Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Cơ Hội

07/05/201314:15(Xem: 4762)
Chương 3: Cơ Hội

VIỆN TRIẾT LÝ VIỆT NAM VÀ TRIẾT HỌC THẾ GIỚI

Tái bản lần thứ nhất

2544-2000

HƯỚNG ĐẾN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

Nguyên Tác: THE WAY TO FREEDOM

Tác giả: HIS HOLINESS THE DALAILAMA

Dịch giả: NGUYỄN THÚY PHƯỢNG

---o0o---

CƠ HỘI

Hãy thử tưởng tượng một gông trâu màu vàng trôi nổi trên mặt đại dương rộng lớn.Dưới đáy bể sâu có một con rùa mù đơn độc bơi lội.,cứ cách trăm năm thì trồi lên mặt nước một lần để thở.Cơ hội như vậy có hy hữu chăng để con rùa có thể chui đầu trúng ngay lỗ gông trâu khi trồi lên cao. Đức Phật từng dạy,muốn tái sinh thân người,việc đó lại càng hy hữu hơn thế nữa.

Theo như kinh dạy,ngay cả chư thiên còn ganh ghét với thân người của chúng ta vì đấy là hình tướng hiện hữu tốt nhất để tu học.Giống như năm tỷ chúng sanh trên thế giới tất cả đều mang thân người.Tay,não,tứ chi và thân thể họ đều y hệt nhau.Nhưng nếu khảo sát,phải chăng mọi người đều có được cơ hội tu hành Phật pháp giống nhau?Chúng ta sẽ thấy có sự khác biệt rất lớn.Chúng ta đang thoát được những hoàn cảnh nghiệt ngã làm trở ngại đường tu như sanh nhằm nơi tà kiến, đầu thai làm súc sanh,làm ma,làm ngạ quỷ hoặc làm thiên nhân tham đắm dục lạc, hoặc tuy có được thân người,lại khó nghe được giáo pháp hoặc sanh nơi không có giáo pháp.Những hoàn cảnh bất lợi khác cũng có thể là sanh nhằm nơi biên địa nên mọi ý tưởng sinh tồn của con người đã bị hoàn toàn tiêu hủy hoặc sanh nhằm thời đại không có Phật trụ thế.

Nhìn theo khía cạnh tích cực,chúng ta lại cũng có nhiều đặc ân để có thể tu trì giáo pháp.Ví dụ:ta được sanh nơi có giáo pháp truyền bá và được sanh làm thân người có khả năng tiếp nhận được Phật pháp.Ta không phạm vào những tội trạng cùng hung cực ác mà lại có nhằm thời đức Phật tại thế nhưng ta gặp được các bậc đạo sư có thể tiếp tục truyền thừa những giáo pháp mà các vị ấy đã tiếp thị từ thời Đức Phật trụ thế.Chánh pháp vẫn trường tồn và hưng thịnh là nhờ có những vị hành giả biết bao thí chủ công đức nhân từ đã ân trợ những nhu cầu thiết yếu cho tăng ni tu hành như thực phẩm, áo quần,nhà cửa v.v…

Nhìn theo khía cạnh tích cực,chúng ta lại cũng có nhiều đặc ân để có thể tu trì giáo pháp.Vị dụ:ta được sanh ở nơi có giáo pháp truyền bá và được sanh làm thân người có khả năng tiếp nhận được Phật pháp.Ta không phạm vào những tội trạng cùng hung cực ác mà lại có trình độ hiểu biết và tin tưởng Phật pháp.Tuy không sanh nhằm thời đức Phật tại thế nhưng ta gặp được các bậc đạo sư có thể tiếp tục truyền thừa những giáo pháp mà các vị đấy đã tiếp thị từ thời Đức Phật trụ thế.Chánh Pháp vẫn trường tồn và hưng thịnh là nhờ có những vị hành giả đã nối gót theo Phật pháp.Ta cũng sống vào thời đại có biết bao thí chủ công đức nhân từ đã ân trợ những nhu cầu thiết yếu cho tăng ni tu hành như thực phẩm, áo quần,nhà cửa v.v…

Giáo pháp Phật Đà đã mang ích lợi đến cho vô số người do nhờ vào công hạnh tu tập mà họ đã đại ngộ và nội tâm của họ cũng tuyệt diệt được mọi phiền não.Nhưng nếu đầu thai làm súc sanh,làm chúng sanh ở địa ngục hoặc làm ma đói (sẽ tường thuật ở chương thứ 5) thì sự xuất hiện của Phật pháp trên thế gian này cũng chẳng giúp ích gì được cho ta.Ví dụ: Đức Thích Ca MÂu Ni Phật sanh tại Ấn Độ,chứng đắc quả vị rốt ráo,chuyển pháp luân ba lần.Vào thời gian đó, nếu chúng ta mang được thân người quý giá như vầy,lại còn được Đức Phật che chở đùm bọc thì có lẽ vận mệnh chúng ta giờ đây hoàn toàn khác hẳn.Có lẽ chúng ta đã thoát khỏi vòng luân hồi tái sinh rồi.Nhưng,thực tế không phải như thế, ngay trước mắt,giáo pháp của ngài cũng chẳng giúp ích được gì cho chúng ta nếu chúng ta không chịu nỗ lực tu học.Nhưng,may mắn thay,chúng ta đã không sanh vào một hình thức tồn hữu thấp hơn (chỉ cho cảnh giới thấp hơn cảnh giới làm người); tuy nhiên chỉ thuần túy sanh ra làm người và thoát khỏi được tình trạng hiện hữu phi nhân [1]không cũng chưa đủ.Giá như sanh vào nơi Phật pháp được hưng thịnh nhưng bẩm sinh không có trí năng vẹn toàn thì Phật pháp cũng chẳng trợ ích gì cho ta được.Những khuyết tật thể xác chưa đủ trở ngại việc tu hành nhưng quả thật là vô phương nếu bạn không thể vận dụng đến trí óc.Cho dù không có khuyết tật nào đi nữa,nhưng nếu sống trong một đoàn thể mà luật nhân quả bị phủ nhận thì tâm trí chúng ta cũng dẫy đầy tà kiến.Nhưng đó cũng chưa phải là trường hợp muốn nói.Nếu tái sinh vào những thời đại chẳng hề có Phật pháp thì chúng ta cũng không thể bước vào chánh đạo nhằm chuyển hóa tâm linh để chấm dứt khổ đau. Và trường hợp đó lại cũng không hẳn đúng.Chúng ta nên nhận diện vận may mắn của mình, đó là được sanh vào thời kỳ mà Phật pháp đang hiển hiện.Ta nên suy nghĩ về chuyện này,và hoan hỷ với niềm vui là đã tránh thoát được mọi bất lợi như trên.Tu duy theo những chiều hướng như vậy,cuối cùng rồi ta sẽ ý thức tường tận rằng mang được hình tướng loài người quả là độc nhất vô nhị.Nếu thẩm định việc trên đây một cách tỉ mỉ,chúng ta sẽ hoát nhiên đại ngộ về ý nghĩa chân thật của sự tồn tại nhân dạng.Và vì thế, ta sẽ quyết định phát nguyện thực tập giáo pháp một cách tinh tấn dõng mãnh và kiên định.

Giáo pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật theo kinh chép, sẽ trụ thế 5000 năm.Ta sẽ không hưởng thọ được gì nếu tái sanh làm người sau thời gian ấy.May thay ta lại được sanh ra đúng ngay khoảng thời gian dài bất tận với ánh sáng quang minh rực rỡ của Phật pháp.Vì thế,muốn chuyển hóa tâm thức ta cần phải vững tin để vận dụng cả đời mình khi mang được một thân người hãn hữu như thế nầy.

Cho đến giờ khắc này, ta đã từng sinh sống,từng ăn uống,từng trú mưa đụt nắng,từng mặc áo,mặc quần.Nếu cứ tiếp tục cùng một thể thức như vậy, ăn uống chỉ thuần đơn giản để sống thì cuộc đời ta có ý nghĩa gì?Chúng ta đã có được thân người quí giá như thế,nhưng chỉ thuần túy mang thân người thôi thì chẳng đáng kể được hãnh diện một chút nào cả.Còn có vô vàn vô số hình thái sinh mạng khác hiện diện trên quả địa cầu này;nhưng,chẳng có loài nào tàn phá hủy hoại nhiều như loài người cả.Con người đã gieo rắc hiểm họa cho muôn loài trên mặt đất.Nếu chúng ta dùng đại bi tâm và lòng lợi tha hướng dẫn đời sống,ta có thể thành tựu được một số đại sự-những sự việc mà các loài chúng sanh khác không thể làm nổi.Nếu có khả năng sử dụng thân người quý giá này theo hướng tích cực, điều đó sẽ mang lại những giá trị rất lâu dài.Và sự tồn tại của kiếp nhân sinh sẽ trở thành thật sự đáng quí.Tuy nhiên,nếu ta vận dụng tiềm lực của con người,khả năng của trí óc một cách tiêu cực để hành hạ tra tấn, bóc lột, ức chế, bức hại kẻ khác thì sự hiện hữu của ta sẽ tức khắc trở thành mối hiểm họa cho tha nhân và cho cả chúng ta trong đời vị lai nữa.Sự hiện hữu của kiếp người,nếu sử dụng để tàn phá,có khả năng tận diệt mọi thứ mà ta biết được.Nhưng sự hiện hữu của kiếp người cũng có thể là một khơi nguồn để thành Phật.

Mãi đến giờ đây ,ta cũng chưa thật sự dấn bước trong việc thăng hoa đời sống tâm linh.Hãy tự vấn lòng mình: “Ta đã thực hiện được những công đức thù thắng nào rồi; đã thật sự hạ thủ công phu để điều phục tâm thức,và giúp ta quả cảm trong tương lai chưa?” Nếu chưa tìm ra điều gì có thể giúp bạn vững tin vào vận số tương lai của mình;thế thì cho đến nay,mọi dinh dưỡng để duy trì tánh mạng chỉ là hoài công uổng phí.Giống như thi sĩ Shantideva [2]của Ấn Độ vào thế kỷ thứ 8 đã nói: “Sự ra đời của ta chỉ thuần túy cống hiến những khổ đau và dày vò cho mẹ ta, đâu còn mục đích gì khác nữa”.

Ngài Shantideva dạy: Đã mang được hình hài quí giá của thân người mà không tu thiền và tích lập phước đức thì quả là ngu xuẩn! Nếu vì lười biếng mà trì hoãn việc tu,e rằng đến lúc chết ta sẽ đại hối và sẽ hiểu thấm thía nỗi bàng hoàng lo sợ vì phải thọ khổ khi chuyển sanh vào cảnh giới thấp hơn.

Nếu đã mang được thân người quí giá mà lại lãng phí thì chẳng khác nào đi đến núi báu nhưng lại trở về với hai bàn tay trắng.Hãy nghiệm xét lại tất cả những bậc tôn sư của thời quá khứ đã từng chứng ngộ rốt ráo ngay trong một đời-như Ngài Nagarjuna[3],ngài Asanga [4]và những đại sư Tây Tạng như Ngài Milarepa chẳng hạn-các vị ấy cũng chỉ mang kiếp làm người như ta ngày nay.Sai biệt duy nhất giữa ta và họ là vì ta thiếu mất lòng tiến thủ tinh tiến của họ.Bằng cách trầm tư suy xét về sự thù thắng hiếm có của hoàn cảnh chúng ta hiện giờ;ta có thể tô bồi được một động lực tương tự.

Một con chó không thật sự được lợi lạc gì cả dù nó sinh sống ở một nơi Phật pháp đang hưng thịnh. Động vật còn thậm chí bị các lỗi lầm sai quấy sai sử mạnh bạo hơn nữa là vị chúng không sao có khả năng như chúng ta để biết tuyển chọn giữa các loại hành vi khác nhau.Chúng dễ dàng sa vào các ý nghĩ và hành động xấu ác hơn chẳng hạn như;sân hận và tham dục.Chúng lại càng có nhiều trở ngại hơn nữa đối với những hành vi thánh thiện.Nếu bị chuyển sanh làm cầm thú hoặc rơi vào một cảnh giới hạ đẳng hơn thì làm sao ta có được cơ hội để hành trì giáo pháp?Quả tình rất khó tô bồi phước đức nếu tôi không biết đình chỉ việc tích tạo thêm những hành vi bất thiện, để rồi sau khi mạng chung,tôi sẽ quay cuồng trong chuỗi dài quả báo bị chuyển sanh vào những hình thái thấp hơn.Nếu trong trường hợp chỉ cần một thoáng chốc hành động xấu ác thôi,cũng đủ dẫn đến việc chuyển sinh vào cảnh giới hạ đẳng trong vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp rồi;vậy thì,do kết quả của hằng hà sa số hành vi bất thiện tích lũy từ lâu xa,làm sao có thể hoài nghi gì việc ta sẽ đầu thai thành hình thái thấp kém hơn chứ?Một khi đã thác sanh vào cảnh giới hạ đẳng này rồi;thật khó lòng hy vọng thoát khỏi dẫu rằng nghiệp báo thác sinh này đã tận chung vì bạn phải chịu trả qua biết bao khổ sở đau đớn.Bởi vì trong vòng luân hồi ác xấu, bạn sẽ bị cuốn hút theo biết bao hành vi bất thiện để rồi lại tạo ra một cảnh chuyển sanh thấp kém khác nữa.Hồi quang tỉnh ngộ rằng: thân người khó được và thay vì si mê lãng phí nó, bạn hãy nhất tâm quyết ý để khéo dùng thân người của mình nhằm hành trì Phật pháp.

Các tín đồ Phật giáo thường nói, có một thân người đòi hỏi một nhân duyên tối sơ là sự trì giới thanh tịnh từ đời trước.Thêm vào đấy,có được thân người rồi lại còn đặc biệt có khả năng tu hành Phật pháp nữa thì điều tối quan trọng là mỗi giới luật phải được bổ khuyết bằng những hành vi như bố thí và nguyện cầu một sự gia trì từ đời quá khứ.Nếu suy xét điều này, bạn sẽ khám phá rằng rất hiếm người hội đủ tất cả nhân tố trên đây.Nghĩ đến sự hạn hữu của căn nguyên, bạn sẽ thấu triệt rằng thân người quí giá quả rất khó có. Và nếu so sánh nhân mạng với nhiều chủng loại khác,như các loài súc sanh chẳng hạn, số lượng động vật và côn trùng nhiều hơn nhân mạng bội phần.Thậm chí ngay trong loài người,rất hiếm người được ưu đãi, sống nhàn hạ và có cơ duyên tu học.Nếu bạn hiểu được tầm mức quan trọng của thân người quí giá này,thì mọi liễu ngộ khác sẽ tự nhiên khởi phát.Nếu kẻ nào vứt đi khối vàng trong tay mình, sau đó cầu khẩn cho ngày mai có thêm nhiều vàng nữa, hắn sẽ trở thành trò cười.Cùng thế ấy,tuy chúng ta đã già và thân thể yếu đuối ta vẫn hơn xa nhiều hữu tình chúng sanh khác trong khả năng tu hành theo giáo pháp Phật. Ít ra,chúng ta cũng có thể trì tụng tâm chú của Đức Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát-Om Mani Padme Hum.Thậm chí đối với một người sắp chết, họ vẫn còn năng lực tư duy và vun trồng những tư tưởng đạo đức.

Sự nghiệp công đức của Đức Phật-từ ban sơ với bản nguyện vun trồng để giúp đỡ muôn loài cho đến sự tích tập công đức,và sau rốt là sự thành tựu giác ngộ-tất cả đều nhằm đến sự phúc lợi của mọi loài hữu tình chúng sanh.Sự an lạc của mọi loài hữu tình chúng sanh có thể chia định ra thành hai phần:

1/nhất thời an lạc-đó là thành tựu việc chuyển sinh vào cảnh giới Nhất Thiết Trí.

2/cứu cánh an lạc đó là sự chứng đắc giải thoát và đạt được cảnh giới Nhất Thiết Trí.

Tất cả những giáo pháp liên quan đến việc thành tựu lai sanh hậu thế được xem như thuộc về phạm trù Tiểu Tri Kiến[5].Vì mục đích này, hành giả Trung Tri Kiến dấn thân trì thủ giới luật,tu tập thiền định,trí huệ Bát Nhã và rồi đoạn trừ phiền não để thành tựu mục tiêu giải thoát mọi khổ đau và giải thoát khỏi luân hồi sanh tử.

Tất cả những giáo pháp trình bày về những kỹ thuật chứng đắc cảnh giới Nhất Thiết Trí để đạt được Phật quả, bao gồm cả Hiển và mật, đều là giáo pháp của những hành giả Đại Tri Kiến[6].Nội tâm của Thượng Sĩ Đạo hành giả (Đại Tri Kiến) được hun đúc bằng lòng đại từ đại bi đối với mọi loài hữu tình chúng sanh và vì phúc lạc của muôn loại hàm linh mà chứng ngộ Phật quả.Vì thế có nhóm người chỉ nghĩ đến kiếp sau;những người này thuộc về Hạ Sĩ, đó là người có Tiểu Tri Kiến.Nhóm người thứ hai,không chỉ quanh quẩn bận tâm đến kiếp sống vị lai không thôi mà họ còn có tầm nghĩ xa hơn-sự giải thoát luân hồi chuyển thế-đó là những hạng người Trung Sĩ Đạo,là người có Trung Tri Kiến.Còn bậc không chỉ bận tâm đến niềm phúc lạc của mọi hữu tình chúng sanh khác, đó chính là những bậc Thượng Sĩ Đạo, là những bậc có Đại Tri Kiến.Ngài Tsong-kha-pa dạy rằng:tuy chúng ta phân chia tiến trình tu hành ra làm ba loại:Hạ Sĩ Đạo,Trung Sĩ Đạo và Thượng Sĩ Đạo nhưng hai loại đầu tự nó đã bao hàm trong tiến trình tu Thượng Sĩ Đạo rồi vì hai loại tu này giống như những chuẩn bị cho Thượng Sĩ Đạo vậy.Khi huấn luyện nội tâm của chúng ta đến một trình độ có thể thấu triệt tầm mức quan trọng của thân người quí và hiếm này, ắt hẳn ta sẽ nhất tâm để khéo léo xử dụng nó.

Thân thể ta gồm có thịt,máu,xương;nó hệt như một cây chuối bọng ruột,nhưng lại là nguồn gốc của tất cả khổ đau vật chất.Vì thế,không nên quá chú ý đến thân xác của ta.Ngược lại,nên nối gót theo khuôn thước của các bậc Đại Bồ Tát;hãy làm cho thân mạng ta đượm nhiều ý nghĩa và dùng xác thân này phụng sự mọi loài chúng sanh.

Nói cách khác,ta cần biết nhận thức được chân giá trị của những cơ hội quí giá hy hữu chung quanh ta. Đã mang được thân người vô cùng hiếm quý lại còn được phú cho những đặc tính thù thắng nữa.Nếu lãng phí chúng và thuần túy chìu lụy theo những âu lo xoàng xỉnh và những hành vi thiển cẩn thì quả là đáng buồn.Sau khi tri nhận một cách rõ ràng giá trị của kiếp nhân sinh,trọng yếu là hãy quyết chí lợi dụng và sử dụng thân người theo tiến trình tu hành Phật pháp.Nếu không,trong sinh hoạt của một kiếp người, đời sống của chúng ta sẽ chẳng khác nào như đời sống của các loài cầm thú.



[1]Hiện hữu của loài phi nhân: Nonhuman existence

[2]Shantideva:Tịch thiên

[3]Nagajuna:Long Thọ

[4]Asanga:Vô Trước

[5]Tiểu Tri Kiến/Hạ Sĩ Đạo: Category of small scope

[6]Đại Tri Kiến/Thượng Sĩ Đạo: Category of great scope.


---o0o---

Ví tính: Kim Thư - Kim Chi
Trình bày: Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/03/2018(Xem: 28027)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/03/2018(Xem: 9137)
Có những vần thơ gắn liền với mỗi người từ thuở biết viết, biết đọc cho đến lúc trưởng thành, đi theo suốt cuộc đời, và cũng có thể…cho đến hơi thở cuối cùng. Những vần thơ hay những câu thơ của những thi sĩ nổi danh mà mình đã thuộc nằm lòng, đã ghi nhớ tận đáy sâu của ký ức, và bỗng một lúc nào đó, ở một tình huống nào đó, một nhân duyên nào đó, tự chúng hiện ra một cách tự nhiên trong dòng tư tưởng, sự nghĩ suy, và bộc ra thành lời nói như là của chính mình và đôi lúc, chỉ nhớ đến vần thơ, câu thơ đó mà cũng không hề nhớ đến tác giả là ai nữa ! Các vần thơ, các câu thơ ấy thực sự đã gắn liền với mình, với đời sống mình, đôi lúc còn được xem như là kim chỉ Nam để giúp mình phản ứng, cư xử trước mọi hoàn cảnh, vui hay buồn, tốt hay xấu đang xảy ra.
03/02/2018(Xem: 16800)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9599)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
22/01/2018(Xem: 7760)
Chúng ta biết rằng nhà khoa học Albert Einstein có những quan điểm rất gần với nhà Phật. Nhưng rồi cũng sẽ bất ngờ, khi thấy có lúc Einstein nói y hệt, gần như 100% y hệt như giáo lý nhà Phật. Đặc biệt là khi Einstein viết thư chia buồn một người bạn thân năm 1950... Thí dụ, các pháp là Không. Thí dụ, vạn pháp là thức. Einstein đều nói lên cả hai quan điểm này. Trong Kinh Tiểu Không MN 121, và Kinh Đại Không MN 122, Đức Phật hướng dẫn cách chú tâm từ một nội dung có nhiều dẫn tới nội dung có ít, và từ có ít sẽ bước vào Không để an trú.
08/01/2018(Xem: 5713)
Phật Giáo là Khoa Học Tâm Linh (Jason Gots, chuyển Việt ngữ: Thích Nữ Đức Trí & Thích Nữ Giới Hương) “Đạo Phật nhấn mạnh sư tu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”. (Thích Nhất Hạnh, Trái Tim Của Bụt) Ý Tưởng lớn là gì? Tôi đã có thể dự đoán những lời phê bình. Khoa học thì nói về kinh nghiệm được thực chứng khách quan. Trong khi đó, Thiền Phật giáo, là nói về bạn, sự trải nghiệm chủ quan của riêng bạn trong tâm trí của chính bạn. Tất cả những điều đó có thể gọi là “chứng nghiệm” cho những tác động tích cực của trạng thái thiền, về khả năng vô tận của tâm thức con người như an lạc, từ bi và định tĩnh, vv…
05/01/2018(Xem: 12180)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
21/12/2017(Xem: 8927)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 9910)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
15/12/2017(Xem: 87952)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]