Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trái Đất đang bị hủy diệt vì con người ăn nhiều thịt

28/05/201115:22(Xem: 5481)
  • Tác giả :
Trái Đất đang bị hủy diệt vì con người ăn nhiều thịt

TRÁI ĐẤT ĐANG BỊ HỦY DIỆT
VÌ CON NGƯỜI ĂN NHIỀU THỊT


Dưới đây là 8 lý do khiến cho trái đất bị hủy diệt vì thói quen ăn thịt của chúng ta

1. Đốt nóng hành tinh

Thế giới tiêu thụ khoảng 230 triệu tấn thịt động vật mỗi năm – lớn gấp đôi 30 năm trước. Thường chúng ta chăn nuôi bốn loại - gà, bò, cừu và lợn - tất cả đều đòi hỏi số lượng lớn thức ăn và nước, thải ra khí metan và những loại khí khác làm khí hậu nóng lên. Chúng cũng sản xuất cả núi chất thải hữu cơ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước…


Các tác giả bản tường trình “cái bóng dài của đàn bò” đã tính toán không chỉ số lượng khí metan do đàn bò thải ra, mà cả ác loại khí bốc ra từ chất thải của chúng, số nhiên liệu tiêu hao khi vận chuyển thịt đến điểm tiêu thụ, số điện tiêu thụ bảo quản thịt đông lạnh, lượng gas sử dụng trong khâu chế biến, năng lượng tiêu hao để làm đất nuôi trồng thức ăn cho gia súc, và thậm chí cả nước ngọt cần thiết cho đàn bò. Và kết quả là một con số lớn hơn tổng khí thải của xe hơi, máy bay và các phương tiện vận tải cơ giới gộp lại.

Các nhà khoa học thuộc Ngân hàng Thế giới đã tăng con số trên tới 51% sau khi tính cả nhiều nhân tố khác, như các khoản chi phí sản xuất phân bón cần thiết cho nuôi trồng thức ăn chăn nuôi hoặc kim loại để đóng tầu vận chuyển gia súc.

Sự tính toán chính xác ảnh hưởng của chăn nuôi đối với môi trường là cơn ác mộng toán học. Và dù tính chi li hay xuê xoa, dù chỉ là 5-10%, hoặc lên tới 50% lượng khí làm Trái đất nóng lên, thì ngành chăn nuôi vẫn thuộc loại hình hoạt động làm hủy hoại môi trường lớn nhất.

2. Ngốn quá nhiều đất đai

Mức gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh dưỡng nghiêm trọng. Việc sản xuất thực phẩm chiếm dụng diện tích ngày càng lớn trên Trái đất. Nhu cầu của con người ăn chay cần không gian nhỏ hơn nhiều so với người ăn thịt. Một gia đình trung bình tám khẩu ăn chay ở Banglades chỉ cần diện tích canh tác 1 ha, trong khi một người Mỹ tiêu thụ trung bình 120 kg thịt/năm cần tới 20 ha đất đai!


Gần 30% địa bàn Trái đất không bị đóng băng được sử dụng để chăn nuôi bò hoặc trồng cỏ làm thức ăn cho chúng. Trong khi đàn bò ăn phần lớn các sản phẩm canh tác thì trên hành tinh mỗi ngày có hàng tỷ người đói ăn! Các nhà khoa học thuộc Đại học Corrnell (Mỹ) đã tính được rằng năm 1997 diện tích trồng rau, lúa mỳ, hoa quả, khoai tây và đậu nành trên toàn nước Mỹ chỉ chiếm diện tích 13 triệu hécta. Trong khi diện tích sử dụng chăn nuôi bò lên tới 302 triệu héc ta. Rắc rối ẩn giấu ở chỗ: hiệu suất “chế biến” thức ăn thành sản phẩm của gia súc nuôi đại trà quá thấp. Trong khi để sản xuất 1 kg thịt, gia cầm chỉ cần trung bình 3,4 kg thức ăn, nhưng để có 1 kg thịt lợn nuôi phải cần tới 8,4 kg thức ăn.

Các nhà khoa học cũng tính được, nếu sử dụng số ngũ cốc phương Tây chăn nuôi gia súc để chế biến thức ăn cho con người, ít nhất có thể nuôi sống số nhân loại lớn hơn hai lần so với hiện nay.

Súc vật hiện được chăn nuôi tại các quốc gia châu Âu duy nhất nhằm mục đích giết mổ lấy thịt trong thời gian ngắn nhất có thể. Trong khi tại các vùng lãnh thổ nghèo, đặc biệt tại những vùng khô cằn, động vật có sừng đóng vai trò thành phần trung tâm của cuộc sống và nền văn hóa, thường là nguồn sống và tài sản đối với hàng triệu dân chăn thả. Dân du mục quanh năm vận động theo đàn súc vật trở thành nền tảng nền kinh tế nhiều quốc gia châu Phi. Theo Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế, hình thức nuôi thả động vật có sức và móng này thân thiện hơn với môi trường và năng suất cao hơn so với phương pháp chăn nuôi công nghiệp tại Australia hoặc Mỹ.

3. Tiêu thụ quá nhiều nước ngọt

Khi ăn món bít tết bò hay món gà rán, chúng ta đồng thời đã sử dụng lượng nước không nhỏ mà những con vật từng tiêu thụ để tồn tại. GS John Robbin đã tính được, để sản xuất 1 kg khoai tây, lúa mỳ, ngô và gạo cần tương ứng 120, 216, 336 và 450 lít nước. Tuy nhiên, để sản xuất được 1kg thịt bò, cần có tới trên 18 ngàn lít nước. Để có một lít sữa bò – cần 1.000 lít nước ngọt.

Lợn cũng thuộc loại động vật tiêu thụ nhiều nước nhất. Một trang trại chăn nuôi cỡ trung bình (đàn lợn 80 ngàn con) ở Mỹ mỗi năm tiêu tốn 337,5 triệu lít nước. Những trang trại lớn với đàn lợn cỡ triệu con sử dụng lượng nước sinh hoạt tương đương một thành phổ.

Thực tế ngành chăn nuôi gia súc hiện sử dụng tới 70% dự trữ nước ngọt dành cho con người. Bởi thế nhu cầu tiêu thụ thịt gia tăng, nước ngọt cho nhu cầu sản xuất lẫn sinh hoạt sẽ cạn kiệt. Các quốc gia giàu có, nhưng thiếu nước ngọt như A Rập Saudi, Libia, các nước vùng vịnh Persja hay CH Nam Phi khẳng định, cần sản xuất thực phẩm tại những quốc gia nghèo hơn, để bảo vệ dự trữ nước ngọt của chính mình. Cũng vì thế mà họ đã mua hoặc thuê hàng triệu ha đất ở Etiopia và nhiều quốc gia khác. Bằng cách này họ tiết kiệm nước ngọt tại chính quốc.

Việc chặt phá rừng trên quy mô toàn cầu kéo dài hơn 30 năm không nhằm mục đích khai thác gỗ, mà chủ yếu lấy diện tích chăn nuôi bò, trồng đậu nành và trồng cọ lấy dầu.

Trong bản tường trình “thực phẩm của chúng ta sống bằng gì?” mới nhất của mình, tổ chức môi trường Friends of the Earth đánh giá, mỗi năm thế giới tàn phá khoảng 6 triệu heta rừng (tương đương diện tích nước Litva) vì mục đích phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

4. Làm ô nhiễm đất đai

Nền nông nghiệp và chăn nuôi trên phạm vi công nghiệp nắm địa vị chi phối tại các quốc gia phương Tây. Một trang trại đơn lẻ có thể thải ra lượng chất thải tương đương một thành phố. Trung bình, để cung cấp một kg thịt bò cho chúng ta ăn, con bò đã thải ra môi trưởng tối thiểu 40kg chất thải rắn. Nếu hàng ngàn con bò nuôi trên diện tích hạn chế, hiệu ứng sẽ thật khủng khiếp. Phân động vật thường được đổ vào những bể chứa khổng lồ - công trình thường bị vỡ hoặc dò rỉ, làm ô nhiễm dữ trữ nước ngầm và các dòng sông bởi lượng nito, fosfo và nhiều chất độc hại khác.

Hàng năm có hàng chục ngàn kilomet sông ngòi tại Mỹ, châu Âu và châu Á bị ô nhiễm vì chăn nuôi. Chỉ một vết nứt bể chứa dò rỉ hàng triệu lít chất thải từ trại nuôi lợn lớn ở Bắc Carolina(Mỹ) năm 1995 đã giết chết đàn cá hàng triệu con và làm tê liệt trang trại nuôi tôm diện tích 364 ngàn ha mặt nước biển.

5. Ô nhiễm các Đại Dương

Vụ tràn dầu ở vịnh Mexico giữa năm 2010 không phải là thảm họa môi trường duy nhất tại vùng lãnh thổ này. Đã từ lâu, 13.000-20.000 km2 diện tích mặt biển và cửa sông Mississipi đã bị coi là “vùng chết” vì phân động vật, các nguyên tố nito, phân hóa học và những thứ độc hại khác thải ra từ các trang trại chăn nuôi. Các chất ô nhiễm đã lấy hết nguồn oxy của cơ thể sống khác.


Từ bờ biển Bắc Âu đến bờ biển Đông Nam Á, giới khoa học đã nhận diện được 400 vùng biển chết với diện tích 1.000-70.000 km2. Chăn nuôi không phải là thủ phạm duy nhất, song chắc chắn là một trong số các nguyên nhân nghiêm trọng nhất.

6. Ô nhiễm bầu không khí

Tất cả những ai sống gần trang trại chăn nuôi lợn đều biết rõ bầu không khí tại đó khó chịu thế nào. Ngoài các chất gây hiệu ứng nhà kính như metan hay cacbonic, đàn bò và lợn còn thải ra nhiều khí độc hại khác. Tại Mỹ, đàn bò và canh tác ngũ cốc làm thức ăn gia súc đảm trách 37% tổng số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại quốc gia này, trên 50% thuốc kháng sinh sản xuất tại Mỹ, 1/3 lượng nito và fosfo thải vào nguồn nước. Các trang trại nuôi bò tạo ra gần 2/3 lượng amoniac tổng hợp(nhân tố chính tạo mưa axit).

7. Đầu độc con người

Chất thải động vật chăn nuôi chữa nhiều mầm bệnh, trong đó có khuẩn salmonella, vi trùng E.Coli và nhiều vi trùng gây bệnh khác có thể thâm nhập vào cơ thể con người. Mỗi năm người ta trộn hàng tấn thuốc kháng sinh vào thức ăn gia súc – yếu tố làm xuất hiện nhiều loại vi trùng nhờn thuốc kháng sinh, tức gây khó khăn trong nỗ lực điều trị bệnh ở con người.

8. Góp phần làm cạn kiệt dự trữ dầu lửa thế giới

Ngành công nghiệp chăn nuôi ở các quốc gia phương Tây phát triển dựa vào dầu lửa. Vì thế năm 2008, khi giá nhiên liệu đột ngột nhảy vọt, tại 23 quốc gia đã xảy ra bạo động vì lý do tăng giá các mặt hàng thực phẩm. Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, ngành chăn nuôi đã tiêu thụ 1/3 tổng sản lượng các nguồn nhiên liệu khai khoáng hàng năm của đất nước.

Nguồn bee.net/ (Theo Hoa Quỳ - Tri Thức Trẻ / Nauka)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2016(Xem: 31446)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
22/03/2016(Xem: 5704)
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), hay Pháp Hoa, Phật ám chỉ ba cỗ xe (Tam Thừa) cũng chỉ là thành phần của một cỗ xe, là Nhất Thừa (sa. ekayāna) và kinh chỉ dạy tuỳ theo khả năng tâm trí, tiếp thu bất đồng của mỗi Phật Tử.
06/03/2016(Xem: 8496)
Cách đây khoảng 5 năm, tôi đã có dịp trình bầy một bài về " Khoa học thần kinh (neurosciences) và đạo Phật ", trong đó có nói nhiều đến thiền định: Từ đó đến nay đã có nhiều tiến bộ về nghiên cứu khoa học về phương pháp này, được gọi là " thiền tỉnh thức " (mindfulness).
26/01/2016(Xem: 12158)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
15/12/2015(Xem: 6585)
Yêu thương hay thù oán không chỉ là tình riêng cuả mỗi con người mà còn là một cảm xúc chính trị. Đã có nhiều thí dụ cho thấy là các hiệu ứng của cảm xúc này lan toả đến hệ thống pháp luật, mà đòi công lý hay tự thiêu của dân oan tại Việt Nam là trường hợp phổ biến. Thực ra, trong bất cứ một nền tảng công lý nào thì điểm chính yếu cũng là phải tìm ra một hệ thống luật pháp công minh và tinh thần trọng pháp của người dân và chính quyền để áp dụng trong thực tế.
09/12/2015(Xem: 7176)
Theo đa số các nhà nghiên cứu, thực trạng nóng lên toàn cầu (global warming) hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu (global climate change) là có thật và ngày càng gia tăng một cách trầm trọng. Nguyên nhân chính là sự gia tăng quá nhanh trong việc thải khí cạc-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong vòng 30 năm qua do đốt nhiên liệu hóa thạch, fossil fuels (Cox, P. M., et al., 2000), cũng như những hoá chất khác không phải do hoá học hữu cơ (Hansen, J., et al., 2000), và vì nhu cầu sinh hoạt của con người từ sự nhả khói và khí độc của các hãng xưởng công nghệ lớn nhỏ, xe ô-tô cho đến nạn phá rừng, các trại chăn nuôi súc vật đến chất liệu phế thải của các nhà máy thuỷ điện, v.v...
03/12/2015(Xem: 27251)
Đức Phật lịch sử tuyên bố trên internet rằng: "Như Lai không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Như Lai mà thôi. Những gì người trí chấp nhận, Như Lai chấp nhận." Sư Triệu Châu mang bát gậy dạo khắp các tùng lâm và tự khuyên mình như sau: 七歲童兒勝我者、我即問伊。百歲老翁不及我者、我即教他。Trẻ con bảy tuổi hơn ta thì ta hỏi nó, ông già trăm tuổi chẳng bằng ta thì ta dạy va."
07/10/2015(Xem: 19436)
Pháp là các Pháp, Giới là Cảnh Giới, giới hạn. Các Pháp Đều có tự thể nhưng vì cảnh giới không đồng cho nên phải phân ra từng cảnh giới. Mỗi cảnh giới là một Pháp Giới như mười cảnh giới: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn, Trời, Người, A-Tu-La, Qủi, Súc Sanh, Địa Ngục gọi là mười Pháp Giới. Nói một cách tổng quát tất cả các pháp trong thế gian, sự vật trong vũ trụ, đều gọi chung là Pháp Giới. Trong vũ trụ vô cùng vô tận, trải qua thời gian, lúc nào và nơi nào cũng có Phật Pháp, gọi chung là Pháp Giới (cõi Pháp của Phật). Trong đời thuyết pháp độ sinh của Đức Phật, Ngài dạy vô số pháp môn, tất cả những Pháp Môn ấy cũng gọi là Pháp Giới. Tất cả những Sự, Lý trên đời đều gọi là Pháp Giới.
26/07/2015(Xem: 10225)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ? I . Triết học là gì? Triết học (philosophy) là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ đại: philosophia ( tiếng phiên âm theo Anh văn), có nghĩa là lòng yêu mến sự hiểu biết. Nói rộng hơn, triết học là những quan niệm, tư tưởng, thái độ của một cá nhân hay một nhóm người siêu việt.
25/07/2015(Xem: 5054)
Đức Phật thực ra thấy tất cả vũ trụ trước ai hết : "Trong chú giải kinh Vô Lượng Thọ, lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã nói rất rõ ràng: Trước đây, chúng ta tưởng một đơn vị thế giới được nói trong kinh Phật là một thái dương hệ; thật ra, phải nên hiểu một đơn vị thế giới là hệ Ngân Hà thì mới đúng. Nếu một đơn vị thế giới là một hệ Ngân Hà, một tiểu thiên thế giới là một ngàn hệ Ngân Hà. Mười ức hệ Ngân Hà mới là một đại thiên thế giới. Cách nói này cũng rất hợp lý, nói theo kiểu này mới có thể tương ứng với những điều kinh đã giảng. Có thể thấy Phật pháp còn quan sát vũ trụ tỉ mỉ, rõ ràng hơn các nhà thiên văn trong hiện đại."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567