Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ứng Dụng Các Nguyên Lý Phật Giáo Vào Nghiên Cứu Và Phát Triển Trong Khoa Học - Bài II

13/01/201115:30(Xem: 3573)
Ứng Dụng Các Nguyên Lý Phật Giáo Vào Nghiên Cứu Và Phát Triển Trong Khoa Học - Bài II

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT GIÁO

VÀO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHOA HỌC Bài II

Làng Đậu

Các bạn thân mến,

Trong một thời gian khá lâu người viết đã không có dịp tiếp tục với đề tài này. Phần là vì sự bận rộn gia tăng do bởi một nền kinh tế Hoa Kỳ khá ảm đạm (nên phải lo "giữ mồm" trước :-) phần nữa là thật sự để vận dụng được một ý kiến triết học nào đó thì điều cần thiết là người vận dụng phải thẩm thấu được cốt lõi của ý kiến đó đồng thời lại phải tự thân lọt vào các tình huống hay cơ hội thuận tiện để các hiểu biết bộc lộ ở dạng ứng dụng. Vô duyên thì dù có muốn cũng hỏng. Mãi đến nay mới có dịp xin trình tiếp với các bạn bài thứ nhì là vậy.

Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giả và chúng sinh khỏi đau khổ luân hồi. Ngay chính đức Phật lúc còn tại thế cũng tránh không trả lời cho người ngoài đạo các câu hỏi triết lý xa vời vốn it liên can đến sự tu chứng để giải thoát -- thế thì việc cố ý sử dụng các nguyên lý, đạo pháp hay các lời dạy từ trong Phật giáo phải chăng là một kiểu đi ngược với mong mỏi và mục tiêu ban đầu mà đức Phật đã đề ra hay không, và hơn thế nữa, đạo Phật vốn chỉ áp dụng cho loài hữu tình có ý thức (nhất là người) thì dính dáng chi đến việc ứng dụng vào các nghiên cứu có tính vật chất thường tục?"

Câu hỏi ở đây có hai ý: Thứ nhất, dĩ nhiên mục tiêu tối hậu của Phật giáo là đạt giải thoát khỏi đau khổ của luân hồi nhưng để đi đến được các giải thoát đó, cần có các yếu tố đủ chín mùi mà trong đó hành giả phải tích tụ đủ duyên nghiệp phù hợp -- Như thế, việc nuôi dưỡng lòng từ bi là một yếu tố quan trọng tương đương không kém so với việc phát triển trí tuệ. Bởi đó động lực của hành vi vị tha không phân biệt thân sơ, giữ vai trò quan trọng để tạo duyên/nghiệp như thế.

Vậy thì việc tìm cách ứng dụng của Phật học vào các nghiên cứu nhằm đem lại phúc lợi và tiến bộ cho đời sống con người cũng sẽ không khác chi các hành vi từ bi khác, có khác chăng là việc các ứng dụng vào khoa học nếu có của Phật học càng tạo thêm được các bằng chứng về sự đúng đắng cũng như nuôi dưỡng tín tâm vào Phật giáo.

Ý thứ hai về việc áp dụng của Phật giáo thật ra có một cơ sở biện chứng rõ ràng: Dù nhiều đối tượng của các nghiên cứu khoa học không thuộc diện con người hay chúng sinh có tâm thức, nhưng khi nhìn vào các khía cạnh chung thì cả ý thức lẫn vật chất đều chia sẻ cùng nhau các luật cơ bản đó là luật duyên khởi và vô thường chóng vánh. Như thế, dòng sinh diệt liên tục của chúng đều có thể ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cả hai cùng chịu các tác động như nhau của môi trường nên các phản ứng tùy trường hợp sẽ có thể giống nhau nhiều hay ít.

Thứ đến, quan trọng hơn, điều cần chú ý là các đối tượng nghiên cứu khoa học đặc biệt là các sản phẩm có đặc tính tinh khôn dù ở bậc thấp (như các máy vi tính, các robot, ...) đều là sản phẩm của ý thức nên ít nhiều phải có dấu vết của ý thức tác động lên các chức năng và các hoạt động của chúng (bao gồm ý tưởng áp dụng các lý thuyết toán học và vật lý vào các kiến trúc máy tính chẳng hạn), và do đó, sẽ có một số đặc tính sao mượn hay phản ứng theo cách mà ý thức của người sáng tạo đã cài lên nó. Do đó, việc áp dụng Phật giáo lên các đối tượng phi tâm thức của khoa học là hoàn toàn khả thi miễn là người nghiên cứu biết mình đang làm gì và điều đó có hợp lý hợp tình hay không. Tức là phải hiểu rõ phạm vi nào để ứng dụng.

Mặc dù đã hết sức cố gắng để dùng lời văn giản dị, nhưng vì các ví dụ trong bài đều có thể cần đến nhiều thuật ngữ chuyên môn trong khoa học máy tính. Các thuật ngữ này vốn chưa được tiêu chuẩn hóa sang Việt ngữ. Do đó, sự trình bày sẽ ít nhiều đòi hỏi người đọc chú tâm ở mức cao cũng như có một kiến thức đủ về các thuật ngữ máy tính.

Cuối cùng, bài viết này được khởi lên từ nguyện vọng mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp cùng "tình trạng", đây không phải là bài giáo khoa lại càng không phải là bài giảng Pháp dù rằng hầu hết các ý kiến trong bài viết liên quan đến triết lý nhà Phật đều đã được nêu trong các kinh luận. Cho nên, nếu có các lỗi lầm thì người viết xin nhận lấy trách nhiệm và xin cảm tạ các ý kiến chỉ dạy. Ngược lại, nếu nó đem lại chút ít lợi ích cho chỉ một người đọc thôi thì bài viết đã hoàn tất nhiệm vụ. Mọi liên lạc về nội dung bài viết xin hoan hỉ email về [email protected]. Xin cảm tạ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2015(Xem: 7136)
Yêu thương hay thù oán không chỉ là tình riêng cuả mỗi con người mà còn là một cảm xúc chính trị. Đã có nhiều thí dụ cho thấy là các hiệu ứng của cảm xúc này lan toả đến hệ thống pháp luật, mà đòi công lý hay tự thiêu của dân oan tại Việt Nam là trường hợp phổ biến. Thực ra, trong bất cứ một nền tảng công lý nào thì điểm chính yếu cũng là phải tìm ra một hệ thống luật pháp công minh và tinh thần trọng pháp của người dân và chính quyền để áp dụng trong thực tế.
09/12/2015(Xem: 8276)
Theo đa số các nhà nghiên cứu, thực trạng nóng lên toàn cầu (global warming) hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu (global climate change) là có thật và ngày càng gia tăng một cách trầm trọng. Nguyên nhân chính là sự gia tăng quá nhanh trong việc thải khí cạc-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong vòng 30 năm qua do đốt nhiên liệu hóa thạch, fossil fuels (Cox, P. M., et al., 2000), cũng như những hoá chất khác không phải do hoá học hữu cơ (Hansen, J., et al., 2000), và vì nhu cầu sinh hoạt của con người từ sự nhả khói và khí độc của các hãng xưởng công nghệ lớn nhỏ, xe ô-tô cho đến nạn phá rừng, các trại chăn nuôi súc vật đến chất liệu phế thải của các nhà máy thuỷ điện, v.v...
03/12/2015(Xem: 29145)
Đức Phật lịch sử tuyên bố trên internet rằng: "Như Lai không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Như Lai mà thôi. Những gì người trí chấp nhận, Như Lai chấp nhận." Sư Triệu Châu mang bát gậy dạo khắp các tùng lâm và tự khuyên mình như sau: 七歲童兒勝我者、我即問伊。百歲老翁不及我者、我即教他。Trẻ con bảy tuổi hơn ta thì ta hỏi nó, ông già trăm tuổi chẳng bằng ta thì ta dạy va."
07/10/2015(Xem: 22218)
Pháp là các Pháp, Giới là Cảnh Giới, giới hạn. Các Pháp Đều có tự thể nhưng vì cảnh giới không đồng cho nên phải phân ra từng cảnh giới. Mỗi cảnh giới là một Pháp Giới như mười cảnh giới: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn, Trời, Người, A-Tu-La, Qủi, Súc Sanh, Địa Ngục gọi là mười Pháp Giới. Nói một cách tổng quát tất cả các pháp trong thế gian, sự vật trong vũ trụ, đều gọi chung là Pháp Giới. Trong vũ trụ vô cùng vô tận, trải qua thời gian, lúc nào và nơi nào cũng có Phật Pháp, gọi chung là Pháp Giới (cõi Pháp của Phật). Trong đời thuyết pháp độ sinh của Đức Phật, Ngài dạy vô số pháp môn, tất cả những Pháp Môn ấy cũng gọi là Pháp Giới. Tất cả những Sự, Lý trên đời đều gọi là Pháp Giới.
26/07/2015(Xem: 11250)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ? I . Triết học là gì? Triết học (philosophy) là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ đại: philosophia ( tiếng phiên âm theo Anh văn), có nghĩa là lòng yêu mến sự hiểu biết. Nói rộng hơn, triết học là những quan niệm, tư tưởng, thái độ của một cá nhân hay một nhóm người siêu việt.
25/07/2015(Xem: 5564)
Đức Phật thực ra thấy tất cả vũ trụ trước ai hết : "Trong chú giải kinh Vô Lượng Thọ, lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã nói rất rõ ràng: Trước đây, chúng ta tưởng một đơn vị thế giới được nói trong kinh Phật là một thái dương hệ; thật ra, phải nên hiểu một đơn vị thế giới là hệ Ngân Hà thì mới đúng. Nếu một đơn vị thế giới là một hệ Ngân Hà, một tiểu thiên thế giới là một ngàn hệ Ngân Hà. Mười ức hệ Ngân Hà mới là một đại thiên thế giới. Cách nói này cũng rất hợp lý, nói theo kiểu này mới có thể tương ứng với những điều kinh đã giảng. Có thể thấy Phật pháp còn quan sát vũ trụ tỉ mỉ, rõ ràng hơn các nhà thiên văn trong hiện đại."
01/07/2015(Xem: 11503)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
24/06/2015(Xem: 31326)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
15/06/2015(Xem: 23799)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
24/05/2015(Xem: 11706)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]