Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Phật Giáo Phải Chăng Là Một Triết Học?

14/12/201016:23(Xem: 6984)
2. Phật Giáo Phải Chăng Là Một Triết Học?

PHẬT GIÁO PHẢI CHĂNG

LÀ MỘT TRIẾT HỌC

Giáo pháp bao gồm một hệ thống triết lý, đạo đức và không chủ trương xâm lăng thuyết giảngbởi đức Phật, không bắt buộc các tín đồ tin theo mù quáng, không rao truyền giáo điều võ đoán, không khuyến khích lễ bái và nghi thức mê tín dị đoan; nhưng trình bày một pháp môn vi diệu nhằm hướng dẫn người tín đồ qua ý tưởng trong sạch, với cuộc sống thanh tịnh để đạt tới trí tuệ cao siêu, và giải thoát khỏi mọi điều xấu ác, gọi là Phật Pháp, hay thông thường được hiểu là Phật Giáo.

Ðức Phật đại từ biđã diệt độ, nhưng giáo pháp cao siêu mà Ngài giảng truyền rốt ráo cho nhân loại, vẫn còn tồn tại trong sự thuần khiết của thời xưa.

Mặc dù đức Bổn Sư đã không để lại sự ghi chép những giáo lý của Ngài, các vị đệ tử ưu tú của đức Phật đã duy trì chúng bằng trí nhớ và truyền khẫu giáo pháp đó từ đời này qua đời khác.

Ngay sau khi đức Thế Tôn khuất bóng, 500 vị A La Hán (6) chính yếu thông bác giáo lý (Dhamma), và Giới Luật (Vinaya), đã tổ chức một đại hội kiết tập để trùng tuyên (đọc lại) Thánh Giáo do chính đức Phật thuyết giảng. Ðại đứcA Nan Ðà (7), người đặc biệt nghe nhớ những bài pháp, đã tụng Kinh Tạng, còn Ngài Ưu Ba Ly (8) tụng Luật Tạng.

Ba Tạng giáo điển đã được kiết tập và chỉnh tu trong hình thức hiện nay của nó do bởi các bậc A La Hán thời xưa.

Vào thời trị vì của nhà vua Tích Lan thuần thành Vattagamani Abhaya (9) vào năm 83 trướctây lịch, Tam Tạng Kinh, lần đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo đã được biên chép trên lá bối tại Tích Lan.

Ba tạng kinh đồ sộnày, bao gồm tinh hoa giáo lý của đức Phật, ước phỏng bằng mười một lầnquyển Thánh Kinh. Sự khác biệt nổi bật giữa Tam Tạng Kinh và cuốn ThánhKinh nằm ở chỗ ba tạng kinh không phải được hình thành dần dần như quyển Thánh Kinh.

Theo sự giải thíchcủa từ nguyên, Tam Tạng Kinh gồm có ba cái giỏ. Ấy là Giỏ đựng Luật (Vinaya Pitaka), Giỏ đựng Kinh (Sutta Pitaka), và Giỏ đựng Vi Diệu Pháp (Luận - Abhidhamma Pitaka).

Luật Tạng được xemnhư nơi nương tựa vững chắc của đoàn thể Tăng Già (10) lịch sử xa xưa nhất; đề cập chính yếu đến các giới luật và nghi lễ mà đức Phật đã thuyết dạy, tùy trường hợp xảy ra, cho kỹ luật tương lai của Giáo Đoàn, chư Tỳ Kheo (11) và Tỳ Kheo Ni (12). Nó diễn tả chi tiết tiến trình pháttriển của Phật Giáo. Tóm lược về đời sống và thánh chức của đức Phật cũng được ghi chép trong đó. Một cách gián tiếp, Luật Tạng bao gồm các tài liệu quan trọng và giá trị về cổ sử, phong tục, nghệ thuật và khoa học của Ấn độ v.v...

Luật Tạng này gồm có năm quyển:

1. Pháp Ba La Di - Trọng tội (Phân Biệt Kinh)

2. Pháp Ba Dật Ðề - Khinh tội (Phân Biệt Kinh)

3. Ðại Phẩm (Kiền Ðộ Bộ)

4. Tiểu Phẩm (Kiền Ðộ Bộ)

5. Phụ Tùy - Luật giới tóm lược.

Kinh Tạng bao gồm chủ yếu các bài Pháp do chính đức Phật nói ra trong nhiều trường hợp khác nhau. Một vài bài kinh do các vị đệ tử xuất chúng của đức Phật thuyết giảng như các Ngài Xá Lợi Phất (13), A Nan Ðà, Mục Kiền Liên (14)v.v..., cũng được bao gồm trong Tạng Kinh. Nó giống như môt cuốn sách thuốc; vì các bài Kinh chứa đựng trong đó, do đức Phật giảng phù hợp vớinhững hoàn cảnh sai biệt và căn cơ của nhiều người khác nhau. Có những lời dạy xem hình như mâu thuẫn, nhưng đừng nên hiểu lầm như vậy; vì tùy lúc, chúng được đức Phật thuyết ra nhằm thích ứng cho mọi trường hợp riêng biệt: chẳng hạn, tuy cùng một câu hỏi đó, nhưng đức Phật làm thinhkhi người vấn đạo chỉ muốn biết vì tánh tò mò; hoặc Ngài giảng dạy đầy đủ chi tiết khi nhận thấy họ là đệ tử thực tâm muốn tìm hiểu chân lý. Phần lớn những bài Pháp đều chủ yếu mang phúc lợi đến cho các vị Tỳ Kheođề cập tới đời sống thánh thiện của họ cũng như trình bày về giáo lý. Cũng có một số bài Kinh khác chỉ dẫn cho người tín đồ tại gia trong cả hai mặt phát triển về vật chất và luân lý (đạo đức).

Tạng Kinh này gồm có năm bộ:

1. Trường Bộ Kinh: ghi chép những bài pháp dài.

2. Trung Bộ Kinh: ghi chép những bài pháp dài bậc trung.

3. Tương Ưng Bộ Kinh: ghi chép những bài pháp tương ưng nhau.

4. Tăng Nhất Bộ Kinh: ghi chép những bài pháp sắp đặt theo số thứ tự.

5. Tiểu Bộ Kinh: ghi chép những bài kệ ngắn.

Tiểu Bộ Kinh chia làm mười lăm tập:

1. Tiểu Tụng: những bài kinh ngắn.

2. Kinh Pháp Cú: những câu nói về Chánh Pháp.

3. Tự Thuyết: những bài tán ca.

4. Như Thị Ngữ: những bài kinh mở đầu bằng câu: “Như vậy, đức Phật thuyết”.

5. Kinh Tập: những bài pháp sưu tập.

6. Thiên Cung Sự: câu chuyện về những cõi Trời.

7. Ngạ Quỷ Sự: câu chuyện về cảnh giới ngạ quỷ.

8. Trưởng Lão Ni Kệ: kệ nói về chư Tăng.

9. Trưởng Lão Ni Kệ: kệ nói về các Ni Sư.

10. Bổn Sanh Kinh: chuyện tiền thân của đức Phật.

11. Nghĩa Thích: những bài bình giải.

12. Vô Ngại Giải Ðạo: tập luận lý phân tích.

13. Thí Dụ: đời sống các vị A La Hán.

14. Phật Chủng Tính Kinh: lịch sử đức Phật.

15. Sở Hạnh Tạng: những mẫu chuyện đức hạnh (của Bồ Tát).

Luận Tạng được xemnhư quan trọng và vi diệu nhất trong ba Tạng, vì nó hàm chứa triết lý cao siêu của đức Phật, trái hẳn với những bài pháp sáng tỏ và giản dị hơn trong Kinh Tạng.

Kinh Tạng bao gồm những giáo lý phổ thông, trong khi Luận Tạng chứa đựng tối thắng pháp.

Ðối với hàng trí thức, Luận Tạng như cuốn Kinh hướng dẫn thiết yếu; với người cần mở mangtâm trí, là một liều thuốc tinh thần; và với những học giả nghiên cứu, nó là thức ăn cho tư tưởng. Tâm vương được định rõ. Tư tưởng được phân tích và sắp xếp đại để theo quan điểm luân lý. Những trạng thái của tâm được liệt kê. Sự cấu tạo của mỗi loại tâm đươc trình bày từng chi tiết, tư tưởng phát khởi lên thế nào đều được diễn tả tỉ mỉ. Những vấn đề mặc dù quan hệ đến con người, nhưng không giúp ích gì cho sự giải thoát, đềuđược gác hẳn qua một bên.

Sắc (vật chất) được tóm lược bàn đến; đơn vị căn bản của vật chất; những đặc tính, nguồn gốc của vật chất, sự tương quan giữa tâm (tinh thần) và vật chất, cũng được giải thích.

Luận Tạng nhằm khảo sát tâm và vật chất (danh sắc); hai yếu tố cấu tạo nên cái gọi là con người để giúp nhận thức sự vật đúng như thật, và một triết lý được phát triển trên những quy tắc đó. Dựa trên giáo lý ấy, một hệ thống đạo đức được trình bày để dẫn đến sự thành đạt mục đích sau cùng là Niết Bàn(Nibbana).

Luận Tạng gồm có bảy bộ:

1. Pháp Tạng Luận: phân tích các Pháp (Dhamma).

2. Phân Biệt Luận: phân biệt các pháp.

3. Luận Sự: những điểm tranh luận.

4. Nhân Thi Triết Luận: định danh những cá tính.

5. Giới Thuyết Luận: luận giải về các nguyên tố.

6. Song Luận: tập sách luận theo lối từng cặp.

7. Phát Thú Luận: sách luận về tương quan nhân quả.

Người ta tìm thấy trong Ba Tạng Kinh, sữa nước cho trẻ thơ và chất thịt cho người lớn; vì đức Phật thuyết dạy giáo lý của Ngài cho tất cả quần chúng lẫn giới trí thức. Giáo pháp cao siêu được tôn trí trong các thánh điển này, đề cập đến chân lý và những sự thật. Nó không phải là những lý thuyết và triết học mà chúng có thể được chấp nhận như chân lý thâm diệu chỉ tồn tại trong ngày hôm nay và sẽ bị loại bỏ ở ngày mai. Ðức Phật không dạy chúngta triết thuyết gì mới mẻ xa lạ; Ngài cũng không phiêu lưu sáng tạo bấtcứ một nền khoa học vật chất mới nào. Ðức Phật giải thích những điều ở bên trong và bên ngoài chúng ta, liên quan đến sự giải thoát của chúng ta, và sau cùng chỉ dẫn một con đường giải thoát độc nhất. Tuy nhiên, cùng lúc, Ngài đã đi trước nhiều triết gia và các nhà khoa học hiện đại.

Schopenhauer (15),trong tác phẩm “Thế giới như là một ý chí và Tư tưởng” (World as Will and Idea) trình bày chân lý của sự khổ và nguồn gốc của nó theo lối Tây phương. Spinoza (16), mặc dù chấp nhận có một thực thể trường tồn, nhưngông khẳng định rằng tất cả cuộc sống hiện hữu là vô thường. Theo triết gia này, muốn chấm dứt khổ đau phải “tìm ra một đối tượng kiến thức không tạm bợ, không phù du, mà phải vĩnh viễn, trường tồn, không thay đổi”. Berkeley (17), bảo rằng cái gọi là nguyên tử bất khả phân là một giả tưởng siêu hình. Home (18), sau khi chuyên chú phân tích phần tâm linh (con người) đã kết luận cho rằng tâm thức đó chỉ là những trạng thái tinh thần luôn luôn biến đổi. Bergson (19), chủ trương thuyết vô thường. Giáo sư James (20), đề cập đến tâm thức như một dòng nước.

Hơn 2.500 năm trước đức Phật đã dạy những giáo lý về Vô Thường, Khổ Ðau và Vô Ngã, trong khi Ngài đang lưu trú tại thung lũng của dòng sông Hằng.

Chúng ta nên hiểu rằng đức Phật không thuyết dạy hết tất cả những điều Ngài biết. Ngày kia, khi đức Phật đi ngang qua khu rừng nọ, Ngài bốc lên một nắm lá và bảo: “Này các Tỳ kheo, những điều mà Như Lai dạy các con, có thể sánh với nắm lá trong tay này; còn những điều Như Lai hiểu biết mà không dạy giống như tổng số các lá cây trong rừng”.

Ðức Phật chỉ dạy những điều Ngài xét thấy thực sự cần thiết giúp cho con người trở nên thanh tịnh, và Ngài không phân biệt giữa những giáo lý bí mật hay công khai (phổ biến). Ðức Phật đặc biệt giữ im lặng đối với những câu hỏi không liên quan gì đến sứ mạng thiêng liêng của Ngài.

Phật giáo rõ ràng phù hợp với khoa học, nhưng cả hai nên được xem như những lý thuyếtsong hành; khi khoa học đề cập chính yếu đến chân lý của vật chất, còn Phật Giáo lại nhằm hướng tìm chân lý của tâm linh và đạo đức. Chủ đề củamỗi lý thuyết đều khác nhau.

Giáo Pháp mà đức Phật dạy không chỉ được duy trì trong kinh sách, cũng không phải là học thuyết được nghiên cứu từ quan điểm văn chương hay sử học. Trái lại, nó cần được học hỏi và thực hành trong đời sống hằng ngày của con người, bởi vì không thực hành, chúng ta không thể nhận thức được chân lý. Phật Pháp cần được nghiên cứu và hơn nữa, phải nên thực hành, và trên tất cả,là để chứng ngộ; sự giác ngộ tức thời là mục đích tối hậu. Vì vậy, giáopháp như chiếc bè nhằm mục tiêu duy nhất đưa chúng ta thoát khỏi biển sanh tử luân hồi.

Cho nên, Phật giáokhông thể hoàn toàn được xem như một triết học, vì nó không phải chỉ là: “lòng ham chuộng, sự thúc đẩy đi tìm trí tuệ”. Phật Giáo có thể gần với triết học, nhưng Phật Giáo hàm súc hơn nhiều.

Triết học liên quan chính yếu đến sự hiểu biết và không chú trọng đến phần thực hành; trong khi đó Phật Giáo đặc biệt quan tâm đến sự thực hành và chứng ngộ.

THE DHAMMA
IS IT A PHILOSOPHY?
The non-aggressive, moral and philosophical system expounded by the Buddha, which demands no blind faith from its adherents, expounds no dogmatic creeds, encourages no superstitious rites and ceremonies, but advocates agolden mean that guides a disciple through pure living and pure thinking to the gain of supreme wisdom and deliverance from all evil, iscalled the Dhamma and is popularly known as Buddhism.
The all-mercifulBuddha has passed away, but the sublime Dhamma which he unreservedly bequeathed to humanity, still exists in its pristine purity.
Although the Master has left no written records of His Teachings, His distinguished disciples preserved them by committing to memory and transmitting them orally from generation to generation.
Immediately after His demise 500 chief Arahats (the Worthy Ones) versed in the Dhamma (Teaching)and Vinaya (Discipline, held a convocation to rehearse the Doctrine as was originally taught by the Buddha. Venerable Ananda Thera, who enjoyed the special privilege of hearing all the discourses, recited the Dhamma, while the Venerable Upali recited the Vinaya.
The Tipitaka was compiled and arranged in its present form by those Arahats of old.
During the reignof the pious Sinhala King Vattagamani Abhaya, about 83 B.C., the Tipitaka was, for the first time in the history of Buddhism, committed to writing on ola leaves in Ceylon.
This voluminous Tipitaka, which contains the essence of the Buddha's Teaching, is estimated to be about eleven times the size of the Bible. A striking contrast between the Tipitaka and the Bible is that the former is not a gradual development like the latter.
As the word itself implies the Tipitaka consists of three baskets. They are the Basket of Disciple (Vinaya Pitaka), the Basket of Discourses (Sutta Pitaka), and the Basket of Ultimate Doctrine (Abhidhamma Pitaka).
The Vinaya Pitaka which is regarded as the sheet anchor of the oldest historic celibate order - the Sangha - mainly deals with rules and regulations which the Buddha promulgated, as occasion arose, for the future discipline of the Order of monks (Bhikkhus) and nuns (Bhikkhunis). It describes in detail the gradual development of the Sasana (Dispensation). An account of the life and ministry of the Buddha is also given. Indirectly it reveals some important and interesting information about ancient history, Indian customs, arts, science, etc.
This Pitaka consists of the five following books: -
1.Parajika Pali - Major Offences (Vibhanga)
2.Pacittiya Pali - Minor Offences (Vibhanga)
3.Mahavagga Pali - Greater Section (Khandaka)
4. Cullavagga Pali - Shorter Section (Khandaka)
5. Parivara Pali - Epitome of the Vinaya
The Sutta Pitakaconsists chiefly of discourses, delivered by the Buddha Himself on various occasions. There are also a few discourses delivered by some of His distinguished disciples such as the Venerable Sariputta, Ananda, Moggallana, etc...included in it. It is like a book of prescriptions, asthe sermons embodied therein were expounded to suit the different occasions and the temperaments of various persons. There may be seemingly contradictory statements, but they should not be misconstrued as they were opportunely uttered by the Buddha to suit a particular purpose: for instance, to the self-same question He would maintain silence (when the inquirer is merely foolishly inquisitive), or give a detailed reply when He knew the inquirer to be an earnest seeker. Most of the sermons were intended mainly for the benefit of Bhikkhus and theydeal with the Holy life and with the exposition of the doctrine. There are also several other discourses which deal with both the material and moral progress of His lay followers.
This Pitaka is divided into five Nikayas or collections, viz: -
1.Digha Nikaya (Collection of Long Discourses),
2. Majjhima Nikaya (Collection of Middle-length Discourses),
3. Sanyutta Nikaya (Collection of Kindred Sayings),
4. Anguttara Nikaya (Collection of Discourses arranged in accordance with numbers),
5. Khuddhaka Nikaya (Smaller Collection).
The fifth is subdivided into fifteen books:
1.Khuddaka Patha (Shorter Texts),
2. Dhammapada (Way of Truth),
3. Udana (Paeans of Joy),
4. Iti Vuttaka ("Thus said" Discourses),
5. Sutta Nipata (Collected Discourses),
6. Vimana Vatthu (Stories of Celestial Mansions),
7. Peta Vatthu (Stories of Petas),
8. Theragatha (Psalms of the Brethren),
9. Therigatha (Psalms of the Sisters),
10. Jataka (Birth Stories),
11. Niddesa (Expositions),
12. Patisambhida (Analytical Knowledge),
13. Apadana (Lives of Arahats),
14. Buddhavamsa (The History of the Buddha),
15. Cariya Pitaka (Modes of Conduct).
The Abhidhamma Pitaka is the most important and the most interesting of the three, containing as it does the profound philosophy of the Buddha's Teaching in contrast to the illuminating and simpler discourses in the Sutta Pitaka.
In the Sutta Pitaka is found the conventional teaching (vohara desana) while in the Abhidhamma Pitaka is found the ultimate teaching (paramattha-desana).
To the wise, Abhidhamma is an indispensable guide; to the spiritually evolved, an intellectual treat; and to research scholars, food for thought. Consciousness is defined. Thoughts are analysed and classified chiefly from an ethical standpoint. Mental states are enumerated. The composition of each type of consciousness is set forth in detail. How thoughts arise, is minutely described. Irrelevant problems that interestmankind but having no relation to one's purification, are deliberately set aside.
Matter is summarily discussed; fundamental units of matter, properities of matter,sources of matter, relationship between mind and matter, are explained.
The Abhidhamma investigates mind and matter, the two composite factors of the so-calledbeing, to help the understanding of things as they truly are, and a philosophy has been developed on those lines. Based on that philosophy, an ethical system has been evolved, to realize the ultimate goal, Nibbana.
The Abhidhamma Pitaka consists of seven books: -
1. Dhamma Sangani (Classification of Dhammas),
2. Vibhanga (The Book of Divisions),
3. Katha Vatthu (Points of Controversy),
4. Puggala Pannatti (Description of Individuals),
5. Dhatu Katha (Discussion with reference to elements)
6. Yamaka (The Book of Pairs)
7. Patthana (The Book of Relations)
In the Tipitaka on finds milk for the babe and meat for the strong, for the Buddha taught His doctrine both to the masses and to the intelligentsia. The sublime Dhamma enshrined in these sacred texts, deals with truths and facts, and is not concerned with theories and philosophies which may be accepted as profound truths today only to be thrown overboard tomorrow. The Buddha has presented us with no new astounding philosophical theoies, nor did He venture to create any new material science. He explained to us what is within and without, so far as it concerns our emancipation, and ultimately expounded a path of deliverance, which is unique. Incidentally, He has, however, forestalled many a modern scientist and philosopher.
Schopenhauer in his "World as Will and Idea" has presented the truth of suffering and its cause in a Western garb. Spinoza, though he denies not the existenceof a permanent reality, asserts that all permanent existence is transitory. In his opinion sorrow is conquered "By finding an object of knowledge which is not transient, not ephemeral, but is immutable, permanent, everlasting". Berkely proved that the so-called indivisible atom is a metaphysical fiction. Hume, after a relentless analysis of themind, concluded that consciousness consists of fleeting mental states. Bergson advocates the doctrine of change. Prof. James refers to a streamof consciousness.
The Buddha expounded these doctrines of transiency, (Anicca) Sorrow (Dukkha), and No-Soul (Anatta) some 2500 years ago while He was sojourning in the valley of the Ganges.
It should be understood that the Buddha did not preach all that He knew. On one occasion while the Buddha was passing through a forest He took a handfulof leaves and said: "O Bhikkhus, what I have taught is comparable to the leaves in my hand. What I have not taught is comparable to the amount of leaves in the forest".
He taught what He deemed was absolutely essential for one's purification making no distinction between an esoteric and exoteric doctrine. He was characteristically silent on questions irrelevant to His noble mission.
Buddhism no doubt accords with science, but both should be treated as parallel teachings, since one deals mainly with material truths while the other confines itself to moral and spiritual truths. The subject matter of each is different.
The Dhamma He taught is not merely to be preserved in books, nor is it a subject to bestudied from a historical or literary standpoint. On the contrary it isto be learnt and put into practice in the course of one's daily life, for without practice one cannot appreciate the truth. The Dhamma is to be studied, and more to be practised, and above all to be realized: immediate realization is its ultimate goal. As such the Dhamma is compared to a raft which is meant for the sole purpose of escaping from the ocean of birth and death (Samsara).
Buddhism, therefore, cannot strictly be called a mere philosophy because it is notmerely the "love of, inducing the search after, wisdom". Buddhism may approximate a philosophy, but it is very much more comprehensive.
Philosophy dealsmainly with knowledge and is not concerned with practice; whereas Buddhism lays special emphasis on practice and realization.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 3507)
Mối tương quan tương duyên cộng tồn vô cùng mật thiết chẳng những giữa con người với con người, mà với các loài khác và với môi trường sinh thái là điều rất quan trọng. Nhận thức được như vậy, việc bảo vệ môi trường sinh thái trên trái đất đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng và bức xúc nhất của loài người hiện nay. Thật vậy, mối đe dọa đến hệ sinh thái đã được thế giới báo động đỏ, vì sự tác hại càng ngày càng gia tăng của các chất độc hại đến sức khỏe và mạng sống của con người, đến mọi sinh vật, cùng đất đai, không khí, sông biển, cây cối, cho đến tuổi thọ của trái đất cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và chính con người là tác nhân gây ra tình trạng tệ hại này. Vì vậy, nhiều tổ chức thế giới đã và đang cùng nhau đề ra nhiều biện pháp để ngăn ngừa hoặc hạn chế sự ô nhiễm môi sinh, điển hình như Ngày Môi trường Thế giới, hoặc 10 Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.
04/09/2010(Xem: 5284)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 3360)
Trong quá khứ sự cần thiết chủ yếu của con người là đất trồng trọt. Người ta không phải nghĩ đến những thứ nhân tạo. Tuy thế, những tác động có hại đến rừng vì dân số đông đảo và sự phát triển những loại hóa chất khác nhau trong không khí đã dẫn đến những loại mưa bất thường và trái đất ấm dần lên.
03/09/2010(Xem: 5431)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
31/08/2010(Xem: 3628)
Môi sinh tương đối là một khoa học mới liên hệ đến nhiều nguyên lý điều hành các mối liên hệ giữa các sinh thể và Môi sinh. Có nhiều định nghĩa về Môi sinh. - đây chỉ đơn cử một số. P. D. Sharma (F.N.I.E., Ban (Khoa) Thực vật học, Đại học Delhi) đã viết trong tập sách của ông nhan đề "Sinh thái học và Môi sinh" rằng: "Ngày nay Sinh thái học đã và đang đóng góp rất nhiều cho các chính sách về xã hội, kinh tế, chính trị và các chính sách tương tự của thế giới. Thật rất phổ biến khi kiếm tìm các tham khảo về sinh thái học trong các bài viết, tạp chí, tuần báo và nhật báo về xã hội, kinh tế học.
30/08/2010(Xem: 5825)
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?
28/08/2010(Xem: 61305)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 58039)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
27/08/2010(Xem: 10421)
Theo quan kiến của các luận sư Phật học, kinh điển của Phật giáo Đại thừa, thì phần văn lý hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa và linh hoạt như: các bộ Kinh Hoa Nghiêm, Duy Ma, Pháp Hoa… được xây dựng trên tinh thần phát triển nội dung nên giáo lý được phân định theo hai phần: Phương tiện môn và Chân thật môn. Về phương tiện môn, như có lần đức Phật ví pháp đó như nắm lá trong tay đã rời khỏi sự sống, còn sự hiểu biết và diệu dụng của Ngài như lá trong rừng luôn luôn xanh tươi, vận hành theo bốn mùa.
03/08/2010(Xem: 13981)
Mặc dù được xem như là một tôn giáo, thì Phật giáo vẫn là một trong các truyền thống tri kiến vĩ đại nhất của thế giới, được dựa trên cơ sở về trải nghiệm và lập luận hơn là việc tin tưởng không điều kiện vào thần quyền. Trong nhiều thế kỷ, đạo Phật đã đối thoại với các truyền thống khác ở châu Á như là Ấn giáo, Khổng giáo và Lão giáo, đó là các truyền thống vốn có các luận điểm riêng về thực tại. Nhưng đến kỷ nguyên mới này, thì sự thống trị lại thuộc về khoa học hiện đại vốn là một hệ thống truy cứu và tri kiến về thế giới tự nhiên một cách có lập luận, cho nên nếu muốn duy trì vị thế sẵn có như là một truyền thống thực nghiệm và tập luận truy cứu nghiêm cẩn, thì Phật giáo phải đối mặt với khoa học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]