Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1

08/05/201318:08(Xem: 2819)
Phần 1

Trích Lục Phật Học

Cao Hữu Đính

--- o0o ---

THUẬT NGỮ PHẬT GIÁO

Ðịnh nghĩa của chữ Pháp (Dharma)

Nghĩa căn bản: Nhiệm trì tự tánh, quỹ sinh vật giải.

Nhiệm trì: gánh vác công việc, nắm giữ.

Tự tánh: tánh riêng của nó (mà cái khác không có)

Quỹ: pháp thức nhất định, quy tắc nhất định

Sinh: khiến phát sinh ra.

Giải: cởi ra, gỡ ra. (Như: giải y: cởi áo)

Vật giải: sự và vật tự lột xác ra, khiến giác quan ta biết ngay tức khắc chúng là gì.

Trong thế gian, vật nào nắm giữ tự tánh của vật nấy (không lẫn lộn được), quy tắc nhất định của từng tự tánh một, khiến sự vật tự phơi bày ra (s’explique) trước giác quan của chúng ta.

Quy tắc riêng của từng tự tánh một, gọi làDharma (pháp). Sự vật nào có Pháp của sự vật ấy. Nhưng pháp không phải sự vật, mà rời sự vật ra cũng không có pháp.

1. Từ hơn một ngàn năm trước Phật, chữ Dharma được các cổ đức Ấn độ dùng để chỉ các quy luật đạo đức (Losmorale) mà họ tin rằng không bao giờ thay đổi.

Kịp đến khi Phật ra đời, sau khi ngộ đạo chữ Dharma được Ngài dùng để chỉ riêng những qui luật chi phối và điều hành toàn bộ cuộc sống con người, Vì theo Ngài, chỉ những quy luật này mới miên trường, không bao giờ thay đổi bản chất. Ngày nào nhân loại còn tồn tại là còn bị quy luật đó chi phối và điều hành. Vì vậy cho nên, mặc dù Dharma được Trung Hoa dịch là Pháp, nhưng Phật giá Pháp dịch là Lời, nói:Dharma là Lời universelle.

Lại cần phải lưu ý điều này nữa: cái Dharma mà Phật gạy để tu là cái Dharma tự thân (Dharma en soi) . Ðệ tử phải trực nhập để trực ngộ cái “Dharma en soi” đó như chính Phật đã trực ngộ torng đêm thành đạo, chứ không phải là cái Dharma được Ngài phát biểu qua phương tiện của ngôn từ. Dharma trong ngôn từ chỉ gọi lên được một khái niệm méo mó và hư huyễn của “Dharma en soi”. Nội dung của Dharma đó Phật phát kiến là như vậy đó. Dharma là cái “vô cùng”, duy chứng tương ưng. Nhưng khi đem ra truyền rao, Ngài phải dùng ngôn từ “hữu hạn” để diễn tả nó một cách tương đối mà thôi. Rồi cũng do đó mà cái Dharma trong ngôn từ (tức lời Phật dạy), nói rộng ra cũng được miễn cưỡng gọi là Dharma: Pháp.

Trên bình diện thông tục, tất cả lời Phật dạy được gọi chung là Pháp (Dharma). Lời Phật dạy, về sau được các Thánh đệ tử sắp xếp lại trong hai tạng: Kinh (Sutra) và Luật (Vinaya). Vì vậy kinh và Luật được gọi chung là Pháp, theo nghĩa rộng của chữ này. Còn theo nghĩa hẹp thì chỉ tạng Kinh mới được gọi là Pháp (Pháp Bảo). Cho nên trong văn học Phật giáo, khi nào nói giáo pháp, tức chỉ cho enseignement và discipline của Phật dạy. Và chỉ có Phật mà thôi, còn các doctrine, các theorie do các trường phái khai triển về sau thì gọi là giáo nghĩa (nghĩa lý của giáo pháp Phật)

2. Như trên là nghĩa gốc (original) và nghĩa rộng (par extension) của chữ Pháp. Cũng từ nghĩa gốc mà áp dụng vào sự vật giữa thế gian, lại bao gồm theo nhiều nghĩa khác nữa. Trong thế gian, mọi sự vật đều có tự tánh (hay đặc tánh) riêng và các quy luật của từng đặc tánh một, nhờ đó mà sự vật hiện ra muôn ngàn sai khác, và đập vào giác quan ta, khiến ta phân biệt được ngay tức khắc, sự vật đó là sự vật gì. Cái mà ta phân biệt, không phải là tự thể của sự vật, mà là cái “pháp” gắn liền với tự thể của sự vật chung. Như khi ta thấy lửa, đối tượng bị thấy không phải lửa tự thân, mà là pháp của lửa. Cái ta biết là “pháp” gắn liền trong sắc, thanh, hương, vị, xúc chứ không phải các sự vật trong sáu trần. Ở đây, pháp cũng chỉ cho cái “tự tánh với những quy luật của tự tánh”, gắn liền cới từng sự vật một. Rồi cũng mở rộng (par ectension) theo nghĩa thông tục, Pháp cũng chỉ cho sự vật, như trong “chư pháp”

3. Chữ “pháp” lại có nghĩa là phép tu. Ðặc biệt là các phép tu theo nghĩa Phật dạy, như 37 phẩm trợ đạo, các phép tu thiền. Ðây là nghĩa chữ pháp trong “quán pháp”, “pháp môn”, “pháp pháp tương y”... và lại cũng theo các nghĩa gốc, là phép tu nào cũng có quy luật riêng của phép tu ấy.

Nói một cách tổng quát, trong Phật giáo, chữ pháp được dùng trong nhiều nghĩa rất khác nhau. Nhưng dù với nghĩa nào đi nữa, thì cũng không rời các nghĩa căn bản là “nhiệm trì tự tánh”, và quy luật của từng tự tánh sai khác nhau đó, giúp ta nhận diện được đối tượng.

Trên bình diện thông tục, pháp có ba nghĩa lớn:

a)Pháp: lời Phật dạy.

b)Pháp: đối tượng nhận thức của sáu giác quan và tự thân của các đối tượng ấy.

c)Pháp: các phép tu.

Vậy khi đọc kinh văn Phật giáo, ta phải tuỳ theo nội dung (contexte) mà xác định nghĩa trong từng trường hợp một.

PHÁP (DHARME)

Trong thuật ngữ Phật giáo, không có thuật ngữ nào rắc rối bằng thuật ngữ “pháp”. Cũng không có thuật ngữ nào nhiều nghĩa sai khác như thuật ngữ này.

Trước hết, lời Phật dạy gọi là Pháp: Phật pháp. Kinh và Luật do Phật nói ta, góp chung lại gọi là Pháp. Cho đến khi hai Tạng này được tách riêng ra để hợp chung với Tạng A Tỳ Ðàm của các thánh đệ tử về sau triển khai lời kinh thì gọi là giáo nghĩa. Giáo nghĩa tức chủ thuyết hay học thuyết của từng trường phái một, kể cả giáo nghĩa của các trường phái Ðại thừa, gom chung thành tạng Luận.

Lại nữa, những thuộc tánh riêng biệt của sự vật trong thế gian cũng gọi là pháp; lại vì nhờ các thuộc tánh đặc thù đó, giác quan ta mới phân biệt được sự vật này với sự vật khác. Ðối tượng nhận thức của ta không phải là sự vật cụ thể mà là thuộc tánh trừu tượng của sự vật (tức Pháp), cho nên nói “vạn pháp duy thức”. Như vậy pháp của sự vật rõ ràng không phải là sự vật. Nhưng, về mặt thông tục, pháp cũng được dùng để chỉ các sự vật đang mang trong mình cái pháp đó. Và sự vật gọi chung là chư pháp (các Pháp). Thật là rắc rối! Nhưng chưa hết đâu!

Pháp còn chia ra pháp hữu vi, pháp vô vi... khiến người học có được một ý niệm chính xác về nghĩa của chư pháp trong từng hợp một. Ðể tháo gỡ các mớ bòng bong này, ta hãy trở về vói nghĩa gốc của chữ Pháp, của định nghĩa đã được đúc kết trong tám chữ là: “nhiệm trì tự tánh, quỹ sinh vật giải”.

Nhiệm trì nghĩa là có nhiệm vụ nắm giữ. Tự tánh nghĩa là tánh riêng cố định của từng sự vật. Quỹ nghĩa là khuôn mẫu phép tắc quy định từng tự tánh một. Sinh vật giải nghĩa là khiến sự vật tự cởi mở ta, tự lột xác ra, tự phơi bày ra và nhờ đó mà ta biết ngay đó là sự vật gì. Như vậy: “nhiệm trì tự tánh quỹ sinh vật giải” : Pháp là cái nắm giữ tánh riêng cố định trong từng sự vật, và chính nhờ khuôn phép của từng tánh riêng đó tự phơi bày ra mà ta biết ngay sự vật đang đập vào giác quan ta là sự vật gì. Nói đơn giản theo ngôn ngữ ngày nay thì pháp gắn tương đương với cái mà ngày nay ta gọi là thuộc tánh của sự vật. Sự vật nào trong thế gian cũng có một số đặc tánh cố định gắn liền với nó, nhờ đó mà ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác.

Ðem định nghĩa cơ bản của “pháp” nói trên đây mà rơi vào các cách dùng của chũ Pháp trong mọi trường hợp thì nghĩa thật của nó hiện ra ngay.

Trước hết, Pháp (trong Phật pháp) chỉ những quy tắc cố định miên viễn chứa đựng trong lời Phật dạy. Do đó, lời Phật chứa đựng các quy tắc khách quan và cố định ấy (hoàn toàn không dính dấp gì đến thần quyền) cũng gọi là pháp. Rồi cũng vì vậy mà kinh điển ghi chép lời Phật được gọi là Pháp bảo. Thuộc tánh đặc thù của từng sự vật, cũng vì tính chất cố định của nó, mà được gọi là Pháp. Mãi rồi, trên tiến trình thông tục hóa, pháp được đồng hóa với chính sự vật và sự sự vật vật trong thế gian được gọi chung một cách không chính xác là chư pháp (các pháp). Rõ ràng ý niệm chung của chữ pháp, trong bất cứ cách dùng nào đều chứa đựng cái nội dung “cố định” ngàn đời không đổi thay.

Trở lại với chữ pháp trong Phật pháp. Sở dĩ những gì Phật truyền dạy cho chúng thánh đệ tử được gọi là pháp, là vì cái điều đó gồm toàn bộ quy luật khác quan, ngàn đời không đổi, trực tiếp chi phối và điều hành sinh hoạt nội tâm của con người và môi trường sinh hoạt ngoại tại của nó. Quy luật khách quan bất di bất dịch đó là quy luật duyên khởi, được Phật trình bày qua hai tiến trình nhân quã, diễn biến khắp trên hàng ngang (trục hoành) và tiếp nối nhau theo hàng dọc (trục tung).

Duyên khởi nhân quả hàng ngang, được cô đúc trong định thức này là nhân quả đồng thời” Dĩ thử sinh cố, bĩ sinh; dĩ thử diệt cố, bỉ diệt, dĩ thử hữ cố bĩ vô”. Sỡ dỉ có tương quan nhân quả đồng thởi này là vì không một sự vật nào trong thế gian đứng riêng lẽ ra mà tự hiện hưũ được. Chúng duyên nhau mà có simh khởi.

Duyên khởi nhân quả của hàng dọc, được cô đúc trong định thức” 12 nhân duyên”.

Nhân quả trong định thức này là nhân quả dị thời: “ Tiền nhân khởo sinh hậu quả, không có quả nào không có nhân sinh ra trước”. Trong diễn biến của nhân quả dị thời, có thể có nhân mà không có quả, vì quả sau đã bị một nhân khác mạnh hơn vô hiệu hóa. Nhưng ngược lại nhân đã hiện ra quả thì nhật định quả đó phải lưư xuất từ cái nhân có trước đó. Nhân vô thuỷ, nhưng quả thì có thể hưũ chung.

Hai định luật duyên khởi này hổ trợ cho nhau, bổ túc nhau, triển khai thành toàn bộ giáo Pháp Phật, cả về mặt nhân sinh quan lẫn vũ trụ quan Phật giáo. Về sau, các trường phái tiểu thừa và Ðại thừa lại càng mở rộng ra thêm nữa, mà tựu thành gíao nghĩa của từng trường phái một. Nhưng cho dù giáo nghiã của các trường phái có đa dạng đến đâu, nhưng cũng không đi lệch ra ngoài hai hướng chính cửa hai định luật: Duyên khởi hàng ngang và hàng dọc này. Hai hướng chính đó tạo thành hai hệ thống của Pháp Phật là: Pháp tánh và Pháp tướng. Pháp tánh nghiêng về nghĩa “ không” là bắt gốc từ Tứ đế Pháp tướng thiên về “ Hữu” là bắt nguồn từ 12 nhân duyên. Pháp tánh chuyên thuyết minh chân lý, cả tục lẫn chân. Pháp tướng chuyên thuyết minh tâm lý học, từ cạn đến sâu.

Tổng hợp pháp tánh và pháp tướng, khiến tướng và tánh dung thông nhau, như trong hệ thống “ bìng thông nhau”, đó là Pháp chân chính, đích thực của Phật vậy.

PHÁP( Dharma) và PHẬT( Bouddha) từ Nguyên thuỷ đến Ðại thừa:

Cái mà Ðức Cù Ðàm phát kiến trong đêm Thành đạo được gọi là Pháp ( dharma). Pháp là những quy luật khách quan, ngàn đời không đổi, chi phối toàn bộ nhân sinh và vũ trụ.

Pháp đó đơợc Phật nói cho Ðệ từ Thanh Văn nghe, và về sau được ghi chép đầy đủ trong các văn bản A Hàm, dặc biệt là trong Trung A Hàm. Phương pháp áp dụng để thực hiện hóaPháp thì được ghi chép trong tạp A Hàm. Ðây là gia tài chung của toàn thể Phật Giáo đồ, Tiểu cũng như Ðại. Ðức Cù Hàm nhờ phát kiến được Pháp mà thành Phật. Phật không sinh ra Pháp mà chính Pháp sinh ra Phật. Phật không là cái gì hếtn nếu trong Phật không có Pháp thắp sáng.

Vì Pháp quan trọng như vậy, cho nên về sau, khi các trường phái khai triển khai pháp, để biết rõ cái thực chất của pháp là gì, họ đi tìm cái tinh yếu của Pháp, mệnh danh là Pháp tánh( dharma). Tất cả các Pháp trong pháp giới đều có chung một pháp tánh ấy. Rồi từ tinh yếu của Phật , mệnh danh là Phật tánh ( Bouddhata). Và vì Phật đồng nhất với Pháp, cho nên hóa ra pháp tánh cũng tức là Phật tánh mà thôi. Có khác nhau chăng, là chỉ ở một điểm: trong loại vô tình thì gọi là pháp tánh, còn ở trong loại hữu tính thì gọi là Phật tánh.

Ðại thừa ra đời nhằm lúc khái niệm pháp tánh đã được các trường phái trước đó triển khai khá tinh tường rồi, cho nên họ chỉ tiếp tục bằng cách len sâu thẳm vào Phật tánh. Bắt đầu là với kinh văn Bát Nhã, để đi đến chung kết là với kinh văn Pháp hoa bằng lời khẳng định dứt khoát: “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh”. Giáo nghiã Phật tánh đến đây hoàn toàn viên mãn. Và rồi cũng từ đây, Ðại thừa không còn đặc nặng trọng tâm của Phật giaó vào một độc tôn là cái cá thể của đức Cù Ðàm như trước nữa Một Ðức Phật phỏ quát (Bouđha –universel) được thya thế vào .Bởi lẽ tất cả chúng sinh đều có Phật tách,thì ai cũng có khả năng thành Phật hết:hoặc đang thành,hoặc sẽ thành.Như vậy,”Nhất Phật” chuyển thành “Ða Phật”(nên bbiết thêm rằng ,chính trong A Hàm,Ðức Cu Ðàm cũng đã nói lịch sử 7 đức Phật quá khứ ra đời trước ngài).

Trên căn bản đa Phật quan, thay thế chổ độc Phật quan, Ðại thừa mở ra một chân trời sáng láng cho sự phát huy của Phật giáo bành trướng ngoạn mục qua các nước Ðông phương và hứa hẹn một tiến trình tốt đẹp hơn nữa đối với nhiều dân tộc khác trong tương lai xa. Trong một nhân loại đầy đau khổ, có gì khích lệ cho con người bằng cái thông diệp nhắc đi nhắc lại cho con người nhớ rằng nó có Phật tánh và có khả năng thành Phật một ngày nào đó. Trên đây là lý do sao đạo Phật với Dức Phật độc tôn đã suy tàn ở chính ngay trên quê hương Aán Ðộ, nhưng lại bành trướng ngoạn mục đích ở những phần đất ăn gởi nằm nhờ ở bên ngoài quê hương. Phật tánh quả là liều thuốc bổ cực mạnh đối với nhân loại chìm đắm trong khổ đau. Sức mạnh của Phật tánh tưởng e còn mãnh liệt hơn sức mạnh của “miến cơm manh áo” hứa hẹn sẽ được chia sẻ đồng dều cho một thiên đường trần gian!.

Tất cả những nhận xét trên đây cho ta thấy rằng, trên căn bản, Ðại thừa không hề đi lệch ra khỏi đường đi nguyên thủy. Ðại thừa chỉ tăng sâu cho nguyên thủy, khiến Dharma của Phật trờ thành vô cùng nhân bản, không một đạo nào sánh kịp. Những ai nghiên cứu Ðại thừa đừng nên quên điều đó. Và cũng đừng ngạc nhiên gì hết, khi thấy các kinh Ðại thừa như Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, ít nói đến Thích Ca mà nói nhiều về Phật Tánh với vô số Phật xuất hiện. Rồi cũng do đó mà Ðại thừa ít đề cập đến các phép tu nguyên thuỷ mà chỉ chuyên thiên trọng về hạnh Bồ Tát với sáu hạnh Ba la mật và các tế hạnh vụn vặt trong nếp sống bình thường hằng ngày.

Các kinh Tiểu phẩm Bát Nhã và Ðại phẩm Bát Nhã cho ta thấy rõ chuyển hướnh mỡ rộng mới này: Từ Ðức Thích Ca, có thể chuyển qua Ðức Phật phổ quát, từ Phật độc tôn chuyển qua Phật tánh với hằng hà sa số Phật xuất hiện . Phật tánh ( Bouddhata) quả thật đã đưa Phật giáo lên địa vị một tôn gíao của toàn thể nhân loại .

Trong Phật gíao Ðại thừa, còn có một khái niệm khác nữa, đó là Pháp thân. Khi Phật còn tại thế, Ngài từ chối không trả lời những câu hỏi siêu hình, như ‘Phật còn hay mất sau khi Niết bàn”. Nhưng đến đại thừa khẳng định rằng : “Phật còn trong Pháp và thân ấy gọi là Pháp thân”

Nói cho dể hiểu hơn, thân ấy chính là chân như. Vì sau khi thành Phật Ngài đồng nhất với Chân như, không sai không khác. Ngài từ Chân như lưu lộ và trở về với Chân như . Ðó là nghĩa của chữ Như Lai mà Phật thường tự xưng trong kinh văn A Hàm.

PHÁP PHẬT 

Những gì Phật chứng ngộ trong đêm thành đạo, gọi là Pháp (Ðạt ma), Pháp nghĩa là những quy luật ngàn đời không đổi chi phối toàn bộ sinh hoạt nội tâm con người. Phải tìm hiểu hai mặt vọng chân của nó để biết cái chân diện mục của hai mặt ấy là những gì? Đồng thời, lại phải y theo phương pháp cụ thể nào đó để hiện thực hóa các kiến thức về hai mặt ấy . Phần đầu là phần “học”, phần sau là phần cốt tuỷ, vì nhờ phần này mà Pháp Phật nhập thế, khiến tự do tỏa ra hiện tượng giác ngộ thành Phật . Học là điều kiện cần. Tu là điều kiện đủ. Người Phật Tử thiếu phần thứ hai, chưa phải là người Phật Tử chân chính. Do đó, địa vị của người xuất gia vượt hơn địa vị của người tại gia rất xa.

Sau đây, xin nói riêng về nội dung ý nghĩa của mỗi phần:

1.Pháp cuả Phạt truyền dạy, gồm tóm hai công thức cơ bản: Tứ đế và mười hai nhân duyên. Tứ đế là sơ đồ cũa toàn bộ toà nhà Phật giáo. Mưởi hai nhân duyên là cái hồn sống động của tòa nhà vĩ đại ấy mà đỉnh cao chót vót là quy luật duyên khởi. Ngàn kinh muôn luận trong Phật gíao từ nguyên thủy cho đến Dạt thừa, đều trụ trên cái hồn Duyên khởi và đều từ đây mà triển khai giáo nghĩa muôn màu muôn sắc về sau.

Riêng tòa nhà Tứ đế gồm có hai ngăn tương thông nhau. Ngăn “ khổ tập” thuyết minh về nhân qủa thế gian. Ngăn “diệt đạo” thuyết minh về nhân quả xuất thế gian. Duyên khởi trong ngăn đầu triển khai thành môn tâm lí học cuã Phật Giáo mà tiêu biểu là thuyết học A Tỳ Ðàm, triết học Duy Thức, triết học Khởi Tín ( diển tiến từ cạn đến sâu) . Duyên khởi trong ngăn sau, triển khai đến mức cùng tột làm tiêu biến hết bóng dáng của Duyên khời ( thực chất là do hành trì ) tạo thành môn Bản thể luận của Phật Giáo, mà tiêu biểu là giáo nghĩa Không trong tông Thành Phật và trong Tông Bát Nhã. Tâm lý học của Phật Giáo, gọi là Pháp tướng hay hữu lưu, Hữu tông. Bản thể học trong Phật Giáo gọi là Pháp Tánh hay không lưu, Không tông.

Phật tử khônh hiểu hết giáo nghĩa Phật giáo về Hữu tông và Không tông, và gỉa sử Phật Tử đó viềt được cả ngàn bộ luận để trình bày toàn bộ sự hiểu biết của mình ( như Thế Thân chẳng hạn) thì đó cũng chỉ được gọi là Luận Sư hay Ðại Luận sư tức là loại triết gai , chưa chắc đã đạt được thực chứng thực đắc. Hàng thực chứng thực đắc đó mới đúng nghĩa Phật Tử theo đúng truyền thống của Phật và kế tiếp Phật mà” thiệu long Phật chủng” mệnh danh là Tổ . Tổ là loại đaọ sĩ, tiến bước trên dấu vết cuả Phật đạt được kết quả vô thượng , tối hậu ấy, Phật tử phải theo pháp Phật mà thực hành trong thực tế đời sống hằng ngảy.

2. Thực hành Pháp Phật

Phương pháp thực hành duy nhất là : Thiền. Phật nhờ thiền mà mộ đạo . Ðệ tử Phật không thể không do thiền mà thành được chánh quả . Ðó là quy luật.

Nói về Thiền thì nhìn chung có hai loại Thiần: Thiền Như lai và Thiền tổ Sư. Loại thiền sau là biến thể của lọai thiền trước. Thực chất cũng chỉ có một, nhưng rộng hơn và dể áp dụng hơn. Ngoài hai loại thiền này, còn có nhiều lọai Thiền khác, chẳng hạn như Thiền Chỉ Quán của Thiên thai, Thiền Hoa Nghiêm của Hiền Thủ... nhưng hậu qủa không to lớn như hai loại chính.

CỐT LÕI CỦA PHÁP PHẬT

Toà Nhà Xứ Ðế (bốn gian)

KHỔ TẬP DIỆT ÐẠO

Nói đủ là:

1.-Khổ : đau khổ

2.-Khổ Tập: nguyên nhân gây ra đau khổ

3.-Khổ Tập Diệt: diệt tập của khổ (diệt nguyên nhân gây khổ)

4.- Khổ Tập Diệt Ðạo : phương pháp diệt tập của khổ

Bốn Ðế dính liền với nhau, từ Quả ngược về Nhân

*Trong 4 Ðế chia làm hai cấp nhân quả: thế gian và xuất thế gian.

a)Nhân quả thế gian: Khổ Tập (Ðời) – Nêu quả trước

b)Nhân quả xuất thế gian: Diệt Ðạo (Ðạo) – truy cứu nhân sau.

Tương thông giữa hai cấp, không riêng thiên bên nào (Ðạo trong Ðời, Ðời trong Ðạo), đó là Trung Ðạo. Nghiêng về bên nào cũng đều làm mất trung Ðạo. Do đó, không thể khai thông giải thoát (Niết bàn) và Giác ngộ (Bồ đề).

Nhân quả thế gian – Trung Ðạo – Nhân quả xuất thế gian

KHỔ – TẬP DIỆT – ÐẠO

Nội dung của mỗi đế nói gì?

I.Trong khổ Ðế, tuy có chia ra tám khổ, nhưng sào huyệt của khổ nằm tại “Ngũ ấm xí thạnh khổ”.

Năm uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) rực cháy trong từng sát na, là đầu mối phát sinh mọi loại đau khổ, cả khổ đau thể xác lẫn tinh thần. Các khổ đau ấy diễn biến trong ba khu tâm lý: TÂM, Ý, THỨC (Cita, Mana, Vijnana).

Người học phải nắm cho vững ý nghĩa nội dung của năm uẩn và ba khu tâm lý thì mới rõ Khổ đế nói gì.

II.Trong Tập Ðế, cốt lõi nằm tại NGHIỆP (Karma) và nguyên lý 12 nhân duyên.

Người học, nếu không nắm vững ý nghĩa nội dung của NGHIỆP và 12 NHÂN DUYÊN, thì không thể hiểu Tập Ðế nói gì.

Hai Ðế: Khổ và Tập là khởi điểm khai thông môn học PHÁP TƯỚNG về sau. Pháp Tướng tức Tâm Lý Học của Phật Giáo vậy

III. Trong Diệt Ðế, cốt lõi có pháp Vô Vị. Vì sau khi pháp hữu ­ vi trong Tập Ðế bị tiêu diệt sạch hết rồi, thì pháp vô vi (không do nhân duyên sinh) tự phơi bày ra. Vô vi là tên gọi khác của tiếng Niết bàn, cho nên có hai loại vô vi :

1.Trạch diệt vô vi (Niết bàn tu đắc)

2.Phi trạch diệt vô vi (Niết bàn tự thể, vốn vô thủy vô chung)

Từ thể của Vô vi, là tánh Chân Không (không do nguyên sinh). Ðây là điểm khai thông môn học Pháp tánh về sau của trường phái Bát Nhã. Pháp tánh tức Bản Thể Luận của Phật giáo vậy.

4.Trong Ðạo Ðế, nội dung nói về phép tu. Ðạo nghĩa là con đường, tức phương pháp giúp tu hành giả diệt tập. Phương pháp ấy là Dyana, phiên âm là ja-na, đọc trại là Thiền na, gọi tắt là Thiền, Trung Hoa dịch là: Tịnh lự, Tư duy tu, Thiền định.

Thiền định là phép tu QUÁN TƯỞNG (meditation), đi từ cạn đến sâu, từ ngoại cảnh về nội tâm, qua nhiều tầng bậc.

Theo như Lai Thiền , thì các tầng bậc phải trải qua là: Quán 37 trợ phẩm trợ đạo, rồi Tứ Thiền, Tứ Không... Về sau,triển khai thêm gần 40 phép Thiền mới, lừng lẫy nhất là phép Tổ Sư Thiền của Ðạt Ma và Huệ Năng.

Nhìn chung vào Tứ Ðế, thì ba Ðế đầu là phần lý thuyết, thuộc GIÁO MÔN. Ðế thứ tư là phần thực hành, thuộc QUÁN MÔN. Riêng Giáo Môn chỉ tạo triết gia. Thành tựu Giáo Môn là do Quán Môn. Chỉ Quán Môn mới tạo được Ðạo sĩ tức các Tổ (Patriarche) kế tục sự nghiệp của Phật.

Hành giả Phật giáo thực tâm muốn tu hành là phải y theo Quán Môn mà hành trì. Quán Môn chỉ là bước đầu khai thông cho Quán Môn mà thôi. Quán Môn chính là các phép tu Thiền vậy. Phép tu Tịnh độ cũng là một loại Quán Môn, nhưng bình dị hơn, mà mục đíc nhằm để phổ cập vào quảng đại quần chúng bình dân. Nhưng khi tu Tịnh độ mà không tâp quán theo phương pháp nói trong “Thục lục quán kinh” thì đó chỉ là phép tu theo lời “cầu nguyện” phổ thông trong các Thần giáo.

Như trên ta thấy cốt lõi của toàn nhà Phật giáo nằm trọn vẹn trong Tứ Ðế. Có nắm vững được nội dung của Tứ Ðế thì mới hiểu được các giáo nghĩa của các trường phái Phật giáo về sau, Tiểu thừa cũng như Ðại thừa.

Người xuất gia có hai việc phải làm: Học và Tu.

a)Học là nương theo Giáo Môn, tìm hiểu nội dung của Pháp tướng và Pháp tánh (Tâm lý học và Bản thể học) 

b) Tu là nương theo Quán Môn mà hành trì , nhằm thắp sáng nội tâm khiến ý nghĩa nội dung nói trong Giáo Môn bừng sáng trong lòng hành giả.

Nếu không được Quán Môn soi sáng thì bao nhiêu kiến thức thu góp được chỉ là chất chết khô cằn mà thôi , không bao giờ có giác nghộ.

Giáo Môn thuyết minh sự thật. Quán Môn thành tựu sự thật.

TỨ ÐẾ

Sự thật sờ mó được gọi là Ðế.

Sự thật hiểu theo khái niệm : chân lý

Ví dụ : nghe nói đến vị chua của chanh , biết chua – chân lý. Lưỡi nếm trực tiếp chanh , biết chua – Ðế.

1.-Khổ Ðế

Bát khổ :

4 khổ đầu : thể xác.

3 khổ kế : tinh thần.

Cái khổ thứ tám là nỗi khổ gồm chung cả bảy khổ trên : ngũ ấm xí thạnh khổ.

Ngũ uẩn : Sắc , thọ , tưởng , hành , thức gồm hai thành phần hợp lại :

-Vật chất : sắc uẩn.

-Phi vâït chất : thọ , tưởng , hành , thức

*Thọ : trung khu hoạt động tình cảm

*Tưởng : trung khu hoạt động lý trí

*Hành : trung khu tạo tác của Nghiệp (Ý chí)

Năng động (vô minh)

Ù lì (si mê)

*Tâm : tập khởi (tập hợp vật chất và phi vật chất dấy khởi , không duy tâm , chẳng duy vật)

*Ý : tư tưởng (mana) – mạt na (Hán)

Tư : suy tư đời sống nội tâm

Lượng : lượng định (Thọ , tưởng , hành )

*Thức : phân biệt , đối tượng phân biệt gồm có sáu trần cảnh.

*Thức : Liễu biệt ngoại cảnh , phân biệt thọ tưởng , phải nhờ Ý giúp.

(biểu đồ)

Tưởng Thọ

Hành

2.-Tập Ðế

Chính là phiền não (Phiền : đốt cháy thân; não : làm rối loạn tâm). Tất cả các phiền não đều là con đẻ của Nghiệp).

A.-Nghiệp : “Hễ thân có làm , miệng có nói , ý có nghĩ thì có tạo nghiệp” (Nghiệp : có lành và dữ).

*Nghiệp (Karma : Yết ma)

Nghiệp sư : Thầy truyền giới

“Nghiệp là dấu vết lưu dư của vịệc làm , lời nói , ý nghĩa”.

Ðức Phật dạy : một chiếc xe bò đi qua lưu lại những dấu vết của bánh xe lăn trên con đường đất. Cũng thế , việc làm , lời nói , ý nghĩ lưu lại dấu vết trong nội tâm con người. Dấu vết đó chính là Nghiệp. Nghiệp của Tập Ðế là nghiệp xấu (phiền não).

(Có người cho rằng dấu vết của bánh xe lăn sẽ mờ đi theo thời gian , cũng như dấu vết lưu dư của việc làm , lời nói , ý nghĩa sẽ phai dần theo dòng trôi chảy luân lưu của vạn pháp. Nói như thế là phản tác dụng giáo dục , nếu không có lưu dư để lại sẽ không có vấn đề giáo dục)

-Tác dụng của Nghiệp : ù lì (si)

Năng động (vô minh) (sinh ra Hành)

*Ngã : có định khác Nghiệp : biến chuyển , chồng chất. Nếu có Ngã , thì đó là Ngã giả nghiệp chứ không có ngã thể cố định “ Hữu tác nghiệp , vô tác nhân” : có sự tạo tác của Nghiệp , nhưng không có người tạo tác. Chính trong luân hồi , giáo pháp nhà Phật dạy rõ cũng không có “tác nhân” khác ngoại đạo.

Tây phương định nghĩa NGHIỆP :

NGHIỆP là bản sao , bản phổ của bản chính (làm , nói , nghĩ) (dấu vết lưu dư)

Muốn có bản sao tốt phải tu , phá tan uẩn hành để lọc nghiệp đổi bản sao từ bản chính. Tu chính là súc cái bể lọc cho sạch mọi rác rưởi , dơ bẩn , nước đọng.

B.- 12 nhân duyên :

Chính là máy tạo nghiệp (mechnic)

*12 nhân duyên :

Tam thế lưỡng trùng nhân quả

(biểu đồ)

MẶT ÐÁY Quá Khứ 1. Vô Minh – Hoặc

2.Hành – Nghiệp – Nhân Quá Khứ

Hiện tại 3. Thức

4.Danh sắc

5.Lục nhập Khổ – Quả hiện tại – (theo Hữu Bộ)

6.Xúc

7.Thọ

MẶT NỔI

8.Aùi – Hoặc

9.Thủ

10.Hữu – Nghiệp – Nhân hiện tại

Vị Lai 11. Sinh

12.Lão tử – Khổ – Quả vị lai

*Danh sắc :

-Sắc : phụ tinh mẫu huyết

-Danh : nghiệp thức

Tâm lý học mặt nổi : luận về sáu thức (A Tỳ Ðàm của Tiểu thừa)

Ở bề sâu lưng chừng : A lại da , Duy thức

Bề sâu ở đáy : vô minh. Khởi Tín luận

3.Diệt Ðế

*Biến các pháp hữu vi thành vô vi – Niết bàn mà nội dung là sự giải thoát , gồm có :

a) Tâm giải thoát : diệt hết phiền não tức Niết bàn

b) Huệ giải thoát : diệt vô minh , tức Bồ đề (Bát Nhã , Hoa Nghiêm , Pháp Hoa , Phánh Tánh – Bản Thể Luận)

c) 4.-Ðạo Ðế

Tức Thiền định (40 phép Thiền , nổi nhất là Như Lai Thiền , Tổ sư Thiền)

Như Lai Thiền : 37 phẩm trợ đạo , Tứ Thiền , Tứ Không , Tứ Vô Lượng Tâm ...

Cứu cánh của Thiền : phá tan hành uẩn , tức phá nghiệp , tạo trí tuệ Bát Nhã tức giải thoát

(Thế trí biện thông chỉ là uẩn tưởng)

Tịnh độ tông : lục tự Di Ðà đi theo cong đường tình cảm , xoa dịu uẩn thọ , sau đó mới phá tan hành

Thiền là bước nhảy vọt (Phá hành mà thôi)

DIỆT ÐẾ

A.-Khái niệm :

Diệt đế , nói đủ là Khổ tập diệt : diệt tập của khổ. Nghĩa là diệt những gì nói trong Tập đế (Nghiệp, quá trình 12 nhân duyên do Nghiệp tạo tác, phiền não v.v... Kết quả diệt này đã được nhờ hành thì các phép tu sẽ nói trong Ðạo Ðế. Diệt hết Tập thì các pháp hữu vi (do nhân duyên sinh ) tiêu biểu Giải thoát. Phiền não tiêu biểu là Tâm giải thoát, tức Niết bàn. Vô minh tiêu biểu là Tuệ giải thoát, tức Bồ đề.

Niết bàn và Bồ đề là Pháp vô vi (không do nhân duyên sinh).

B.-

*Ba pháp vô vi chính gốc :

1.-Hư không vô vi : khoảng hư không mênh mông (khác không khí ta đang thở, có đủ các khí : hydro, oxy, carbon).

2.-Phi trạch diệt vô vi : vô vi không do quyết trạch mà có, tức tự thân của Niết bàn và Bồ đề vốn vô thủy vô chung.

3.-Trạch diệt vô vi : vô vi do quyết trạch mà có, tức tự thân của Niết bàn và Bồ đề do tu đắc. Niết bàn và Bồ đề mà Phật chứng đắc dưới gốc Bồ đề trong đêm thành đạo, là loại Trạch diệt vô vi. Tự thể của nó là cái Chân Không bất Không. Nói nó là cái chân không vì nó đầy ắp cái thanh tịnh, từ đó thể của Niết bàn hiện ra vắng lặng (tịch) và ánh sáng của Bồ đề chiếu rọi khắp nơi (chiếu). Về sau, Ðại thừa gọi nó là cái Chân Như tịch chiếu : cái thể chân thật vừa vắng lặng vừa sáng soi. ‘Chân không” nói đây không phải cái ngoan không (không trợt không trơn) đối lập với cái hữu (có) như ta có thể lầm tưởng.

Về sau, sau khi Ðại thừa ra đời, Long Thọ trên tiến trình khai triển nguyên lý “Duyên sinh”, quảng diễn Chân Không thành ba nghĩa : Không, Giả, Trung, trong bài kệ mở đầu Trung Luận như sau :

Nhân duyên sở sinh pháp

Ngã thuyết tức thị Không

Thị danh vị Giả danh

Diệc danh Trung đạo nghĩa

Các pháp đã là bị sinh ra bởi nhân duyên, tôi nói cái thể của chúng tức là không. Chúng chỉ có trên giả danh, đó là nghĩa của Trung đạo.

*Thể không là Chân Không. Nhưng tướng thì có, tức là Giả hữu. Lại vì giả mà vẫn có in như thật, cho nên gọi cái giả hữu ấy là Diện Hữu. Nghĩa Chân không Diện hữu là giáo nghĩa căn bản của toàn bộ tư tưởng Phật giáo Ðại thừa về sau. Trong đó kinh văn Bát Nhã chuyển khai cái chân không mà thành thuyết Tánh Không (thuấn nhã đa tánh), còn kinh văn Hoa Nghiêm thì chuyên khai thác cái diện hữu, cho nên dưới con mắt của Phật mọi uế độ đều hiện thành Phật độ hết. Ðến kinh Pháp Hoa thì tổng hợp cả hai mà khẳng định dứt khoát rằng : “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh”.

Qua đến giai đoạn “Bách bộ Ðại thừa” ra đời tiếp theo sau đó, mới tổng hợp Phật tánh (Ngộ) và chúng sinh tánh (mê) mà thuyết minh Như Lai Tạng (khó chứa Như Lai), lập tương quan giữa chúng sinh và Phật, giữa mê và ngộ, Ngộ nằm trong mê là Như Lai tại triền (ông Phật trôi lăn, tức chúng sinh). Ra khỏi tương quan là Như Lai xuất triền (thành Phật).

Hệ thống kinh văn Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Duy Ma, Pháp Hoa thuộc trào lưu tư tưởng Pháp tánh (không lưu hay Không tông) bắt nguồn từ Ðế thứ ba (Diệt Ðế). Hệ thống kinh văn của “Bách bộ Ðại thừa” và sau tổng hợp Pháp tánh và Pháp tướng (Pháp tướng theo quan điểm Ðại thừa) mà thành giáo nghĩa Như Lai Tạng. (Lưu ý : Pháp tướng Ðại thừa đào sâu hơn Pháp tướng Tiểu thừa. Pháp tướng này khác với Pháp tướng của Duy Thức, A Tỳ Ðạt Ma). Pháp tướng nói chung bắt nguồn từ hai Ðế Khổ và Tập.

*Pháp tánh tức môn học Bản Thể Luận của Phật giáo.

*Pháp tướng tức môn học Hiện tượng luận hay môn Tâm lý học của Phật giáo.

*Pháp tướng tức Tâm lý học Phật giáo :

Có ba loại Pháp tướng :

1/Pháp tướng A Tỳ Ðàm (Tiểu thừa)

2/Pháp tướng Duy Thức (Bán Ðại thừa)

3/Pháp tướng Khởi Tín (Ðại thừa)

Pháp tướng nào cũng bắt nguồn từ ngũ uẩn (năm nhóm tạo thành con người). Khác nhau ở chỗ :

*Pháp tướng A Tỳ Ðàm và Pháp tướng Duy Thức đặt căn cứ phát xuất từ uẩn thức (và uẩn sắc), rồi từ uẩn thức mà mở ra sáu thức và các tác dụng tâm lý phụ thuộc của sáu thức là các tâm cơ sở. Vì vậy cho nên không đào sâu vào được các tác dụng tâm lý sâu kín của các uẩn Thọ, Tưởng, Hành. Pháp tướng Duy Thức có len sâu hơn nhờ phát kiến ra được thức A Lại Da, nhưng vẫn chưa mở xuống thấu mặt đáy của tâm hồn con người, cho nên gọi là Pháp tướng Bán Ðại thừa.

*Pháp tướng Khởi Tính theo một tiến trình ngược lại, đặt căn cứ xuất phát từ vô minh (tức từ uẩn hành), rồi từ tác dụng của uẩn hành mà móng khởi các tác dụng tư lương của uẩn Tưởng và uẩn Thọ (Ngũ ý). Tiếp theo là từ ý thứ năm mà sinh khởi tác dụng của nắm thức đầu để phân biệt (nhận diện) trần cảnh trong thế giới hiện thực của mắt thấy tai nghe.

Pháp tướng Khởi Tín nghiên cứu tâm hồn con người từ mặt đáy lên thấu mặt tầng cho nên nói tương thông được với Pháp tánh mà thuyết minh Như Lai Tạng. Riêng Pháp tướng Khởi Tín là Pháp tướng Ðại thừa.

Hai môn Pháp tánh và Pháp tướng trong Phật giáo rất mênh mông và cực kỳ tinh vi. Ở đây chỉ nói nguồn gốc phát xuất của hai môn ấy (chưa đề cập đến nội dung) để người học có một ý niệm khái quát về địa vị quan trọng của giáo lý Tứ Ðế trong toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

NGŨ UẨN CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO

A/Khoa Tâm lý học Tây phương chia tâm lý con người thành ba trung khu :

1)Tình cảm - hoạt động của con tim

2)Lý trí – hoạt động của khối óc

3)Ý chí – chỉ huy hoạt động của cả con tim và khối óc

b/Phật chia nội tâm con người thành ba nhóm (uẩn) :

1)Thọ : nhóm từ đó phát xuất mọi hoạt động tình cảm

2)Tưởng : nhóm từ đó phát xuất mọi hoạt động lý trí

3)Hành : nhóm tạo tác của nghiệp, nhóm này dìu kéo mọi hoạt động của Thọ và Tưởng theo chiếu hướng của nó. Theo Phật, nghiệp là ông chủ duy nhất trong con người, đúc thành một khối vô minh (vô thức).

C/So sánh hai bên, ta thấy gì ? Phải chăng cả hai bên cùng đề cập đến một nội dung như nhau, nhưng diễn đạt bằng hai loại ngôn từ khác nhau mà thôi. Vì nội dung hai bên tương đồng cho nên các học giả uyên bác của Tây phương đã xác định nghĩa của HÀNH trong Phật giáo là : ý chí mù quáng. Chính ý chí mù quáng ấy đã dẫn dắt con người tạo nghiệp mới, quờ quạng đi theo hướng đi của dấu vết của nghiệp cũ. Trên hướng đi ấy, dù cho tình cảm và lý trí tân trang có muốn đi theo hướng khác, cũng không cưỡng lại nổi. Ðó là chưa nói chính ngay tình cảm và lý trí của nó, tân trang hay còn như cũ, đều cũng là sản phẩm của nghiệp và bị nghiệp chi phối. Chúng đã bị méo mó từ ngay trong bản chất rồi.

*Do tình cảm bị méo mó mới sinh ra tư hoặc (mê lầm về tình cảm).

*Do lý trí bị méo mó mới sinh ra kiến hoặc (mê lầm về kiến giải)

Vì vậy muốn phá trừ kiến hoặc và tư hoặc, nếu hành giả không súc sạch bể nghiệp (thanh tịnh hóa nghiệp) thì không cách chi đạt được tâm giải thoát (Niết bàn) và Tuệ giải thoát (Bồ đề) mà thánh hóa con người, tức thành Phật.

Ngoài ba trung khu tâm lý (Thọ, Tưởng, Hành) mà bản doanh đặt tại nội tâm con người, còn một trung khu thứ tư nằm tại mặt ngoài của sắc thân, là uẩn sắc. Uẩn sắc với năm cửa ngõ (năm căn) tương thông với năm cảnh ngoại tại (năm trần) là chỗ y cứ cho các hoạt động tâm lý bên trong phát sinh. Chính qua trung gian của uẩn sắc mà nội tâm tiếp xúc được với ngoại cảnh và phân biệt ngoại cảnh. Phân biệt ngoại cảnh, chính là vai trò của uẩn thức vậy. Uẩn thức cũng là một trung khu tâm lý, mặc dầu hoạt động tâm lý của nó nếu không được các hoạt động tâm lý nội tâm hỗ trợ, thì chỉ giới hạn trong phạm vi phân biệt ngoại cảnh một cách thô sơ mà thôi. Bản doanh của nó không ở tại lý diện, mà đặt ngay tại biểu diện của uẩn sắc.

Như vậy, bốn uẩn (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) đều là những trung khu của hoạt động tâm lý, ba trong lý diện, một trong biểu diện. Thế thì riêng uẩn sắc có hoạt động tâm lý không ? Không. Nó chỉ có hoạt động sinh lý của nó mà bốn uẩn kia có được điểm tựa để sinh khởi hoạt động tâm lý, cho nên trong hoạt động tâm lý chung của con người, uẩn sắc có phần đóng góp không thể thiếu của nó.

Về sau, các trường phái triết học A Tỳ Ðàm cũng như Duy Thức đều lấy năm uẩn làm nòng cốt mà triển khai Tâm lý học Phật giáo ở giai đoạn đầu cũng như trong giai đoạn kế tiếp (Nên biết : các tâm sở chỉ hiện diện trong ba uẩn của nội tâm : Thọ, Tưởng, Hành – nhất là Hành). Chúng không hiện diện trong hai uẩn Sắc và Thức. Riêng với Thức, hoặc chúng tương ưng hay không tương ưng mà thôi. Ðến giai đoạn chung kết của triết học Ðại thừa, cũng lại trên nòng cốt của năm uẩn mà Ðại thừa triển khai tâm lý học, nhưng Ðại thừa đặt nặng vào hoạt động của uẩn hành (với hệ thống ngũ ý) để thuyết minh tâm lý học mặt tầng : mục đích Ðại thừa nhắm là đưa ra ánh sáng các hoạt động tâm lý trong nội tâm sâu kín của con người, khiến Tướng và Tánh tương thông qua lại một cách viên mãn như trong hệ thống “ bình thông nhau”.

Như trên ta thấy rõ nền tảng của khoa Tâm lý học Phật giáo là chính ở ngay giáo pháp Ngũ uẩn. Nếu không hiểu Ngũ uẩn nói gì thì khó mà thấu suốt được nội dung của Tâm lý học Phật giáo. Ðiều quan trọng đối với người học trong bước đầu là : tìm hiểu chính xác nghĩa của các thuật ngữ Phật giáo. Hiểu được nghĩa đích thực rồi, lại phải so nghĩa của chúng với nghĩa của các ngôn từ triết học đang thông dụng ngày nay. Có như thế thì mới hiện đại hóa được lời Phật dạy mà giúp cho người học (qua ngôn ngữ hiện đại) hiểu được Phật muốn nói gì.

Vì vậy cấp thiết được đặt ra cho các nhà giảng dạy Phật học ngày nay là : hiện đại hóa ngôn ngữ Phật giáo trong các giảng dạy. Liệu các ban giảng huấn ngày nay có làm được không.

NGŨ UẨN

Cần nhớ năm ví dụ sau đây :

1/ Uẩn sắc ví với Tu mạt : đống bọt

2/ Uẩn thọ ví với Thủy bào : bóng nước

3/ Uẩn tưởng ví với Dã mã : ngựa đồng nội

4/ Uần hành ví với Ba tiêu : Cây chuối

5/ Uẩn thức ví với Huyễn thuật : ảo thuật

1.- Sông Hằng rộng , nước chảy xiết , tạo thành hai giòng nước nghịch lưu xoáy tròn , ở hai bên bờ. Trên các xoáy nước ấy nổi lềnh bềnh những đống bọt khổng lồ , to bằng năm bảy ngôi nhà hợp lại , gọi là Tu mạt

2.-Giọt nước từ mái nhà nhỏ xuống hàng hiên , gặp vũng nước đọng tạo thành những bóng nước , vừa thành thì tan vỡ ngay, gọi là thủy bào.

3.-Trưa hè, hơi nóng bốc lên trong sa mạc hay trên đường nhựa tạo thành những váng nắng chập chờn hư ảo, có khi giống như một hồ nước rung rinh, có khi giống như một đàn ngựa đang chạy rong trên đồng cỏ, cho nên gọi là Dã mã (ngựa đồng nội) tức ảo tưởng. Cũng gọi là Dương diệm : váng nắng.

4.-Cây chuối có vỏ gồm nhiều lớp bẹ, nhưng không có ruột. Trước hết lớp bẹ nọ qua lớp bẹ kia, đến lớp cuối cùng, chẳng thấy ruột của nó ở đâu hết. Uẩn hành (tạo tác của Nghiệp) giống như cây chuối rỗng ruột, cho nên ví với cây chuối Ba tiêu.

5.-Trò ảo thuật của huyễn sư (magicien) tạo ra cảnh huyễn hoặc dối gạt kẻ ngây thơ. Uẩn thức chỉ là trò huyễn thuật.

Tất cả năm ví dụ trên đây đều nói lên cái thực thể Không của năm uẩn. Và mặc dù là Không, tất cả đều tạo ra những tác dụng sinh lý và tâm lý gây đau khổ. Về sau, các trường phái Pháp tướng căn cứ trên năm uẩn mà triển khai Tâm lý học Phật giáo. Cũng căn cứ trên năm uẩn nhưng chuyên về cái thực chất trống rỗng của chúng, trường phái Bát Nhã lập giáo nghĩa Tánh không (Chân không Diệu hữu).

TÁN PHẬT (ca tụng Phật)

Thiên thượng thiên hạ vô như Phật

Thập phương thế giới diệc vô tỷ

Thế gian sở hữu ngã tận kiến

Nhất thiết vô hữu như Phật giả

(Trên trời dưới trời không ai như Phật

Thế giới mười phương cũng không ai bằng

Những gì thế gian có mà tôi đã thấy hết

Tất cả không có ai như Phật)

(dịch sát nghĩa)

(Khắp thiên hạ không ai như Phật

Mười không thế giới cũng không bì

Những gì thế gian có trước mắt

Không ai sánh nổi được với Phật)

(dịch thuật)

Thiên thượng thiên hạ : không gian giới hạn giữa vòm trời và mặt đất

Thập phương thế giới : tất cả thế giới trong khắp mười phương không gian vô tận không có giới hạn ( espace) gọi chung.

(Thế : ba đời; gian : mười phương. Ra khỏi sự chi phối của Không, Thời và Nhân duyên, gọi là Xuất thế gian).

TƯƠNG QUAN GIỮA TỨ THIỀN VÀ NGŨ UẨN

Sắc : chính tư thế ngồi + điều tức : điều thân trước khi vào Thiền

Thọ : Ðịnh sinh hỷ lạc

Tưởng : Ly hỷ diệu lạc

Hành : Xả niệm thanh tịnh

Thức : Ly sinh hỷ lạc

a) Chuẩn bị để vào Thiền : luyện tư thế ngồi, luyện sổ tức, điều hoạt động sinh lý của uẩn sắc – điều thân

b) Vào thiền :

1.-Hỷ lạc, thô phù

2.-Hỷ lạc tinh tế – Tứ thiền

3.-Lạc vi diệu

4.-Thanh tịnh

1.-Ly sinh hỷ lạc : ly trần cảnh mà sinh ra hỷ lạc. Tức cái hỷ lạc được nhờ ly sáu trần mà sinh ra; ly sáu trần, tức vô hiệu hóa hoạt động của uẩn thức.

2.Ðịnh sinh hỷ lạc : năng lực của Ðịnh sinh ra hỷ lạc, tức cái hỷ lạc do sức Ðịnh sinh ra. Sau khi vô hiệu hóa được uẩn thức, hoạt động của uẩn Thọ bị suy yếu, nhờ đó mà định bắt đầu phát sinh. Khi sức định đủ mạnh rồi thì vô hiệu hoá hoạt động của uẩn thọ.

3.-Ly hỷ diệu lạc : ly hỷ thì diệu lạc phơi phới hiện ra. Tức cái diệu lạc trong nội tâm hiện ra trọn vẹn, sau khi hành giả đã vào sâu trong Ðịnh và nhờ vậy mà cái Hỷ bên ngoài không còn nữa.

Diệu lạc lên cao độ nhờ sức Ðịnh cực mạnh, thì vô hiệu hóa được hoạt động của uẩn tưởng.

4.-Xả niệm thanh tịnh : xả bỏ vọng niệm mà đạt được trạng thái thanh tịnh hoàn toàn của tâm hồn. Tức cái thanh tịnh thành tựu được sau khi xả bỏ hết vọng niệm của uẩn hành. Uẩn tưởng ngưng hoạt động, sức Ðịnh lên đến cực độ, do đó mà vô hiệu hóa hoạt động của uẩn hành : vọng niệm không dấy khởi, tâm hồn hoàn toàn thanh tịnh (Hành là tạo tác của nghiệp).

Lưu ý :

a)Trong giai đoạn chuẩn bị, phương pháp đầu tiên điều thân chỉ nhằm mục đích ổn định (stabiliser) hoạt động của uẩn sắc.

Trong Sơ Thiền, cũng chưa thật sự vào Ðịnh, chỉ mới xoá mờ được bóng dánh của sáu trần mà vô hiệu hóa uẩn thức

Từ Nhị Thiền trở lên mới là nhập định thật sự. Ðịnh lúc cấp thấp chỉ vô hiệu hóa được Thọ. Kết quả đạt được ở đây là Hỷ lạc, nhưng loại hỷ lạc này tinh tế hơn ở cấp dưới. Ðịnh lực cấp trung vô hiệu hóa được Tưởng. Chỉ khi định lúc lên đến tột đỉnh thì mới vô hiệu hóa được Hành (Nghiệp)

b)Sau khi xuất định, đâu lại hoàn đấy. Vì vậy phải tập luyện rất dài ngày để thành thói quen, cuối cùng mới vĩnh viễn giữ được trạng thái thanh tịnh thường trực mà chuyển phàm thành thánh.

c)Mọi phép Tu Thiền về sau đều từ các ban Tứ Thiền mà khai triển và canh cải tùy từng trường hợp.

TỨ NIỆM XỨ

Một Phép Tu Hai Quan Niệm

a)Theo Nguyên thủy (Trung A Hàm) :

1.-Quán thân như thân. 1.-Thân thường quán thân

2.-Quán thọ như thọ *. 2.-Thọ thường quán thọ **

3.-Quán tâm như tâm. 3.-Tâm thường quán tâm

4.-Quán pháp như pháp 4.-Pháp thường quán pháp

*Trong khi quán, thân của mình đương như thế nào thì biết nó đúng như thế ấy. Thọ ... cũng vậy hay ** Quán biết thân chính ngay trên thân mà mình đang quán. Với Thọ ... cũng vậy.

*Thân : chỉ ngay thân của mình, với tất cả cấu trúc và hoạt động sinh lý của chúng.

-Thọ : cảm giác vui buồn và tình tự hệ lụy cảm giác

-Tâm : chỉ mana tức Ý (tư lương). Tư : suy tư, lượng định, so tính

-Pháp : tất cả các phép tu do Phật dạy, 37 phẩm trợ đạo, Tứ Thiền, Từ Vô Lượng Tâm ...

b)Theo Ðại thừa

1.-Quán thân bất tịnh – Thân, Thọ, Tâm

2.-Quán thọ thì khổ – Thân, Thọ, Tâm

3.-Quán tâm vô thường – Thân, Thọ, Tâm

4.-Quán pháp vô ngã. Riêng pháp được giải thích là : các pháp hữu vi, tức vạn sự vạn vật trong thế gian.

Như vậy, thực hiện quán các pháp thấy : “Ô uế, khổ, không thường hằng, không có như thế” (exercice d’entrainement, cot de voir les choses dans leur affet facheux, indesirable, non viable) đưa đến một detachament absolu (xả) mà giải thoát hoàn toàn.

Vì sao có hai quan niệm khác nhau như vậy ?

a/Mục đích của phép tu Tứ Niệm Xứ của Phật là : nhằm rèn luyện sức nhạy bén của cảm quan đến tột độ. Hễ xúc chạm đến là biết ngay tức khắc đối tượng xúc chạm trong thực chất nó là cái gì, để không bị đối tượng đánh lừa, dối gạt. Luyện sức nhạy bén ấy đến mức nhuần nhuyễn rồi thì mới tập các phép tu thiền định được, đặc biệt là : Tứ Thiền (Nên nhớ, tác dụng của Tứ Thiền là vô hiệu hoá hoạt động của năm uẩn, nhờ đó mà tâm hồn được thanh tịnh (xả niệm thanh tịnh).

Theo Phật, 37 phẩm trợ đạo là (travaux preparatoires) chuẩn bị cho các phép tu thiền. Và đứng đầu trong 37 phẩm trợ đạo, đó là Tứ Niệm Xứ, vì vậy cho nên trong lời trối trăng cuối cùng của Phật tại rừng Sa La (nói trong Kinh Du Hành), Phật thành khẩn căn dặn A Nan rằng : “Về sau, trong số đệ tử của ta, ai siêng tu phép Tứ Niệm Xứ, người đó là đệ nhất học giả, người đó là đệ tử chân chính của ta”.

Phép tu của Phật là thiền, và chỉ Thiền mà thôi. Và để chuẩn bị cho phép tu thiền không bị cơ nguy lạc lối vào các loại “tà thiền” thì phải nhuần nhuyễn Tứ Niệm Xứ trước đã. Do đó Ngài căn dặn rất kỹ trong lời trối trăng cuối cùng.

b/Năm trăm năm sau khi Phật Niết bàn, Ðại thừa ra đời, đưa ra nhiều phép thiền mới. Bắt đầu là “Ðại Phật Ðảnh Như Lai mật nhân tu chứng” nói trong kinh Thủ Lăng Nghiêm một quyển. Tiếp theo sau đó, tùy theo cảnh sở chứng của từng Tổ Sư Ðại thừa trong khi vào thiền, các Ngài canh cải mỗi người một cách khác nhau, và cho ra nhiều phép sai khác.

Ðiển hình là như phép tu Tổ Sư Thiền của Bodhiharma chẳng hạn. Các phép Thiền mới này mặc dù là thiên hình vạn trạng, nhưng cốt tủy đều lấy từ Tứ Thiền mà chế biến ra. Ðó là một sự thật mà ta cần phải ghi nhận.

Sau khi các phái trong Ðại thừa chỉ truyền bá phép tu riêng của mỗi phái, họ mới chuyển nội dung của Tứ Niệm Xứ nguyên thủy ra Tứ Niệm Xứ hiểu theo nghĩa bất tịnh, khổ ... như ta đã thấy ở trên. Tứ Niệm Xứ mới này không nhằm rèn luyện cảm quan nhạy bén nữa, mà chỉ nhằm thành tựu xả lý (vô lượng tâm thứ tư trong tứ vô lượng tâm).

Cách trình bày Tứ Niệm Xứ theo Ðại thừa, đương nhiên là có lệch lạc, nhưng không vì thế mà phản lại cứu cánh của Phật giáo là : giải thoát và giác ngộ.

Những trường hợp như loại này, ta còn gặp rất nhiều trong Ðại thừa. Ví dụ : để trưởng dưỡng lòng từ bi, Nguyên thủy chỉ đưa ra hai mục đích : bất tự sát và bất giáo tha sát. Ðại thừa thêm vào mục đích thức ba : bất kiến sát tùy hỷ. Do đó mới có chế độ ăn chay triệt để.

***

Niệm : ghi nhớ trong lòng (cho đến khi đạt được nhất tâm)

Quán : tế tư (suy tư soi thấu bên trong đối tượng). Suy tưởng vòng ngoài của đối tượng gọi là Giác

Giác : (thô tư) Quán (tế tư) cũng còn gọi là Tầm hay tứ. Tầm : quán sát ngoại diện. Tứ hay tư : xoi mói bên trong.

***

Lô sơn yên (mây mù núi Lố) và Triết giang triều (dòng sông Triết) là hai cõi nghịch đối nhau, bên tịnh, bên động, bên tiên, bên tục. Tục mơ tiên, tục khao khát tiên. Nhưng sau khi đến nơi rồi mà nội tâm chưa cải hóa, trở về cõi tục lại, tục vẫn lại hoàn tục như xưa. Và vẫn : Lô sơn yên tỏa Triết gian triều.

Yên tỏa và Vân vụ : nghĩa không khác nhau

Yên : khói thuốc. Sương mù, sa mù cũng gọi là “ yên”

Tỏa : chìa khóa, khóa kín, gói kín, che lấp (đồng nghĩa với chữ Phong : gói kín) như trong Phong tỏa.

Vân : mây

Vụ : sa mù, tức mây mỏng sát mặt đất

Vân và Vụ : trạng thái giống như yên. Ta gọi là khói sương chiều

Trong Hán văn có thành ngữ “Vân phong vụ tỏa” nghĩa là mây mù phủ kín, gọi tắt thành : vân vụ hoàn toàn đồng nghĩa với Yên tỏa. Vì yên tỏa cũng chỉ có nghĩa là : mây mù phủ kín

Vậy Lô sơn yên tỏa hay Lô sơn vân vụ, hoàn toàn tương đồng về ý nghĩa.

--- o0o ---


Vi tính: Ngọc Nga, Kim Dung, Nguyên Trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/04/2014(Xem: 10744)
Từ điển Phật học Tummo được thiết kế đặc biệt để dễ dàng tra cứu các khái niệm Phật học, các bài viết chuyên sâu. Các nhóm từ có liên quan được tạo thành mối liên kết xuyên suốt trong toàn bộ từ điển. Các nhóm từ được phân loại cùng chức năng để người tìm hiểu Phật pháp dễ hình dung, dễ dàng tra cứu. Từ điển Phật học Tummo 2014 được tập hợp nhiều bộ từ điển chuyên sâu như từ điển Đạo Uyển, Phật Quang, Từ điển Bách Khoa PG… Từ điển Phật học Tummo 2014 còn bao gồm bộ công cụ biên soạn từ điện mãnh mẽ giúp bạn biên soạn và thiết kế một bộ từ điển riêng biệt.
17/12/2013(Xem: 18592)
Nhóm Vi Trần vừa hoàn tất xong bộ Danh mục Đại Tạng Phật giáo Tây Tạng: Kangyur-Tengyur khoảng trên 5000 tên các tác phẩm Kinh Luận thuộc về truyền thừa Nalanda Danh mục bao gồm 4 ngôn ngữ Tạng - Phạn (dạng Latin hóa) - Hoa - Việt Đính kèm là 3 tập tin đã đươc trình bày theo các dạng: 1. Tang-Phạn-Hoa-Việt 2. Phạn-Tạng-Hoa-Việt 3. Hoa-Tạng-Phạn-Viêt
18/04/2013(Xem: 16753)
Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, Tập 1 và 2; HT Thích Trí Thủ chủ trương, Lê Mạnh Thát chủ biên
08/04/2013(Xem: 5507)
Giáo Sư Cao Hữu Ðính lúc sinh tiền đã dành rất nhiều thời giờ cho việc nghiên cứu và giải dạy Phật Pháp cho Tăng Ni sinh trong các trường Phật học. Ông từng soạn dịch ra nhiều quyển sách Phật học như Phật và Thánh Chúng, Văn Học Sử Phật giáo, . . .
08/04/2013(Xem: 6692)
Quyển Kho Tàng Pháp Học này được soạn theo chương trình pháp số nghĩa là trình bày pháp từ một chi, hai chi, ba chi đến mười chi. Giống như quyển Kho Tàng Pháp Bảo của HT Bửu Chơn đã xuất bản trước đây.
08/04/2013(Xem: 6275)
Ðã từ lâu, tôi thường mong ước có một cuốc sách Việt ngữ nói về đạo Phật, từ thấp lên cao, tu như thế nào, và từ lúc mới phát tâm, cho đến khi thành Phật, phải trải qua bao nhiêu cấp bực, để làm kim chỉ nam cho các hàng Phật tử tiến tu thêm vững chắc, . . .
08/04/2013(Xem: 10584)
Tập sách LƯỢC GIẢI NHỮNG PHÁP SỐ CĂN BẢN do chúng tôi biên soạn, đã được Làng Cây Phong xuất bản từ 11 năm trước. Hồi đó, khi soạn sách này, chúng tôi chỉ nhắm vào một số độc giả bạn đạo giới hạn, nên chỉ soạn ngắn gọn; nhưng sau khi quyển sách ra đời, . . .
08/04/2013(Xem: 63591)
Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng đời sống tại trên đất nước nầy rất ư là bận rộn và con người trong xã hội nầy phải chịu nhiều áp lực về cả vật chất lẫn tinh thần nên ít ai có được thì giờ để tu tập hay nghiên cứu Kinh điển.
08/04/2013(Xem: 5787)
Tập sách này còn nhiều thiếu sót. Rất mong Chư Tôn đức và quý vị dành thì giờ bổ túc để mai hậu có thể trở thành Tự điển chung được sử dụng trong việc nghiên cứu, học tập và dịch thuật kinh điển bằng tiếng nước ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567