Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo Dục Phật Giáo Và Định Hướng Tương Lai

31/12/201205:56(Xem: 5761)
Giáo Dục Phật Giáo Và Định Hướng Tương Lai

Phat tri thuc
Giáo Dục Phật Giáo Và Định Hướng Tương Lai

Thích Phước Minh

Nam Mô Bổn Sư Thí ch Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư tôn thiền đức tăng Ni! Kính thưa Hội thảo!

Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.

Để chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam vào cuối năm 2012, đồng thời để được tiếp thu nhiều ý kiến sáng tạo của Tăng Ni tôn túc, những học sĩ, thức giả chuyên gia các ngành giáo dục, hầu mong tìm ra hướng đi mới cho nền Giáo dục Phật giáo Việt Nam trong tương lai. Ban Giáo dục Tăng Ni TW tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển". Hội thảo được tổ chức vào ngày 8 -9 tháng 5 năm 2012, tại Học viện Phật giáo Việt Nam Hà Nội. Hân hạnh được mời tham dự và đóng góp tham luận. Trước hết thành kính gởi lời chào mừng trân trọng nhất đến Chư tôn Giáo phẩm Đại đức Tăng Ni, Ban tổ chức và chư vị thức giả tri thức, cung chức sức khoẻ, an lạc. Chúc Hội thảo thành công viên mãn. Thứ đến xin được trình bày một số ý thiển cận của mình thông qua đề tài “giáo dục Phật giáo và định hướng tương lai” chủ đề này trong quy định của ban tổ chức.

Kính bạch Chư tôn đức. Kính thưa Hội thảo.

Nói đến Giáo dục là nói đến việc đào tạo con người, tất cả các nước trên thế giới đã và đang phát triển bền vững về nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hoá......, điều kiện tiên quyết vẫn là yếu tố giáo dục được quan tâm đúng mức. Đối với Giáo dục Phật giáo việc đào tạo con người không phải để có kiến thức làm nên của cải vật chất, mà làm con người hoàn hảo mẫu mực, có nghị lực và trí tuệ vượt qua sự cám dỗ của danh vọng, vật chất và tình cảm đời thường; tiến xa hơn một bậc nữa là dự vào hàng trung tôn cao quý trong nhân loại.

Phật giáo Việt Nam ngày nay, song hành với đà phát triển của đất nước, từng bước ổn định đi vào nề nép, cơ quan hành chánh của Giáo hội đ ược kiện toàn vững mạnh từ Trung ương đến các quận huyện, tỉnh thành trên khắp mọi miền đất nước. Chùa chiềng khắp nơi lần hồi phục hưng, trùng tu trang nghiêm. Học viện ố 04 trường, Cao đẳng 9 lớp, Trung cấp Phật học 33 trường và gần 100 lớp sơ cấp chia đều cho các tỉnh thành. Với số lượng như thế thật đáng vui mừng, nhưng về tương lai lâu dài thì cần phải có quyết sách và định hướng mới. Cho nên Ban giáo dục Tăng Ni tổ chức hội thảo lần này thật đúng thời, đúng lúc và đầy tinh thần nhiệt huyết với sự nghi ệp giáo dục và Giáo hội Phật giáo nước nhà.

Để đóng góp một số ý cho công tác Giáo dục Phật giáo trong tương lai xin được trình bày một số ý như sau:

- Cơ sở vật chất: So với mật độ địa lý nước ta hiện nay, cũng như Tăng Ni sinh hiện có thì số lượng trường lớp mở ra như trình bày ở trên thì quá nhiều. Một số trường hiện nay không đảm bảo số lượng Tăng Ni cho một lớp học. Nên chăng vài ba tỉnh thành lân cận mở một trường cao đẳng hoặc trung cấp, (tỉnh này mở trung cấp thì tỉnh kia cao đẳng v.v.).

- Giáo trình giáo dục: Chưa có giáo án đồng bộ (việc này nghe ra đã định hướng từ lâu nhưng chưa thực hiện), nên việc giảng dạy còn mang tính tự phát chưa đem lại hiệu quả cao. Mặc khác Tam tạng Thánh điển Phật giáo hiện nay có rất nhiều người dịch, nhiều người viế t nên có nhiều luồn tư tưởng đối nghịch nhau, tông phái này chỉ trích, bài bát tông phái khác...Cần chọn lọc một số kinh luật luận nhất định để đưa vào giảng dạy.

- Giảng viên đứng lớp cần có đào tạo sư phạm chuyên mônmột cách bài bản, thông qua các lần sát hạch, cấp bằng sư phạm để về đứng lớp tại địa phương cũng như có thể tham gia giảng dạy các trường trên cả nước.

- Chất lượng đào tạo hiện nay tại các học viện chưa cao nên một số cử nhân Phật học ra trường về địa phương không có khả năng đứng lớp giảng dạy,mà có chăng thì giảng dạy cũng không có hiệu quả là bao. Nguyên nhân nguồn đầu vô của học viện hiện nay quá dễ dàngnên đầu ra không đảm bảo chất lượng.

- Các trường trung cấp chưa có chế tài nghiêm và những yếu tố khích lệ khác, chẳng hạn như cấp học bổng hằng tháng cho học sinh khá giỏi để có động lực cho Tăng Ni sinh phấn đấu trong học tập.

- Kinh phí đầu tư cho ngành giáo dục của Phật giáo chúng ta dường như chưa hề có ai nhắc đến, các tỉnh có trường, Ban giám hiệu tự vận động cân đối chi phí để tồn tại, không có các khoảng ưu tiên nào khác từ nguồn của giáo hội trung ương hoặc Ban trị sự. Giảng viên đứng lớp cũng chỉ đem nguyện lực cống hiến cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, lương hướng cũng chỉ là phụ cấp thù lao lộ phí xăng dầu.

- Vẫn biết rằng chỉ có Giáo dục tốt mới duy trì và phát triển mạng mạch Phật pháp, đem đạo vào đời. Đào tạo được một Tăng Ni có tài đức thì có thể làm được nhiều ngôi chùa và hướng dẫn được rất nhiều người tu học đúng chân lý, góp phần rất lớn vào công tác phát triển giáo hội. Nhưng hiện nay tại Việt Nam vai trò của ngành giáo dục Phật giáo ít được nhiều người nhắc đến. Nói một ý vui, mỗi lần được tham dự lễ khánh thành chùa, đúc chuông v.v. thường bắt gặp treo câu nói kinh điển “Làm chùa, tạo tượng, đức chuông ba công đức ấy thập phương nên làm”, hoặc giả câu này cũng thường được nhắc đến khi các bậc tôn túc đáp từ. Tự hỏi tại sao công đức đào tạo Tăng tài to lớn thế mà chẳng mấy khi có ai nhắc đến. Thử hỏi cứ đà như hiện nay Phật giáo tương lai không biết sẽ đi về đâu ?.

Thông qua những nhận định trên, chúng tôi thiết nghĩ ngành Giáo dục Phật giáo cần phải có định hướng mới, chú trọng về chất lượng hơn là số lượng. Trung Ương Giáo Hội cũng như Ban Tăng Sự cần quy định nghiêm khắc hơn về thủ tục cho thọ giới đối với những hành giả sống hơn nữa đời người, vào chùa xuất gia vài năm được thọ giới Tỳ Kheo, ăn trên ngồi trước, không theo học trường lớp nào cả. Thử hỏi dễ dãi như vậy cũng góp phần làm nhuộc chí hướng cầu học cho lớp trẻ hiện nay. Phải chăng Phật giáo thời tiền Trần rất thịnh hành, Vua quan sũng ái hàng Tăng sĩ nên ai cũng có thể cạo đầu xuất gia ở chùa, số lượng Tăng Ni quá nhiều so với lượng dân số, người có chí hướng học Phật thì ít, kẻ không học buôn thả ăn chơi thì nhiều, nên làm mất niềm tin nơi số đông quần chúng dẫn đến Phật giáo bị suy thoá. “Đến cuối thế kỷ thứ XIV, giáo hội bắt đầu không còn kiểm soát được tăng sĩ nữa. Năm 1396, vua Thuận Tông xuống chiếu thải bớt tăng sĩ dưới năm mươi tuổi, ...tất cả các tăng sĩ Phật giáo và đạo sĩ Lão giáo đều phải đến trình diện và kiểm xét khảo thí. Ai thi đậu thì cho làm tăng sĩ và đạo sĩ, còn ai thi hỏng thì bắt hoàn tục...” (trích “Vài nét về PG thời Trần” của Tuệ Quang).

Trong khuôn khổ cho phép, không thể trình bày hết mọi vấn đề cần thiết cho tương lai của nghành giáo dục Phật giáo nước nhà, người viết chỉ mong làm sao tất cả những các ban ngành trực thuộc Giáo hội PGVN đều đồng lòng quan tâm ngành Giáo dục, để tương lai không bị trược dốc như cuối thời Trần đã nói trên. Một ước mơ cuối cùng, chúng ta phấn đ ấu làm để một ngày nào đó văn bằng tốt nghiệp Học viện và Cao học Phật giáo có giá trị thực thụ xứng tầm với văn bằng Đại học ngoài xã hội. Để những người tu sĩ có tinh thần nhiệt huyết cống hiến được nhiều hơn cho Đạo pháp và Dân tộc.

Cuối cùng kính chúc chư tôn đức, quý liệt vị sức khoẻ, an lạc. Chúc Hội thảo thành công viên mãn.

TT THÍCH PHƯỚC MINH

UVBGDTN, PBTS, HT T Cao Trung Phật Học tỉnh Quảng Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2017(Xem: 5862)
GẶP GỞ VỚI KHOA HỌC Nguyên bản: Encounter with Science (the Universe in a Single Atom) Tác giả: Đức Đat Lai Lạt Ma Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi được sinh ra trong một gia đình nông dân giản dị, những người dùng trâu bò kéo cày, và khi lúa mạch được thu hoạch, họ lại dùng trâu bò đạp và xay lúa. Có lẻ những đối tượng duy nhất có thể được diễn tả như kỷ thuật trên thế giới trong thời thơ ấu của tôi là các cây súng trường của những người lính du mục địa phương, chắc chắn là đã mua từ Ấn Độ, Nga, hay Trung Hoa.
25/04/2017(Xem: 8680)
Đức Phật đôi khi có đề cập tới tính chất và các thành phần của vũ trụ. Theo Ngài, có nhiều hình thức đời sống hiện hữu ở các nơi khác trong vũ trụ. Với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học ngày nay, có lẽ không bao lâu nữa chúng ta sẽ khám phá ra các loài sinh vật khác đang sống ở các hành tinh xa nhất trong dãi thiên hà của chúng ta. Có thể các chúng sanh nầy sống trong những điều kiện và qui luật vật chất khác, hay giống như chúng ta. Họ có thể hoàn toàn khác chúng ta về hình thể, thành phần và cấu tạo hoá học
23/03/2017(Xem: 9946)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 11029)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 7536)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
20/03/2017(Xem: 8605)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác
16/03/2017(Xem: 7690)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 7948)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
11/03/2017(Xem: 8046)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
03/01/2017(Xem: 7315)
Trong quá trình học tập và nghiên cứu Phật điển Hán tạng, chúng tôi nhận thấy việc ghi nhớ các từ ngữ Phật học là điều không dễ, bởi số lượng từ ngữ Phật học rất nhiều, Phật Quang Đại Từ Điển tổng cộng có 22608 mục từ. Nếu đi vào cụ thể từng tông phái thì số lượng mục từ đó vẫn còn chưa đủ, chỉ xét riêng tông Duy Thức đã có hơn 15.000 từ ngữ; Thiền tông có hơn 8.000 mục từ…nếu không tuần tự đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu người học sẽ ngập mình trong khối từ ngữ Phật học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567