Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bản Giác (sách pdf)

25/08/201718:43(Xem: 21156)
Bản Giác (sách pdf)

Ban Giac_Lam Nhu Tang
 

 

Cảm tạ:
 Trung Tâm Y Tế:
FAIRFIELD FAMILY CARE MEDICAL PRACTICE
  • Bác Sĩ Jenny Nguyễn-Lâm
  • Quản Lý Nguyễn Thị Ngọc Bích
  • Cùng nhân viên phòng mạch
Đã tận tình giúp đỡ cho sự hoàn thành tập sách BẢN GIÁC nầy.
 
Trân trọng
 
Tác Giả Lâm Như-Tạng

 

 

Lam Nhu Tang 

LỜI CỦA TÁC GIẢ

 

 

Bản Giác  là một Thuật Ngữ trong hệ thống Siêu Tâm Lý Học Phật Giáo.

 

Thuật Ngữ nầy có liên hệ đến rất nhiều Thuật Ngữ khác trong Kinh Điển Phật Giáo như:

Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng, Pháp Tánh, Pháp Giới, Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tánh, Giải Thoát Thực Chất, Toàn Giác v.v…

Chúng tôi đã cố gắng kê cứu để giải rõ những ý nghĩa, những sự liên hệ đan chéo, tương tức, tương nhập lẫn  nhau giữa  những  Thuật Ngữ đó.

 

Nhưng vì trí lực có giới hạn nên nếu có điều chi sơ sót kính xin các bậc thạc đức cao minh hoan hỹ chỉ giáo cho, xin chân thành cảm tạ.

 

Sydney tháng 1 năm 2017

 

Trân trọng

 

Lâm Như-Tạng


HT Thich Giac Toan
LỜI GIỚI THIỆU 

của HT Thích Giác Toàn

 

Giáo pháp mà Đức Thế Tôn thuyết giảng vô cùng phong phú nhưng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát. Tuy nhiên, tùy thời duyên và căn cơ, mỗi người có một cách tiếp cận và có những cảm thọ khác nhau.

 

Theo thời gian, từ những gì Đức Phật tuyên thuyết hơn hai ngàn năm trăm năm về trước đã được các thế hệ Tổ sư, Luận sư, Học giả và Hành giả tô bồi thêm, làm cho phong phú, đa dạng trong ngôn ngữ biểu đạt.

 

Trong những lần đi dự lễ khánh thành chùa và dưỡng bệnh trên đất nước Úc  (từ 1996 – 2016), hửu duyên tôi có dịp quen biết Tiến sĩ Lâm Như-Tạng, và cũng được biết Tiến sĩ đã từng theo học, tốt nghiệp tại Phật học viện Huệ Nghiêm ở Sài Gòn trước đây, rồi du học và tốt nghiệp Tiến sĩ tại Nhật Bản, sống và làm việc tại Úc hơn 30 năm qua, là tác giả của nhiều bài viết, tập sách nghiêng cứu và thi ca đã được xuất bản. Gần đây Tiến sĩ Lâm Như-Tạng đã chuyễn cho tôi bản thảo “Bản Giác”, tiếp cận về Phật học bằng con đường riêng của mình.

 

Sách có 10 chương, tác giả lần lượt đi vào các vấn đề ý nghĩa của Bản Giác, Thủy giác, Chân như, Như  Lai tạng, Pháp tánh, Pháp giới, Niết bàn, Pháp thân,  Phật tánh, Giải thoát thực chất...đối với tác giả được xem như là một sự cảm nhận và thân chứng trước cuộc sống.

 

Do nhân duyên đó, tôi viết đôi dòng ở đây để tán thán sự nhiệt tâm của Tiến sĩ Lâm Như-Tạng trên con đường học Phật và chia sẻ nhận thức, xin trân trọng giới thiệu tập sách nầy với chư độc giả hữu duyên.

 

Phương Thảo am
 
Ngày vía Đức Phật Thích Ca nhập diệt, PL.2560

 

Hòa thượng Thích Giác Toàn

Ban Giac_Lam Nhu Tang-2
pdf-icon
Bản Giác (pdf) – TS Lâm Như Tạng


***


Nam Mô A Di Đà Phật
Chân thành Tiến Sĩ Lâm Như Tạng
đã gởi tặng Trang Nhà Quảng Đức phiên bản điện tử của tập sách này
(TK Thích Nguyên Tạng, mùa Vu Lan PL 2561- TL 2017)







 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2016(Xem: 31188)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 9671)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 7133)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
04/09/2015(Xem: 10874)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
02/07/2015(Xem: 13603)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
24/06/2015(Xem: 26582)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
15/05/2015(Xem: 22538)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 18346)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 24792)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/04/2015(Xem: 12700)
Cái Tâm là cái chi chi, có chi chi củng cứ chi chi với Tâm. Theo quan niệm của Phật Giáo, Duy Thức Luận: Tâm thức tạo ra thế giới vạn vật, "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" hay "nhất thiết duy tâm sở tạo." Tất cả đều nói lên một ý rằng cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức tùy theo nhân duyên mà sanh ra muôn sự, muôn vật rồi cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có việc gì, vật gì, có thực tướng ngay cả chư pháp, tồn tại vĩnh viễn ngoại trừ Tâm Bồ Đề là vô sinh, vô diệt đó chính là Tâm Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567