Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý thức là gì?

15/01/201204:10(Xem: 5107)
Ý thức là gì?
Ý thức là gì?
Chánh Tấn Tuệ


LTS: Người ta cứ nghĩ rằng, vớisự phát triển của khoa học thì mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới này đềuđược giải thích một cách thỏa đáng. Nhưng thực tế, khoa học càng phát triển thìcàng nảy sinh thêm nhiều vấn đề chưa giải thích được, thách thức trí thông minhvà sự tìm tòi của các nhà khoa học. Để tháo gỡ những khó khăn, những nan giảitrong các lĩnh vực khoa học, nhiều nhà khoa học đã tìm đến với giáo lý đạoPhật, tìm đến với kho tàng triết học đồ sộ của Phật giáo. Liệu triết học Phậtgiáo, cụ thể ở đây là Duy thức học, có thể giúp họ đưa ra những kết luận rõràng về vấn đề trí thông minh nhân tạo, về những câu hỏi đến từ Cơ học lượngtử, từ Tâm lý học, Xã hội học…? Để giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề này,xin giới thiệu đến bạn đọc loạt bài nghiên cứu chuyên sâu vềDuy thức học, vấn đề Ý thức - một vấn đề được nhiều nhà Phật học và nhiều nhànghiên cứu tìm hiểu từ lâu, song vẫn luôn có những phát hiện mới mẻ.

Vịtrí và vai trò của ý thức

Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hailà ý thức và vô thức. Duy thức học thì phân làm tám và ý thức là một trong támphần đó. Như vậy, nhìn theo quan điểm nào thì ý thức cũng chỉ là một phần củatâm. Tuy vậy, ý thức rất năng động và có phạm vi hoạt động rất lớn.

Ý thức có thể hướng ra ngoài để tìm hiểu về thếgiới, có thể hướng vào trong để tìm hiểu nội tâm, khám phá vô thức. Ý thức cóthể duyên được cả ba thời, dung thông cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Ýthức có khả năng liên tưởng, tưởng tượng, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp,suy luận, kết luận… Ý thức còn có vai trò điều khiển nhiều hoạt động của thânxác. Tóm lại, ý thức là thành phần lanh lợi và đa năng nhất của tâm, nên nóđược xem là công cụ chính yếu của triết học và khoa học.

Con người là con vật biết tư duy. Chính tư duy đãlàm cho chúng ta khác hẳn với các loài khác. Tư duy là một hoạt động của ýthức. Với ý thức, con người đã tạo ra nhiều ngành khoa học, gặt hái được nhiềutri thức. Qua đó con người đã làm thay đổi thế giới, thống trị thế giới. Hiệnnay, chúng ta đã sở hữu được một lượng kiến thức và tri thức khổng lồ về cáchiện tượng thiên nhiên và tâm linh nhưng chúng ta lại có quá ít hiểu biết về ýthức của chính mình. Câu hỏi “ý thức là gì?” trở thành yêu cầu cấp bách.

Giải quyết câu hỏi này sẽ giúp chúng ta hiểu đượcbản chất của nhận thức và tư duy, qua đó giải quyết được nhiều vướng mắc mà cácngành khoa học đang gặp phải. Trả lời được câu hỏi trên cũng giúp chúng ta giảiquyết được vấn đề nhận thức của khoa học. Vì sao? Vì khoa học là những môn họcvề hiện tượng, qua quá trình phát triển hiện đang phải đối mặt với vấn đề bảnthể học. Có thể nêu cụ thể một số trường hợp sau:

1. Trong lãnh vực robot học, có một câu hỏi gâytranh cãi trong các thập kỷ qua là: “Trí thông minh nhân tạo” (artificialIntelligence) có thể trở thành hiện thực không? Nói cách khác, người ta có thểtạo ra các robot thông minh như con người không? Nhiều nhà khoa học cho rằng có.Nhiều nhà khoa học khác cho rằng không. Cho đến nay vấn đề này chưa ngã ngũ vìchưa giải quyết được câu hỏi ý thức là gì?

2. Trong lãnh vực vật lý: Theo quan điểm cổ điển,thế giới là một thực thể tồn tại độc lập với ý thức của con người. Chính vì thế,thái độ đúng đắn của một nhà vật lý là đóng vai trò quan sát khi làm thínghiệm. Trong vật lý hiện đại, cụ thể là trong cơ học lượng tử, khi quan sátcác thành phần cơ bản của vật chất, các hạt cơ bản, các hạt này vừa có tínhliên tục của sóng, vừa có tính không liên tục của hạt. Điều khó hiểu là khi conngười tìm cách đo lường quan sát, nó mới tự cụ thể hóa bằng hạt. Nếu không cóquan sát viên thì không thể nói nó là gì. Chính vì thế, trong cơ học lượng tử,nhà vật lý không chỉ đóng vai trò một quan sát viên mà còn đóng vai trò của mộtngười tham gia khi làm thí nghiệm. Điều này đặt ra một số câu hỏi sau: Phảichăng thế giới được xây dựng bằng ý thức của con người? Phải chăng thế giớiđược hình thành do có sự tham gia của ý thức? Nếu có, ý thức tham gia ở mức độnào trong việc tạo nên thế giới?

Trên chỉ là hai trường hợp cụ thể. Trong thực tế,việc hiểu được ý thức còn giải quyết được nhiều vướng mắc của các ngành khoahọc khác.

Ýthức trong Duy thức học

Theo Duy thức học, tâm chúng ta tạm phân thành tám:Năm thức trước, là nhãn thức, nhĩ thức, tĩ thức, thiệt thức, thân thức, đượcgọi là tiền ngũ thức, cộng với phần ý thức được gọi là sáu thứcngoài, vì chúng ta dễ dàng nhận ra chúng. Hai thức sau là thức mạt-na vàthức thứ tám, gọi là hai thức trong,vì chúng hoạt động một cách âmthầm, sâu kín, khó nhận thấy. Sáu thức ngoài hoạt động có gián đoạn, lúc có,lúc không. Hai thức trong hoạt động không gián đoạn.

Căn,cảnh, thức

Sáu thức ngoài mỗi thức đều có chỗ nương riêng. Chỗnương của thức gọi là căn. Nói cách khác, căn là nơi phát ra thức. Tương ứngvới sáu thức ta có sáu căn là nhãn căn (con mắt), nhĩ căn (lỗ tai), tĩ căn (lỗmũi), thiệt căn (cái lưỡi), thân căn (cơ thể) và ý căn (chính là mạt-na). Sáucăn, mỗi căn có khả năng kết hợp với một loại cảnh riêng, để tạo ra thức. Cụthể như:

Nhãn căn kết hợp với sắc cảnh để tạo ra nhãn thức,là sự nhận biết về sắc tướng (hình ảnh, màu sắc).

Nhĩ căn kết hợp với thanh cảnh để tạo ra nhĩ thức,là sự nhận biết về âm thanh.

Tĩ căn kết hợp với hương cảnh để tạo ra tĩ thức, làsự nhận biết về mùi.

Thiệt căn kết hợp với vị cảnh để tạo ra thiệt thức,là sự nhận biết về vị.

Thân căn kết hợp với xúc cảnh để tạo ra thân thức,là sự nhận biết về xúc chạm.

Ý căn kết hợp với pháp cảnh để tạo ra ý thức, là sựnhận biết về pháp.

Đến đây, để dễ nhận ra tính thực tế và hợp lý củacách phân chia trên, chúng ta hãy làm một sự đối chiếu giữa Duy thức học và Tâmlý học mà cụ thể là Phân tâm học phương Tây.

Theo Phân tâm học, tâm linh chúng ta được phânthành hai là ý thức và vô thức.

Vô thứclà phần tâm linh hoạt động ở bên ngoài ý thức. Ý thức của chúng ta chỉbiết được chút ít về vô thức. Có nhiều vùng của vô thức, ý thức hoàn toàn khôngbiết. Vô thức chính là thức mạt-na và thức thứ tám trong Duy thức học.

- Vì chưa thể phân tích vô thức thành hai phần nhưDuy thức học, nên Phân tâm học không thể lý giải tính cá nhân, còn gọi là sựchấp ngã, có mặt nơi các chủ thể nhận thức. Chấp ngã, là cho rằng ta là chủ thểthân tâm của chính mình.

- Vì ý thức lấy mat-na làm căn, phần này thuộc vềvô thức, nên ý thức luôn chịu sự tác động của vô thức. Đây là điều đã được Phântâm học khám phá, nhưng Phân tâm học chưa thể chỉ ra tác động ấy trong từng ýniệm như Duy thức học.

Sáu thức ngoàiđược Phân tâm học gom về ý thức. Sở dĩ có hiện tượng này, vì theo truyềnthống, các nhà tâm lý phương Tây vẫn cho rằng các giác quan như mắt, tai… làthành phần của bộ máy sinh lý. Chỉ có ý thức là thành phần của bộ máy tâm thần(thành phần tâm lý). Điều này dẫn đến các hệ quả sau:

Việc xem mắt là chiếc máy chụp ảnh, tai là máy ghiâm… khiến Tâm lý học không thể giải thích tại sao khi một tác động bên ngoài(là một hiện tượng vật lý, thuần mang tính vật chất) kích thích lên các giácquan (cũng là thành phần mang tính vật chất) lại tạo ra các cảm giác, là mộthiện tượng tâm lý. Tâm lý gia Bourdon nói: “Sự xuất hiện cảm giác sau khi có sựkích thích không thể giải thích được”. Nếu quy các cảm giác về cho ý thức,chúng ta vẫn gặp lại những khó khăn trên, nên Clarapèle viết: “Vấn đề triết họcliên hệ đến nguồn gốc của ý thức là vấn đề khó khăn nhất”. Cụ thể hơn, dù máychụp hình có ghi lại được các hình ảnh thì chúng ta cũng không thể nói rằng máychụp ảnh biết được các hình ảnh mà nó đã chụp được.

Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có haiphần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quanmắt, tai… mà ta có thể nhận biết. “Thắng nghĩa căn” là phần tịnh sắc vi tế. Nólà thể của phù trần căn, và là chỗ nương chính của 5 thức nhãn thức, nhĩ thức… BátThức Qui Cũnói: “Ngũ thức đồng y tịnh sắc căn”. Căn, là chỗ thức y tựa,nhưng cần hiểu nó như một duyên giúp 5 thức sinh khởi hơn là thứ tạo ra 5 thức.Gốc, đều bắt nguồn từ thức thứ tám.

Theo tinh thần Duy thức, các căn đều là sự biếnhiện của thức, không lìa thức mà có, nên ở nơi căn đã hàm chứa đủ hai thànhphần sinh lý và tâm lý. Vì vậy, việc xuất hiện các cảm giác (các thức ngoài)khi căn tiếp xúc với trần cảnh là điều tự nhiên.

Việc quy 6 thức ngoài vào ý thức đã đồng hóa sựnhận biết của 5 thức trước với việc nhận biết của ý thức. Điều này không phùhợp với thực tế. Trên thực tế, ý thức không thể nhận biết trực tiếp về trầncảnh. Ta có thể dễ dàng kiểm chứng: Nếu mắt bị mù, tai bị điếc… thì chúng takhông thể nhận thức về hình ảnh, âm thanh… dù các cảnh ấy đang hiện diện và ýthức vẫn còn đó. Ý thức chỉ biết các trần cảnh thông qua 5 thức ngoài và xem đólà những biểu hiện của pháp. Nói cách khác, thứ mà ý thức nhận biết là pháp,không đồng với đối tượng nhận biết của 5 thức ngoài.

Vậy “Pháp” là gì? Tại sao đối tượng nhận biết của ýthức lại là pháp? Tâm của ta vận hành thế nào để tạo ra một ý niệm về pháptrong ý thức?

Muốn hiểu được các điều trên, trước hết cần phânbiệt hai loại ý thức: Ý thức hiện lượng và ý thức phân biệt.

Ýthức hiện lượng và ý thức phân biệt

Ý thức hiện lượng: Còn gọi là ý thức vô phân biệt, là loại ý thứcvừa sinh ra đã có(1) Lúc còn bé, ngườita thường sống với loại ý thức này. Với ý thức vô phân biệt, chúng ta cũng biếtvề trần cảnh thông qua 5 giác quan, nhưng không khởi lên các ý niệm phân biệtnhư cái này, cái kia, trong, ngoài…

Ý thức phân biệt: Loại ý thức này chỉ xuất hiện và phát triển theo quá trình lớn lên củacon người. Đây là loại ý thức tập thành. Nghĩa là do huân tập mà có. Ý thứcphân biệt có được từ kinh nghiệm sống của cá nhân và từ sự giáo dục của giađình và xã hội.

Thí dụ 1: Một đứa bé bò chơi quanh phòng, chụp đượcgì liền cho vào miệng. Nếu nuốt được nó sẽ nuốt, không nuốt được nó sẽ nhả ra.Nếu sự việc này diễn ra nhiều lần (tập) đứa bé sẽ dần nhận ra thứ gì ăn được,thứ gì không ăn được.

Thí dụ 2: Một đứa bé, nếu được hướng dẫn cái này làghế, cái này là bàn… và sự hướng dẫn diễn ra nhiều lần (tập) thì về sau đứa bésẽ tự mình gọi tên khi nó gặp các vật đó.

Hai thí dụ trên cho thấy việc huân tập từ kinhnghiệm sống và từ sự giáo dục đã làm hình thành các ý niệm phân biệt. Khi ýthức lấy các ý niệm phân biệt này làm cơ sở cho sự nhận biết về thế giới thìgọi là ý thức phân biệt.

Nơi người trưởng thành, ý thức phân biệtchiếm ưu thế. Ý thức hiện lượngvẫn còn đó nhưng khó nhận ra. Khi căntiếp xúc với trần cảnh, ở sát na đầu tiên, ý thức vẫn còn trong trạng thái hiệnlượng. Qua sát na thứ hai, ý thức phân biệt mới xuất hiện.

Những ý niệm phân biệt được tạo ra theo nhiều cáchkhác nhau. Ở con người, phương tiện chính để tạo ra các ý niệm phân biệt làngôn từ. Ngôn từ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các ý niệm phân biệtcho con người.

Đôiđiều cần biết về ngôn từ

Trước hết, chúng ta cần lưu ý, khi mới sinh rakhông ai biết gì về ngôn ngữ. Nếu một cá nhân không được hướng dẫn, dạy dỗ,không có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ thì cá nhân ấy khi lớnlên vẫn không biết sử dụng ngôn ngữ. Điều đó cho thấy, ngôn ngữ không phải làmột hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng tập thành. Ngôn ngữ chỉ được hìnhthành sau quá trình huân tập.

Ngôn ngữ với tính cách uyển chuyển của nó đã chophép tạo ra vô vàn ý niệm phân biệt. Như cũng là màu xanh mà có xanh nhạt, xanhđậm… càng có nhiều ý niệm phân biệt thì ý thức phân biệt càng phát triển, kéotheo sự phát triển của tư duy. Vì thế, chính ngôn từ và sự giáo dục đã làm chocon người khác hẳn các sinh vật khác.

Thông thường, một đứa bé bắt đầu tiếp cận với ngônngữ bằng cách tập gọi tên các sự vật quen thuộc. Việc gọi được tên các sự vậtgóp phần tạo ra sự nhận thức tách biệt rạch ròi giữa các sự vật. Song song vớiquá trình tách biệt các sự vật với nhau, là tiến trình gắn thuộc tính cho từngsự vật. Điều này dẫn đến một cách nhận thức mới. Đó là cách nhận thức về các sựvật trong thế giới thông qua ngôn từ. Đây là môi trường hoạt động chính của ýthức phân biệt.

Nhìn trên chiều sâu của tâm, ngôn từ đã hình thànhtheo phương thức sau: Khi một đứa bé được chỉ dạy cái này là bàn, cái này làghế… thì hình ảnh và tên gọi của các vật sẽ được ghi nhận và lưu trữ trong tâm.Nếu việc chỉ dạy này diễn ra nhiều lần, về sau khi bắt gặp các vật đó, đứa bésẽ gọi được tên các vật đó.

Sau khi ghi nhận, ngôn từ và hình ảnh của sự vậtđều được lưu trữ trong tâm. Nói chính xác là được lưu trữ trong thức thứ tám.Vì sao? Vì 5 thức ngoài hoạt động có gián đoạn và chỉ duyên với các cảnh hiệntại, nên ngôn từ và hình ảnh không thể lưu trữ ở đó. Chúng cũng không thể đượclưu trữ nơi ý thức, vì ý thức hoạt động có gián đoạn. Lại nữa, nếu được lưu trữở ý thức thì chúng ta phải thường thấy chúng. Trên thực tế, ngôn từ về một sựvật nào đó chỉ xuất hiện lúc thích hợp. Lúc bình thường nó không xuất hiện nơiý thức. Do có khả năng lưu trữ đó mà thức thứ tám còn có tên là “tạng thức”, làkho chứa các chủng tử thức.

Trong thời điểm hiện tại, khi mắt bắt gặp một sựvật mà ta có thể gọi tên chúng, điều đó cũng có nghĩa là tên gọi các sự vật đãđược lưu trữ trong tạng thức. Nói theo Phân tâm học, là đã được lưu trữtrong vô thức. Nếu trước đây ta chưa từng biết tên các sự vật đó, thì ở hiệntại khi bắt gặp các sự vật đó, ta không thể biết tên gọi của chúng.

(Còn tiếp)

(1) Đâychỉ nói về hiện đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 8806)
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.
16/12/2013(Xem: 18076)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
14/12/2013(Xem: 35098)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
11/12/2013(Xem: 22285)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
10/12/2013(Xem: 19299)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24206)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 31746)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 57640)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23488)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19245)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]