Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẦN I: DẪN NHẬP

03/05/201317:44(Xem: 7666)
PHẦN I: DẪN NHẬP


Vài nét về Tâm lý học phổ thông

và Tâm lý học Phật giáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NS Thích Nữ Hương Nhũ

---o0o---

PHẦN MỘT

DẪN NHẬP

Chúng ta đang sống trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã và đang diễn ra ở quy mô toàn thế giới với mộc tốc độ chưa từng thất. Cuộc cách mạng ấy đã làm thay đổi về căn bản tính chất và nội dung lao động của con người. Con người phải đứng trước các yêu cầu về chức năng trí tuệ, các phẩm chất ý chí, tình cảm, các quá trình tâm lý và tính sáng tạo của tư duy. Thêm vào đó là một cuộc sống quá sung mãn về vật chất nhưng vẫn không có được niềm an lạc, hạnh phúc vĩnh hằng (mà họ cứ ngỡ rằng vật chất sẽ đem lại) Niềm hạnh phúc trên thế gian mong manh như làn khói quyện, như áng mây trôi. Bên cạnh đó, sự sợ hãi, lo lắng, bệnh tâm thần do bất toại nguyện khôn ngừng phát sinh do ảnh hưởng các điều kiện trần thế, bắt nguồn từ tham dục và luyến ái. Cuộc sống bất an do sợ hãi thất vọng đem lại các chứng của bệnh tâm thần. Một nhà tâm lý học đã khẳng định:

Chúngta tự hào là đã ngự trị được thiên nhiên, nhưng chúng ta vẫn là nạn nhân của thiên nhiên bởi vì chúng ta chưa học được cách chế ngự bản thân của chúng ta. Dần dần nhưng chắc chăn, chúng ta tiến đến tai hoạ"[1]

Như vậy các cứng tâm thần cần phải được chế ngự và trị liệu. Sự chọn lựa tinh thần tiêu cực hay tích cực hoàn toàn do chính chúng ta. Mỗi con người đều có khả năng kiểm soát tinh thần mình. Trong cuộc sống hiện đ5i này, con người nếu không biết điều hợp tâm lý mình cho thích đáng chắc chắn sẽ bị rối loạn khủng hoảng, dễ dàng đưa đến ý nghĩ và hành động tiêu cực:

“Khónắm giữ, khinh động

Theo các dục quay cuồng

Lành thay điều phục tâm

Tâm điều an lạc đến” [2]

Người trí phải biết điều hoà tâm, điều phục tâm. Phải biết rõ sự sinh khởi, vị ngọt sự nguy hiểm và sự xuất ly của từng trạng thái cảm thọ của tâm thức. Phương pháp căn bản của đạo Phật là quán xét nội tâm, nhìn thẳng vào nội tâm. Cái lối quay nhìn vào trong, lấy lòng tự xét lòng này trường phái Hành vi luận (Beheviourism) phê phán rằng nào có khác chi “đứng sau cửa sổ mà nhìn chính mình đi qua” Chỉ trích phương pháp quán nội tâm không có khả năng tách biệt chủ thể đi tìm hiểu với sự vật được quan sát. Quả là hành vi luận “đã nêu lên một vấn đề: truyền đạt cho người khác những sự kiện nội tâm -vốn là cái rất riêng tư thầm kín của mỗi cá nhân. Có thể được hay chăng? Đối với một nền tâm lý học có tham vọng khách quan như tâm lý học Tây phương thì vấn đề cáng trở nên nan giải. Nhưng đạo Phật đã không đặt trọng tâm lý học của mình nơi điểm đó. Rất thực tế, chỉ nhằm cho chúng ta có thể tự biết lấy mình để làm chủ được trạng thái tâm thức của mình và có thể thoát khỏi khổ đau. Nếu có những phương tiện khác dễ dàng hơn, hoặc hiệu nghiệm hơn để trừ diệt khổ, thì không ai sẽ cần bàn đến triềt học. Murti-triết gia người Ấn đã nói:

Sựtin chắc rằng những phương tiện của thế gian không phải là những phương thuốc chữa trị mà chỉ để làm siết chặt thêm nanh vuốt của sinh tử khổ đau nơi chúng ta, rằng chỉ có tuệ giác mới có thể diệt được cội gốc của khổ, và đó chính là khởi điểm của kỷ luật tâm linh” [3]

Tâm lý học Phật giáo khẳng định con người là một tiến trình DANH – SẮC luôn luôn biến chuyển mà yếu tố quan trọng nhất nằm trong tiến trình TÂM. Kiểm soát tâm là trung tâm điềm, là nồng cốt của giáo pháp về những lời d5y của Đức Phật. Hạnh phúc có được phải do những yếu tố tinh thần bên trong tâm thức của ta. Khi tâm nhơ uế thì không thể thành tựu điều chi đáng giá. Vì lẽ ấy, Đức Phật rất chú trọng đến trạng thái trong sạch của tâm. Xem đó là điều kiện thiết yếu để tạo hạnh phúc thật sự và đưa đến giải thoát mọi khổ đau. Tất cả những giáo lý chánh yếu trong Phật giáo như nghiệp báo, nhân quả và tái sanh, pháp hành Thiền và những thành quả tinh thần được nghiên cứu, nghiền ngẫm khảo sát như những sinh hoạt của tâm và như vậy Phật giáo được xem là một môn học về tâm lý thiết thực và trí tuệ nhất. Trong khi tâm lý học phổ thông định nghĩa cái tâm bằng những danh từ TỊNH qua những công trình nghiên cứu và trắc đạt, thì tâm lý học Phật giáo bằng trí tuệ minh sát đã định nghĩa đời sống tâm linh bằng những danh từ ĐỘNG, các vấn đề tâm thức được đem ra giải thích cặn kẽ hoàn toàn. Những sinh hoạt của tâm được đề cập trong Phật giáo đầy đủ hơn bất luận tôn giáo nào. Cho nên tâm lý học cùng sinh hoạt chung với Phật giáo nhiều hơn bất cứ tôn giáo nào khác.

Trong kinh điển Phật giáo, hơn mười lăm thế kỷ qua đã có ít nhất ba tạng luận về các vấn đề tâm lý được hình thành như là; Thắng pháp luận của Thượng toạ bộ, A TỲ Đạt Ma ca6u Xá Luận, của Nhứt thiết hữu bộ, Duy thức luận của Đại thừa. Tất cả đều phân tích tâm lý và chia tâm con người thành các nhóm thiện tâm, bất thiện tâm và phi thiện, phi bất thiện tâm. Tất cả đều nối kết thiền định làm phương tiện để chứng ngộ cái tâm con người và để giải thoát khổ đau. Tuy nhiên, qua sự học tập kinh tạng Nikàya, chúng ta tin chắc rằng phần tâm lý cũng đóng một vai trò quan trọng trong tạng kinh (Sutta Pitaka). Vấn đề tâm lý được giới thiệu qua nhiều hình thức khác nhau: sáu xứ, mười hai xứ, mười tám giới, năm thư uẩn và duyên khởi. Ngoài ra những gì Đức Phật cần nói về bản chất của tâm, phương pháp thanh lọc tâm và làm chủ tâm đã được truyền dạy trong những bài giảng của tạng Kinh như bài Kinh Tứ niệm xứ (satipatthana suttam), Đại phương quảng (Mahavedala suttam), An trú tầm (vittakkhasanthana suttam)...

Như vậy, Phật giáo đã thiết lập được một hệ thống tâm lý hoàn mãn với đầy đủ sự phân tích rõ ràng về các vấn đề tâm thức, nay chúng ta dựa vào quả để suy cứu về nhân. Nhưng với tâm lý học phổ thông, tiến trình nghiên cứu và trắc đạt vẫn phải thực hiện theo đà phát triển của khoa học. Còn khoa học là còn các vấn đề tiếp tục đạt ra mà các nhà nghiên cứu phải giải quyết và hầu như chẳng bao giờ đi đến kết quả cuối cùng.

Hiện nay, tâm lý học phổ thông vẫn là một trong những khoa học quan trọng nhất về con người và hiện đang có mặt trong mọi ngành học của xã hội. Tâm lý học nghiên cứu tất cả hiện tượng tâm lý con người, tâm lý cá nhân và xã hội nhằm làm rõ những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự hình thành đời sống tâm lý con người nhằm mục đích tham gia vào việc giải quyết các vấn đề thực tiển mà xã hội đặt ra (kinh tế, sản xuất, giáo dục, sức khoẻ, hôn nhân...). Nhưng do xuất phát từ nguyên hữu ngã, nên mặc dù các lý thuyết của tâm lý học vốn thực tiển và hữu ích cũng có giá trị tương đối trong việc giải quyết các vấn đề tâm lý và xã hội con người. Hơn nữa tâm lý học phổ thông với các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: quan sát, thực nghiệm, trắc nghiệm tâm lý, đàm thoại, dùng bảng câu hỏi...dù chính xác cách mấy vẫn bị giới hạn vì kết quả đưa lại từ các giác quan vốn dĩ sai lầm và được đúc kết bằng tư duy hữu ngã vốn phi thực.

Đạo Phật thiết lập được một hệ thống tâm lý hoàn hảo vì thấy được vạn pháp như thật nhờ tuệ quán thông qua thiền định, bên cạnh các phương pháp đo lường trắc đạt. Đường lối này nhằm tiến đến những chân lý của đời sống không giống với đường lối của chủ nghĩa thực nghiệm. Tuệ minh sát phi thường của Đức Phật thấy sâu vào bên trong những sinh hoạt của tâm điều này khiến Ngài được nhìn thấy như một nhà tâm lý và một nhà khoa học siêu tuyệt.

Chương trình tâm lý học đại cương và các thứ phân môn khác của tâm lý học đang được giảng dạy trong các trường Đại học sẽ được đề cập đến trong luận văn này bằng danh từ tâm lý học phổ thông. Phật giáo cũng có một hệ thống những khái niệm, những thuật ngữ tâm lý học riêng của mình phù hợp với những quan niệm, quan điểm của Phật giáo về nhân sinh không ngoài mục đích diệt Khổ. Người ta có thể tự hỏi tâm lý học phổ thông (TLH của đời) và tâm lý học Phật giáo (TLH của đạo) có gì giống nhau và có gì khác nhau? Chỉ có biết tâm lý học phổ thông hay chỉ biết tâm lý học Phật giáo là đủ hay cần phải tìm hiểu cả hai?

Luận văn này với cái tên đề tài: “Vài nét về tâm lý học phổ thông và tâm lý học Phật giáo” chỉ nhằm một mục đích khiêm tốn: phân tích sự giống nhau và khác nhau qua một số khái niệm và thuật ngữ trong hai bộ môn tâm lý học nói trên để đi đến kết luận việc học tâm lý học Phật giáo nên tiến hành đồng thời với việc nghiên cứu tâm lý học phổ thông. Đó là cơ sở để mọi người có khái niệm rõ ràng hơn khi người tu sĩ Phật giáo đề cập đến các vấn đề tâm thức.

Tâm lý học phổ thông cũng có rất nhiều loại, tuỳ theo từng trường phái, từng thời đại, tuỳ theo thứ triết học làm nền tảng cho từng trường phái ấy. Ở Việt Nam tâm lý học đang được giảng dạy trong các trường Đại học theo quan điểm triết học Mac-LeNin. Tâm lý học Phật giáo cũng có một cơ sở lý thuyết vững vàng. Hơn nữa cơ sở lý thuyết ấy đứng trên một quan niệm tâm lý học ĐỘNG và PHÂN TÍCH, giúp con người vượt lên khỏi tầng lớp nhận biết thông thường đến mức thực nghiệm chính đời sống mà tất cả đều có thể được con người thể nghiệm ngay trong thực tại. Vấn đề này sẽ được sáng tỏ hơn khi đi vào phần khảo sát kế tiếp của luận văn.



[1]C.G. Jung. Essai d’exploration de l’inconscient. Denbel. P176

[2]Kinh Pháp Cú: câu 36

[3]TR.V.MURTI. The central philosophy of Buddhism P. 69

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Vi tính: Đồng Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2014(Xem: 11156)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây, nơi mà chúng ta đã có những tôn giáo của chúng ta, vậy thì tại sao chúng ta cần Phật Giáo? Tôi nghĩ thật quan trọng để hiểu rằng khi chúng ta nói về Phật Giáo, chúng ta có nhiều phương diện khác nhau đối với Phật Giáo. Đấy là những gì chúng ta có thể gọi là khoa học Phật Giáo, tâm lý học Phật Giáo, và tín ngưỡng Phật Giáo:
27/11/2014(Xem: 10007)
Oprah Winfrey là một phụ nữ 56 tuổi - một ngôi sao truyền hình Mỹ. Có thể nói Oprah Winfrey là một phụ nữ danh tiếng và có nhiều ảnh hưởng nhất trên quần chúng ở Hoa Kỳ. Năm 2006, chính Oprah đã mang về cho Obama hơn một triệu lá phiếu, thắng Hilary Clinton, để được đảng Dân Chủ đề cử làm ứng viên Tổng thống. Có người cho rằng Oprah có quyền lực mạnh bằng hay hơn 100 nghị sĩ, dân biểu Mỹ.
27/11/2014(Xem: 7086)
Chư thân hữu quý mến, Ở đây, chúng ta đang ở vào cuối năm 2010 - một năm khi Đức Đạt Lai Lạt Ma ở đây với chúng ta, Úc Đại Lợi. Nơi nào mà năm tháng đã đi qua Trong bộ phim Mặt Trời Mọc và Lặn, vừa mới trình chiếu ở Úc Đại Lợi và được quay trong sự phối hợp với Bậc Hiền Nhân Từ Bi và Tuệ Trí của Chúng Ta, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về tính tương đối của mọi thứ...
19/11/2014(Xem: 13615)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
15/11/2014(Xem: 20936)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
01/11/2014(Xem: 11296)
Trong các kinh tạng, Phật nói nhiều về ‘tam thiên, đại thiên’ thế giới và đa số chúng ta thường hình dung rằng những thế giới này nằm bên ngoài trái đất, thế giới của các vị trời, thần… Vì chưa chứng được thần thông nên chúng tôi không thể nhìn thấy được những thiên giới đó! Nhưng thật ra nếu quán chiếu cho sâu, chúng ta sẽ thấy rằng có những thế giới không đâu xa mà chính ngay bên trong cõi ta bà, nơi mình đang sống.
25/10/2014(Xem: 21059)
Trong bất cứ một cộng đồng nào đều có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều chủng loại con người khác nhau sống cùng trong đó, thì chắc chắn luôn có sự hiện diện của nhiều mặt tư tưởng khác nhau, phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Vì vậy để gìn giữ một cuộc sống yên bình cho một cộng đồng, con người phải có nhiều phương pháp để hòa giải mọi sự khác biệt. Xuyên suốt trong lịch sử của loài người, đã có rất nhiều lời đề xuất để giải quyết, thậm chí phải sử dụng đến phương sách bạo động, chẳng hạn như chiến tranh, xung đôt nhằm giải quyết sự khác biệt.
24/10/2014(Xem: 14570)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 34226)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
07/09/2014(Xem: 5434)
Bầu trời chúng ta đang ngước nhìn, khoa học ước đếm có hàng tỉ ngôi sao. Mà trái đất chưa thể lớn bằng một ngôi sao. Phi thuyền của nhân loại mới chỉ bay đến một số ngôi sao trong hệ ngân hà. Kinh Phật mô tả, một dải ngân hà được gọi là đơn vị thế giới. Cứ một ngàn dải ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]