Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năng lượng tâm

06/11/201206:43(Xem: 4173)
Năng lượng tâm

chu-TamNĂNG LƯỢNG TÂM

Thành Văn

Nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng với những yêu cầu của khoa học hiện đại thì đấy sẽ là Đạo Phật (Albert Einstein).

Điều đó khá rõ ràng, khi chúng ta thấy Đức Phật Ngài không hề tự nhận mình là một thần linh xuống thế để ban phúc giáng họa cho ai cả. Ngài xuất thân cũng chỉ là một chúng sinh bình thường như chúng ta. Nhưng nhờ công phu tu tập nhiều đời, nhiều kiếp, đến đời sống sau cùng Ngài đi nốt con đường Ngài đã chứng ngộ chân lý, khám phá ra tất cả những bí mật của vũ trụ và tìm ra được con đường vượt thoát khỏi sự ràng buộc đó.

Chúng sanh đi theo con đường của Ngài cũng nhìn nhận Đức Phật trước hết là một vị Thầy (Bổn Sư, Thế tôn), người đã chỉ cho chúng ta con đường tu tập để giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, nguồn gốc của mọi khổ đau. Những gì Đức Phật đã khám phá ra không chỉ là khoa học, nó bao trùm tất cả mọi quy luật của vũ trụ; nghĩa là bao trùm cả khoa học ngày nay. Bởi khoa học ngày nay chỉ khảo sát và ứng dụng được những thứ thuộc đời sống vật lý. Đó là thứ khoa học về vật chất. Khi đụng đến các vấn đề về tinh thần khoa học phải dừng chân và chuyển giao các vấn đề ấy sang một lãnh vực khác; đó là triết học và tôn giáo.

Nếu Đức Phật không phải là thần linh, Ngài là một nhà khoa học, hơn thế nữa Ngài là một nhà “siêu khoa học”.

Newton phát kiến ra luật vạn vật hấp dẫn, ông mở đầu cho những nghiên cứu sau này của nhân loại để vượt khỏi sức hút của trái đất bay vào không gian. Archimede khám phá ra lực đẩy của chất lỏng, để cho các nhà khoa học đi sau chế tạo ra tàu ngầm chạy dưới nước như cá.

Những gì Đức Phật dạy chúng ta, bằng hai con đường: tâm linh và khoa học con người sẽ đạt được cứu cánh giải thoát khỏi tất cả mọi ràng buộc của thế giới vật chất để hiện hữu mà không cần phải tựa trên một thực thể vật lý.

Từ 25 thế kỷ trước, bằng trí huệ siêu thế, Đức Phật đã nhìn thấy “trong một cốc nước có vô số chúng sanh”. Ngày nay khoa học cho thấy rõ đó là những vi sinh vật mắt thường không trông thấy được, nhưng nếu đặt dưới kính hiển vi điện tử những sinh vật ấy sẽ hiện nguyên hình cho chúng ta quan sát.

Trong một cá nhân, ngoài phần vật chất bao gồm sự duyên hợp của tứ đại: đất, nước, gió, lửa, còn có một phần phi vật chất, hay còn gọi là tinh thần bao gồm tâm và trí. Phần trí con người có thể phần nào kiểm soát được. Phần tâm vẫn còn là một cái gì bí mật mà con người chỉ mới có khái niệm lờ mờ và không kiểm soát được.

Trong phần trình bày sau đây, người viết xin khai triển một khái niệm thuộc về tâm; đó là năng lượng tâm. Nói đến năng lượng là nói đến một nguồn sức mạnh.

Nó có thể được sản xuất ra, tàng trữ và sử dụng, như năng lượng điện chẳng hạn.

Xin lần lượt đưa ra những thí dụ của đời thường, để từ đó suy nghĩ và thử đưa ra những giải thích chứng minh sự hiện hữu của một thứ năng lượng xuất phát từ tâm; tức là thuộc lãnh vực vô hình tàng ẩn trong con người. Năng lượng ấy nếu biết định rõ, thu góp, tích trữ có thể sử dụng để đưa con người vượt qua những giới hạn của khoa học vật lý.

Thí dụ 1./ Trong bộ phim Out of Africa có cảnh người thợ săn và bạn gái của anh ta phải đối diện với một con sư tử. Con sư tử khi phát hiện ra hai người đứng gần chiếc xe của họ, nó lừng lững bước tới và chuẩn bị chạy tới tấn công cô gái. Cô gái kinh hoảng thối lui, toan bỏ chạy. Anh thợ săn mắt vẫn theo dõi con mãnh thú, tay lăm lăm khẩu súng sẵn sàng nhả đạn để cứu bạn, đồng thời anh la to trấn an cô gái: “Đừng sợ, đừng chạy, hãy đứng lại, nhìn thẳng vào mắt nó. Nó sẽ không làm gì cô đâu.”

Cô gái mặc dù đang hoảng sợ nhưng vẫn còn đủ bình tĩnh làm theo lời bạn trai. Quả nhiên, con sư tử đang hung hăng chuẩn bị nhào tới cô gái, nó bỗng chùn chân lại. Sau đó nó chậm rãi quay đầu bỏ đi.

Lý giải sự kiện: Người thợ săn, nhờ có kinh nghiệm, có khẩu súng trong tay, anh ta hoàn toàn bình tĩnh, không hề hoảng sợ trước con mãnh thú. Trong não bộ anh không có tín hiệu phát ra truyền đến não bộ con vật. Trước mặt nó, có vẻ như người thợ săn không có mặt. Nó nhìn anh nhưng không thấy anh, hay thấy nhưng không bị kích động bởi bản năng tấn công.

Ngược lại, với cô gái, vì thiếu hiểu biết về loài sư tử, trong tay lại không có vũ khí, cô rất sợ hãi. Lập tức não bộ cô phát ra một tín hiệu dưới dạng sóng vô tuyến. Con vật bắt được làn sóng đó và nó “thấy” cô, đồng thời nỗi sợ hãi của cô kích thích bản năng tấn công của nó nên nó nhắm cô xông tới.

Khi nghe lời anh thợ săn, cô gái bình tĩnh lại, tín hiệu từ não bộ cô ngưng phát ra. Con vật bị ngắt tín hiệu, nó chợt “không thấy” cô nữa, đồng thời cũng không bị kích thích, nên lặng lẽ bỏ đi.

Trong trường hợp này, chính năng lượng tâm từ cả hai con người đã truyền đến con vật theo hai cách. Năng lượng này có dưới dạng sóng điện từ, nếu có máy móc có thể ghi nhận được.

Thí dụ 2./ Trong một chuyến đi chơi xuyên bang bằng xe đến Yellowstone đoàn chúng tôi gồm 5-6 người lớn và mấy đứa trẻ con. Ở một địa điểm nghỉ ven đường nơi có nhiều con sóc từ những bụi cây gần đó chúng chạy đến gần những du khách để được cho ăn những hột đậu.

Tôi nhận thấy những con sóc tỏ ra e dè sợ sệt những người đàn ông, không dám đến gần ăn những hạt đậu hay bắp rải ra cho chúng. Đối với đàn bà, chúng tỏ vẻ hơi dạn dĩ hơn, nhưng vẫn e dè. Riêng với những đứa trẻ nhỏ, đám sóc tỏ ra thân thiện thấy rõ. Chẳng những chúng không né sợ mà có con còn chạy đến gần sát nhặt ngay cả những hạt đậu còn nằm trên bàn tay những đứa trẻ.

Khi tôi đưa thắc mắc này ra hỏi thử những người cùng đi xem họ nghĩ sao. Có người bảo “Tại nó thấy mấy ông to lớn quá nên sợ, còn trẻ con nhỏ người nó ít sợ hơn.” Tôi không đồng ý. Về nhà suy nghĩ thêm, tôi cho rằng vấn đề không phải do thân người lớn nhỏ. Đối với những con sóc, ngay cả một đứa trẻ sáu bảy tuổi cũng đều to lớn hơn nó nhiều, và đều có thể làm hại nó y như người lớn vậy.

Nhưng nó sợ người này hay không sợ người kia là do bới tín hiệu từ tâm phát ra ở mỗi người. Đối với người lớn, do tâm đấu tranh, thù hằn, sát hại đã huân tập nhiều năm trong tàng thức nên trong tâm họ tàng trữ những năng lượng hủy diệt nhiều hơn những đứa trẻ. Những năng lượng ấy tự phát tán ra không theo sự kiểm soát của con người. Thú vật thường thân thiện quấn quýt trẻ nhỏ hơn người lớn là vì vậy.

Dù ngay lúc đó không ai có tư tưởng bắt hay làm hại những con sóc, nhưng chúng vẫn nhận được từ người lớn những năng lượng tâm có dấu ấn ác trong quá khứ, nên chúng sợ. Tự dưng chúng sợ thế thôi. Chứ không phải vì người lớn to con hơn trẻ nhỏ.

Người ta thấy có những người khi ở gần họ ta thấy an ổn. Với những kẻ khác, ta có cảm giác bất an đôi khi ghê sợ khi đến gần họ. Ta gọi đó là linh tính. Linh tính ấy phát sinh do sự chuyển tải một năng lượng từ tâm người này sang tâm người khác.

Thí dụ 3./ Tôi có thói quen đi dạo trong công viên gần nhà, ở đó có nhiều người giắt chó đi dạo. Thường những con chó càng nhỏ càng có thái độ hung hăng, sủa những người đi ngược chiều. Thậm chí có con còn xấn đến chỗ người đi ngược chiều với vẻ đe dọa. Tôi chợt nhớ lại bài học về tâm, nên trong đầu nảy ra ý nghĩ, rải tình thương đến chú chó vừa nói thầm trong bụng: con chó hiền quá, trông nó thật dễ thương. Quả nhiên con chó nhỏ đang hung hăng sủa, nó im bặt, lặng lẽ quay lại bước gần bên chủ.

4./ Một cô gái đứng chờ xe buýt. Sau lưng cô cách mấy thước có một chàng thanh niên cũng đang đứng chờ như cô. Cô gái khá xinh đẹp. Chàng trai đã để ý thấy. Chàng dán đôi mắt nhìn chăm chăm vào sau gáy cô gái và trong đầu chàng phát ra tín hiệu yêu thích. Chỉ một lát sau không lâu cô gái quay lại và bắt gặp tia nhìn ấy vì cô cảm thấy nhột nhạt ở gáy như có một bàn tay đang sờ vào. Đó chính là do một năng lượng đã truyền từ não bộ chàng trai sang não bộ cô gái. Nếu cô gái cũng có cảm tình với chàng, họ lập tức phải lòng nhau. Trường hợp này ta gọi là cú sét ái tình (coup de foudre).

5./ Câu chuyện về vị thiền sư và hai chậu hoa. Một vị thiền sư tu thiền. Ông dùng phương pháp “rải tâm từ”. Muốn xác định năng lực của tâm từ bi, ông tự thân làm thí nghiệm như sau: nơi hậu liêu chùa, thiền sư trồng hai chậu hoa cùng một loại. Khi mới đem về trồng hai chậu hoa tươi tốt ngang nhau.

Tuy nhiên sau đó, hàng ngày chăm sóc hoa, ông dụng tâm vào việc chăm sóc hai chậu hoa hai cách khác nhau. Một chậu, trong khi vừa chăm sóc, bón xới, tưới nước, tỉa cành ông vừa rải tâm từ, đầu nghĩ, miệng thì thầm: “Ôi, cây hoa thật là đẹp. Ta rất thương con, ta chăm sóc con và mong muốn con sẽ xanh tươi, trổ hoa tươi thắm.” Ngược lại, đối với cây hoa trong chậu kia, trong khi chăm sóc, ông khởi tâm dằn hắt, chê bai hoa xấu xí, cằn cỗi, không đẹp chút nào và vì thế ông mắng thầm nó là ông không thích nó.

Sau một thời gian không lâu, hai chậu hoa dù được chăm bón giống nhau, nhưng cây hoa được yêu thương khen ngợi phát triển tốt tươi ra hoa thường xuyên hơn. Còn cây kia, phát triển èo uột, sắc lá bạc, ít hoa và thường mau héo rụng.

Khi đã nhìn thấy kết quả, thiền sư khởi tâm sám hối, thương xót cây hoa bị ruồng rẫy. Ông đổi thái độ, chăm sóc nó với tâm từ ái giống như cây kia. Chỉ ít lâu sau, cây hoa “xấu” kia dần dần thay đổi sắc diện, trở nên tươi đẹp giống như cây kia.

Điều này biểu hiện rất rõ nơi con người. Một cô gái sau khi lấy chồng, nếu được chồng và gia đình bên chồng yêu thương chiều chuộng, cô sống trong hạnh phúc, nhan sắc người ấy sẽ trở nên rực rỡ mà khi về nhà cha mẹ đẻ ai cũng dễ dàng nhận ra. Ngược lại, nếu phải sống trong sự đè nén, bực dọc khó chịu bên nhà chồng và gặp phải người chồng không yêu thương chiều chuộng, cô ta sẽ xuống sắc mà dù có điểm trang, khi về nhà ai cũng nhận thấy vẻ dáng không hạnh phúc của cô.

Trong khoa thôi miên, hành giả đã rèn luyện sự tập trung tư tưởng, chú tâm vào một vật, rồi bằng ý nghĩ và sự tưởng tượng để điều khiển đối tượng. Khi thành công, người thôi miên có thể dùng tâm tác động lên tâm người khác, làm cho người ta ngủ hay sai khiến người khác làm theo lệnh mình.

Đôi khi thế giới xuất hiện một số người có khả năng đặc biệt. Có người có thể nhìn chăm chú vào một cái muỗng, khiến nó cong lại. Có người nhìn và làm bể một chiếc ly thủy tinh hay làm một vật bốc cháy. Đó là những công năng đặc biệt phi vật chất và xuất phát từ tâm (ý nghĩ). Đó là thứ năng lượng tâm khoa học chưa biết rõ hay kiểm soát được.

Ngày nay, trong quân đội của các nước tiên tiến như Mỹ, Nga, Trung cộng… người ta đang có tham vọng nghiên cứu môn thần giao cách cảm (télépathy) để áp dụng trong ngành truyển tin; liên lạc giữa các vị chỉ huy cao cấp và các điệp viên với trung tâm điều khiển. Người ta dùng phương pháp “tâm truyền tâm” để liên lạc với nhau, không qua máy móc phát sóng vô tuyến khiến đối phương không thể rà bắt được tần số. Tham vọng đó còn lâu mới có thể thành hiện thực, nhưng không phải là bất khả. Cách đây vài thế kỷ, cách xa nhau hàng vạn dăm mà vẫn nghe được tiếng, thấy được hình nhau là chuyện chỉ có trong cổ tích. Bay lượn trên trời như chim chỉ có Tôn Hành Giả và các vị tiên làm được. Ngày nay đằng vân giá võ là chuyện thường, ai cũng làm được.

Trong lãnh vực khoa học viễn tưởng, người ta đã nghĩ đến một thứ vận tốc tức thời (instant speed) chế ra các phi thuyền chạy bằng năng lượng tâm để thám hiểm vũ trụ. Đối với các thiên thể ở cách trái đất hàng trăm ngàn năm ánh sáng nếu chỉ bay bằng các phi thuyền dùng năng lượng khí lỏng như hiện nay, con người sẽ chỉ loanh quanh trong thái dương hệ là cùng. Cho dù có bay bằng năng lượng nguyên tử cũng vậy thôi.

Bằng các phương tiện vật chất con người sẽ bị giới hạn bởi rất nhiều định luật vật lý của vũ trụ. Nhưng bằng năng lượng tâm con người sẽ trở nên tự tại trong không gian và thời gian. Các vị Phật đã chứng ngộ bằng con đường tâm linh đã đạt được điều đó.

Với khoa học, con người hiện nay đã đạt được một số thần thông: thiên lý nhãn, thiên lý nhĩ, đằng vân và đang nuôi tham vọng bất tử qua các kỹ thuật sinh học, nhân giống vô tính v.v…

Tuy nhiên ngày nào nhân loại còn phải bám víu vào khoa học vật lý ngày ấy con người vẫn phải bị chi phối và hạn chế bởi các định luật vật lý. Chỉ qua hai con đường: tâm linh hoặc kết hợp được sức mạnh tâm linh và vật chất con người mới có thể vượt qua được các giới hạn hiện nay.

Phải chăng các giống người ngoài hành tinh (alien) họ chính là những “người trời” sau khi đã tiến hóa rất xa về khoa học, nhưng họ vẫn còn ở tầng trời hữu sắc. Đối với các tầng trời vô sắc, còn phải vượt qua một ngưỡng nữa để tâm có thể tồn tại như một năng lượng độc lập mà không cần phải tựa trên một thân xác vật lý.

Hiển nhiên đấy là một tương lai còn rất xa của nhân loại. Tuy nhiên biết đâu đấy vẫn có thể là sự thật, một sự thật không thể nghĩ bàn, ít ra là với trí thông minh hiện nay của con người?

THÀNH VĂN

Oct., 2012

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2011(Xem: 5955)
Khoa học là sự hiểu biết về thế giới hiệntượng bên ngoài và các ứng dụng của sự hiểu biết ấy. Đấy là cách định nghĩa củakhoa học ngày nay. Thế nhưng cũng có một lãnh vực hiểu biết khác, thiết lập trênnguyên tắc tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác, đặc biệt liên hệ đên cáchiện tượng bên trong (tức nội tâm), và được ứng dụng vàocác hiện tượng như tri thức hay tâm thức chẳng hạn... Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
11/08/2011(Xem: 3001)
Vô minh là một danh từ phát xuất từ Phật giáo. Dân gian ai đi chùa thì ít ra cũng quen thuộc với khái niệm “tham, sân, si”. Si mê hay vô minh nói lên một tâm trạng thiếu sáng suốt đưa đến những hành động tội lỗi trái luân lý. Khi học đạo, người ta nghĩ rằng vô minh chỉ là một khái niệm có lẽ nghiêng về luân lý (ethics) nhiều hơn là khoa học. Gần đây, khi khoa học và tâm lý học phát triển, người ta mới bắt đầu hiểu rằng vô minh có cơ sở khoa học.
25/07/2011(Xem: 6437)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
30/05/2011(Xem: 18586)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
28/05/2011(Xem: 5494)
Mức gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh dưỡng nghiêm trọng.
19/03/2011(Xem: 4285)
Nhiều người ngày nay đã hỏi, “Có phải sự tích tập nghiệp báo là nguyên nhân của những vấn đề như động đất, thí dụ trận động đất vừa tàn phá Haiti”? Nếu trả lời điều ấy, dần dần nó được giải thích rằng tích lũy nghiệp báo của tất cả những chúng sinh trên hành tinh này chịu trách nhiệm cho những đặc trưng phổ biến của hành tinh này và những yếu tố làm nên nó. Với những nhân tố hiện diện, những định luật khách quan của vật lý đã vận hành. Thí dụ, sức nóng tăng lên và những chuyển động đa dạng làm nên kết quả, thí như những mãng của trái đất trượt lên nhau, và v.v… Một biểu hiện của chuyển động ấy là động đất. Từ quan điểm này, động đất là những kết quả không tránh khỏi của hành tinh chúng ta sinh khởi như thế ấy; và nó đã từng sinh khởi như nó là kết quả của nghiệp báo tích lũy vô cùng rộng lớn của tất cả chúng sinh những kẻ đã từng sinh sống tự bao giờ trên hành tinh này. Ông có bình luận gì về điều này?
18/03/2011(Xem: 4474)
Vì kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến nhiều tôn giáo hoạt động vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế nên chúng tôi nhân đây giới thiệu đến quý Phật tử cái nhìn đơn giản về những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay. Trong mục này vì phải đưa ra một số dữ kiện lịch sử cho nên mặc dầu luôn cố gắng giữ mình trên cương vị khách quan, trong tinh thần xây dựng, nhưng dầu sao ít nhiều chúng tôi cũng không tránh khỏi sự sai lầm để cho cái bản ngã đáng ghét, chủ quan hẹp hòi thiển cận của mình xuất hiện. Nếu có đoạn nào không hài lòng, xin quý độc giả rộng tình bỏ qua. Chân thành cảm tạ.
13/03/2011(Xem: 13180)
Các phần lý thuyết và thực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
22/02/2011(Xem: 4416)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
19/02/2011(Xem: 4355)
Sau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567