn vì thua trận không phải vì hắn hối tiếc những việc đã làm. Sự hối tiếc đưa đến tự sát của các tên giết người là rất hạn hữu.

Matthieu:Không phải là sự hối tiếc, mà là sự đau khổ, sự mất hoàn toàn an tịnh nội tâm.

Jean Francois: Ba rất bi quan về việc tận diệt cái ác. Trái với Rouseau, Ba tin rằng con người vốn dĩ ác và chính xã hội mới biến nó thành thiện, nếu xã hội đó dựa vào luật pháp. Thỉnh thoảng có một vài mẫu xã hội khiến con người bớt đi cái ác. Vì sao? Vì cái ác là không hợp lý.

Matthieu:Con sẽ nói rằng trái với luật tự nhiên. Dù cho là các sự tranh chấp lãnh thổ, nguồn nước, mọi nguyên nhân gây ra xung đột trên thế giới đến từ ý niệm người ta làm hại tôi và rồi căm ghét và thù hận đi theo liền đó. Vậy là ta cần làm chủ tư tưởng của ta, để chúng không phát triển khiến ta phải hành động sai quấy. Cũng giống như ta phải dập tắt ngay ngọn lửa khi nó phát khởi, trước khi cả khu rừng bốc cháy.

Jean Francois: Nhưng làm sao cắt nghĩa được con người thích xa rời Phật tánh hơn là gần gũi nó.

Matthieu:Một ngạn ngữ Đông phương có nói: ''Với sự kiên nhẫn, thì vườn cây ăn trái sẽ biến thành mứt.'' Dù biết rằng cần rất nhiều thời gian, nhưng thật sự ta không có cách nào khác. Nếu đau khổ luôn xuất hiện, cách duy nhất để thoát khổ là cải tạo lại con người. Sự cải tạo sẽ lan rộng từ cá nhân đến gia đình, đến làng xã và đến xã hội. Điều này có thể thực hiện. được nếu mỗi người biết cố gắng góp công sức, nêu tinh thần trách nhiệm đối với nhân loại được xiển dương rộng rãi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2013(Xem: 5034)
Nói về nguồn gốc loài Người, một vấn đề liên quan tới nguồn gốc của chính Tổ-tiên xa xưa lâu đời của chúng ta; nó hết sức khó hiểu cho con người, đã có biết bao người suy nghĩ, nghiên cứu và lý luận để tìm câu trả lời. Ngày nay chúng ta đã có những thuyết trả lời khác nhau như sau:
23/02/2013(Xem: 5777)
Chúng ta cần ghi nhận một điểm thú vị là khi kiến thức khoa học về con người và vũ trụ càng gia tăng thì càng có nhiều bằng chứng được đưa ra để chứng minh giáo lý của Đức Phật là đúng. Phật giáo là con đường giải thoát do Đức Phật khám phá ra. Giáo lý đạo Phật được thể hiện qua Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Giải thoát bao hàm sự chấm dứt hoàn toàn vòng luân hồi sinh tử. Khoa học là việc nghiên cứu một cách khách quan những qui luật của tự nhiên để đưa ra những nhận định tổng quát và lời giải thích cho các hiện tượng đã được quan sát. Như nhà sinh lý học người Pháp Loeb đã nói :” Mục đích tối hậu của khoa học là để tiên đoán”.
21/01/2013(Xem: 5910)
Sự nhận thức quan trọng này gợi ý cho chúng ta rằng nếu có thể dạy cho trẻ em thực hành kỷ luật khi còn nhỏ, thì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các em khi trưởng thành và cho xã hội.
21/01/2013(Xem: 5718)
Tiến sĩ Thupten Jinpa chuyển vai trò thông dịch sang thuyết trình. Ông bắt đầu với lý thuyết Phật giáo thời kỳ sơ khởi về nguyên tử và đề cập đến các xu hướng giản hóa luận trong thời kỳ này. Ông cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ quan điểm giản hóa luận nào của các nhà tư tưởng Phật giáo đã quy giản tâm thức về vật chất thuần túy. Nhà hiền triết Aryadeva, đệ tử của đạo sư Long Thọ, đã viết các tranh biện với các luận thuyết thời kỳ sơ khởi là ở trong khía cạnh các quan điểm về tính rời rạc và về lý nhân quả. Trong khuôn khổ của Hai Chân lý thì tất cả các trường phái tư tưởng Phật giáo đều đồng quan điểm về chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng nếu Cơ học Lượng tử được luận giải trong bối cảnh này, thì sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
20/01/2013(Xem: 5668)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
31/12/2012(Xem: 6513)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
28/12/2012(Xem: 10175)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
06/11/2012(Xem: 4459)
Điều đó khá rõ ràng, khi chúng ta thấy Đức Phật Ngài không hề tự nhận mình là một thần linh xuống thế để ban phúc giáng họa cho ai cả. Ngài xuất thân cũng chỉ là một chúng sinh bình thường như chúng ta. Nhưng nhờ công phu tu tập nhiều đời, nhiều kiếp, đến đời sống sau cùng Ngài đi nốt con đường Ngài đã chứng ngộ chân lý, khám phá ra tất cả những bí mật của vũ trụ và tìm ra được con đường vượt thoát khỏi sự ràng buộc đó.
22/10/2012(Xem: 4803)
Liệu cá có thể trải nghiệm cảm giác đau? Câu hỏi này nghe có vẻ lạ, nhưng nó vẫn chưa bao giờ được trả lời một cách hoàn chỉnh.
20/09/2012(Xem: 6202)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]