Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trí Tuệ

16/02/201908:54(Xem: 5874)
Trí Tuệ
Phat thuyet phap 8
T
rí Huệ
Lê Huy Trứ
 
 
Mục  Lục
                
Phi tiết lộ
Nhập đề
Tân Thập Như Thị Tri Kiến
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 
 
 

Phi tiết lộ

 
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
 
Bản ngã [cái Ta, chủ từ, chủ nhân ông/bà] chỉ có hiện hữu trong tâm tưởng, và nó được thể hiện qua ngôn ngữ với tâm chấp ngã, và ý phân biệt, tánh duy ngã độc tôn của mỗi cá nhân sinh.
 
Chấp ngã là tập quán vô minh từ vô lượng kiếp của mỗi cá nhân trong đám bụi hư lân trần người trong vũ trụ bao la.
 
“Cộng ngã” tuy thường được dùng như là tập thể để kêu gọi cá nhân đặt quyền lợi của cộng đồng trên hết nhưng thật ra nó chỉ là tổng hợp của những quyền lợi của biệt ngã với một mục đích chung đầy tham vọng hơn.
 
 

Nhập đề

 
Kinh Pháp Hoa, một bộ Kinh của Đại Thừa, mở đầu rằng Chư Phật ba đời thị hiện mới một mục đích duy nhấđó là Tri Kiến Phật tức là tỏ ngộ cho chúng sanh cái điều  Phật thấy biết.
  
Phẩm Phổ Hiền có nói: Phật tùy theo căn cơ của từng chúng sanh mà thị hiện để hóa độ.
 
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói rằng: Tâm chúng sanh và Tâm Phật bình đẳng.
 
Những lời kinh xưa ở trên thoáng nghe qua hình như có chút mâu thuẫn?
 
Tuy nhiên, đã có một câu của ý kinh khác đã giải thích rõ ràng những ý nghĩa đó:
 
Chúng sinh và phật tuy đồng tâm tánh nhưng căn cơ thì bất đồng?
 
Đơn giản hơn, chúng sinh và phật tuy đồng tánh thấy biết nhưng căn trí biết thấy thì bất đồng vì bất đồng căn cơ.
 
 

Phân loại trí huệ

 
Tâm tánh thấy biết, tri kiến phật, có sách Đại Thừa còn gọi là Tam Trí (zh. sānzhì 三智, ja. sanchi) là ba loại trí huệ.
 
Có nhiều cách phân loại trong nhiều kinh luận khác nhau
 
Theo A-tì-đàm Tì-bà-sa luận (zh. 阿毘曇毘婆沙論) thì tam trí là:
 
Pháp trí (zh. 法智), trí huệ hiểu biết chư pháp; Tỉ trí (zh. 比智), trí hiểu biết, phân biệt vạn vật sai biệt và Đẳng trí (zh. 等智), trí thế tục.
 
Theo Tứ giáo nghi chú (zh. 四教儀註):
 
Nhất thiết trí (zh. 一切智), trí huệ hiểu biết tất cả; Đạo chủng trí (zh. 道種智), trí biết được những con đường tu tập khác nhau; Nhất thiết trí trí (一切智智), trí thông đạt tất cả những loại trí huệ khác.
 
Ba loại trí này tương quan đến ba Thánh quả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát.
 
Tam huệ (trí) theo Du-già sư địa luận:
 
Văn huệ (trí); Tư huệTu huệ.
 
Ba loại trí được dạy trong Đại trí độ luận (zh. 大智度論):
 
Nhất thiết trí (一切智) của hàng Nhị thừa (Thanh Văn), là trí hiểu biết tất cả những khía cạnh khác biệt của chư pháp.
 
Đạo chủng trí (道種智) của hàng Bồ Tát, là trí hiểu biết khía cạnh toàn vẹn của chư pháp.
 
Nhất thiết chủng trí (一切種智) của chư Phật, trí huệ toàn hảo biết được tất cả khía cạnh của các pháp.
 
 

Thập Lực Thần Thông

 
Cái biết giác ngộ là cái biết của Thập Lực Thần Thông:
 
Thập lực (zh. 十力, sa. daśabala, pi. dasabala) chỉ mười năng lực hiểu biết siêu nhiên, mười trí đặc biệt của một vị Phật. Thập lực bao gồm:
 
Tri thị xứ phi xứ trí lực (zh. 知是處非處智力, sa. sthānāsthānajñāna, pi. ṭhānāṭhāna-ñāṇa): Biết rõ tính khả thi và tính bất khả thi trong mọi trường hợp;
 
Tri tam thế nghiệp báo trí lực (zh. 知三世業報智力, sa. karmavipākajñāna, pi. kammavipāka-ñāṇa): Biết rõ luật nhân quả, quả báo, tức là Nghiệp nào tạo quả nào;
 
Tri nhất thiết sở đạo trí lực (zh. 知一切所道智力, sa. sarvatragāminīpratipajjñāna, pi. sabbattha-gāminī-paṭipadāñāṇa): Biết rõ nguyên nhân nào dẫn đến con đường tái sinh nào;
 
Tri chủng chủng giới trí lực (zh. 智種種界智力, sa. anekadhātu-nānādhātujñāna, pi. anekadhātu-nānādhātu-ñāṇa): Biết rõ các thế giới với những yếu tố thành lập của chúng;
 
Tri chủng chủng giải trí lực (zh. 知種種解智力, sa. nānādhimukti-jñāna, pi. nānādhimuttikatāñāṇa): Biết rõ cá tính của chúng sinh;
 
Tri nhất thiết chúng sinh tâm tính trí lực (zh. 知一切眾生心性智力, sa. indriyapārapara-jñāna, pi. indriyaparopariyatta-ñāṇa): Biết rõ căn cơ học đạo cao thấp của mọi chúng sinh;
 
Tri chư thiền giải thoát tam-muội trí lực (zh. 知諸禪解脫三昧智力, sa. sarvadhyāna-vimokṣa-…-jñāna, pi. jhāna-vimokkha-…-ñāṇa): Biết tất cả các cách thiền định;
 
Tri túc mệnh vô lậu trí lực (zh. 知宿命無漏智力, sa. pūrvanivāsānusmṛti-jñāna, pi. pubbennivāsānussati-ñāṇa): Biết rõ các tiền kiếp của chính mình;
 
Tri thiên nhãn vô ngại trí lực (zh. 知天眼無礙智力, sa. cyutyupapādajñāna, pi. cutūpapāta-ñāṇa): Biết rõ sự tiêu huỷ và tái xuất của chúng sinh;
 
Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực (zh. 知永斷習氣智力, sa. āsravakṣayajñāna, pi. āsavakkhaya-ñāṇa): Biết các lậu hoặc (sa. āsrava) sẽ chấm dứt như thế nào.
 
Ba lực 8, 9, 10 được Phật nhắc đến khi thuật về đêm đạt Bồ-đề của mình (xem thêm Tất-đạt-đa Cồ-đàm). Chúng được gọi chung là Tam minh.
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
 

Biết rốt ráo

 
Tôi không biết ai đã biết thấy một đống thấy biết trên đây rồi thì phân loại chi tiết, và viết ra với những danh từ lạ mắt nhưng mà chả có mấy ai thấy biết và hiểu nổi chúng nó là cái thấy biết gì?
 
Đại khái thì những trí huệ phân biệt này được định nghĩa một cách tương đối là cái biết rốt ráo.
 
Mà biết rốt ráo cái gì thì tôi chưa biết rốt ráo?
 
Có thể vì tôi còn chấp tôi biết nên tôi chưa rốt ráo trí tuệ bình đẳng để tri kiến phật?
 
Có thể tôi không có thần thông như chư Phật và Bồ Tát cho nên cái thấy biết của tôi là cái thấy biết của phàm phu, vô minh, dựa trên 18 căn trần thức từ tứ đại và ngũ uẩn tạo tác được diễn tả qua kiến thức nhân sinh cùng với ảnh hưởng tập tục, và kinh nghiệm sai lầm.
 
Cái thấy biết của căn trần thức đó chỉ là cái kiến thức phân biệt nhị nguyên của trí não.  Nó không phải là tánh biết và tính thấy của giác ngộ mà là cái hiểu biết của duyên sanh, vì có cái mặt nầy nên có cái mẹt kia.
 
Thấy biết những cái đám hỗn độn ba minh, mười trí  trên đây dường như rất tự nhiên, dễ hiểu, thậm chí quá ư tầm thường hay đúng ra chúng nó cũng chẳng khác gì với những cái biết vô sanh từ vô minh của con người trong vũ trụ bao la?
 
Cho nên,  tôi thiết nghĩ, chúng ta không cần giải thích tánh biết của cái đám vi khuẩn chúng sinh (còn nhỏ hơn một phần tỷ của một lân hư trần trong vũ trụ vô lượng) tiến hóa, văn minh, và rồi thì giác ngộ như thế nào.
 
Thái tử Tất Đạt Đa lúc bắt đầu tầm đạo chỉ muốn tìm phương cách để giải thoát đau khổ nhưng khi Ngài vừa mới giác ngộ Ngài mới nhận thấy không có đau khổ, không có người đau khổ để độ.
 
Tuy nhiên, bài pháp căn bản đầu tiên mà Ngài thuyết cho 5 anh em cư sĩ Kiều Trần Như là Tứ Diệu Đế, tiếp theo là Bát Chánh  Đạo vẫn là căn bản rất quan trọng của Phật Giáo. 
 
Đã là Phật Tử mà không biết hai pháp môn căn bản này thì khó có thể tiến bộ hay hiểu thấu những pháp môn khác.
 
Tuy nhiên, đối với những người đã có căn cơ cao thì họ có thể đi từ cao xuống thấp, trái qua phải, dưới lên như Lục Tổ Huệ Năng, bất cứ pháp tuyệt kỹ nào chỉ mới thoáng nghe thấy qua là họ đã thấy biết rốt ráo cốt lõi linh ý của nó thể giảng giải rành mạch, và cao siêu hơn nữa.
 
Khi đạt đại ngộ thành Phật, Đức Thế Tôn mới thật sự thấu hiểu rằng đạo vô thượng mà Tất Đạt Đa đã đi tìm để giải thoát khổ đau cho mình, cho chúng sinh không phải giới hạn ở những ảo tưởng không có thật đó.  
 
Tứ Diệu Đế, và Bát Chánh Đạo chỉ là thuốc ảo mà Ngài đã dùng như là một trong những phương pháp tâm lý để tạm thời chữa bệnh tâm thần của chúng sinh trước khi dạy cho họ mớ kiến thức vô thượng, cái cá tánh của vũ trụ, cái chu trình có không trong vũ trụ từ vi mô (particles) tới vĩ mô (There are probably more than 170 billion galaxies in the observable universe,) ngay cả thấy được vô sắc tướng (dark matters, dark energy).
 
Cái hiện tượng mà khoa học đã nhờ vào suy luận duyên sanh để “thấy biết” được cả vũ trụ được thâu nhỏ lại như hạt cải qua lỗ đen rồi bùng nổ ra trở thành vũ trụ mới qua thuyết big bang đã được Đức Thế Tôn “thấy biết” và giải thích rõ ràng từ 2600 năm về trước.
 
Nếu không nhờ những tam tạng luận sư ở Ấn ngày xưa cùng những cao tăng, triết gia, và những thiện tri thức, học giả, khoa học gia của cả Đông lẫn Tây Phương nghiên cứu, giải mã, đàm luận, tinh túy hóa, và phổ biến rộng rãi trên thế giới thì Phật Giáo cũng không khác gì những tôn giáo thiểu số, cứu rổi khác chỉ được phổ thông trong hàng bình dân, mê tín ở tại những quốc gia nhược tiểu với những kinh điển dành cho những kẻ bình dân, kém trí thức.
 
Tóm lại, vấn đề không phải làm sao đạt được giác ngộ để thấy biết “nó,” cái thế lưu bố tưởng 世流布想 , tưởng tượng phổ biến lưu truyền qua nhiều thế hệ đó.  Thay vì, bận tâm bởi những tập tục đó mà để giải thoát bởi những tập khí, 習氣, những cái thói quen tưởng tượng đó.
 

Tân Thập Như Thị Tri Kiến

Lý thuyết Siêu Tiên Thằng (Superstring theory) là một trong những lý thuyết dẫn đầu ngày nay, nó có khả năng để giải mã một trong những bí ẩn nhất của vũ trụ, thật rõ ràng như vậy bằng cách nào mà sức hút và vật lý lượng tử khít khao với nhau.   Lý thuyết Siêu Tiên Thằng khẳng định rằng có 10 chiều.  9 của những chiều này là không gian và một là thời gian.
 
The superstring theory, one of the leading theories today has the potential to will unlock one of the biggest mysteries of the universe, namely how gravity and quantum physics fit together. The superstring theory contends that there are 10 dimensions. Nine of these dimensions are of space and one is of time.”
 
One prominent feature of string theories is that these theories require extra dimensions of spacetime for their mathematical consistency. In bosonic string theory, Bosonic string theory is the original version of string theory, developed in the late 1960s. ... In the 1980s, supersymmetry was discovered in the context of string theory, and a new version of string theory called superstring theory (supersymmetric string theory) became the real focus. spacetime is 26-dimensional, while in superstring theory it is 10-dimensional, and in M-theory it is 11-dimensional.  M-theory is a theory in physics that unifies all consistent versions of superstring theory. The existence of such a theory was first conjectured by Edward Witten at a string theory conference at the University of Southern California in the spring of 1995.
 
(In Higher Dimensions We Could See Past, Present And Future Events Simultaneously, Written by Cynthia McKanzie – MessageToEagle.com Staff Writer)
 
Nếu hai lý thuyết, S-nhị nguyên và T-nhị nguyên của thuyết siêu tiên thằng, được liên hệ bởi nhị nguyên, nó có nghĩa rằng một lý thuyết có thể được đổi dạng trong đường lối nào đó để nó có kết quả vừa như lý thuyết kia.  Hai lý thuyết bây giờ được gọi là nhị nguyên lẫn nhau dưới thể thay hình đổi dạng.  Nói một cách khác, hai lý thuyết trên phương diện toán học là khác danh tự của đồng hiện tượng.
 
Phật Giáo hóa, phân biệt nhị nguyên là
 
Hai diện mục của một bản lai!
 
Đồng tướng nhưng khác tánh!
 
If two theories, S-duality and T-duality, are related by a duality, it means that one theory can be transformed in some way so that it ends up looking just like the other theory. The two theories are then said to be dual to one another under the transformation. Put it differently, the two theories are mathematically different descriptions of the same phenomena.
 
Ngoài thuyết Superstring 10 chiều còn có những thuyết khác như là Bosonic String 26 chiều và M-theory với 11 chiều tuy nhiên trong phạm vi của bài luận này tôi chỉ tưởng tượng là mình đứng trong cõi thứ 11 để tạm bàn rất giới hạn về 10 chiều trong thuyết Superstring theory mà tôi phóng dịch là Siêu Tiên Thằng (sợi dây, cung tơ). 
 
Câu hỏi vô duyên thường được đặt ra, “những Siêu tiên thằng này từ đâu ra?”  Đồng thời, cũng có 5 giả thuyết Siêu tiên thằng khác nhau giải thích cách phản ứng (bản ngã) của những hạt hạ nguyên tử.
 
Vậy thì tất cả ngũ căn trên đều đúng như vậy hay có vài cái đúng vài cái sai?  Vài vật lý gia cố gắng trả lời những câu hỏi này và đề nghị có tầng không gian thứ 11 cuộn tròn như lục căn mà chúng ta không trực tiếp quan sát.  Siêu khổn tiên thằng với căn 11 thỉnh thoảng được gọi là thuyết M hay thuyết của tất cả.
 
The nagging question remains, "Where do the strings come from?" Also, there are five different versions of superstring theory that explain the way subatomic particles behave. Are all five versions correct, or are some correct and others wrong? In an attempt to answer these questions, some physicists have suggested that there exists an 11th dimension, which is compactified like the other six spatial dimensions we do not directly observe. Superstring theory with the inclusion of the 11th dimension is sometimes called M theory or the theory of everything (TOE).
 
 
Những khoa học gia này cũng đã mò gần đúng đuôi voi nhưng chưa biết cởi đầu voi (đứng trong chiều không gian 11 dùng huệ nhãn quán tự tại) để nhìn xuống toàn thân voi.
 
Hiển nhiên, cái thuyết vật lý Siêu Tiên Thằng (Superstring theory) đầy hấp dẫn này, nhưng ít người hiểu được kể cả nhiều khoa học gia, đã được khám phá từ những công trình nghiên cứu của vài khoa học gia với đầu óc phi thường, và cũng bất bình thường mới nghĩ tới, và tìm ra được cái chân lý tạm thời hữu lý, và ngụy tặc này.
 
Theo tôi thấy biết thì cái thuyết vật lý Siêu Tiên Thằng (Superstring theory) dường như có rất nhiều điểm trùng hợp ngẫu nhiên và rất thích thú với những quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa từ hàng ngàn năm trước.
 
In the tenth dimension, everything becomes possible and imaginable.  In the ninth dimension, all universal laws of physics and the conditions in each universe become apparent.  In the eighth dimension, all possible histories and futures for each universe are branching out into infinity.  The seventh dimension is fascinating, every possibility for these other universes are clearly operating under their new laws.  In the sixth dimension our ability to move would no longer be linear but more possibilities.  In the fifth dimension, we would become time travelers. We could move back and forward in time.  In the four-dimensional spacetime, we develop the Six Supernatural Powers (lục thần thông, 六通, ṣaḍ abhijñāḥ)?  Sential beings including humans live in the world with three spatial dimensions and the objects we interact with have height, width, and depth. Other sential beings might live in the second and one dimensional world.
 
Sau đây là Tân Thập Như Thị Tri Kiến qua quan niệm bao la của vũ trụ quan thay vì qua khái niệm thu hẹp của nhân sinh quan với khái niệm trừu tượng của tâm duyên sanh của tiểu bản ngã mà tôi đã viết trong bài pháp luận khoa học với nhan đề, Từ Như Ngộ tới Như Mê, A Journey to Lower Dimensions, October 29, 2017:
 
Hình như, muốn kiến giác được những chiều thấp hơn (lower dimensions) thì kẻ quan sát, “nếu như có cái kẻ quan sát” (tạm gọi là self, Ta, Ngã không nhất thiết là con người), phải ở trong chiều không gian cao hơn.  Chẳng hạn, nếu như muốn thấy chiều không gian thứ 10 (tenth dimension) thì “kẻ quan sát” phải ở trong chiều không gian thứ 11  (eleventh dimension, Niết Bàn?) để nhìn vào và xuyên qua cái “vật được quan sát” nếu như nó “có thật tướng như vậy để quan sát.”
 
Nên nhớ là Kiến văn giác tri của 18 căn trần thức cấu tạo bởi ngũ uẩn chúng sinh (nhân sinh) không thể kiến giác được những miêu tả dưới đây.  Chỉ có Phật nhãn mới tri kiến như thị.
 
Tôi cố gắng phật giáo hóa thuyết Siêu tiên thằng này qua cái nhìn từ bên ngoài (out of the box) thay vì siêu khổn tiên thằng:
 
Chẳng hạn, trong chiều không gian thứ 10, nghĩ đến là vạn vật hiện ra.
 
Có thể đây là lúc vũ trụ của phi sắc tướng bắt đầu trước sắc tướng?
 
Nên biết ở trong chiều không gian này những cái vật chất (sắc) và phi vật chất (không) do tâm tạo đó không phải như ở những cõi thấp hơn.
 
Có thể đó là những siêu vật chất và siêu năng lực không thể thấy biết được bởi nhục nhãn của con người mà khoa học gọi là dark energy, và dark matters.
 
Trong chiều không gian thứ 9, tất cả luật vật lý của vũ trụ và những điều kiện duyên khởi trong mỗi vũ trụ trở thành thực tại có thể quan sát được.
 
Những luật vật lý của vũ trụ đó như là luật nhân quả (cause and effect,) luật duyên khởi (interdependency,)  luật tuần hoàn tiến hóa (evolution), luật vô thường (impermanence,) sinh trụ hoại diệt (transformation) mà Phật Giáo gọi là tái sinh, Hindu gọi là luân hồi ...
 
Trong chiều không gian thứ 8, tất cả những khả năng lịch sử và những tương lai (quá khứ và vị lai) của vũ trụ chia nhánh ra cho tới vô cực. 
 
Phật Giáo gọi là vô lượng, vô thủy vô chung.
 
Những chủng nghiệp (lượng tử, particles) hấp dẫn hay phản ứng lẫn nhau, hợp tan bởi nhân duyên trong lúc chia nhánh trên đường đi tới vô cực.
 
Những lượng tử này tạo ra những sóng rung động hấp dẫn (by the law of attraction & law of vibration) và đồng thời tùy theo nhân duyên (dependent originations) nghiệp quả (law of cause & effect) mà tụ hợp rồi lại tan rả, tiếp tục liên tu bất tận cho đến những kết quả (effects) cuối cùng sinh ra đầy tạm bợ vô thường (impermanence, Anicca or Anitya) từ hàng tỷ tỷ sát xuất (billion combinations of probabilities).   Từ đó, sắc tướng tự tái sinh (rebirthed) từ chân không (universe) bắt đầu từ những vi mô hợp lại với nhau tạo thành vĩ mô như ngân hà, thiên hà, tinh tú, thái dương hệ, trái đất, chúng sinh.
 
Những hiện tượng này đã được nhiều kinh điển của Phật Giáo đề cập đến và được khoa học hiện tại chứng minh trong thuyết vật lý lượng tử.
 
Chiều không gian thứ 7 rất kỳ bí liên quan đến sự tồn tại của những vũ trụ khác.
 
Vô lượng vũ trụ tương quan.  Vũ trụ trong vũ trụ.
 
Trong chiều không gian thứ 7 này, mọi khả năng cho những vũ trụ khác vận hành theo những luật mới của nó.
 
Chuyển động tính tạo thành guồng máy vũ trụ quay cuồng trong luân vũ.
 
Tôi đã diễn tả chi tiết về những hiện tượng này trong một bài pháp luận - Giá Trị Của Khoa Học & Quan Trọng Của Phật Giáo, 4/12/2017.
 
Trước khi bàn về chiều không gian thứ 6, và những chiều thấp hơn nơi chúng sinh hiện hữu trong cõi sắc tướng lẫn phi sắc tướng trên quả đất hay nơi bất cứ hành tinh nào trong vũ trụ, thiết tưởng cũng nên dài dòng văn tự một chút vì đây là điều Đức Thế Tôn đã giảng dạy về nguồn gốc của con người trên trái đất (từ cõi thứ 6 trong 16 cõi trời) mà ngày nay nhiều khoa học gia cũng đồng ý trên lý thuyết dù họ chưa thật sự chứng minh được.
 
Trong cuốn sách Humans are not from earthTiến sĩ Silver cũng đề cập đến một điểm đặc biệt: Nhiều người thường nghĩ rằng họ không thuộc về Trái Đất, và Trái Đất dường như không phải là nhà của họ.
 
Theo Phật Giáo đây là cõi vô thường, cõi tạm bợ.  Cõi sống ở trọ; thác đi về.
 
Ông phân tích, “Điều này cho thấy (ít nhất là đối với tôi) loài người có thể đã phát triển tại một hành tinh khác và chúng ta có thể đã được mang đến địa cầu bởi một giống loài cao cấp hơn hẳn.”
 
Thổ dân Nam Mỹ khắc những hình ảnh của những người ngoài hành tinh, phi thuyền trong những đền thờ kiến trúc Kim Tự Tháp với kích thước nhỏ hơn ở Ai Cập.  Họ tin, tổ tiên họ đến từ sao Hỏa (Mars.)
 
Đại cương, Do Thái Giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, và Lão giáo cũng tin là chúng ta được sáng tạo, và từ trên trời bị “đày” xuống trần để đền tội.
 
Theo tiến sĩ Silver, có thể Trái Đất là một hành tinh đóng vai trò như “nhà tù,” do con người dường như là loài có khuynh hướng bạo lực một cách tự phát, nên phải bị đày đến đây để học cách cư xử đúng đắn hơn.
(Humans are not from earth, Ellis Silver, PhD)
 
Đây chỉ là chủ quan của Ellis, về nhân chi sơ tính bổn ác nên nhân tự động mang án tù trước khi phạm tội ủ tờ trên khám địa cầu.
 
Theo tôi trần gian là cõi để chúng sinh kinh nghiệm vô minh trong nhục thân ngũ uẩn.  Mà những tham sân si là những phương tiện để thử thách nhị nguyên đúng sai, thiện ác, tốt xấu trong vòng luân hồi tương tự như những vòng đua trên sân vận động điền kinh.
 
“Nếu trước nay các nhà khoa học khác chỉ đề cập rằng một số vi khuẩn đã đến Trái Đất từ không gian, Chris McKay, nhà sinh vật học vũ trụ của NASA cho hay việc rút ra kết luận ngay lập tức rằng con người là sinh vật ngoài vũ trụ quả là một “bước nhảy lớn” trong nỗ lực tìm về cội nguồn của loài người.
 
8% ADN của con người có nguồn gốc từ vũ trụ?
 
Theo một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc Gia, Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện ra có 19 đoạn ADN, tương đương 8% số ADN của chúng ta không có nguồn gốc của con người.
 
Theo các nhà nghiên cứu, 8% số ADN này của con người được tạo thành từ các mảnh virus cổ xưa ẩn sâu bên trong bộ gen, những mã gen này được gọi là ADN ngoài hành tinh.
 
Những đoạn mã gen kỳ lạ này không được mã hóa, không thuộc nguồn gốc nào trên Trái Đất, hơn nữa chúng cũng không có sơ đồ tiến hóa thường thấy như ở ADN người. Khi các nhà khoa học cố định lại, các đoạn mã ADN ngoại lai này giữ nguyên tình trạng, không hề thay đổi.
 
Các nhà khoa học nghi ngờ những mã gens ngoài hành tinh này có thể lưu trữ những thông tin quý hiếm về vũ trụ, nhưng hiện tại trình độ của con người vẫn chưa đủ để giải mã những thông tin này.
 
Những khám phá này đã khiến nhiều người nghĩ đến giả thuyết con người là di dân từ nơi khác đến, vẫn mang trong mình nguồn gốc cổ xưa. “Nơi khác” ấy liệu có thể là hành tinh khác, một thiên thể khác, hoặc cũng có thể là một không gian khác?”
(Nguồn gốc của con người không phải trên Trái Đất? Thiện Tâm)
 
Trên lý thuyết, những lý luận này cũng có nghĩa là còn có thể có những cõi khác cho Tâm kinh nghiệm anh minh qua phương tiện sắc tướng hay phi sắc tướng thay vì qua ngũ uẩn.
 
Nhân sinh không là chúng sinh cô đơn độc nhất trong vũ trụ dù khoa học nhân văn chưa chứng minh được.  Mới đây vài ngày, chúng ta đã bắt được những tín hiệu được lập đi lập lại từ vũ trụ mà những khoa học gia đang phân tích nếu đó là những truyền tin của những văn minh khác trong vũ trụ?
 
Sự kiện này đã tự nó chứng minh thuyết luân hồi tái sinh trên những cõi khác mà Đức Phật đã giảng dạy hơn 2500 năm về trước.
 
Những văn minh, kỷ thuật tân tiến hiện đại ngày nay có thể từ những kiến thức từ ngoài trái đất, nơi những hành tinh xa lạ?
 
Sau thế chiến thứ hai, một số khoa học gia Đức Quốc Xã trong những chương trình bí mật quốc phòng Đức đã được báo chí phỏng vấn là tại sao Đức Quốc đã có kiến thức, và khả năng để chế tạo những vũ khí tối tân nhất thời trong khi đó các nước khác chưa nghĩ ra để theo kịp?
 
Vài bác học Đức đã cho biết họ được “phía bên kia” (văn minh ngoài vũ trụ) bí mật giúp cho họ những sáng kiến để chế ra những kỷ thuật mà thế giới hồi đó chưa biết tới.
 
Hình như những dữ liệu trên đã giải thích tại sao nhân sinh tiến bộ, văn minh vượt xa hơn những chúng sinh động vật khác trên trái đất vì con người không thể có được thông thái vượt bực, quá nhanh như ngày nay qua thuyết tiến hóa rùa bò cả hàng ngàn năm như những sinh vật khác trên trái đất.
 
Điều này được chứng minh là con người hiện nay không ở trong chu trình tiến triển của hiện sinh (evolution.)  Con người hiện nay không tiến hóa để thích hợp với thiên nhiên, và để sinh tồn tự nhiên như những loài vật khác mà phải dựa vào kỷ thuật sáng chế để tiến bộ, và sống còn với thiên nhiên.
 
Có thể “chúng ta, aliens” đã có kiến thức để dựa vào tiến hóa của địa cầu nhưng không từ trong tiến hóa đó mà có thể nhanh chóng trở thành con người thông minh nhất trên trái đất được nếu không có những gens của aliens (trí tuệ, phật tánh, tánh linh) ngoài vũ trụ.
 
Cái văn minh và trí huệ của con người phải từ ngoài vòng Thái Dương Hệ từ vô lượng kiếp aliens được chứa trong Google A Lại Da Thức trong thư viện vũ trụ?
 
Trả lời phỏng vấn, Ellis Silver cho biết, những nhược điểm sinh học của loài người “tố cáo” rằng họ vốn không phải được sinh ra trên Trái Đất này.
 
Ellis giải thích, “Nhân loại là giống loài tiến hóa nhất trên hành tinh xanh, nhưng bất ngờ là họ không thích hợp và yếu ớt trước môi trường Trái Đất: dễ bị ánh nắng tổn hại, đặc biệt không thích những thực phẩm mọc hoang, có tỷ lệ mắc bệnh kinh niên cao và nhiều thứ khác nữa.”
 
Ngoài chuyện hay bị đau lưng, có thể là do giống loài từng phát triển và tiến hóa ở một thế giới có trọng lực thấp hơn Trái Đất, Tiến sĩ Silver cũng đặt nghi vấn về kích thước đầu quá to của trẻ sơ sinh khi chào đời, khiến các bà mẹ rất vất vả trong quá trình sinh nở, thậm chí là tử vong cả mẹ lẫn con.
 
Một nhược điểm nữa của con người: quá dễ dàng bị cháy nắng. Con người không thể tắm nắng hơn 1 tuần hoặc 2 tuần giống như loài thằn lằn.
 
Bên cạnh đó, loài người hay mắc bệnh vật lý và tâm lý, có thể do đồng hồ sinh học tiến hóa để thích hợp với một ngày 25 giờ (điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh) trong khi một ngày trên Trái Đất chỉ có 24 giờ, theo như các nhà nghiên cứu về giấc ngủ từng chứng minh. “Đây không phải chỉ là vấn đề của thời hiện đại, mà xuất hiện ở mọi thời điểm trong lịch sử của loài người trên Trái Đất.
 
Nếu đây là sự thật thì nơi đó “con người” (phi vật chất, quang và âm) có thể đằng vân, độn thổ, đi xuyên qua vật chất vì nơi đó không có trọng lực mạnh như trái đất đè nặng trên túi da người ngũ uẩn, cùng bình dưỡng khí Oxygen nặng nề mà chúng ta đang cưu mang trên cõi trần gian?
 
Cái cõi 25 giờ/ngày đó thời gian quay chậm hơn trái đất thay vì “nữa năm tiên cảnh một bước trần ai”?  Vì trái đất chỉ có 24 giờ/ngày nên con người mất ngũ 365 giờ một năm làm chúng ta dật dật dờ dờ như người buồn ngủ, không nhớ mình từ đâu tới, đang làm gì ở đây, và sẽ đi về đâu?
 
Điều này cũng cho thấy cái túi da người ngũ uẩn này, cái bộ đồ “phi hành gia” tối tân mà “chúng ta” đang mặc này cũng chưa hoàn hảo trên điều kiện của trái đất.  Cái bộ đồ lặn, với bình dưỡng khí nặng nề này cần phải được luôn luôn biến cải, canh tân, và bảo trì cho đến ngày mà cái “Tâm” thoát khỏi xác này để tự tại đi qua những cõi phi vật chất khác.
 
Con người như smart phones cần charge pin, cơ thể chúng sinh cần nhiên liệu hàng ngày không thì hết xì quách tức thì.  Không uống nước trong một tuần, không ăn ngũ hơn một tháng là đi thăm ông bà liền tù tì hay trí não lộn xộn, thấy trời phật ngay tức khắc.
 
Nhiên liệu, nguồn năng lượng tối cần thiết cho sinh tồn của tất cả chúng sinh, vô tình lẫn hữu tình trong vũ trụ.  Nếu mặt Trăng có những điều kiện sinh trưởng, tài nguyên như trái Đất thì Mỹ đã di dân lên đó từ lâu?  Hoa Kỳ đã đưa phi thuyền tới Mars mà chưa diện kiến được “tổ tiên” nhưng tổ tiên ở đó đã thấy được con người, hậu duệ đang trở về nguồn?
 
Một trong những lý do mà con người muốn khám phá vũ trụ, đi tới những hành tinh có sự sống khác, vì trong thâm tâm chúng ta lo sợ bị diệt chủng như loài khủng long trên địa cầu.
 
Trên Trái Đất, không thấy loài tiến hóa nào gặp vấn đề tù túng, không được tự tại, xuất xử tùy tâm, khổ sở, nhiều rối loạn như loài người vậy.  Nếu không có thông minh sinh kế, để sống sót thì con người không hiện hữu cho tới ngày hôm nay.
 
Từ những suy luận trên, “nhân loại” dựa theo sự tiến hóa như những sinh vật khác lúc mới tới địa cầu với trí khôn của aliens ngoài quả đất để thích ứng với hoàn cảnh.  Có thể vì vậy mà nhân sinh mới siêu thông minh so với tiến triển chậm chạp của những động vật khác.  Cả nhiều triệu năm mà chúng sinh đó vẫn không tiến bộ được như con người trong vòng 5000 năm.
 
Đó có thể là lý do họ đã “vô tình chung” gọi họ là Người để phân biệt với thú vật trên trái Đất.
 
Hình như, trước khi tâm chiếu hào quang sáng lạng bị lấm bụi trần gian trên quả đất thì “chúng sinh giai không, phi ngũ uẩn,”  quang âm (ánh sáng, âm thanh) này đã có thần thông, kiến thức, và trí huệ rất cao hơn lúc bị thành người?
 
Nên hiểu ánh sáng và âm thanh vẫn được khoa học định nghĩa là vật chất (matters, forms.)  “Quang Âm” chính là chúng nhân sinh bị ngũ uẩn bao quanh bởi duyên khởi (cause and effect, interdependent conditions), sở trụ bởi trọng lực (nghiệp lực lôi cuốn, pulled by gravity) mà hiện diện (existed) trên cõi Ta bà.
 
Tôi đã chứng minh rất khoa học luận lý qua phương trình logic Bát nhã luận:
 
Quang Âm là ta.  Ta là Quang Âm.
 
Không là sắc.  Sắc là không.
 
Nếu hiểu Ta là sắc tướng, có.  Quang Âm, ánh sáng âm thanh, là phi sắc tướng, không.
 
Thần Tú ví tâm nhân loại như đài gương bị vô minh che lấp, không tìm được lối ra khỏi tấm da người, đưa đến luân hồi khổ đau cũng vì chấp vào tấm thân tạm bợ này là thường.
 
Ngài Thần Tú đưa ra giải pháp là phải chuyên lau chùi bụi trần bao phủ viên ngọc Mani.  Ngọc không dũa không thành khí.
 
Tuy nhiên, muốn thổi hết tập khí, bụi trần thì phải cần quạt Ba Tiêu (Phật pháp.)  Muốn cắt, mài ngọc Mani thì phải dùng Bát Nhã ba la mật để năng đoạn kim cương.  Làm cho phật ngọc chiếu sáng trở lại.
 
Lục Tổ Huệ Năng thấy Bồ Tát tâm chính là Quang Âm.  Tâm bồ đề như Tạng Quang Minh đốt sáng vũ trụ, không có tro bụi nào che bám được ngọn lửa Tam Muội soi sáng u minh nên không cần hay đúng hơn là không thể dùng bất cứ vật gì để lau chùi được lò lửa vũ trụ.
 
Cái kiến của Thần Tú là cái thấy của Tam Tạng luận sư. Cái thấy biết kiến thức bác học của con người.
 
Cái giác của Huệ Năng là cái thấy của kiến tánh, cái ngộ của trí huệ đã có từ nhiều kiếp trước trên cõi Quang Âm Thiên.
 
Hơn nữa, chúng ta không hiểu là “đấng sáng tạo hoàn hảo” tại sao lại cấu tạo ra con người không hoàn hảo?  Nhất là gắn thêm những cái ác nghiệt như là vô minh, tham sân si, lo lắng, sợ hãi, đau khổ để hành hạ con người, “con cái của thượng đế” với mục đích gì?
 
Để kiểm soát chúng nó, để thị uy bắt chúng nó thờ phượng, van xin, sợ hãi mình, và để nhẫn tâm trừng phạt chúng nó vì tội tổ tông?
 
Tóm lại, những lý luận khoa học trên hầu như đúng theo quan điểm của Phật Giáo, nguồn gốc của “nhân sinh” trong nhục thể (ngũ uẩn) trên Trái Đất này được xuất phát từ một thế giới khác trong vũ trụ.
 
Trong đoạn kinh Phật Giáo, Trường Bộ Kinh Digha Nikaya
Kinh Khởi thế nhân bổn (Agganna sutta), Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng: Nguồn gốc của con người đầu tiên trên Trái Đất là do những người tại cõi Quang Âm Thiên (cõi thứ 6 trong 16 cõi trời Sắc giới, hay phi sắc giới) chuyển sinh xuống sau khi Trái Đất hình thành.
 
10. Này Vàsettha, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển hoại. Trong khi thế giới chuyển hoại, các loại hữu tình phần lớn sanh qua cõi Abhassara (Quang Âm thiên). Ở tại đây, những loại chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy một thời gian khá dài. Này Vàsettha, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển thành. Trong khi thế giới này chuyển thành, một số lớn chúng sanh từ Quang Âm thiên thác sanh qua tại đây. Những chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh và sống như vậy một thời gia khá dài.”
 
(Agganna Sutta, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch)
 
Vài trăm năm nữa chúng ta (dân Mỹ ưu tiên) sẽ trở về nơi đó, cõi thứ 6, sao hỏa, cõi trời Quang Âm?
 
Nhưng “con người” phải cởi bỏ bộ da người để thích hợp với hoàn cảnh, và những điều kiện của cõi trời, cõi tiên đầy thần thông đó.
 
“Nơi khác lạ” ấy liệu có thể là một hành tinh khác, một thiên thể khác, một ngân hà khác, hoặc cũng có thể là những cõi không gian khác song song với chiều không gian 4 chiều mà chúng ta cứ tưởng là thực tại bây giờ?
 
Nơi đó chúng sinh (aliens, bồ tát) chưa bao giờ kinh nghiệm, chưa từng trải qua vô minh, và luân hồi đau khổ để đi tìm giải thoát, và biết giác ngộ là gì?
 
Giác ngộ không thể biết giác ngộ như bất nhị không biết nhị nguyên.
 
Muốn biết bất nhị thì phải phân biệt nhị nguyên.  Không nhị thì không có bất nhị.
 
Muốn biết giác ngộ thì phải bỉ ngạn vô minh mới biết đáo bỉ ngạn giác ngộ.
 
Tưởng hay không tưởng?
 
Trong chiều không gian thứ 6, cái vô sắc tướng tâm đó có khả năng để di chuyển không còn trên đường thẳng mà với nhiều chiều hướng khả thi.
 
Con đường trực hành (đường thẳng) là con đường dài hơn đường tà hành (đường cong.) 
 
Hay con đường tà hành là con đường ngắn nhất trong khoảng cách du hành.
 
Những người hải hành trên đại dương điều không lạ gì về nguyên tắc Non-Euclidean distance, non "ordinary" straight-line distance, mà đa số chúng ta được dạy từ lớp 9 trung học này.
 
Hai đường thẳng song song gặp nhau tại vô cực (nhất điểm không.)
 
Nhị nguyên là hai mặt của nhất thể.
 
Hay dường như bất nhị là khởi điểm nguyên thủy của nhị nguyên?
 
Điểm vô cực là nơi phát xuất của hai đường thẳng song song.
 
Hay đúng ra nhất điểm không này là bắt đầu của mọi sự được chia ra vô lượng nhánh rồi cùng tụ lại ở vô cực để tái phân nhánh trong luân hồi.
 
Cũng nhờ vậy mà khoa học gia, vật lý gia mới suy ra diện mục, hình dáng của vũ trụ cong.
 
Đây chính là worm holes (lổ sâu), những đoản đạo, duy điểm ngắn nhất để du hành từ vũ trụ xuyên qua đa vũ trụ.
 
Trong chiều không gian thứ 5, du hành vượt thời gian.  “Chúng ta” (Self, Ngã?) có thể du hành ngược thời gian and vượt thời gian.
 
Một niệm là tới.  Muốn đi tới trở lại tương lai (back to future) thì phải đi trở về quá khứ với tốc độ nhanh hơn ánh sáng vì tương lai xảy ra trước quá khứ. 
 
Hay nói một cách khác là đi vượt xuyên qua những quá khứ khác duyên sanh để tới những vị lai khác duyên nhau, tùy tâm ý.
 
Gặp lại, nhận ra được những cái bản lai diện mục “tương tự như ta” ở trong quá khứ và tương lai nhưng chúng nó sẽ không nhận biết ra kẻ du hành vượt thời gian đã và sẽ là chúng nó.
 
Nếu đứng trên chiều không gian thứ 6 hoặc cao hơn sẽ thấy biết điều mà trí tuệ cho biết trên đây nhưng nếu muốn thấy thì phải bước qua tử môn quan trước đã.
 
Trong chiều “không gian” thứ 4, phát triển Lục Thần Thông (?)  Có thể chiều thời gian ảo này do “tâm nhân tạo” nhưng nó là một khám phá rất quan trọng cho nhân sinh.  Cõi thời gian này chỉ chi phối được chúng sinh từ ở chiều thấp hơn chứ không có ảnh hưởng tới những cõi cao hơn?
 
Cái chiều thời gian thứ tư này được nhân sinh đề cập đến trong tôn giáo, khoa học, tâm lý và triết lý ngay cả trong văn chương cùng với rừng sách vở, rất hấp dẫn để tham khảo đầy chi tiếc dưới đây.
 
Đây là cõi tâm linh, cõi của bồ tát, thiện tri thức, bác học, vô học, thần tiên, ma quỷ, ... ảo giác, và sáng tạo?
 
Ở chiều không gian này có thể vẫn còn chút phân biệt nhị nguyên nhưng gần đạt tới bất nhị.
 
Chiều không gian thứ tư này cuộn lẫn nhau liên tục như dòng không-thời gian (space-time).
 
Trong Đại trí độ luận, luận về Bát-nhã Ba-la-mật-đa (prajñā-pāramitā) do Ngài Cưu Ma La Thập biên soạn, phát biểu rằng: Những ai không có Chánh biến tri sẽ gặp chướng ngại khi họ cố gắng có được sự nhận thức về ba thời.  Nó vượt ra ngoài khả năng của người bình thường.
 
Trong kinh Hoa Nghiêm (Avataṃsaka-sūtra) chỉ ra rằng, vũ trụ của chúng ta là một trong số hàng ngàn vũ trụ của các hệ thế giới. Tất cả những thế giới này không có chung một cấp độ, cho nên thế giới mà chúng ta đang sống được bao trùm bên trong một cảnh giới khác, nếu nó mở rộng ra thì vượt ra ngoài những gì chúng ta có thể hiểu được.
 
Kinh Hoa Nghiêm còn chỉ ra rằng, khi Đức Phật nhập vào chánh định (samādhi) thì Ngài thấy tất cả ba thời đều bằng nhau, và như nhau.
 
Kinh Hoa Nghiêm diễn tả:
 
Nếu chúng ta thêm vào tất cả những ngày và đêm của những hệ thế giới cho đến tổng số là một kiếp (kalpa), vô số năm này bằng một ngày một đêm ở thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà. Và nếu người nào sống ở cảnh giới của Phật A Di Đà (Amitābha) một kiếp thì bằng một ngày một đêm ở cõi Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasaṃhata), và một kiếp (kalpa) ở cõi Kim Cang Tát Đỏa thì bằng một ngày một đêm ở cõi Pháp Tướng (Dharmaketu), và cứ như vậy cho đến hàng trăm, hàng triệu cảnh giới chư Phật”.
 
Lancaster nói rằng: “Nó là thực tại toàn thể, là vũ trụ đích thực, ông ta xem thời gian như là toàn bộ sự kéo dài của thực tại.
 
Theo ngài Long Thọ (Nāgājuna) thì thời gian được xem như là một pháp (dharma).  Bởi vì tất cả các pháp, chúng phụ thuộc lẫn nhau, đều không có tự tánh, chúng là không, cho nên thời gian cũng là không.  
 
Chính vì lẽ không này nên chúng ta không thể tìm thấy điểm khởi đầu hay là điểm kết thúc của nó.  
 
Điều này cho thấy không có hiện tại vì hiện tại là không gian giản nở giữa tương lai và quá khứ.
 
Trong Trung luận (Mādhy-amika), Ngài Long Thọ (Nāgārjuna) dùng 3 mối liên hệ thời gian, đó là ‘sớm hơn’ (thay vì quá khứ), ‘muộn hơn’ (thay vì vị lai) và ‘cùng lúc với’ (thay vì hiện tại).
 
Thích Hạnh Tuấn giải thích,  Ngài Long Thọ cố gắng diễn tả rằng, sản phẩm của những thứ cụ thể là không thể có, bởi vì nó không thể xuất hiện trong bất cứ phút chốc nào cả, và tại vì mối liên hệ thời gian giữa những sự kiện không thể nào thiết lập được.
 
Trong chương 11 của Trung luận (Mādhyamika), ngài Long Thọ (Nāgārjuna) phát biểu:
 
Tất cả các pháp đều là không. Tại sao? Tại vì chúng không sớm hơn, không muộn hơn, cũng không phải cùng lúc như một hiệu ứng. Khi nó được gọi là ‘sớm hơn’, ‘muộn hơn’ và ‘cùng lúc với’, những sự kiện như thế là không thể có.  Làm sao các sự kiện có thể được tạo ra bởi các nguyên nhân? Cho rằng một nguyên nhân có trước một kết quả là không đúng. Tại sao? Nếu một nguyên nhân tồn tại sớm hơn và từ đó mà một kết quả được tạo ra muộn hơn, ở đó ngay từ đầu đã không có kết quả thì cái gì là nguyên nhân của nó? Nếu một kết quả có trước một nguyên nhân, thế thì kết quả vốn đã được thiết lập ngay khi không có nguyên nhân, vậy thì tại sao nó cần đến một nguyên nhân? Nếu một nguyên nhân và một kết quả tồn tại cùng lúc, ở đó sẽ không có sản phẩm thuộc về nhân quả. Ví dụ, những cái sừng của con bò được mọc ra cùng lúc; sừng bên trái và sừng bên phải không phải là nguyên nhân của nhau. Cho nên cái gọi là nguyên nhân không thể là kết quả của nguyên nhân, bởi vì chúng được tạo ra cùng một lúc. Vì thế, ba mối quan hệ thời gian giữa nguyên nhân và kết quả là không có thể đạt được”.
 
Rõ ràng là sản phẩm thuộc về nhân quả phải được thể hiện trong những mối liên hệ thời gian nhất định: một nguyên nhân sẽ là sớm hơn, muộn hơn, hoặc là cùng lúc với một kết quả. Nhưng ngài Long Thọ muốn chỉ ra rằng, thuộc tính trước, sau và cùng lúc của những khoảnh khắc thời gian đều là không, cho nên chức năng của sản phẩm nhân quả không thể được thiết lập. Bởi vì nhân quả là không, tất cả mọi pháp đều không. Bởi vì tất cả mọi thứ đều là những nguyên nhân và kết quả. Ngài Long Thọ nhắm đến việc chứng minh rằng tất cả mọi pháp đều không. Bởi vì tất cả đều bị thiếu những bản chất của chính nó, chúng phụ thuộc lẫn nhau. Đây chính là học thuyết Duyên Khởi (pratītyasamutpāda) được trình bày trong Trung luận (Mādhyamika) của ngài Long Thọ.”
(From studying the concept of time in Buddhism toward understanding the meaning of life, Thích Hạnh Tuấn)
 
Hơn nữa, chúng ta không thể nào nhận ra được thời gian vì nó vượt lên trên khả năng nhận biết thuộc ý thức giới hạn của chúng ta.   18 căn trần thức của ngũ uẩn tạo ra chúng ta tự chính nó thiếu những đặc tính để phân biệt nên trí não chúng ta không thể nào thông suốt, và thấu hiểu về ba thời không.
Những lối giải thích ở trên chỉ là quan niệm qua cái nhìn hạn hẹp của không gian hai chiều. 
 
Càng giải thích càng rối răm vì chúng ta đã vô tình làm cho không gian đụng thời gian.
 
Theo tôi, không gian cuộn thời gian.
 
Chỉ có Đức Phật, đấng Chánh biến tri, người có được năng lực siêu phàm thông qua thiền định (samādhi) mới thấu hiểu được.
 
Đây là chiều không gian đặc biệt có ảnh hưởng quan trọng với tiến hóa, và tư duy của con người.
 
Nếu nhân sinh nhất thiết trí được chiều này thì cũng công đức lắm rồi.
 
Hai chiều không gian thứ 3 và thứ 2 là bắt nguồn của vô minh, từ ngộ cho tới mê, từ thần tiên thành yêu quái, từ Phật thành phàm phu vì bị nhiễm tam độc (tham-sân-si.)  Lọt vào vòng ái dục, ái tình quên mất bản lai diện mục, đánh mất thần thông, đưa đến bất lực, tuyệt vọng, đau khổ trong luân hồi sinh tử.
 
Những khốn nạn trên là công án nan giải của nhân sinh trong cõi Ta bà.  Con người mong cầu được cứu rỗi bởi “thượng đế” (trời, thần, thánh, tiên?), cứu độ bởi bồ tát, hay tự mình giải thoát khỏi đau khổ, vượt qua sinh tử luân hồi bằng cách giác ngộ thành Phật.
 
Ngược lại, những “bật chúng sinh” ở những cõi cao hơn.  Nơi mà chúng ta gọi là “cõi trường sinh bất tử, immortal.”
 
Nơi thượng giới đó, những bật mà phàm phu ở cõi sinh tử (mortal) gọi là thần tiên (god, goddes, divine being.)  Chúng sinh ở đó đều ganh tỵ, mà mơ ước có được, và trải qua những kinh nghiệm quý báu đó của nhân sinh dù là một vài khoảng khắc trong mơ trên thượng giới tương đương với một kiếp trần ai trong cõi người và chúng sinh.  Vì họ ở trong chiều không gian cao hơn.  Đó là cõi trời phi sắc tướng, không cấu tạo bởi 18 căn trần thức của ngũ uẩn tạo ra nhục thể cho nên họ không biết cảm giác sướng khổ, khoái lạc, ái ố như nhân sinh ở cõi trần thấp hơn. 
 
Sinh tử, cảm thức, ăn ngủ, và ái ân là những diễm phúc, và ân huệ, không biết ai đã ban ơn cho, nhưng chúng nó chỉ dành riêng cho chúng nhân sinh trên cõi trần ai dù là vô thường thay vì ban cho cõi thần tiên, trường cữu đã được đầy thần thông?
 
Khoa học gọi những “bất nhân diện tính” này là aliens.  Họ (không là loài người,) văn minh hơn con người, từ chiều không gian khác tới, và đang trà trộn sống lẫn lộn, ẩn náu trong cõi người.
 
Với mục đích gì thì họ biết rốt ráo hơn ta?
 
Mà hình như chúng ta cũng thường nghe đồn, mê tín dị đoan, và được nghe giảng thuyết về những bật chân nhân, bồ tát, thánh thần, quỷ sứ này qua kinh điển rất thường xuyên?
 
Khoa học giả tưởng đưa ra lý thuyết, aliens đi tìm năng lượng ở những thuộc địa để sinh tồn cũng như chúng ta phóng phi thuyền lên không gian để mong khám phá vũ trụ.
 
Đây là môi trường thuận lợi cho sáng tạo, là điều kiện tốt đẹp của duyên khởi.
 
Phật Giáo đã giải thích ngắn gọn:  Tất cả do tâm tạo!
 
Tuy nhiên, diện mục của sắc tướng là vô thường, và bản lai của sắc tướng là vô ngã.   Bản chất của vật chất tự nghiệp quả mà hòa hiệp với duyên khởi mà hiện hữu.  Tự tánh của nó không phải là thực chất bất biến.
 
Trong cõi này, ngũ uẩn cùng energy, năng lượng, được hấp dẫn bởi trọng lực (nhân quả, thập nhị nhân duyên) cấu tạo ra vật chất biến thái trong vũ trụ.
 
Cái quý giá nhất trong cõi Ta bà, và chỉ có nhân sinh mới được diễm phúc sở hữu đó là cái Ta, cái bản ngã độc tôn trong trời đất.  Cái mà Phật Giáo, ngược dòng đời, muốn chúng Ta buông xả thay vì trân trọng cái Tôi, thuần lý thuận dòng như thói thường.
 
Cái nhục thân ngũ uẩn, diện mục này có trước hay sau cái bản ngã?
 
Không có thân thể, sắc tướng này thì cái Ta có không?
 
Cái gì là bản lai diện mục của Ta?
 
Ai là Ta?  Ta là ai?
 
Ta không là Ai?  Ai không là Ta?
 
Ai là Ai?  Ta là Ta? 
 
Ta không là Ta?  Ai không là Ai?
 
Đây cũng là chiều không gian mà khoa học, vật lý, toán học cổ điển căn cứ vào những đường thẳng để giải thích hình học không gian phẳng với kiến thức rất hạn chế của nhân sinh trên địa lý của trái đất này.   Ngay chính bây giờ cũng có nhiều người ngây thơ, cả tin đó là chân lý tuyệt đối dù thuyết tương đối của Einstein đã chứng minh trái ngược từ hơn nữa thế kỷ. 
 
Mà quả thật đúng như vậy Euclidean hình học phẳng vẫn được dạy ở cấp trung học lớp 10, 11, và vẫn được ứng dụng trên thực tế hàng ngày trong không gian 2, và 3 chiều.
 
Vậy thì khoa học luôn luôn tuyệt đối, không bao giờ không đúng?
 
Khoa học cũng vô thường, thay đổi, và tổ sư xét lại?
 
Không có cái gì là hoàn toàn đúng hay sai đối với thời gian.
 
Tất cả đều tương đối vô thường!
 
Cho nên, khoa học gia nhất ngôn là khoa học gia dại.  Khoa học gia điều chỉnh đi điều chỉnh lại cho nó đúng ý mình, thuận ý người là khoa học gia khôn, cho dù nó có thể không hoàn chính xác đi nữa thì tệ lắm họ cũng có thể đoạt được giải Nobel.
 
In mathematics, the Euclidean distance or Euclidean metric is the "ordinary" straight-line distance between two points in Euclidean space. With this distance, Euclidean space becomes a metric space. The associated norm is called the Euclidean norm. Older literature refers to the metric as the Pythagorean metric. A generalized term for the Euclidean norm is the L2 norm or L2 distance.
 
Chiều không gian thấp nhất mà tất cả chúng ta thường tưởng là tầm thường nhất, dể hiểu hiểu lầm nhất qua “quan niệm vô minh.” 
 
Đó chính là chiều không gian thứ nhất.
 
Hay rốt ráo hơn là vũ trụ chưa bao giờ sinh.  Nên không có diệt.
 
Vô sinh, vô diệt!
 
Cái nhất điểm tuyệt đối bất nhị này không có không gian lẫn không thời gian.
 
Theo tôi đây là nhất điểm không, viên diệu nhất.
 
“Nó” không giống bất cứ chiều nào cả và hình như không có cái chiều nhất thể, nguyên thủy này thì có thể không có bất cứ chiều nào trong vũ trụ hiện hữu cả?
 
Đây là điểm khác nhau giữa kiến thức khoa học nhân văn của nhân sinh và trí tuệ tâm linh của phật giáo. 
 
Khoa học quan niệm chiều không gian qua trục thẳng (x, y, z), và đường thẳng (line) được định nghĩa là hai điểm được nối dài.
 
Vậy thì hình như đường đó (line) là ảo tưởng được miêu tả tượng hình của hai khoảng cách không gian, 2 điểm ảo trên trục thời gian ... ảo ?
 
Đây là điều mà kinh điển gọi là “khắc kiếm mạn thuyền.”
 
Tôi cũng được giáo dục như vậy nhưng theo tôi thấy qua con mắt phật pháp thì con đường đó là một chuỗi của vô lượng điểm (dots, on/off, chớp/tắc) vô thủy vô chung tới vô cực.   Những hạt Lân Hư Trần này được thấy tưởng như là liên tục một khối qua nhục nhãn, và được trí não lầm tưởng là đường thẳng trong không gian hạn hẹp nhưng trong thực tế thì nó không thẳng, mà cong bởi sức hút của trọng lực (gravity) trong vũ trụ lỏm tới vô cực.
 
Vì đường cong là những đường thẳng nối tiếp nhau.  Hay đường vòng tròn là đường thẳng đặc biệt, vô thủy, vô chung.
 
Qua huệ nhãn, trung tâm điểm của vòng tròn là điểm không (emptiness)?
 
Nói ra là đã không đúng rồi vì đó là những điểm có không (1, 0 digital) như điện như ảo.  Điểm còn là ảo thì những điểm cấu tạo thành “đạo” (đường, line) có thật được không?
 
Điều tôi khẳng định ở đây mâu thuẫn với điều tôi đã trình bày ở chiều thứ 10, là lúc vũ trụ bắt đầu.
 
Trong quý vị có ai biết được tại sao không?
 
Riêng tôi thì tôi rốt ráo là không?
 
Vì nhất “thiệt” trí của tôi không thể biết rốt ráo là nhất thể (điểm nhất như) này có trước hay chiều không gian thứ 10 có trước?
 
Có thể tôi không biết những điều mà tất cả thiên hạ đều biết?
 
Tôi chỉ biết những điều mà không ai cần biết, nên không ai muốn biết?
 
Có thể vì vậy mà đa số những kẻ bình thường ít biết tới những vấn đề tâm linh bất bình thường này?
 
Đây cũng là chiều “không không thời-gian” độc đáo nhất của con ốc sên.  Con ốc sên là con vật 3 chiều (3 dimensions) sống trong thế giới 3 chiều nhưng chỉ biết có một chiều (one dimensional world).
 
(Từ Như Ngộ tới Như Mê, A Journey to Lower Dimensions, tác giả Lê Huy Trứ, October 29, 2017) 
 
Nếu có người hỏi, tôi không là con ốc sên thì làm sao tôi biết được khả năng của nó?
 
Vậy thì người không phải là tôi thì làm sao người biết được là tôi không biết?
 
Tôi chỉ không biết tôi là con ốc sên hay con ốc sên là tôi thôi?
 
Có thể vì vậy mà tôi vẫn thường không biết nổi tôi vì tôi không biết lúc nào tôi là tôi nhưng thực ra bất cứ khi nào tôi cũng vẫn luôn luôn là tôi.
 
“Ta” trước kia do Tâm sanh, nuôi dưỡng bằng lòng từ bi hỷ xả, tự chiếu quang minh tạng, phi hành trên hư không, sống tự tại quang vinh trong thời gian vô lượng.
 
Cũng như cái “phật tánh” đã từng sống trong 11 chiều không gian nhưng vì một niệm đam mê nên lọt xuống ba tầng địa ngục của luân hồi khổ đau mà không hiểu nổi tại sao nó lại kỳ cục như thế?
 
Trong kinh Đại Bát Nhã, phẩm Đại Như, Bát nhã ba la mật thâm sâu nói thế này: “Sắc tất là Bát nhã ba la mật.  Bát nhã ba la mật tức là sắc; cho nên Nhất thiết chủng trí tức là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật tức là Nhất thiết chủng trí.  Sắc tướng như Bát nhã ba la mật tướng Như là một Như, không hai [bất nhị] không khác.
 
 “.... Như vậy (như thị) là tánh Như, như thật (yathabhuta), Chân Như ... Thấy mười pháp ấy đều tướng Như, đó là điều kinh Pháp Hoa nói là Tri Kiến Phật.  Mười pháp ấy là tất cả hình tướng, sinh thành, chuyển động, thời gian (đầu cuối) nhân quả của vũ trụ Như, hay nói theo kinh điển là Pháp giới Chân Như, Pháp giới Nhất chân. ”  (Như Vậy, Nguyễn Thế Đăng)
 
 
Tôi ăn cắp ý của Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện để cố giải thích như vầy: Tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, đầu như vậy, và cuối như vậy nên phải chấp như vậy. 
 
Đó là 10 cái thấy Như Vậy của bật giải thoát, giác ngộ từ bến mê. 
 

Kết luận

 
Lục Tổ Huệ Năng có bài kệ.
 
佛法在世  Phật pháp tại thế gian     Phật pháp trên thế gian
 
不离世间觉  Bất ly thế gian giác         Không thể rời thế gian mà giác ngộ
 
离世觅菩提  Ly thế gian mịch bồ đề    Rời thế gian tìm giác ngộ
 
恰如求兔角 Kháp như cầu thố giác    Giống như tìm sừng thỏ
 
Ý bài kệ muốn nói rằng không có cái pháp xuất thế gian hay Phật pháp riêng biệt ở ngoài pháp thế gian. Cố gắng tìm kiếm sự giác ngộ ở ngoài thế gian chỉ là tốn công vô ích giống như tìm sừng thỏ. Thỏ không bao giờ có sừng nên tìm sừng thỏ chỉ là phí công vô ích.
 
Chẳng hạn tham thiền đi tới các cảnh giới như Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền hay thậm chỉ tới cảnh giới cao hơn nữa thuộc cõi vô sắc như Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng không thể giác ngộ. (Phật pháp bất ly thế gian, 16/05/2018, Truyền Bình)
 
Tôi xin thưa thốt:  Cái đạo giác ngộ, cái pháp thế gian này chỉ giành riêng cho nhân sinh vô minh ở trên thế giới này.  Ở những cõi tâm linh với trí huệ cao hơn, chúng sinh không biết tới giác ngộ lẫn vô minh là gì?
 
Kinh Pháp Hoa viết: “Pháp hy hữu khó hiểu đệ nhất mà Phật thành tựu chỉ Phật cùng Phật mới có thể thấu suất thật tướng của các pháp.”
 
Kinh Pháp Hoa nên chỉnh đốn lại ý như vầy: “Pháp hy hữu dễ hiểu đệ nhất [trên thế gian như vậy,] vậy mà chỉ có Phật đã thành tựu cùng với Phật sẽ thành tựu [tại thế gian như vậy] mới có thể thấu suất thật tướng [trong thế gian như vậy] của các pháp [từ thế gian như vậy].”
 
Tuy nhiên, chúng nhân sinh kiến thức bất đồng dù tương đồng cấu tạo nhục thể nên rốt cục tất cả cùng “thật điên cái não phan duyên, đau cái tim duyên sanh.
 
Tóm lại, chúng sinh tuy đồng Phật tính nhưng căn trí bất đồng.
 
Như vậy mà thấy, có thể đó là lý do mà nhân sinh không dễ gì giác ngộ được đạo như thị tri kiến?
 
 

Tài liệu tham khảo

 
 
From studying the concept of time in Buddhism toward understanding the meaning of life, Thích Hạnh Tuấn





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2023(Xem: 3469)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 3126)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 5911)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 3444)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 5226)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 5904)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 5019)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 12878)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
14/12/2022(Xem: 1988)
Đạo đức và Luân lý chẳng những là nền tảng của mọi tôn giáo, mà còn là nền tảng của mọi xã hội loài người. Một xã hội sẽ không hoạt động hoặc phát triển nếu không có Đạo đức và Luân lý; nó sẽ không chịu nổi sự hỗn loạn và bạo lực. Đạo đức và Luân lý cũng đóng vai trò là hệ thống giá trị mà từ đó luật pháp và công lý được hình thành, cùng với các định nghĩa của chúng ta về đúng và sai. Một hệ thống Đạo đức và Luân lý không chỉ tạo ra hòa bình và trật tự trên thế giới này, nó còn cung cấp một mục đích trong cuộc sống. Sống có Đạo đức và Luân lý cho chúng ta cảm giác thành một ơn gọi cao hơn có thể mang bản chất tâm linh, cho phép chúng ta trải nghiệm sự siêu việt vượt qua những cám dỗ vật chất trần tục.
02/11/2022(Xem: 17743)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567