Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái Mũi Của Darwin: Tiến Hóa và Tình Cờ Ngẫu Nhiên

23/10/201005:15(Xem: 3206)
Cái Mũi Của Darwin: Tiến Hóa và Tình Cờ Ngẫu Nhiên

darwin_2CÁI MŨI CỦA DARWIN
TIẾN HÓA VÀ TÌNH CỜ NGÂU NHIÊN
GS. Cao Huy Thuần

Với cả hai quả quyết đã được trình bày, Darwin biết mình đã đi quá xa, không phải trên địa hạt khoa học, mà chính là trong trận địa triết lý: lý thuyết của ông sẽ bị kết án là duy vật chủ nghĩa.

Chính thế, vũ trụ không phải là kết quả của một ý định mà của "những định luật ghi khắc trên vật chất", có thể khám phá được và không thay đổi. Luật của tiến hóa cũng giống như luật của trọng lực, của hơi nóng. Đó là những luật liên quan đến sự phát triển của sinh vật, sinh sản, di truyền, biến đổi, áp lực của dân số, cạnh tranh sinh tồn, tất cả phối hợp với nhau để phát sinh ra sự chọn lọc tự nhiên, đưa đến một kết quả mà Darwin cho là "hùng tráng", đúng thế, "hùng tráng", trong đó, "từ những hình thức đơn giản lúc khởi thủy, vô vàn những hình thức đẹp nhất, kỳ lạ nhất, đã sinh ra và đang sinh ra" (13).

Lý thuyết ấy đập vỡ tan tành hai ngàn năm triết lý và tôn giáo của phương Tây. Con người? Không có nguồn gốc gì khác các sinh vật khác. Cũng một nguồn gốc ấy thôi: tiến hóa, chọn lọc tự nhiên. Linh hồn có trước và bất diệt? Darwin diễu Platon: Platon nói rằng những "ý nghĩ tưởng tượng" là đến từ một linh hồn đã có sẵn trước, chứ không phải từ kinh nghiệm; đúng hơn phải nói rằng cái đã có sẵn trước là con khỉ".

Hãy thử tưởng tượng tâm trạng của Darwin lúc đó, sống với một lý thuyết đảo lộn như vậy trong đầu giữa thế kỷ 19 ở Âu châu, dưới thế lực của Nhà Thờ và của thần học đang ngự trị trên tư tưởng và dư luận. Darwin tin chắc ở điều mình khám phá, nhưng nói ra được chăng? Hay là nên sợ?

Bao nhiêu nhà nghiên cứu về lịch sử khoa học đã dành không biết bao nhiêu giấy mực để phân tích sự im lặng của Darwin trong suốt 21 năm, từ khi ông vun quén những ý tưởng ấy trong đầu, năm 1838, cho đến khi ông xuất bản tác phẩm "Nguồn cội..."năm 1859. Hai mươi mốt năm! Ai cũng biết tại sao cuối cùng ông xuất bản sách ấy.

Chỉ vì có một nhà khoa học khác, Alfred Russell Wallace, tình cờ gửi đến ông một công trình nghiên cứu mà kết luận giống như kết luận của ông. Bỗng có người khác xía vào khám phá của mình, không công bố kết quả thì hóa ra mình là kẻ đến sau. Cho nên, chẳng đặng đừng, ông phải chấm dứt im lặng.

Nhưng hãy thử tưởng tượng: ai có thể giữ một bí ẩn động trời trong lòng suốt 21 năm ròng rã như vậy? Mới đây, có nhà nghiên cứu biện hộ giùm ông rằng trong 21 năm ấy, ông còn phải cật lực tìm hiểu thêm, gom góp thêm sự kiện, khảo sát, thí nghiệm bao nhiêu sự việc khác nữa, còn phải viết, còn phải bổ túc xuất bản những công trình dang dở, nghĩa là còn phải tiếp tục suy nghĩ, cân nhắc, để đưa ra chính xác hơn lý thuyết của mình mà ông biết sẽ gây bão tố, ngay cả trong giới khoa học quen biết (14). Đúng thế. Nhưng khó nghĩ rằng đó là lý lẽ duy nhất. Một trong những lý lẽ không thể bỏ qua là ông sợ. Sợ gì nhất? Sợ kết luận mang tính duy vật. Sợ hệ quả triết lý của một khám phá khoa học.

Đừng nói sợ ai cho xa: ông sợ phật lòng bà vợ. Emma, vợ ông, là tín đồ trung kiên của Thiên chúa giáo. Hai vợ chồng rất tương kính nhau, nhưng ông khổ ngầm vì không tin được nữa như vợ, và bà khổ ngầm vì khoa học dẫn ông đi xa đức tin của bà. Bà thổ lộ trong thư: "Cái gì liên quan đến chàng đều liên quan đến thiếp, và thiếp sẽ rất khổ khi nghĩ rằng chúng ta không là của nhau nữa trong cõi vĩnh viễn" (15).

Trong vĩnh viễn đời sau, bà sợ ông sẽ bị trừng phạt, nghĩa là sẽ xa bà trên chốn thiên đường. Mà không bị trừng phạt sao được khi ông dám viết thế này trong "Tự Truyện": "Sự thực, tôi không thể chấp nhận được rằng có người mong muốn Thiên chúa giáo là đúng, bởi vì nếu vậy, Kinh thánh nói rõ rằng người nào không tin, nghĩa là cha tôi, anh tôi, và hầu hết bạn bè thân nhất của tôi, đều phải bị trừng phạt vĩnh viễn. Điều đó quả thật là một học thuyết đáng kết án" (16).

Đáng bị trừng phạt hơn nữa khi Darwin tấn công vào chính cái mà ông gọi là "đồn lũy": trí óc của con người. Nếu trí óc con người không hiện hữu thực sự ngoài bộ não, Thượng đế là gì nếu không phải là hoang tưởng do hoang tưởng bày đặt ra? "Sự việc tư tưởng là do bộ não chiết ra, có gì lạ lùng đâu, có gì lạ lùng hơn sự việc trọng lực là một đặc tính của vật chất?" (17).

Nhiều nhà nghiên cứu đã áp dụng phân tâm học để tìm hiểu tâm lý của Darwin trong hơn hai mươi năm ròng im lặng. Phải chăng vì tâm lý bất ổn nên ông thường đau? Có lần ông nằm mơ bị treo cổ! Thức dậy, ông không thấy bị treo cổ nhưng lại thấy... treo giò. Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, trong giới khoa học, trong giới đại học, bao nhiêu giáo sư và nhà khoa học đã bị treo giò, đã bị mất chức, mất môn dạy, đã không được xuất bản, đã bị kiểm duyệt, vì có tư tưởng khác với thời đại.

Mời đọc tiếp kỳ 3: "Đừng gọi tên khỉ nữa mà cảm thấy nhục nhã"

---------------------

Chú thích:

11. Quammen, trang 207.

12. L'Autobiographie, trang 151.

13. Quammen, trang 198.

14. John Van Wyhe, Mind the Gap: Did Darwin Avoid Publishing His Theory For Many Years? Notes and Records of the Royal Society(doi:10.1098/rsnr.2006.0171;2007).

15. L'Autobiographie, trang 231.

16. Như trên, trang 83.

17. Gould, Darwin et les grandes énigmes de la vie, trang 22.

Theo: tuanvietnam.net
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 51620)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
27/08/2010(Xem: 9434)
Theo quan kiến của các luận sư Phật học, kinh điển của Phật giáo Đại thừa, thì phần văn lý hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa và linh hoạt như: các bộ Kinh Hoa Nghiêm, Duy Ma, Pháp Hoa… được xây dựng trên tinh thần phát triển nội dung nên giáo lý được phân định theo hai phần: Phương tiện môn và Chân thật môn. Về phương tiện môn, như có lần đức Phật ví pháp đó như nắm lá trong tay đã rời khỏi sự sống, còn sự hiểu biết và diệu dụng của Ngài như lá trong rừng luôn luôn xanh tươi, vận hành theo bốn mùa.
03/08/2010(Xem: 12379)
Mặc dù được xem như là một tôn giáo, thì Phật giáo vẫn là một trong các truyền thống tri kiến vĩ đại nhất của thế giới, được dựa trên cơ sở về trải nghiệm và lập luận hơn là việc tin tưởng không điều kiện vào thần quyền. Trong nhiều thế kỷ, đạo Phật đã đối thoại với các truyền thống khác ở châu Á như là Ấn giáo, Khổng giáo và Lão giáo, đó là các truyền thống vốn có các luận điểm riêng về thực tại. Nhưng đến kỷ nguyên mới này, thì sự thống trị lại thuộc về khoa học hiện đại vốn là một hệ thống truy cứu và tri kiến về thế giới tự nhiên một cách có lập luận, cho nên nếu muốn duy trì vị thế sẵn có như là một truyền thống thực nghiệm và tập luận truy cứu nghiêm cẩn, thì Phật giáo phải đối mặt với khoa học.
20/07/2010(Xem: 15120)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 12696)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 13062)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
11/07/2010(Xem: 9933)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
03/03/2010(Xem: 9819)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 BC): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), một nhân vật lịch sử với một tiểu sử rõ ràng đã sinh ra đời để mở đường cho chúng sinh thấy, giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến). Nhân vật lịch sử này chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở miền Nam Népal ngày nay.
08/01/2009(Xem: 12580)
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Tường Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoa học tự nhiên trong hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ 20, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Chính những lý thuyết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được mối liên hệ với triết học và tư tưởng Phật giáo ở phần sau. Vẫn xoay quanh những câu hỏi muôn đời của loài người "vũ trụ là gì, từ đâu mà có?", "thực tại trước mắt chúng ta thực chất là gì?", "bản chất của thực tại vật chất là gì?"…, tác giả dẫn dắt chúng ta theo một hành trình từ vật lý đến triết học rồi gõ cửa và dừng chân ở tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. "Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi… Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay…"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567