Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hào Quang Đức Phật Một Thực Tại Vô Hình

27/08/201021:54(Xem: 10420)
Hào Quang Đức Phật Một Thực Tại Vô Hình
duc_phatHào Quang Đức Phật
Một Thực Tại Vô Hình

Theo quan kiến của các luận sư Phật học, kinh điển của Phật giáo Đại thừa, thì phần văn lý hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa và linh hoạt như: các bộ Kinh Hoa Nghiêm, Duy Ma, Pháp Hoa… được xây dựng trên tinh thần phát triển nội dung nên giáo lý được phân định theo hai phần: Phương tiện môn và Chân thật môn. Về phương tiện môn, như có lần đức Phật ví pháp đó như nắm lá trong tay đã rời khỏi sự sống, còn sự hiểu biết và diệu dụng của Ngài như lá trong rừng luôn luôn xanh tươi, vận hành theo bốn mùa.

Trong thời kỳ đức Phật còn tại thế, văn minh nhân loại lúc bấy giờ nằm gọn trong lời dạy của Ngài, nhưng sau ngày Phật Niết Bàn, văn minh loài người tiếp tục phát triển, sự vật bên ngoài thay đổi nhanh chóng theo những khám phá mới trong lãnh vực khoa học, tầm tri thức xã hội vì thế đã thực sự nâng cao.

Vì vây, tinh thần Đại Thừa nhằm triển khai sức sống của lá trong rừng theo ý nghĩa nhìn nhận hiện hữu và sinh hoạt nhân gian theo thời đại, để vận dụng giáo lý cho phù hợp với xã hội đang sống, nên sự nỗ lực diễn tả chân lý của Phật bằng lối văn thời đại, xoá bỏ hình thức, thiên trọng nội dung, thâm nhập cái sâu lắng ẩn bên trong lời nói của Phật mà Ngài thông qua phương thức diễn đạt bằng hình ảnh biểu tượng và ngôn ngữ biểu tượng. Bởi vì biểu tượng thì luôn luôn biểu tượng hóa một cái gì khác nó và khác với các tướng trạng khái niệm, vì thế việc phân tích biểu tượng và vận dụng kỹ thuật “đánh thức giác tính qua định và tuệ mà không bằng học hiểu của tư duy ngã tướng sẽ là phương cách tiếp cận ở một chừng mực bờ mé nào đó của chân lý trong miền không gian “Bất khả tư nghì“, với niềm tin “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”.

Trong các kinh Lăng Nghiêm, Duy Ma, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm… có nhiều và rất nhiều trang nói đến hào quang. Như có một lần Tôn giả A – nan bạch: “Thế Tôn làm thế nào chuyển âm thanh của Thế Tôn đi xa ngoài mười nghìn thế giới?” Thế Tôn dạy: trước tiên phóng ra một luồng hào quang từ giữa chặng mày chiếu khắp vô lượng thế giới, sau đó âm thanh sẽ được chuyển đi xa như ý muốn theo luồng hào quang (Kinh Ni Kà ya).

 

Gần 26 thế kỷ trôi qua sau ngày đức Phật Niết Bàn, thế gian biến đổi không ngừng. Sự khám phá của khoa học và của công nghệ đã mở rộng tri thức con người, giúp cho con người tiếp cận càng ngày nhiều những huyền vi của vũ trụ. Những nỗ lực của tinh thần suy niệm diệu Pháp của Đức Phật sẽ chuyển hoá sâu sắc về cách cảm nhận thế giới và tác động vào thế giới đồng thời nuôi dưỡng được an lạc trong tâm.

Năng lượng ngoại hiện
Năng lượng, một thuật ngữ quen thuộc nhưng khó hình dung. Nó là một thể biến hình, có thể biến từ dạng này sang dạng khác. Động năng, cơ năng, thế năng, hoá năng, điện năng, năng lượng hạt nhân, nhiệt năng là những dạng mà năng lượng có thể tồn tại. Nó thường xuyên biến hoá từ dạng này sang dạng khác nhung có một nguyên tắc bất biến là tổng các dạng biến năng lượng đó không đổi. Đó gọi là định luật bảo toàn.

Trong tất cả các dạng năng lượng thường dùng thì nhiệt năng là một dạng bí ẩn nhất, vậy nhiệt năng là gì?Trước khi có lý thuyết về phân tử hiện đại về nhiệt, người ta nghĩ rằng nó là một chất và hành xử như một lưu chất, gọi là chất nhiệt (phlogiston) và cho rằng nó chảy từ vật nóng sang vật lạnh, làm nguội vật nóng, làm ấm vật lạnh. Sự bảo toàn năng lượng khi nó chuyển đổi từ nhiệt sang dạng năng lượng khác được gọi là “nguyên lý thứ nhất của động lực học”.

Nguyên lý còn nói lên thâm ý rằng: Ta không thể sinh ra năng lượng cũng như không thể tiêu huỷ nó, tất cả những gì có thể làm được là thay đổi dạng của nó. Năng lượng luôn suy biến, sự thay đổi của thế năng, động năng, hoá năng và các dạng năng lượng khác thành nhiệt năng theo hướng tăng nhiệt và làm giảm các dạng năng lượng không hỗn độn và có trật tự. Đó chính là nguyên lý thứ hai “Tổng entropy của thế giới luôn tăng, hay sự không biết luôn luôn tăng”.

Trên một bình diên khác có tầm mức vĩ đại hơn, xây dựng trên công trình của Max Planck, Einstein đã phá vỡ mẫu hình thống trị của thập niên 1900. Ông đã bị thuyết phục hoàn toàn rằng ánh sáng được tạo bởi các hạt, không phải hạt của Newton, mà là hạt lượng tử, sau này và mãi cho đến nay gọi là photon mang năng lượng. Vậy ánh sáng bản thân nó chính là một tập hợp các lượng tử, lượng tử ánh sáng. Photon tức các hạt ánh sáng mang năng lượng E = h.f với h là hằng số Planck; f là tần số ánh sáng (bức xạ) và không có khối lượng.

Có những bằng chứng cho điều này. Ánh sáng mặt trời là các photon phóng ra từ mặt trời làm trái đất nóng lên. Các pin mặt trời chuyển các phôtôn đó thành điện. Điện năng có thể được sử dụng để chạy một động cơ. Và nếu ánh sáng có năng lượng thì phôtôn cũng phải có mới tạo nên năng lượng cho ánh sáng. Bước sóng của một tia sáng càng ngắn thì năng lượng của photon đơn lẻ càng cao và năng lượng càng thấp thì bước sóng càng dài.

Hệ thức Planck – Einstein E = h.f nổi tiếng nhưng không nổi tiếng bằng hệ thức Einstein, thiết lập sự tương đương giữa năng lượng E và khối lượng m của một vật E = m.c2 (c là tốc độ ánh sáng). Hệ thức chứng tỏ rằng khối lượng chỉ là một dạng đặc biệt mà năng lượng và sự biến thiên của khối lượng không phải là một điều vô lý mà hoàn toàn phù hợp với nguyên lý bảo toàn năng lượng.

Thiên tài toán học Leonhard Euler đã phát hiện từ năm 1746 rằng: Có một mối quan hệ rất lớn giữa ánh sáng và âm thanh tới mức càng nghiên cứu tính chất của 2 đối tượng này người ta phát hiện ra ở chúng có nhiều điểm giống nhau… Một sự tương đồng lớn đến thế khiến chúng ta phải tin rằng có một sự hài hoà tương tự giữa các nguyên nhân và các tính chất khác của âm thanh và của ánh sáng.

Euler nhận thấy rằng một âm thanh được sinh ra từ một dây hoặc một cột khí dao động với một tần số nhất định. Dao động này có dạng một sóng hình sin, được truyền vào không khí (hay môi trường khác), môi trường này đến lượt mình sẽ truyền đến màng nhĩ của tai làm cho chúng ta nghe được âm thanh.

Với hệ ánh sáng laser, laser là một loại ánh sáng đặc biệt có cường độ cực mạnh, mạnh hơn cả ánh sáng mặt trời. Một chùm laser có tiết diện cỡ 1cm2 có một năng thông hơn triệu watt. Trong tia laser một lượng lớn nguyên tử bị kích thích mà phát xạ đồng thời, nó còn cho phép phát triển hệ quang học lưu giữ thông tin trên giá đỡ vật chất và cũng để nghe, để đọc nó nữa như trên đĩa CD, đĩa DVD. Nguyên lý chung cho hệ này là một chùm ánh sáng laser ghi thông tin lên đĩa (nội dung một bản nhạc, một bộ phim…), đĩa nầy được phủ lên một màng mỏng nhạy cảm với ánh sáng, quay rất nhanh, được khoản hàng tỉ lỗ nhỏ biểu thị dạng mã số hoá các bản nhạc hay phim. Một chùm tia laser khác “đọc“, phải có công suất nhỏ hơn chùm laser khoan lỗ ban đầu để tránh không tạo ra lỗ mới.

Ánh sáng không chỉ dùng trong công việc lưu trữ thông tin và đọc thông tin, nó còn một chức năng nền tảng là vận tải thông tin. Chẳng hạn các kính thiên văn có vai trò như con mắt nhận ánh sáng của các thiên thể, lần ngược dòng thời gian về quá khứ xa xăm để các nhà thiên văn tái hiện ra lịch sử của vũ trụ. Chiến tích nổi bậc nhất thuộc về Kính thiên văn không gian Hubble đã gởi các hình ảnh kỳ lạ về vũ trụ cho nhân loại. Đó là những bằng chứng quan sát đầu tiên cho quan niệm về một vũ trụ dãn nở và một vụ nổ khởi thuỷ Big Bang. Hơn thế nữa, nó còn là phương tiện giúp cho con người giao tiếp với nhau mang tính toàn cầu một cách mau chóng.

Trao đổi thông tin thời kỳ hiện nay không còn dựa vào cột tín hiệu mà sử dụng ánh sáng mang thông tin dựa vào nguồn ánh sáng laser và cáp quang sợi thuỷ tinh có độ tinh khiết cao, mảnh hơn sợi tóc, có khả năng vận tải ánh sáng laser đi xa được. Người ta tính rằng sóng ánh sáng có thể vận chuyển thông tin nhiều hơn hàng triệu lần các tín hiệu điện chạy trong dây đồng.

Công nghệ chế tạo cáp quang có lõi trong là lõi thuỷ tinh có chiết suất lớn để dẫn ánh sáng truyền, được bao bọc bởi lớp thuỷ tinh bên ngoài có chiết suất thấp hơn cho phép nó phản xạ toàn phần bên trong lõi.

Từ năm 1980, các hệ cáp quang đã bắt đầu tải các cuộc điện đàm. Khi nói vào ống nghe điện thoại thì giọng nói sẽ được các xung ánh sáng đọc theo sợi thuỷ tinh mảnh truyền đi xa hàng nghìn cây số. Khả năng vận tải thông tin của sóng ánh sáng gắn liền với tần số của nó tức là số các sóng đi qua một điểm không gian trong một giây.

Năng lượng nội hiện
Chúng ta biết rằng, đối với động vật nói chung, trong đó có con người, cơ thể vật lý được nuôi dưỡng bằng năng lượng vật lý nhận được từ thức ăn, nước uống, nhờ bộ máy tiêu hoá với cơ chế phức tạp trong cơ thể tác dụng chuyển hoá.

Mặt khác, cơ thể cũng cần đến nguồn năng lượng vũ trụ. Dạng năng lượng này đi vào cơ thể qua tai, mắt, mũi, mồm… và bảy luân xa phân bố từ đốt sống cuối cùng đến đỉnh đầu. Luân xa là những trung tâm năng lượng có nhiệm vụ trao đổi năng lượng bên trong con người với vũ trụ. Mỗi luân xa tác dụng như ăngten, để thu nhận và trả ngược lại năng lượng với tần số dao động nhất định. Thể dạng năng lượng này gọi năng lượng sinh học hay năng lượng tâm thức để phân biệt với năng lượng vật lý. Năng lượng sinh học được nhận diện qua khái niệm trường gọi là trường sinh học bao quanh cơ thể.

Năng lượng bên trong cơ thể có công dụng hoạt hoá tế bào đốt cháy của các kiểu suy nghĩ mà báo hiệu các vấn đề cho cơ thể và thậm chí có thể thay đổi các kiểu chức năng cơ thể. Chẳng hạn, nếu một người có tính hay lo lắng, sợ hãi, loại năng lượng này sẽ khác so với lúc cũng người đó lúc bình tỉnh. Người ta cho rằng nguồn năng lượng bên trong được xem là khí chảy qua cơ thể, theo những con đường gọi là huyệt đạo, các huyệt đạo nối thành một lưới to lớn và phức tạp. Khái niệm khí này rất giống như quan niệm lượng tử trong vật lý hiện đại. Đó là khí lan toả và không thể nhận thấy được, nhưng có thể cô đặc lại thành vật rắn.

Theo nghĩa vật lý thì trường được định nghĩa là miền không gian nào đó có khả năng tạo ra lực tương tác, nhưng trường sinh học thì chỉ tạo hiệu ứng, và các hiệu ứng này chỉ có năm giác quan cảm nhận được. Trường sinh học cũng tạo được hệ đường sức có thể bộc lộ qua hơi nước hoặc nhờ tia hồng ngoại trong bóng tối. Giáo sư người Nga Smirnov năm 1983 đã chụp hình được loại trường này, và ông đã chụp được hệ đường sức của một nhóm người, trong đó hai người có sự tương thích tâm lý thì đường sức quyện vào nhau và ngược lại đối với hai người không tương thích thì các đường sức xa rời né tránh nhau.

Theo giáo sư Deepak Chopra dạy Đại học Boston và Tufb, thành viên của Viện Smithsonian, nghiên cứu về Trí não và ý thức, thì một mô hình cơ thể theo quan điểm vừa cổ điển, vừa hiện đại cho rằng c
ơ thể con người không phải là một kết cấu có tổ chức cố định trong không gian và thời gian. Cơ thể đó tựa như một giòng sông đang chảy, có năng lượng, có thông tin và sự thông minh. Ví dụ trong hành vi thở, mỗi nhịp thở chúng ta hít vào lượng không khí chứa từ 10 đến 21 nguyên tử từ vũ trụ. Các nguyên liệu thô này đến từ mọi nơi và kết thúc ở tế bào tim, tế bào não và tế bào thận. Cũng đồng thời ta thải ra cùng chừng ấy nguyên tử từ cơ thể chúng ta.

Các nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp đồng vi kích hoạt phóng xạ đưa ra tính toán nhận định trong vòng gần một tháng có cả hàng ngàn triệu triệu nguyên tử đã luân chuyển qua cơ thể bất kỳ sinh vật nào sống trên hành tinh này. Trên nền tảng của nghiên cứu nêu trên, ta có thể nói rằng, trên cơ thể vật lý, các nguyên tố được tái sinh mang ý nghĩa trong tất cả các hình thức cơ học lượng tử, thể khí, thể lỏng và thể rắn. Nó đến rồi đi chỉ trong nháy mắt.

Cơ thể con người được tạo ra từ các nguyên tử, nguyên tử được tạo ra từ các hạt hạ nguyên tử, các hạt hạ nguyên tử này không phải là những thứ vật chất, chúng là các dao động của năng lượng và thông tin trong một khoảng không rộng lớn. Đích thực cơ thể con người có 99,999% là khoảng không trống rỗng. Phần 0,001% còn lại có vẽ là vật chất thì cũng là khoảng không trống rỗng, mang vẽ bề ngoài là trạng thái vững chắc. Nói cách khác, cơ thể con người thực sự chẳng làm bằng gì cả.

Phải chăng câu hỏi lởn vởn: Cái gì là sự hư không này mà dường như mọi thứ đến từ đó và là trung tâm của sáng tạo, của suy tư. Bởi vì suy nghĩ là gì nếu không phải là dao động của năng lượng và thông tin? Đó là cách hành xử tập trung khu biệt năng lượng và thông tin trong một vũ trụ sống động đầy năng lượng và thông tin.

Nhà thần kinh học nổi tiếng người Mỹ, giáo sư K.Pribram đã phát hiện qua thực nghiệm rằng não bộ có cấu tạo cho phép thu nhận năng lượng và thông tin từ trường sinh học của người và trường năng lượng, thông tin của vũ trụ. Não không có quan hệ gì với ý thức, nó chỉ tiếp nhận năng lượng, thông tin từ vũ trụ và phối trí cho nó trở thành trật tự tác động lên các trung tâm thần kinh. Đến lượt các trung tâm thần kinh lại tác động lên các cơ quan của cơ thể vật lý.

Đặc biệt, ánh sáng không chỉ giúp chúng ta nhìn thấy, nó còn giúp chúng ta tư duy. Thông tin từ thế giới bên ngoài được mắt truyền lên não theo sóng ánh sáng và như vậy ánh sáng đã gắn liền với tinh thần của con người. Sóng ánh sáng mang nhiều thông tin, năng lượng hơn sóng âm thanh. Không có ánh sáng, thế giới bị chìm vào bóng tối, thế giới sẽ không tồn tại, con người sẽ bị tách khỏi vũ trụ vì lúc đó không còn tri giác được thế giới chung quanh. Điều này xác định thêm một ý nghĩa rằng ánh sáng còn thuộc phạm vi tâm linh, chẳng hạn trong Cơ Đốc giáo có nói đến “Chúa ánh sáng”, còn Phật giáo có nói đến sự tiêu tan màn “vô minh” hay là sự “soi sáng của tỉnh thức’.

Vì thế con người còn được định nghĩa bằng biểu tượng như là nó được làm từ ánh sáng và chính phương pháp tiếp cận ánh sáng này lại cho phép chúng ta là con người. Khái niệm tinh thần hay tâm linh thật trừu tượng, không kích thước, không khu biệt, không chiếm cứ không gian, không tồn tại trong thời gian nên được gọi lực hay năng lực.

Các nhà vật lý lượng tử, trong đó có nhà bác học Einstein gọi đó “trường tiềm năng“, với đặc trưng làm tăng các sự kiện không gian – thời gian. Mỗi suy nghĩ, mỗi cảm xúc của con người là sự kiện không – thời gian, đều ẩn chứa một tiềm năng, nó đã thoát ra khỏi thế giới vật chất và nhập lưu vào trường thông tin, trường năng lượng ở dạng “trường tiềm năng” và có thể đo được sự kiện không thời gian này, theo nghĩa là có thể lựa chọn dưới sự hướng dẫn của ý thức hay nghiệp lực theo ngôn từ Phật học.

Khi sự phát triển của ý thức đạt đến cấp độ nhận thức cao, trường tiềm năng sẽ mở ra liên thông đến “trường thống nhất“. Theo giáo sư Deepak Chopra , cái mà khoa học gọi là trường thống nhất là tiềm năng của các lực tự nhiên chuyển hoá chúng thành các sự kiện vật chất – không gì khác ngoài ý thức.

Hào quang của con người

Nguồn năng lượng nội hiện do sự phối hợp của năng lượng vật chất nuôi dưỡng cơ thể và năng lượng của vũ trụ tạo thành một năng lượng sinh học luân lưu trong cơ thể, biến đổi thành bức xạ hào quang bao quanh cơ thể người, bức xạ dao động với tần số khác nhau tuỳ thuộc vào cảm xúc, ý thức, vào những thời điểm khác nhau. Bức xạ hào quang thuộc dạng phi vật chất, vô hình đối với con người, bức xạ có bước sóng l < 400mm và l > 700mm, biểu trưng cho ý thức.

Nhà khoa học Nga Kirlian đã thiết kế máy chụp ảnh gọi là “Kirlian phóng xạ ký 75 và phóng xạ ký 80″, cho phép chụp ảnh được mọi sự vận hành của các cơ quan trong cơ thể qua năng lượng tâm lý, thể hiện được sự tồn tại bức xạ hào quang, đồng thời màu sắc của phim chụp thể hiện được sự khác nhau với tần số dao động.

Chẳng hạn với cảm xúc tiêu cực (như hận thù, ghen tị, sợ hãi…) tương thích với tần số thấp, năng lượng thấp, ảnh chụp có màu xám, lốm đốm vết đen – Trái lại, khi một người đang tâm trạng hân hoan, tốt bụng, bao dung thì người đó đang vận hành dòng năng lượng cao, tần số cao thì bức xạ hào quang cho ảnh chụp có sắc màu rực rỡ, đẹp đẽ.


Con người, từ vô thuỷ đều cần thức ăn vật chất để tồn tại, hơn thế nữa còn cần đến cả thức ăn của thức, đó là các phiền não, vô minh và hữu ái. Do đó, chúng ta đều có hào quang, nhưng vầng hào quang mờ nhạt thấp kém. Thậm chí, chúng ta chẳng cần quan tâm đến hào quang mà lại chăm chú, nâng niu các hình sắc thân căn nhiều hơn và quên rằng mình chính là hào quang.

Hình ảnh cấu trúc một thái dương hệ, các hành tinh xoay quanh một định tinh như trái đất, sao Mộc, sao Hoả, sao Thuỷ, sao Kim… đối với mặt trời. Hoặc có những hành tinh được xem là định tinh khi một số tinh tú quay chung quanh chúng, trong lúc chúng vẫn quay quanh Thái dương hệ. Điều này xảy ra do lực tác động hỗ tương trường năng lượng của nhau mà duy trì một vị trí tương đối cố định.

Cha mẹ sinh con, duy trì bằng tình ruột thịt, tình huyết thống. Đến lượt cháu chắt duy trì với ông bà bằng lực vô hình của tình thương qua năng lượng tâm thức và tâm linh, cả năng lượng sinh học qua gen di truyền. Năng lượng sinh học, giao thoa với năng lượng tâm thức tạo nên mạng lưới tương tác nghiệp lực với nhau. Nhìn dưới góc độ tâm linh thì chính năng lượng sinh thức đã trình diện các yếu tố cơ bản mà từ tâm thức đã bức xạ ra ngoài cơ thể những hào quang. Hào quang là ánh sáng của năng lượng sinh thức phi vật chất.

Cơ chế nào để năng lượng sinh thức phát xạ quang minh: Khoa học cận đại đã nhận thức được tính liên kết và đồng bộ trong cơ cấu vật lý dưới năng lượng ánh sáng. Ánh sáng của trường năng lượng vũ trụ là nền tảng tạo sự sống cho mọi sinh vật, đồng thời nó song song tồn tại với năng lượng sinh thức của con người, cùng vận hành trong mạng lưới chiêu cảm lẫn nhau.

Các bậc minh triết cổ xưa cũng đã phát hiện nhiều phương pháp kích hoạt năng lượng sinh học để chuyển hoá qua năng lượng sinh thức bằng pháp môn tu dưỡng, luyện đạo, giải trừ ô tạp vi tế từ cơ năng sinh lý làm cho tâm thức an trụ, như ánh sáng ngọn đèn không bị dao động, nhiệt lượng sẽ gia tăng, đó là yếu tố cơ bản trong mọi phép tu. Đã một thời Đức Phật đã trải qua 6 năm tu khổ hạnh để thân xác suy nhược tiều tụy mà không mang lại kết quả. Một khi thân xác không đủ năng lượng sinh học dồi dào thì năng lượng sinh thức cũng khó mà phát triển về mặt trí tuệ. Thân xác là hệ quả tất yếu những nghiệp nhân quá khứ chứ hoàn toàn không phải là nguyên nhân tạo nghiệp trong quá khứ.

Phép tu thiền xuất hiện hàng ngàn năm nay trên thế giới trước khi đạo Phật xuất hiện. Trong Phật giáo, Thiền có hai yếu tố là Quán và Chỉ, còn gọi là Thiền quán và Thiền định. Nếu có quán mà không có chỉ dễ bị loạn động; còn nếu có chỉ mà không quán thì dễ bị hôn trầm. Thiền là loại kỹ thuật thao tác tích luỹ năng lượng sinh học, hỗ trợ cho năng lượng sinh thức phát quang; năng lượng sinh học được gom tụ qua dạng năng lượng sinh thức, đốt cháy vọng tưởng để phát sinh trí tuệ. Loại ánh sáng của năng lượng sinh thức vẫn là loại quang năng đa tạp và bất tịnh. Nó hàm chứa thông tin của nội thể và nhân quả của cá thể qua lớp ánh sáng đó.

Một khi năng lượng sinh thức loại trừ tạp niệm, tập khí, kết hợp với năng lượng sinh học thuần khiết, giúp tuệ nhãn khai mở. Trong Kinh Lăng Nghiêm có dạy rằng “Pháp văn văn tự tánh”, là pháp trực chỉ chân tâm, không thông qua ý thức; vọng tình vắng bặt thì tánh giác quang minh hiển lộ, chính lúc đó năng lượng sinh thức khai phát và nếu tiếp tục dụng công miên tục công hạnh hành Thiền thì mới nhập vào tự tánh siêu thức. Quán tưởng tuy mang tính tự kỷ ám thị, nhưng do đoạn trừ vọng niệm loạn tưởng mà năng lượng sinh thức khởi phát.

Theo quan kiến của các luận sư Phật học thì Tịnh độ của Bắc truyền hay Nam truyền chỉ là phương cách diễn đạt hiện tướng của “tâm chứng” trong thời khoảng trung chuyển khi mà năng lượng sinh thức trong quá trình tiến đến năng lượng siêu thức, nguồn cội tâm linh.

Điểm đích cuối cùng là năng lượng siêu thức, quang năng tự tánh. Đó là loại ánh sáng thuần tịnh, sau quá trình thanh lọc mọi ô nhiễm hoàn toàn được chuyển hoá. Năng lượng siêu thức thoát ly mọi tương tác vật lý. Đó là loại quang năng tự tánh, tiềm năng trong mọi sinh vật, là thể tính của mọi chúng sanh sẽ thành tựu trong tương lai trên con đường thăng hoa tâm linh.

Nói theo ngôn từ của Duy Thức thì Thức chuyển hoá thành Trí thì lục căn thành Diệu quan sát trí. Mạt na thức chuyển thành “Bình đẳng trí“, không còn phân biệt từng phần của phù trần căn, A lại đa thức chuyển thành “Đại Viên cảnh trí”. Theo tư tưởng Bát nhã thì giả tướng biến thành “không tánh“. Quang năng tự tính bao phủ vạn hữu và năng lượng siêu thức trở thành năng lượng siêu thực “bất khả tư nghì“. Trong các Kinh luận, các bậc giác ngộ gọi hành trình đó là “việc cần làm đã làm xong”.

Chính Đức Bổn sư Thích ca trước khi thành đạo, Ngài cũng vượt qua mọi thử thách hiện tướng của sắc – thọ – tưởng – hành – thức, đối diện với màn đêm bao phủ để khi sao mai chợt tỏ cũng là lúc đại ngộ hoát nhiên.

Hào quang Chư Phật, chư Bồ Tát
Các Ngài đã hoàn thành viên mãn “Việc cần làm đã làm xong”. Năng lượng siêu thức và âm thanh siêu thức cũng là một. Ý thức sau khi giác ngộ biến thành Diệu quán sát trí, như thế biểu hiện của hào quang chính là biểu hiện của trí tuệ Như Lai, trí tuệ thấy rõ thực tướng khắp mười phương thế giới, thấy rõ như thật toàn thể pháp giới. Ánh sáng trí tuệ hay là hào quang của Đức Phật phóng ra giữa chặng mày là trí tuệ vượt khỏi nhị biên. Năng lượng siêu thức hàm tàng cả Trí tuệ và Từ bi. Đó là quang năng tự tính của bất cứ đấng giáo chủ tâm linh nào và là thể tánh của mọi chúng sanh sẽ thành tựu trong tương lai trên con đường thăng hoa tâm linh. Ánh sáng tuệ giác, hào quang, Chân Như, Phật tính đều là dụng ngữ biểu trưng làm phương diện diễn đạt.

Thầy Tuệ Sỹ viết: “Khi tình yêu và tri thức dung hội thành một nhân cách nơi một con người, con người ấy có thể làm nên những chuyện phi thường trong thế gian. Cũng vậy, từ bi và trí tuệ, từ nguồn đại nguyện, tuôn chảy vào đại dương Phật tính, Bồ Tát thực hiện những thần thông du hý “bất khả tư nghì”.

Và cũng tương tự con cá dưới dòng sông không hiểu nổi chuyện kể hoang đường của con rùa sau chuyến du hành trên mặt đất. Chúng ta nhất thiết phải thay đổi tập quán nhận thức vốn bị hạn chế bởi tai nghe, mắt thấy với sự chiêu cảm nghiệp lực, mới có thể thâm nhập vào tự tính mầu nhiệm của tồn tại.

Thật tướng được hiển thị qua lời dạy của Đức Phật là giao diện của hai thế giới: một thế giới bình thường cảm nhận qua sự vận hành trong trường hấp dẫn của Newton và thế giới kia là thế giới không – thời gian 4 chiều, chuyển động theo tốc độ ánh sáng. Khi nhận thức từ thế giới thường nghiệm sụp đổ, tức sự biến mất của những ảo tưởng để thấy những gì chưa từng thấy, nghe những gì chưa từng nghe, thực tướng ấy siêu việt tâm hành và siêu việt ngôn ngữ, không phải là bất khả tư nghì mà chỉ là sự thể hiện năng lực thần thông biến hóa.

Về năng lực thần thông của Đức Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa có ghi rằng: “Lúc đó, Thế Tôn ở trước ngài Văn Thù Sư Lợi… trước tất cả chúng, hiện sức thần thông lớn, bày tướng lưỡi rộng dài lên đến trời Phạm Thiên, tất cả lỗ chân lông phóng ra vô lượng vô số tia sáng đủ màu sắc…”

Hiện tướng ấy biểu trưng ý nghĩa gì? Theo Thầy Thích Thanh Từ giảng: Kinh A – hàm dạy rằng, người mà ba đời không nói dối thì tướng lưỡi le dài ra tới mí tóc. Tướng lưỡi của Phật dài đến cõi trời Phạm Thiên chứng tỏ Phật đã trải qua vô số kiếp tu hạnh Bồ Tát cho đến khi thành Phật chưa từng nói dối. Mặt khác, bởi vì hằng sống với Tri kiến Phật, vượt khỏi pháp nhị nguyên tương đối, không còn vô minh, vọng tưởng che phủ, vì vậy toàn thân đều thanh tịnh sáng suốt nên có khả năng phóng ra ánh sáng. Ánh sáng này thanh tịnh chiếu rọi khắp mười phương, không có giới hạn ở một khu vực nào, không riêng ở một người nào, ai ai cũng có.

- “Lúc bấy giờ, đức Thích – ca Mâu – ni Phật từ nhục kế tướng đại nhân, phóng ra ánh sáng và phóng ánh sáng nơi tướng lông trắng giữa chặng mày, soi khắp tám trăm muôn ức, hằng hà sa các cõi Phật ở Phương Đông… Ánh sáng lông trắng của Đức Phật soi khắp cõi nước đó.

Thông thường ngôn ngữ đều xuất phát từ ý niệm phân biệt, đối đãi, nhưng ý niệm đối đãi không diễn đạt đến chỗ cứu cánh tột cùng. Đến lúc nầy cần phải tư duy bằng hình ảnh, chữ không bằng khái niệm. Nhưng hình ảnh cũng là biểu tượng có khi khó tìm thấy trong đời thường. Vì vậy, chứng thật tướng và thuyết minh thật tướng được biểu hiện trong vô vàn phương tiện. Thế cho nên chúng ta có thể hiểu, hào quang được phóng ra từ giữa chặng mày tượng trưng cho trí tuệ không vướng thiên kiến, đó là hạt nhân của sự giác ngộ. Còn hào quang lưu xuất từ đỉnh đầu thì nói lên ý nghĩa kết quả tột cùng của sự đại ngộ.

Đức Phật đã quy kết mọi thần lực mà Phật hiện, tuy nói là bất khả tư nghì, dù có ly kỳ đến đâu nhưng chắc chắn không thể biến một tướng cướp bàn tay đang đẫm máu thành một Thánh giả A – la – hán. Cho nên Đức Phật bỏ mọi loại thần thông này, đừng tìm kiếm thần thông vì nó là tướng hư dối không thật. Người tu học Phật chân chính là thể nhập bản thể, lấy bản thể làm cứu cánh, rồi mọi thần thông diệu dụng từ bản thể mà sinh hiện. Thế cho nên cái dụng không thể diễn đạt cái bản thể.

----------------------

SÁCH THAM KHẢO:

Thích Chơn Thiện: Tư tưởng Kinh Pháp Hoa
NXB Tôn giáo năm 1999.

Tuệ Sĩ: Huyền thoại Duy Ma Cật
NXB Phương Đông năm 2007.

Cư sĩ Minh Mẫn: Tự tính Quan Âm – Tự tánh Di Đà
NXB Hồng Đức năm 2013.

Karen Nesbitt Shanor: The Emerging Mind. Trí tuệ nổi trội. Vũ Thị Hồng Việt (Dịch ) – NXB Tri thức năm 2007.

Nguồn: Đặng Công Hanh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 3500)
Mối tương quan tương duyên cộng tồn vô cùng mật thiết chẳng những giữa con người với con người, mà với các loài khác và với môi trường sinh thái là điều rất quan trọng. Nhận thức được như vậy, việc bảo vệ môi trường sinh thái trên trái đất đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng và bức xúc nhất của loài người hiện nay. Thật vậy, mối đe dọa đến hệ sinh thái đã được thế giới báo động đỏ, vì sự tác hại càng ngày càng gia tăng của các chất độc hại đến sức khỏe và mạng sống của con người, đến mọi sinh vật, cùng đất đai, không khí, sông biển, cây cối, cho đến tuổi thọ của trái đất cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và chính con người là tác nhân gây ra tình trạng tệ hại này. Vì vậy, nhiều tổ chức thế giới đã và đang cùng nhau đề ra nhiều biện pháp để ngăn ngừa hoặc hạn chế sự ô nhiễm môi sinh, điển hình như Ngày Môi trường Thế giới, hoặc 10 Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.
04/09/2010(Xem: 5272)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 3351)
Trong quá khứ sự cần thiết chủ yếu của con người là đất trồng trọt. Người ta không phải nghĩ đến những thứ nhân tạo. Tuy thế, những tác động có hại đến rừng vì dân số đông đảo và sự phát triển những loại hóa chất khác nhau trong không khí đã dẫn đến những loại mưa bất thường và trái đất ấm dần lên.
03/09/2010(Xem: 5420)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
31/08/2010(Xem: 3622)
Môi sinh tương đối là một khoa học mới liên hệ đến nhiều nguyên lý điều hành các mối liên hệ giữa các sinh thể và Môi sinh. Có nhiều định nghĩa về Môi sinh. - đây chỉ đơn cử một số. P. D. Sharma (F.N.I.E., Ban (Khoa) Thực vật học, Đại học Delhi) đã viết trong tập sách của ông nhan đề "Sinh thái học và Môi sinh" rằng: "Ngày nay Sinh thái học đã và đang đóng góp rất nhiều cho các chính sách về xã hội, kinh tế, chính trị và các chính sách tương tự của thế giới. Thật rất phổ biến khi kiếm tìm các tham khảo về sinh thái học trong các bài viết, tạp chí, tuần báo và nhật báo về xã hội, kinh tế học.
30/08/2010(Xem: 5806)
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?
28/08/2010(Xem: 61196)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 57941)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
03/08/2010(Xem: 13977)
Mặc dù được xem như là một tôn giáo, thì Phật giáo vẫn là một trong các truyền thống tri kiến vĩ đại nhất của thế giới, được dựa trên cơ sở về trải nghiệm và lập luận hơn là việc tin tưởng không điều kiện vào thần quyền. Trong nhiều thế kỷ, đạo Phật đã đối thoại với các truyền thống khác ở châu Á như là Ấn giáo, Khổng giáo và Lão giáo, đó là các truyền thống vốn có các luận điểm riêng về thực tại. Nhưng đến kỷ nguyên mới này, thì sự thống trị lại thuộc về khoa học hiện đại vốn là một hệ thống truy cứu và tri kiến về thế giới tự nhiên một cách có lập luận, cho nên nếu muốn duy trì vị thế sẵn có như là một truyền thống thực nghiệm và tập luận truy cứu nghiêm cẩn, thì Phật giáo phải đối mặt với khoa học.
20/07/2010(Xem: 16859)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]