Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẦN III: SẮC THÁI TÂM LÝ HỌC QUA CÁC YẾU TỐ CẤU HỢP THÀNH PHẦN TÂM LINH

03/05/201317:45(Xem: 10763)
PHẦN III: SẮC THÁI TÂM LÝ HỌC QUA CÁC YẾU TỐ CẤU HỢP THÀNH PHẦN TÂM LINH


Vài nét về Tâm lý học phổ thông

và Tâm lý học Phật giáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NS Thích Nữ Hương Nhũ

---o0o---

PHẦN BA

SẮC THÁI TÂM LÝ HỌC QUA CÁC YẾU TỐ CẤU HỢP THÀNH PHẦN TÂM LINH

Ngành tâm lý học đã khám phá những khả năng tiềm tàng trong tâm thức con người và chính con người phải nỗ lực trau dồi và khai triển những tiềm năng ấy. Chính sự nghiên cứu về tâm thức có thể giúp chúng ta dễ dàng bước vào thiền tập để sớm có hiệu quả về một cuộc sống an lạc với nội tâm trong sáng và minh mẫn nhất.

Điều cần thiết là phải có một ý niệm rõ ràng về ngũ uẩn. Theo ngôn ngữ thông thường chúng ta nói một “chúng sanh” nhưng trong ý nghĩa cùng tột “chúng sanh” chỉ là biểu hiện của những năng lực tâm lý - vật lý không ngừng biến chuyển. Đó là ngũ uẩn.

Theo Phật giáo, con người là một sự phối hợp tâm lý- vật lý của tâm và thân. (Danh-sắc). Phần vật chất (sắc) là cơ thể vật chất của con người. Theo A Tỳ Đàm: Sắc do 4 đại chủng tạo nên bao gồm 28 sắc pháp (đã nêu ở phần II). Giờ đây sẽ thảo luận về bốn uẩn: thọ, tưởng hành, thức vốn cấu hợp thành phần tâm linh.

1) Thọ (Vedadanà): Đây là thành phần cảm giác đi chung với ấn tượng và ý nghĩ của chúng ta. Từ đây đủ cảm thọ (sensation). Thọ có ba: thọ lạc, thọ khổ, và thọ vô ký (không khổ hổ không lạc). Thọ phát sanh tuỳ thuộc nơi xúc (sự tiếp xúc của các giác quan và trần cảnh). Thấy một vật thể, nghe một âm thanh, ngửi một mùi, nếm một vị, sờ đụng một vật, nhận thức một đối tượng của tâm (ý nghĩ hay tư tưởng): từ đó con người kinh nghiệm một loại thọ. Đức Phật dạy:

Và này các tỳ kheo, thế nào là thọ? Đây là sáu nơi cảm thọ: cảm thọ được từ sự xúc tiếp của mắt, cảm thọ phát sinh từ sự xúc tiếp của tai,...của mũi,...của lưỡi,....của thân,.....và cảm thọ phát sinh từ sự xúc tiếp của ý. Này các Tỷ kheo, đó gọi là thọ”.

(Ý ở đây là nhận thức của tâm được xem là khả năng thứ sáu trong tâm lý học Phật giáo). Xúc có nghĩa là sự phối hợp giữa: giác quan, đối tượng của giác quan và ý thức. Thí dụ như: mắt, đối tượng của mắt là nhãn thức. Sự hợp chung này gọi là xúc. Khi có xúc, thọ đương nhiên phát sanh mà không có năng lực nào có thể cản ngăn.

Trong tâm lý học phổ thông, khi một hiện tượng trong hiện thực khách quan trực tiếp tác động vào giác quan thì hoạt động nhận thức đầu tiên của con người là cảm giác mức độ thấp nhất trong một quá trình nhận thức. “Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh” [1], “Cảm giác là sự chuyển hoá năng lượng của kích thích bên ngoài thành sự kiện ý thức” [2]

Như vậy cảm thọ trong tâm lý học Phật giáo không giống với cảm giác trong tâm lý học phổ thông. Cảm giác xuất hiện sau xúc (contact). Xúc là hiện tượng tâm lý trong năm tâm sở biến hành của duy thức học (xúc, tác ý, thọ tưởng, tư) –(mental formations) vì xúc là sự xúc chạm giữa thân và cảnh vật, tâm và cảnh vật, tâm và tâm. Nếu không có xúc thì không có nhận thức. Như mắt không nhìn thấy vật sẽ không có một cảm giác hay tri giác về vật. Phật giáo dùng từ xúc với hai nghĩa:

-Xúc trong hợp từ xúc trần – là một trong sáu trần, tức là đối tượng của xúc giác (touch organ) như trơn nhám nóng lạnh.

-Xúc với nghĩa là xúc giác còn gọi là thân xúc.

Tâm lý học phổ thông hay dùng từ cảm xúc tức là kết hợp xúc với thọ, thật ra có xúc rồi mới có cảm thọ.

Như vậy, xuất hiện sau giai đoạn “xúc”, tâm lý học Phật giáo đưa ra khái niệm Thọ mang một ý nghĩa cao hơn, sâu sắc hơn so với cảm giác trong tâm lý học phổ thông. Bởi vì theo định nghĩa thì cảm giác chỉ là một quá trình tâm lý phản ánh thuộc tính riêng lẻ thuộc về bề ngoài của sự vật, phản ánh màu sắc, đường nét, hình dáng của sự vật, nhưng chưa thật rõ về thuộc tính đó. Cảm giác nhấn mạnh yếu tố khách quan: sự hiểu biết sơ lược về đối tượng (= thức)

Cảm thọ nhấn mạnh yếu tố chủ quan: con người có những cảm thọ gì sau khi sáu căn tiếp xúc sáu trần. (đã có sự hoạt động của ý thức)

-“Vị ngọt” của cảm thọ làm cho dục vọng khởi lên trong tâm con người và khiến con người dong ruổi theo các lạc thú ở đời. Sự hiện hữu của cảm thọ chính là sự hiện hữu của vô minh hay của tư duy hữu ngã và đưa đến khổ đau.

Tâm lý học Phật giáo giới thiệu sáu loại xúc: Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc. Tâm lý học phổ thông chỉ đưa ra 5 loại cảm giác: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Có thể so sánh qua sự liệt kê sau đây:

·Thị giác: (cảm giác nhìn) là cảm giác phản ánh những thuộc tính về ánh

Sáng, màu sắc, hình thù, kích thước, khối lượng, độ xa của sự vật. Cảm giác nhìn nảy sinh do sự tác động của các sóng ánh sáng phát ra hoặc phản xạ từ các vật.

·Nhãn xúc: là sự phối hợp giữa giác quan (mắt), đối tượng của giác quan (sự

Vật) và ý thức. Khi có xúc, thọ đương nhiên phát sanh: lạc khổ hay vô ký.

·Thính giác (cảm giác nghe): là cảm giác phản ánh những thuộc tính về âm

Thanh của đối tượng. Cảm giác này do những dao động không khí gây nên. Cơ sở giải phẩu sinh lý là bộ phận phân tích thính giác.

·Nhĩ xúc: sự phối hợp giữa giác quan (tai), đối tượng của giác quan (âm thanh_

Và ý thức. Từ đó thọ phát sanh.

·Khứu giác: (cảm giác ngửi): là cảm giác phản ánh mùi của đối tượng. Ta ngửi

Thấy mùi của vật là do các phần tử của các chất hay hơi tác động lên màng ngoài của khoang mũi gây nên.

·Tỷ xúc: sự phối hợp giữa giác quan (mũi), đối tượng của giác quan (mùi) và ý

Thức. Từ đó thọ phát sanh.

·Vị giác: (cảm giác nếm): phản ánh vị đối tượng. Cảm giác này do sự tác độngCủa các thuộc tính hoá học của những chất hoà tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm ở lưỡi gây ra..

·Thiệt xúc: sự phối hợp giữa giác quan (lưỡi), đối tượng của giác quan (vi5) và Ý thức. Từ đó cảm thọ phát sanh

* Xúc giác: (cảm giác da): phản ánh những thuộc tính về nhiệt độ, áp lực, sự đụng chạm, sự trơn nhẵn của đối tượng. Cảm giác này do những kích thích cơ hoặc nhiệt gây nên.

* Thân xúc: sự phối hợp giữa thân, đối tượng của thân (sự đụng chạm trơn n;nhẵn hay xù xì, nóng hay lạnh ...) và ý thức: đứa đến cho thân “vị ngọt” hay sự nguy hiểm.

Như vậy, khi có xúc tất nhiên có cảm giác, có cảm thọ mà không năng lực nào có thể cản ngăn . Cảm thọ làm dục vọng sanh khởi, không có cảm thọ, dục vọng sẽ không có cơ sở tồn tại và sẽ đi đến đoạn diệt.

Nếu một người, qua sự thực hành thiền quán lãnh hội được sự vận hành này thì hẳn người ấy sẽ đi tìm kiếm trí tuệ thay vì tìm kiếm “vị ngọt” của các cảnh thọ” [3]

Người có trí tuệ phải liễu tri cảm thọ. Trong kinh Đại Khổ uẩn có đoạn viết về các Tỳ kheo tường trình về sự cật vấn của các ngoại đạo rằng có gì sai biệt giữa chúng và Thế Tôn khi cả hai cùng nói về sự liễu trị các dục, các sắc và các cảm thọ. Đức Phật giải thích rằng tuy ngoại đạo cũng có nói về sự liễu tri các dục, các sắc, các cảm thọ nhưng họ không biết được vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly đối với các pháp ấy. “Do xúc sinh mà thọ sinh, do xúc diệt mà thọ diệt. Đây là Bát Thánh đạo đưa đến chấm dứt cảm thọ, đó là: Chánh Kiến, Chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh mạng, chánh định”. Người tu không để cảm thọ lôi kéo mình, phải biết rõ nó để chuyển hoá nó.

2) Tưởng (Sannà) : So sánh với tâm lý học phổ thông, có thể xem tưởng uẩn là cấp độ nhận thức của tri giác. Chức năng tri giác trong tâm lý học Phật giáo là nhận ra đối tượng: đối tượng vật lý và đối tượng tâm linh. Cũng như thọ, tưởng có sáu: tri giác, hình thể, âm thanh, mùi vị và xúc chạm, vật lý hay tinh thần. Những hình thức tri giác siêu giác quan như thần giao cách cảm hay thiên nhãn thông cũng được bao hàm trong tưởng uẩn. Tâm lý học phổ thông cho rằng tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh trọn vẹn và hoàn chỉnh sự vật. Tính biết trọn vẹn là do sự tham gia của kinh nghiệm và sự hiểu biết. Nhờ đó ta tri giác sự vật rất nhanh mặc dù mới thoáng nhìn qua sự vật hoặc một vài bộ phận của sự vật bị che lấp. Kinh nghiệm không chính xác thì tri giác con người sẽ bi6 phạm sai lầm. Có một sự giống nhau tế nhị giữa hay biết (vĩjnnà) vốn là chức năng của thức và nhận ra (tưởng) -chức năng của tri giác. Trong khi thức: hay biết một vật, tưởng nhận ra những dấu hiệu đặc thù của vật ấy để phân biệt với những vật khác. Dấu hiệu được phân biệt này quan trọng để nhận ra một vật lần thức hai và thứ ba, và trong thức tế, mỗi lần ta hay biết vật ấy thì đó Tưởng dẫn đến trí nhớ.

Điều quan trọng nên ghi nhận là tưởng uẩn thưởng phỉnh gạt ta. Nếu ta không thấy được bản chất thật của sự vật thì ta sẽ sống trong ảo giác. Do kinh nghiệm, thành kiến sẵn có: các trạng thái luyến ái và ưu phiền, thương yêu và ghét bỏ của ta sẽ làm ta không thấy được giác quan (căn) và những đối tượng giác quan (trần) theo đúng bản chất khách quan của nó. Giác quan làm cho ta hiểu biết sai lầm và dẫn dắt ta đi lạc nẻo. Lối nhìn của ta đối với sự vật trở nên sai lạc. Chỉ có chánh kiến mới loại trừ những ảo kiến ấy và giúp con người nhận ra bản chất thật sự nằm phía dưới mọi hình thức. Chỉ đến khi vượt ra khỏi đám mây mờ ảo kiến của cảm giác và tri giác con người mới đạt đến trí tuệ. Trong tâm lý học phổ thông các nhà tâm lý học quan niệm rằng tư duy cũng vẫn sai lầm và phải trải qua sai lầm mới đạt đến chân lý. Đó là chưa nói tới tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý.

Khi một tri giác riêng lẻ, dầu lầm lạc hay không mà phát sanh thường xuyên, thì nó càng tăng trưởng dũng mãnh và bám lấy tâm ta. Chừng đó khó mà dứt nó ra, trong khi phần lớn tri giác của ta đều sai lầm. Đức Phật dạy:

Những người bám níu và tri giác của lục căn.

Và những quan kiến sai lầm và huyễn hoặc

Người ấy sống ồn áo cãi vã trong thế gian”[4]

3)Hành: (sankhàra) = activities

Theo sau tri giác (Tưởng uẩn) là nhóm thành phần cấu hợp nên tác ý hay cấu hợp tinh thần (hành uẩn)

Hành uẩn là một sự tập hợp của các hoạt động của tâm (ý hành), của lời khẩu hành), của thân (thân hành_. Nó cũng được xem là ý chí sống của con người[5]

-Nhóm hành uẩn này bao gồm tất cả những yếu tố tâm hay tâm sở, ngoại trừ thọ và tưởng đã đề cập ở phần trên. A Tỳ Đàm nói đến 52 tâm sở. Thọ và Tưởng là hai trong 52 tâm sở ấy nhưng không phải là hành hay những cấu hợp tác ý. Tác ý hay ý đinh nằm phía sau hành động, có một vai trò chủ yếu trong lãnh vực tinh thần, có tác dụng sâu sắc đến phần tâm lý của nghiệp, và nếu như vậy thì tác ý không chỉ là hiện tượng chú ý trong tâm lý học phổ thông. Đúng hơn nó là xu hướng của cá nhân bởi vì:

Xu hướng cá nhân là những sở thích, hứng thú, động cơ hoạt động của con người do nhu cầu cuộc sống sinh ra” [6]

Tâm lý học Phật giáo cho rằng tác ý là ý muốn làm, là động cơ thúc đẩy đưa đến hành động. Đức Phật dạy:

Này chư Tỳ Kheo, Như Lai tuyên ngôn, tác ý là nghiệp, đã có ý muốn là con người có hành động, lời nói suy tư.”[7]

Tác ý là yếu tố quyết định mọi sinh hoạt của chúng ta, thiện hay bất thiện, hành động và phản ứng của hành động, nhân và quả triền miên tiếp nối, vận chuyển vô cùng tận. Do vậy con người luôn luôn thay đổi, trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn. Tình trạng này hoàn toàn tuỳ thuộc vào tác ý và hành động của chính bản thân ta.

Tất cả hoạt động tâm lý của con người, như là các mong ước, các ước nguyện, các tư tưởng thiện và bất thiện, ghét, thương, ganh tỵ, tự hãnh, các phản ứng của tâm thức đối với đời sống...tạo nên đời sống hiện tại và đời sống tương lai là thuộc HÀNH UẨN. Các hoạt động tâm lý ấy tạo ra ý nghĩa cuộc sống, không có chúng thì đời sống trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, sự vận hành của chúng chỉ là sự vận hành của một ảo giác về tự ngã (hay vô minh) nói lên rằng ý nghĩa của mọi giá trị của đời sống con người là rất đen tối” [8]

Theo Phật giáo không có đời sống nào sau khi chết, cũng không có cuộc sống nào trước khi sanh ra mà không tuỳ thuộc nơi nghiệp hay hành động có tác ý. Nghiệp báo là hệ luận của tái sanh. Tiến trình Tâm - Vật lý này mà ta nhận thức rõ ràng trong đời sống không chấm dứt lúc ta chết. Chính cái luồng tâm thức luôn luôn chuyển động ấy gọi là nghiệp lực. Năng lực hùng mạnh này, ý chí muốn sống này làm cho cuộc sống liên tục, triền miên, cùng với vô minh và ái dục của con người. Con người buông lung, thoả mãn với các hành vô thường thì cánh cửa giải thoát càng khoá chặt.

4. Thức: Vinnàna

Thức uẩn là một trong năm uẩn cấu thành con người. Cũng như THỌ TƯỞNG VÀ HÀNH: thức cũng có 6 loại: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Chức năng của thức cũng rất khác nhau. Tất cả những cảm thọ của chúng ta đều được kinh nghiệm qua sự tiếp xúc của giác quan và ngoại cảnh. Khả năng cảm nhận đối tượng tinh thần không phải là cái gì có thể sờ đụng hay cảm giác như năm giác quan kia như mắt nhận ra thế gian màu sắc hoặc hình thể, tai nhận ra những âm thanh...nhưng cái tâm nhận ra thế giới tư tưởng và ý nghĩ, khả năng cảm nhân của tâm là hơn hết trong lãnh vực tinh thần. Mắt rất cần để nhìn thấy hình thể và màu sắc nhưng mắt không thể suy tư những tư tưởng và thâu nhận ý nghĩ. Nói cách khác, trần cảnh không thể cảm nhận với khả năng của giác quan mà không có sự can thiệp của thức.

Khi nói rằng thức phát sanh do sự hỗ tương tác dụng của giác quan và đối tượng của nó. Điều này không có nghĩa rằng thức là sản phẩm, cái gì tạo nên do căn và trần; cả hai vốn là thuần tuý vật lý. Nếu như vậy thì ta đã chấp nhận lý thuyết của trường phái vật chất tin rằng thức chỉ giản dị là một sản phẩn phụ của vật chất. Chức năng của thức là hay biết đối tượng. Mắt con người có thể tiếp xúc một hình thể, nhưng nếu không có thức chúng ta sẽ không hiểu gì về đối tượng (thức tri là cấp độ nhận thức tương đương với cảm giác, tri giác và tư duy trong tâm lý học phổ thông). Tuy nhiên, thức cũng là một pháp hữu vi chuyển biến, không phải là một vong linh hay một hồn bất biến đối nghịch với vật chất, cũng không là một cái gì do vật chất sinh ra.

Duy thức học cho rằng thọ, tưởng, hành là những dòng sông phát khởi từ thức và nó sẽ mang nó tất cả những hiện khởi của nó trở về thức. Vì vậy duy thức học đề cập đến thức là đề cập đến năng tàng và sở tàng. Khi ta buồn, vui, sướng, khổ cũng từ căn bản thức phát hiện, rồi tất cả đều trở về với căn bản thức. Vì vậy, chữ thức là tâm căn bản. Còn cảm thọ và tri thức và các loại tâm hành khác đều là những biểu hiện của tâm thức, từ tâm thức mà sinh khởi và sẽ trở về, mang hết tất cả những vốn liếng quy hướng cho tâm căn bản thức. Nó cất giũ tất cả những hạt giống, đồng thời nó cũng là những hạt giống đó.

Có 3 danh từ để nói về tâm: tâm (citta), ý (manas), và thức (vinnàna). Nói về bản chất và nguồn gốc ta dùng chữ tâm, về phương diện tác dụng nhận thức của tâm: Tác dụng tri giác, cảm thọ suy tư, tưởng tượng, buồn đau vui sướng...ta dùng chữ thức và khi nói về động lực làm phát hiện nhận thức của thức thì ta dùng từ ý.

Tâm là nói tổng quát phần căn bản. Tâm sở là nói phần chi tiết, phần hiện tượng biểu hiện của tâm. Như vậyno1i với tư cách căn bản thì gọi là tâm vương, khi nói về hành tướng của nó, những trạng thái tâm lý mà nó biểu hiện thì gọi là tâm sở.

Thức là yếu tố đầu tiên thuộc kiếp sống hiện tại. Thức này là khởi điểm của luồng thức trôi chảy thuộc về một kiếp sinh tồn. Hành uẩn quyết định phần thức này trong kiếp sống kế đó bằng cách ảnh hưởng đến cá tính mới. Luồng thức này mãi liên tục trôi chảy cho đến khi tận diệt tất cả những căn nguyên đưa đến những nhân duyên làm phát sanh những kiếp sinh tồn. Các căn nguyên ấy là tham ái, sân hận và si mê. Chính cái thức cũng phải do duyên tạo mới hiện hữu và biến chuyển.

Khi Tỷ kheo Sàti khởi lên tà kiến:

Thức này dong ruổi luân chuyển nhưng không đổi khác”

Đức PHậg đã quở trách Sàti rằng Sài đã hiểu sai lạc và xuyên tạc lời dạy của Ngài.

Ngài chỉ nói: “Thức do duyên mà khởi, không có duyên thức không hiện khởi”.[9]

Nhà tâm lý học người Mỹ William James đã viết về thức như sau:

ÔKhôngcó gì nối chấp. Nó chảy trôi. Một “con sông” hay một “dòng suối” là hình ảnh ví dụ mà người ta tự nhiên thường dùng để mô tả...hãy gọi nó là dòng tư trưởng, luồng tâm thức hay đời sống chủ quan”. [10]

Tâm lý học phổ thông qui định hiện tượng tâm lý căn cứ vào sự tham gia của ý thức có a loại lớn:

1/ Những hiện tượng tâm lý có ý thức: là những hiện tượng tâm lý có sự tham gia, tác động, ảnh hưởng của ý thức. Đó là những hiện tượng tâm lý được nhận thức có chủ định, chủ tâm, có dự định trước. Thức này sinh hoạt xuyên qua các giác quan.

2/ Những hiện tượng tâm lý không ý thức:(vô thức): Là những hiện tượng tâm lý xảy ra không có sự tham gia của ý thức và con người không nhận thức được.

Ví dụ: -Những hiện tượng tâm lý có tính chất bệnh lý như hiện tượng hoang tưởng, ảo giác, bệnh tâm thần.

-Những hiện tượng tâm lý xảy ra trong trạng thái ức chế của hệ thần kinh như: Mơ, mộng du, thôi miên.

3/ Tiềm thức: Là những hiện tượng ban đầu có ý thức, nhưng sau đó chúng được lập đi, lập lại và chìm lắng vào tâm, lặn vào bên trong tâm con người. Tầng lớp tiềm thức là nơi giữ lại trí nhớ mà ta có thể hồi tưởng theo ý muốn. Tiềm thức vốn được xem là tầng lớp tâm linh nằm kế liền phía dưới ý thức, là chỗ chứa đựng những ký ức mà tâm có thể lấy ra hay đem vào trở lại.

Tầng lớp vô thức là một cái kho chứa đựng tất cả những kinh nghiệm quá khứ mà ta không thể nhớ lại như ý muốn, nhưng thỉnh thoảng tự nó biểu hiện trở lại trong bề mặt của ý thức mà không cần có gì bên ngoài khơi động.

Tâm lý Phật giáo (A Tỳ Đàm) không có các danh từ gọi những tầng lớp thức như thế nhưng có nói đến hai loại tâm thức đó là Lộ trình tâm và ý chí muốn sống (Sự liên tục sinh tồn-bhavanga citta). Dòng tâm hay bhavanga bao gồm cả vô thức, tiềm thức và ý thức.

1/ Lộ trình tâm: là tiến trình tư tưởng luôn luôn xảy ra trên tầng lớp ý thức, tức là trong khi con người tỉnh thức, sinh hoạt xuyên qua sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý môn hướng tâm.

Cần chú ý là tập quán chấp ngã thì tương đương với Mạt Na Thức. Các thức uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn hoạt động mạnh dần (hay yếu dần) thì tương đương với sự huân tập và hiện hành các chủng tử do vậy vô thức và tiềm thức luôn là các chủng tử chứa trong A Lại Da thức.

2/ Tâm liên tục sinh tồn: Sinh hoạt tâm trong lúc ta thức cũng như trong lúc ngủ mà không có chiêm bao mộng mị, hoạt động phía dưới tầng lớp thức. Ta cũng có thể gọi là tiềm thức hay tiến trình tâm vô ý thức nhưng nó không hẳn đồng nghĩa, không bao hàm hoàn toàn thể những ý nghĩa chứa đựng trong hai danh từ: Tiềm thức và vô thức theo khái niệm của tâm lý học phổ thông.

Tóm lại trong năm uẩn, một uẩn đầu thuộc về sắc đã được đề cập ở trên, bốn uẩn còn lại thuộc về tâm thì cái gì có đặc tính cảm thọ thuộc về thọ uẩn. Cái gì có đặc tính tri giác, tưởng tượng, thuộc về tưởng uẩn, cái gì có đặc tính tạo tác thì thuộc về hành uẩn.

Trong các uẩn trên, thức uẩn là trọng tâm của tất cả.

Như vậy, đối với năm nhóm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì mỗi nhóm là một dòng sông biến chuyển không ngừng. Tu học là nhận diện và quan sát những dòng sông ấy. Ta tiếp xúc với thân, quan sát những gì xảy ra trong thân, tiếp xúc với từng cảm thọ trong ta, sự phát sinh của một cảm thọ, sự chuyển biến của cảm thọ đó. Liễu tri các dục, các sắc, các cảm thọ là biết được vị ngọt, sư nguy hiểm sự xuất ly đối với các pháp ấy. Ta cũng phải tiếp xúc từng tri giác, từng tâm hành (từng hiện tượng tâm lý và sinh lý). Người Phật tử phải luôn nhận diện thọ và tưởng. Phải thấy được bản chất nguồn gốc của nó ở trong tàng thức thì mình mới làm chủ được mình, mới chuyển hoá được chúng. Đó là chánh niệm, đó là Tuệ. Đó là sự sáng suốt theo dõi dòng sông cảm thọ và dòng sông tri giác. Tất cả những cảm thọ đều có thể tiếp xúc bằng chánh niệm và đối trị bằng hiểu biết Tam Pháp Ấn: vô thường, khổ, vô ngã.

Tri giác con người vốn sai lầm nên cứ chuốc lấy biết bao giận hờn, đau khổ, buồn rầu, trách móc. Tất cả những đau khổ của con người đều có gốc rễ trong căn bản của chính mình.

Trong sự tu tập thiền quán, người tu tập đặt sự vận hành của cả năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành thức dưới sự kiểm soát của thiền quát hay trí tuệ, có nghĩa đó là sự vận hành của trí tuệ chứ không phải của vô minh, sẽ dẫn đến hạnh phúc và giải thoát trong hiện tại và tại đây. Và đó cũng là cốt tuỷ của Thiền tập. 



[1]Trần Trọng Thuỷ Giáo trình tâm lý học 1978

[2]Lênin toàn tập XVIII tr. 46

[3]Thích Chơn Thiện- Luận án tiến sĩ Phật học 1996 Tr. 120

[4]Sutta Nipàta. Câu 847

[5]Thích Chơn Thiện - Luận án tiến sĩ Phật học 1996 Tr. 114

[6]Tâm Lý học. Tài liệu Trường ĐHKT TPHCM 1994

[7]Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A Hàm iii Tr. 415

[8]Thích Chơn Thiện -Luận án tiến sĩ Phật học 1996 tr. 115

[9]Ái Tận Đại Kinh- Trung bô kinh I 1996 Tr 392.

[10]Psychology Briefer Course, xem chương The Stream of Consciousness

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Vi tính: Đồng Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/03/2018(Xem: 28054)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/03/2018(Xem: 9155)
Có những vần thơ gắn liền với mỗi người từ thuở biết viết, biết đọc cho đến lúc trưởng thành, đi theo suốt cuộc đời, và cũng có thể…cho đến hơi thở cuối cùng. Những vần thơ hay những câu thơ của những thi sĩ nổi danh mà mình đã thuộc nằm lòng, đã ghi nhớ tận đáy sâu của ký ức, và bỗng một lúc nào đó, ở một tình huống nào đó, một nhân duyên nào đó, tự chúng hiện ra một cách tự nhiên trong dòng tư tưởng, sự nghĩ suy, và bộc ra thành lời nói như là của chính mình và đôi lúc, chỉ nhớ đến vần thơ, câu thơ đó mà cũng không hề nhớ đến tác giả là ai nữa ! Các vần thơ, các câu thơ ấy thực sự đã gắn liền với mình, với đời sống mình, đôi lúc còn được xem như là kim chỉ Nam để giúp mình phản ứng, cư xử trước mọi hoàn cảnh, vui hay buồn, tốt hay xấu đang xảy ra.
03/02/2018(Xem: 16880)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9648)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
22/01/2018(Xem: 7806)
Chúng ta biết rằng nhà khoa học Albert Einstein có những quan điểm rất gần với nhà Phật. Nhưng rồi cũng sẽ bất ngờ, khi thấy có lúc Einstein nói y hệt, gần như 100% y hệt như giáo lý nhà Phật. Đặc biệt là khi Einstein viết thư chia buồn một người bạn thân năm 1950... Thí dụ, các pháp là Không. Thí dụ, vạn pháp là thức. Einstein đều nói lên cả hai quan điểm này. Trong Kinh Tiểu Không MN 121, và Kinh Đại Không MN 122, Đức Phật hướng dẫn cách chú tâm từ một nội dung có nhiều dẫn tới nội dung có ít, và từ có ít sẽ bước vào Không để an trú.
08/01/2018(Xem: 5720)
Phật Giáo là Khoa Học Tâm Linh (Jason Gots, chuyển Việt ngữ: Thích Nữ Đức Trí & Thích Nữ Giới Hương) “Đạo Phật nhấn mạnh sư tu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”. (Thích Nhất Hạnh, Trái Tim Của Bụt) Ý Tưởng lớn là gì? Tôi đã có thể dự đoán những lời phê bình. Khoa học thì nói về kinh nghiệm được thực chứng khách quan. Trong khi đó, Thiền Phật giáo, là nói về bạn, sự trải nghiệm chủ quan của riêng bạn trong tâm trí của chính bạn. Tất cả những điều đó có thể gọi là “chứng nghiệm” cho những tác động tích cực của trạng thái thiền, về khả năng vô tận của tâm thức con người như an lạc, từ bi và định tĩnh, vv…
05/01/2018(Xem: 12217)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
21/12/2017(Xem: 8971)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 9917)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
15/12/2017(Xem: 88104)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]