Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Thức, Bộ Não Và Vật Chất – Các Đàm Luận Giữa Tư Tưởng Phật Giáo Và Khoa Học

20/01/201305:57(Xem: 5682)
Tâm Thức, Bộ Não Và Vật Chất – Các Đàm Luận Giữa Tư Tưởng Phật Giáo Và Khoa Học

Tâm Thức, Bộ Não Và Vật Chất
Các Đàm Luận Giữa Tư Tưởng Phật Giáo Và Khoa Học
Phúc Cường trích dịch

Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22 tháng 1.

Hội đàm được truyền hình trực tuyến trên Internet. Hai mươi nhà khoa học và triết gia hàng đầu thế giới cùng với Đức Dalai Lama và các học giả cao cấp của Tây Tạng tham gia hội đàm trong một tuần về các chủ đề bao gồm lịch sử của khoa học và các cuộc cách mạng trong nhận thức của chúng ta về vũ trụ vật lý và bản chất tâm. Các phương pháp triết học cổ điển và khoa học sẽ được thảo luận cùng các chủ đề liên quan tới vật lý lượng tử, khoa thần kinh học, tư tưởng phương Tây hiện đại và Phật giáo về thức. Bên cạnh đó, các ứng dụng của thực hành Thiền quán trong y học trị liệu và giáo dục cũng sẽ được đề cập.

hoi_da_dat_lai_lat_ma_909497569

Cung đón Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tự viện Drepung Lachi tại Mundgod, Ấn Độ,
ngày 16 Tháng 1 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Nội dung chương trình như sau:

Nội dung chương trình như sau:
Ngày 17- Giới thiệu
Buổi sáng: Khảo sát Bản chất của Thực tại: các viễn cảnh Phật giáo và Khoa học
Buổi chiều: Chuyên đề: Khả năng của Khoa học: Tri thức và Bản chất của Thực tại
Ngày 18 - Chủ đề về Vật lý
Buổi sáng: Vật lý lượng tử, thuyết tương đối và Vũ trụ học
Buổi chiều: Bản chất của Thực tại
Ngày 19- Khoa Thần kinh học
Buổi sáng: Thay đổi bộ não
Buổi chiều: Khảo sát Tính linh hoạt của bộ não
Ngày 20- Thức
Buổi sáng: Thức trong Khoa học và Triết học Phương Tây
Buổi chiều: Các cách tiếp cận về Thức
Ngày 21- Các ứng dụng của Thiền Quán
Buổi sáng: Các ứng dụng của Thiền Quán trong y học trị liệu và giáo dục
Buổi chiều: Thúc đẩy sự Phát triển Con người
Ngày 22: Những định hướng tương lai
Buổi sáng: Tương lai của Giáo dục khoa học tại Tự viện và Phật giáo, Khoa học và Hiện đại.


Đức Đạt Lai Lạt Ma tới Mundgod

Tham dự buổi Hội đàmTâm thức & đời sống lần thứ 26

Mundgod, Karnataka, Ấn Độ, 16 tháng 1 năm 2013

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từ Delhi đến Goa và viếng thăm Ling Rinpoche, hóa thân của thầy giáo thọ của mình. Sau đó ngài đã được Ganden Tri Rinpoche, Sharpa Choje và Jangtse Choje cùng với các thành viên của Viện Tâm thức và Đời sống (the Mind and Life) cung đón tại Lachi Drepung.

Đức Đạt Lai Lạt ma đã chia sẻ tới các Lạt ma và tăng sĩ những Phật sự của ngài trong hơn một tháng qua từ khi ngài truyền trao các giáo pháp Lam Rim. Ngài đã hài ước rằng, trong dịp đó, ngài đã luận giải các quan điểm của đức Long Thọ trong thời gian đức Long Thọ tham gia vào tranh biện với các nhà duy vật cổ Ấn Độ và lần này ngài đã đưa tới những đại diện của chủ nghĩa duy vật hiện đại, đó là các nhà khoa học tại Viện Tâm thức và Đời sống.

Ngài cũng chia sẻ về chuyến viếng thăm đến Patna, thủ phủ của Tiểu bang Bihar, nơi ngài đã gặp Bộ trưởng Nitish Kumar, và tham dự buổi Hội nghị Tăng đoàn Phật giáo quốc tế. Ngài bộ trưởng đã thuyết trình về kế hoạch phát triển khu bảo tháp Pataliputra Karuna trở thành một trung tâm tu học. Tại Sarnath, Varanasi, ngài đã truyền trao bộ luận Nhập Bồ Tát Hạnh của đạo sư Shantideva và tham dự Hội nghị quốc tế về Phật giáo và Xã hội. Ở Delhi, một vài ngày trước đây, ngài tham gia một buổi pháp đàm tại Đại học Delhi với các giảng viên và sinh viên, cùng các thành viên của viện Tâm thức và Đời sống, ngài hy vọng sẽ xây dựng một nội dung giảng dạy đưa đạo đức thế tục vào chương trình giáo dục hiện đại.

Ngài đã biết một số nhà khoa học tại Viện Tâm thức và Đời sống trong nhiều năm và rằng họ là hình mẫu về những phẩm chất của các nhà tư tưởng chân chính mà đạo sư Aryadeva đã khái quát, đó là sự khách quan và tự do khỏi định kiến; trí tuệ sắc bén và khả năng tham gia vào các lĩnh vực sâu sắc, được thúc đẩy và mong muốn khám phá để tương lai của khoa học có thể phục vụ nhân loại. Ngài dạy rằng, "mặc dù giới nguyện Bồ Tát không cho phép giành thời gian hơn 1 tuần cùng với những người không thực hành lý tưởng Đại thừa, nhưng quý vị không nên nuôi dưỡng những lo sợ như vậy khi giành một tuần với các nhà khoa học này."

2013-01-19-Mundgod-N04Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với những chư tăng và những thành viên
tham gia hội đàm Tâm thức và Đời sống tại Tự viện Drepung Lachi
tại Mundgod, Ấn Độ, ngày 16 tháng 1 năm 2013. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

Ngài chia sẻ về những tình cảm khi tới tự viên Drepung thời gian này, ngài nhắc lại rằng kể từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ hai, Gendun Gyatso là trụ trì tại đây, tự viện Drepung đã là nơi thực hành của các đời Đạt Lai Lạt Ma. Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm chuyển đến Cung điện Potala khi ngài đảm nhận trọng trách là lãnh tụ tâm tinh và thế tục của Tây Tạng, và ngài suy ngẫm lại rằng nếu ngài được ở Tây Tạng thì khi rời trọng trách chính trị cách đây gần hai năm, ngài có thể sẽ không ở Potala và Norbulingka mà trở lại Drepung.

Chứng kiến hàng ngàn các học giả và các bậc thầy thuộc cộng đồng Drepung, Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm thấy hoàn toàn hợp lý khi coi tự viện Drepung là trung tâm Nalanda của Tây Tạng. Ngài luận giải, "tôi bắt đầu những cuộc đối thoại như thế này với các nhà khoa học do tính hiếu kỳ của riêng bản thân, nhưng khi sự hữu ích trở nên rõ ràng đối với các đệ tử Phật, những người đã quen thuộc với thế giới nội tâm, nhưng cũng cần hiểu biết về thực tại bên ngoài, tôi mong nguyện mở ra cho họ. Tôi mong nguyện mang sự hiểu biết khoa học tới truyền thống của chúng ta. Các chư tăng sẽ tới lắng nghe các cuộc đối thoại này và tôi cho rằng sẽ rất hữu ích được nếm trải pháp vị này".

Khóa đàm luận Tâm thức và Đời sống lần thứ 26 bắt đầu tại Drepung từ sáng ngày 17 và kéo dài trong sáu ngày.

Phúc Cường trích dịch
Nguồn: Dalailama.com/news

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/03/2018(Xem: 27587)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/03/2018(Xem: 9012)
Có những vần thơ gắn liền với mỗi người từ thuở biết viết, biết đọc cho đến lúc trưởng thành, đi theo suốt cuộc đời, và cũng có thể…cho đến hơi thở cuối cùng. Những vần thơ hay những câu thơ của những thi sĩ nổi danh mà mình đã thuộc nằm lòng, đã ghi nhớ tận đáy sâu của ký ức, và bỗng một lúc nào đó, ở một tình huống nào đó, một nhân duyên nào đó, tự chúng hiện ra một cách tự nhiên trong dòng tư tưởng, sự nghĩ suy, và bộc ra thành lời nói như là của chính mình và đôi lúc, chỉ nhớ đến vần thơ, câu thơ đó mà cũng không hề nhớ đến tác giả là ai nữa ! Các vần thơ, các câu thơ ấy thực sự đã gắn liền với mình, với đời sống mình, đôi lúc còn được xem như là kim chỉ Nam để giúp mình phản ứng, cư xử trước mọi hoàn cảnh, vui hay buồn, tốt hay xấu đang xảy ra.
03/02/2018(Xem: 16615)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9472)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
22/01/2018(Xem: 7653)
Chúng ta biết rằng nhà khoa học Albert Einstein có những quan điểm rất gần với nhà Phật. Nhưng rồi cũng sẽ bất ngờ, khi thấy có lúc Einstein nói y hệt, gần như 100% y hệt như giáo lý nhà Phật. Đặc biệt là khi Einstein viết thư chia buồn một người bạn thân năm 1950... Thí dụ, các pháp là Không. Thí dụ, vạn pháp là thức. Einstein đều nói lên cả hai quan điểm này. Trong Kinh Tiểu Không MN 121, và Kinh Đại Không MN 122, Đức Phật hướng dẫn cách chú tâm từ một nội dung có nhiều dẫn tới nội dung có ít, và từ có ít sẽ bước vào Không để an trú.
08/01/2018(Xem: 5686)
Phật Giáo là Khoa Học Tâm Linh (Jason Gots, chuyển Việt ngữ: Thích Nữ Đức Trí & Thích Nữ Giới Hương) “Đạo Phật nhấn mạnh sư tu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”. (Thích Nhất Hạnh, Trái Tim Của Bụt) Ý Tưởng lớn là gì? Tôi đã có thể dự đoán những lời phê bình. Khoa học thì nói về kinh nghiệm được thực chứng khách quan. Trong khi đó, Thiền Phật giáo, là nói về bạn, sự trải nghiệm chủ quan của riêng bạn trong tâm trí của chính bạn. Tất cả những điều đó có thể gọi là “chứng nghiệm” cho những tác động tích cực của trạng thái thiền, về khả năng vô tận của tâm thức con người như an lạc, từ bi và định tĩnh, vv…
05/01/2018(Xem: 12066)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
21/12/2017(Xem: 8860)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 9844)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
15/12/2017(Xem: 87248)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]