Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Ăn Chay Làm Sao Cho Tốt

13/12/201018:57(Xem: 14581)
IV. Ăn Chay Làm Sao Cho Tốt

 

Điều tốt nhất cho việc ăn chay là đừng xem ăn chay là thánh thiện, ăn mặn là tội lỗi. Đó là một quan niệm quá đà của những người thích kết án người khác.

Ăn chay là để có sức khỏe cho mình, sống phù hợp với lòng thương yêu của mình đối với động vật. Phật tử được khuyến khích ăn chay ít nhất là hai ngày mỗi tháng, vào ngày rằm (15) và mùng một âm lịch để nuôi dưỡng lòng từ bi đối với sinh vật. Riêng đối với các vị tu hành, ăn chay là điều cần thiết để làm gương tốt cho cộng đồng tôn giáo của mình, nếu tôn giáo ấy xem việc ăn chay là sự biểu lộ tình thương yêu, là sự không bị lệ thuộc vào những thứ bên ngoài, là sự tinh khiết trong đời sống tôn giáo, là sự biểu lộ hạnh nguyện cứu độ chúng sinh và cũng là cách sống theo niềm tin, lời nguyện và làm điều tốt đẹp.

Sống với tín, nguyện và hạnh đó thì quả tim ta mở rộng, trí óc thông minh, hạnh phúc tràn đầy. Một người có tình thương yêu và có hạnh phúc chân thật không thể kết án người khác là tội lỗi khi họ khác mình. Một người có sự hiểu biết chân thật thì chia sẻ những gì mình làm cho người khác để gia tăng sự an lành, sức khỏe và niềm an vui trong cuộc sống.

Đạo Phật khuyến khích người Phật tử ăn chay mỗi tháng vài ngày hay nhiều ngày, tùy theo hoàn cảnh và khả năng cho phép. Ngày nay có nhiều người ăn chay trường, kể cả những người không phải là Phật tử, vì vậy chúng ta nên thực hành việc ăn chay sao cho thật có lợi ích cho mình, để thể chất được mạnh khỏe, tinh thần an vui và tránh được bệnh tật.

Mỗi ngày chúng ta cần ăn đủ số calory, chất đạm, các chất sinh tố và khoáng chất để cơ thể được khỏe mạnh. Trung bình mỗi ngày một người nặng khoảng 55 kg cần khoảng 2.200 calori để tạo ra năng lượng cho những bắp thịt hoạt động cùng tạo ra sự ấm áp cho cơ thể. Nếu thiếu thì chúng ta dễ bị mệt mỏi và yếu sức. Số calori đó tăng hay giảm đôi chút tùy theo trọng lượng cơ thể.

Tiếp đến chúng ta cần có đủ chất đạm (protein). Chất đạm cần thiết cho các tế bào. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, đậu nành và các loại đậu, sữa, trứng, các loại ngũ cốc và một ít trong rau trái. Chất đạm của sữa và trứng là tốt nhất vì cơ thể chúng ta hấp thụ rất dễ dàng. Tuy nhiên, trứng chứa rất nhiều cholesterol và sữa bò lại có quá nhiều chất béo, do đó không nên dùng nhiều các thứ này.

Người ăn chay tuy không ăn các chất có nhiều cholesterol như thịt, nhưng tốt hơn hết đừng ăn nhiều hơn 5 quả trứng gà trong một tuần. Những người ăn chay không muốn ăn trứng cũng tốt, miễn là với tâm thanh tịnh thật sự, không đặt thành vấn đề mình ăn chay là hơn người khác. Ăn chay là để tâm được thanh tịnh, nếu ăn chay mà lòng giận hờn hay trách móc thì chỉ có hình thức ăn chay mà không có sự ăn chay thật sự trong tâm.

Các loại chất đạm trong đậu và ngũ cốc tuy không dễ hấp thụ nhanh như trong sữa, trứng và thịt, nhưng lại tốt hơn ở điểm là không chứa nhiều các chất độc hại cho cơ thể. Nếu trong bữa ăn có nhiều loại đậu thì sẽ giúp cho cơ thể hấp thụ đạm một cách dễ dàng hơn. Người dân ở Nam Mỹ thường ăn nhiều đậu. Người Việt từ xưa cũng đã có sự hiểu biết về khoa dinh dưỡng khi có thói quen ăn cơm với muối mè, đậu phụng, xôi bắp, xôi nếp, xôi đậu xanh, bánh chưng, bánh khúc, cùng các thứ đậu hay hạt khác.

Theo tiêu chuẩn của Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ, số lượng chất đạm cần thiết cho mỗi người trong một ngày là khoảng từ 50 đến 70 gram protein, nghĩa là khoảng 1 gram cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Như thế, một người lớn chỉ cần ăn ba miếng đậu hủ (đậu khuôn) lớn bằng ba ngón tay là đủ, cộng thêm với các thứ rau, đậu và hạt khác. Trẻ sơ sinh cần nhiều hơn khoảng từ ba đến bốn lần số lượng protein như trên cho mỗi kilogam trọng lượng thân thể. Trẻ em từ 6 tháng đến 15 tuổi cần gấp đôi số lượng protein so với người lớn. Một cách tổng quát, mỗi em bé thường cần từ 23 đến 36 gram protein mỗi ngày. Do đó, cha mẹ khi muốn cho con cái ăn chay, tốt hơn hết là cần được sự cố vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, và nên theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ trong năm.

Các loại rau trái cung cấp một số các sinh tố và khoáng chất cần thiết. Tuy vậy, người ăn chay thường bị thiếu sinh tố B12, chất sắt (Fe) và kẽm (Zinc) cùng một vài loại khoáng chất như calci cần cho xương... Đối với phụ nữ, cần phải lưu ý đến nhu cầu calci cần thiết để tránh sự thiếu hụt dẫn đến chứng loãng xương. Trong cám ngũ cốc có nhiều sinh tố B; sữa và các thực phẩm chế biến từ đậu nành, tròng trắng trứng có nhiều calci.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 138247)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18809)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
01/11/2017(Xem: 10564)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23324)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
19/08/2017(Xem: 7671)
GẶP GỞ VỚI KHOA HỌC Nguyên bản: Encounter with Science (the Universe in a Single Atom) Tác giả: Đức Đat Lai Lạt Ma Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi được sinh ra trong một gia đình nông dân giản dị, những người dùng trâu bò kéo cày, và khi lúa mạch được thu hoạch, họ lại dùng trâu bò đạp và xay lúa. Có lẻ những đối tượng duy nhất có thể được diễn tả như kỷ thuật trên thế giới trong thời thơ ấu của tôi là các cây súng trường của những người lính du mục địa phương, chắc chắn là đã mua từ Ấn Độ, Nga, hay Trung Hoa.
25/04/2017(Xem: 9671)
Đức Phật đôi khi có đề cập tới tính chất và các thành phần của vũ trụ. Theo Ngài, có nhiều hình thức đời sống hiện hữu ở các nơi khác trong vũ trụ. Với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học ngày nay, có lẽ không bao lâu nữa chúng ta sẽ khám phá ra các loài sinh vật khác đang sống ở các hành tinh xa nhất trong dãi thiên hà của chúng ta. Có thể các chúng sanh nầy sống trong những điều kiện và qui luật vật chất khác, hay giống như chúng ta. Họ có thể hoàn toàn khác chúng ta về hình thể, thành phần và cấu tạo hoá học
23/03/2017(Xem: 11164)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 12610)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 8559)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
20/03/2017(Xem: 10033)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]