Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật

17/02/201215:59(Xem: 4078)
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật

Soạn dịch: Nguyễn Điều

94khoahocvasutaisinh

-Tập sách này được biên soạn với mục đích chân thành cống hiến cho nền văn học đạo Phật và dân tộc Việt Nam.

- Kính dâng cha mẹ, thầy tổ, cùng những bậc hữu ân của soạn giả.

- Thân tặng các con Alice Ngọc Thảo, Francois Quang Tuân, Caroline Ngọc Vân, và những ai đã dành cho soạn giả nhiều cảm tình trong việc truyền bá chánh pháp.

- Trao về Huệ Trinh, người bạn chắp nối, đã luôn luôn khuyến khích việc biên soạn.

- Nguyện cầu cho tất cả chúng sinh được bình an, nhất là nhân loại đừng oan trái lẫn nhau.

-Với tinh thần khoa học, đạo Phật nói gì về tâm linh, giác thức, và sự tái sinh?

- Để giải tỏa phần nào câu hỏi ấy, mời quý vị thử đọc qua những trang sách này!

Lời nói đầu

Tập sưu tầm nói vềkhoa học và sự tái sinhnày gồm nhiều đoạn. Mỗi đoạn đề cập đến một số “khía cạnh” của năng lực tinh thần, xuyên qua thể xác đang sống. Cách diễn tả được trình bày dưới dạng một “liên quan” khoa học. Tựu trung tất cả đều hướng về sự sống và tiềm lực tái sinh sau khi chết, theo nhà Phật.

Đây là một đề tài rất khó khăn, đã làm tốn biết bao nhiêu trí lực, giấy mực của các bác sĩ thần học, các triết gia, các tư tưởng gia, và những nhà thông thái, chuyên nghiên cứu về các hiện tượng tâm linh. Nó vốn là một vấn đề vừa thực tế vừa trừu tượng, huyền bí, nên soạn phẩm này cũng chỉ có thể làm sáng tỏ một số vấn đề trên một vài phương diện chủ yếu nào đó mà thôi.

Và châm ngôn thường được nhắc đến trong khi nghiên cứu Phật học, là “nên giữ ý quên lời”…Vì lời lẽ, văn tự dù gọn ghẽ, rõ ràng, sắc bén đến đâu, cũng chỉ là những phương tiện để “vận chuyển” cái “hiểu biết” của người này, nhiệt thành cống hiến đến người khác. Nếu căn cứ vào văn tự để kết luận cái “ngụ ý”thì không bao giờ nhận được sự cảm thông, nhất là trong trường hợp “phải mượn chữ nghĩa chế định (prajnatti) để khả dĩ hiểu thấu chỗ tương quan siêu việt (paramartha)”trong nhà Phật.

Lại nữa, khuôn khổ sinh sống không cho phép người viết dành trọn thì giờ cho sự nghiên cứu lẫn thu thập tài liệu, nên thiếu sót là một điều khó có thể tránh được. Soạn giả vẫn tự biết rằng một tập sưu tầm ngắn chắc chắn không thể nào hoàn hảo, ngưỡng mong chư độc giả niệm tình và bổ túc cho.

Thành thật cảm tạ.

SG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5700)
Mục đích của tâm lý trị liệu pháp là để chữa trị, thoa dịu và làm vơi bớt nỗi khổ đau của những người đang bị dày vò bởi nhiều vấn đề nan giải trong cuộc sống, hay những người được chẩn đoán là đang mắc bệnh tâm thần.
09/04/2013(Xem: 4664)
Sự phát triển của khoa học hiện đại đã tiến tới rất cao, nhưng chỉ hướng về mặt công năng hiển tánh mà phát triển, đối với mặt công năng ẩn tánh, hình như chẳng biết gì cả, vì chẳng biết nên phủ nhận sự tồn tại của nó.
09/04/2013(Xem: 3711)
Mọi sinh hoạt văn minh của nhân loại vạn tượng xum la, bao gồm giáo dục, chính trị, văn hóa, kinh tế, y học v.v... đều nhắm chung mục đích là mong cầu hạnh phúc cho con người.
09/04/2013(Xem: 12364)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
09/04/2013(Xem: 7583)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân.
09/04/2013(Xem: 2036)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo.
09/04/2013(Xem: 10098)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 25925)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 19021)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 10531)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]