Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[E] Kinh Từ Bi

24/05/201319:38(Xem: 5703)
[E] Kinh Từ Bi



Đức Phật và Phật Pháp
(The Buddha and His Teachings)
Hòa thượng Narada, 1980
Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998

---o0o---

Phụ Bản 5

Từ Bi Kinh
(Metta Sutta)

---o0o---

1. Người khôn khéo mưu tìm lợi ích cho mình và có ước nguyện thành đạt trạng thái Vắng Lặng [2] nên có hành động (như thế này):

Người ấy phải có khả năng, phải chánh trực, hoàn toàn chánh trực [3].

2. Tri túc, dễ nuôi (sống giản dị, để cho người thiện tín dễ dàng hộ trì), có ít nhiệm vụ (ít bị ràng buộc), sống dễ dàng (không nhiều nhu cầu), thu thúc lục căn, kín đáo, tế nhị, không luyến ái gia đình.

3. Người ấy khác nên vi phạm lỗi lầm nhỏ bé nào mà bậc thiện trí có thể khiển trách. Ước mong tất cả chúng sanh được an vui và châu toàn! Ước mong tất cả đều có tâm hoàn toàn trong sạch.e mạnh, cao lớn mập mạp hay tầm vóc bình thường, lùn thấp bé nhỏ, hữu hình hay vô hình, những chúng sanh ở gần hay những chúng sanh ở xa, những chúng sanh đã ra đời hoặc những chúng sanh chưa sanh - Ước mong tất cả chúng sanh, không loại trừ bất luận ai, đều có tâm an lành hạnh phúc.

5. Không ai làm cho ai thất vọng, không ai khinh bỉ ai, dù người như thế nào hoặc ở nơi đâu. Trong cơn giận dữ hay lúc oán hờn, không nên mong điều bất hạnh đến với người khác.

6. Cũng như bà từ mẫu hết lòng bảo bọc đứa con duy nhất của bà dù có hiểm nguy đến tính mạng, cùng thế ấy người kia trau giồi tâm Từ vô lượng vô biên, rải khắp mọi chúng sanh.

7. Hãy để những tư tưởng từ aí vô biên bao trùm toàn thể thế gian: - bên trên, phía dưới, bốn phương tám hướng, không để cho điều gì làm trở ngại, không mảy may nóng giận, không chút hiềm thù.

8. Dù người ấy đứng, đi, ngồi hay nằm, giây phút nào còn thức (không ngủ) thì nên phát triển tâm niệm. Đó là Phúc Lành Cao Thượng Nhất. [4]

9. Không để rơi vào những Lầm Lạc [5], đức hạnh trong sạch và viên mãn Giác Ngộ [6], người ấy lánh xa mọi hình thức ái dục. Đúng như vậy, người ấy không còn trở lại vào bào thai [7].

---o0o---

Chú Giải Từ Bi Kinh:

[1] Vào lúc ấy mùa mưa sắp đến, sau khi được Đức Phật ban dạy những đề mục hành thiền, một nhóm tỳ khưu ra đi, tìm nơi thích hợp để thực hành. Trong cuộc đi bất định ấy các Ngài đến một địa điểm vắng vẻ yên tĩnh và quyết định ở lại đó hành thiền nhằm mục tiêu giải thoát.

Các vị thọ thần sống trên cây cảm thấy bất tiện nên tìm cách làm cho chư tỳ khưu không còn ở được và phải ra đi. Đêm đêm các vị thọ thần làm đủ cách để phá khuấy không cho chư tăng ở yên hành thiền.

Chư vị tỳ khưu thấy khó mà an trụ tâm trong tình trạng như vậy nên trở về cbùa bạch lại tự sự với Đức Thế Tôn.

Đức Phật dạy chư Tăng bài Kinh Metta Sutta (kinh về tâm Từ) và khuyên các vị này trở lại ngay địa điểm trước rồi cùng đọc lên bài Kinh này khi vào rừng. Chư Tăng làm theo lời dạy.

Những tư tưởng Từ ái an lành được ban rải ra, thấm nhuần bầu không khí trong toàn khu rừng. Các vị thọ thần ở khắp nơi trong rừng nghe Kinh cảm thấy thanh bình an lạc, phát tâm kỉnh mộ chư Tăng, và kể từ đó thay vì khuấy nhiễu làm trở ngại, tận tình hộ trì và nâng đỡ chư Tăng.

Trong thời đại ba tháng an cư kiết hạ, Vassana, tất cả chư vị tỳ khưu trong nhóm đều chứng đắc Đạo Quả A La Hán.

Bài Kinh Metta Sutta này vừa có tánh cách bảo hộ, vừa là một đề mục hành thiền. Phần đầu bài Kinh mô tả những phẩm hạnh mà người mong tìm tình trạng an lành cho mình cần nên trau giồi, và phần sau là phương pháp thực hành tâm Từ, được giải thích cặn kẽ.

[2] Tức Niết Bàn.

[3] Uju và Suju. Chữ Uju hàm ý đặc tánh chánh trực trong lời nói và hành động - tức thân khẩu chánh trực. Chữ Suju là tâm chánh trực (Bản Chú Giải).

[4] Đó là thực hành Tứ Vô Lượng Tâm (Brahma Vihara).

[5] "Lầm lạc" ở đây có nghĩa Sakkayaditthi (thân kiến).

[6] Tức nhoáng thấy Niết Bàn lần đầu tiên.

[7] Khi đã chứng đắc tầng Anagami (A Na Hàm) thì tái sanh vào cảnh giới Suddhavasa (Cảnh Giới Trong Sạch) và không cần tái sanh vào cảnh người.



--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

--- o0o ---

Chân thành cám ơn anh Hứa Dân Cường và các thiện hữu đã phát tâm giúp tổ chức đánh máy vi tính; đạo hữu Bình Anson đã gửi tặng phiên bản điện tử bộ sách này.
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

Trình bày : Nguyên Hân Ngọc Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 3489)
Ta phải sống như thế nào? Sống thế nào cùng với xã hội? Ta phải biết điều gì? Đó là ba câu hỏi làm bận lòng nhân loại qua các thời đại. Thật là lý tưởng nếu cuộc đời chúng ta đưa đến một sự hoàn mãn từng phút từng giây cho đến ngày chúng ta lìa bỏ cõi đời này.
13/01/2011(Xem: 3572)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giả và chúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
13/01/2011(Xem: 4841)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
10/01/2011(Xem: 13094)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
05/01/2011(Xem: 37254)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52922)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 3853)
Thật ra, nhiều diễn đàn Internet của người Tây phương đã từng đề cập về hiện tượng nầy, gọi là "optical orbs" (quả cầu quang, bong bóng quang) trong giới nhiếp ảnh. Họ thường gọi là "ghost images"(hình ảnh ma). Có rất nhiều hình ảnh và bài viết bằng tiếng Anh về hiệntượng quang học nầy. Độc giả có thể vào Google, tìm kiếm với các từ khóa (keywords) là: digital camera, optical orbs, ghost images, ...
31/12/2010(Xem: 14665)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
31/12/2010(Xem: 7662)
Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo _ Trần Quang Thuận Thư Lâm Ấn Quán Thư xuất bản năm 1961 Sài Gòn
29/12/2010(Xem: 4407)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]