Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tác phẩm 21: Cư Sĩ Thực Hành

30/07/201617:25(Xem: 6562)
Tác phẩm 21: Cư Sĩ Thực Hành

CƯ SĨ THỰC HÀNH

 

Bhikkhu Nāga Mahā Thera - Tỳ khưu Bửu Chơn

 

---

 

Tác phẩm 21 trong quyển

Toàn tập

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG BỬU CHƠN

(NĀGA MAHĀ THERA)

 

Xuất bản năm Dl. 2016 – Pl.2559

 

 

                       

         

 

Tiểu Tựa

Quyển kinh này Bần tăng trích lục trong quyển “Gihipatipatti” của Đại đức Vimalappañña, quyển “The Mior of the Dhamma” của Đại đức Narada và trong kinh Paritta, vì thấy bộ kinh này rất cần thiết cho các hàng cư sĩ, nên bần tăng ráng phiên dịch xuôi theo sự hiểu biết ra Việt ngữ để giúp thêm một phần tài liệu cho các hàng Phật tử áp dụng trong việc tu tập mỗi ngày theo luật tại gia của phái Nam Tông.

Sự phiên dịch này cố ý để theo nguyên văn cổ điển của Ấn Độ và quốc tế không muốn thêm bớt nên có nhiều chỗ hơi khác với các quyển kinh trước, cốt yếu để thêm tài liệu cho học giả nghiên cứu cho hiểu biết vậy thôi.

Mong cầu chư quý vị Đại đức nếu thấy chỗ nào còn thiếu sót hoặc sai lầm nên hoan hỷ chỉ giáo cho, hầu sao này có tái bản được thêm hoàn mỹ.

Quyển kinh này xuất bản kỉ niệm trong dịp lễ thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày 18-12-1957, Phật lịch 2501.

Mong cầu quả phước thanh cao này sẽ đem lại sự an vui cho tất cả dân tộc Việt Nam cũng như tất cả nhân sanh trên thế giới.

Tấm lòng thành thật

Bhikkhu Nāga Thera ‒ Tỳ khưu Bửu Chơn

 

 

 

 

 

Vandanā - Lễ Bái

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa – Tôi xin hết lòng thành kính, làm lễ đến đức Bhagavā, Ngài là bậc Arahan cao thượng được đắc quả Chánh Biến Tri (Tam diệu tam bồ đề). (3 lần)

 

            Dâng cúng bông đến Đức Phật

Pūjemi Budhaṃ kusumenanena.

Puññena me tena ca hotu mokkhaṃ.

Pupphaṃ milāyāti yathā idaṃ me.

Kāyo tathā yāti vināsabhāvaṃ.

 

Tôi xin dâng cúng bông này đến đức Thế Tôn do quả phước báo này xin cho được mau giải thoát, hoa này sẽ diêu tàn như thế nào thì thân tứ đại này cũng sẽ trở nên như thế ấy.

 

Buddharatanapaṇāma – Lễ bái Phật bảo

Yo sannisinno varabodhimūle

Māraṃ sasenaṃ mahatiṃ vijeyyo

Sambodhimāgacchi anantañāno

Lokuttamotaṃ panamāmi buddhaṃ.

Đức Phật ngồi tham thiền về số tức quang[1] trên bảo tọa dưới bóng cây bồ đề quí báu và đắc thắng toàn bọn Ma vương mà thành bực Chánh đẳng Chánh giác có trí tuệ vô lượng vô biên, Ngài là bực tối thượng hơn tất cả chúng sanh, tôi xin hết lòng thành kính làm lễ Ngài. (Lạy)

 

Ye ca Buddhā atītā ca

Ye ca Buddhā anāgatā

Paccuppannā ca ye Buddhā

Ahaṃ vandāmi sabbadā.

Chư Phật đã thành Chánh giác trong kiếp quá khứ, hoặc sẽ thành Chánh giác trong kiếp vị lai, chư Phật đang thành Chánh giác trong kiếp hiện tại này, tôi xin luôn luôn thành kính làm lễ tất cả chư Phật trong tam thế ấy.

 

Buddha guṇa - Ân Đức Phật

Iti’pi so Bhagavā, Arahaṃ, Sammāsambuddho, Vijjācaranasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro, Purisadammasārathi, Satthādevamanussānaṃ, Buddho, Bhagavāti.

Iti’pi so Bhagavā, Arahaṃ (Ứng cúng) = Đức Thế Tôn hiệu Arahan: bởi Ngài đã diệt trừ tất cả phiền não và luôn các tật của thân và khẩu rồi. Sammāsambuddho (Chánh biến tri) = Đức Thế Tôn hiệu Sammāsambuddho: bởi Ngài đã tự giác ngộ tất cả các Pháp chân chánh. Vijjācaranasampanno(Minh hạnh túc) = Đức Thế Tôn hiệu Vijjācaranasampanno: bởi Ngài đã đầu đủ 3 cái minh, 8 cái minh và 15 cái hạnh. Sugato (Thiện thệ) = Đức Thế Tôn hiệu Sugato: bởi Ngài đã đi đến nơi an lạc bất diệt đại Niết-bàn. Lokavidū (Thế gian giải) = Đức Thế Tôn hiệu Lokavidū: bởi Ngài đã thông rõ tam giới. Anuttaro[2] (Vô thượng điều ngự trượng phu) = Đức Thế Tôn hiệu Anuttaro bởi Ngài rất tinh thông sự thuần hóa những người hữu duyên, không ai bì kịp. Purisadammasārathi (Thiên nhơn sư) = Đức Thế Tôn hiệu Purisadammasārathi: bởi Ngài là thầy của tất cả Chư Thiên và nhơn loại. Buddho (Phật) = Đức Thế Tôn hiệu Buddho là bởi Ngài đã giác ngộ lý Tứ diệu đế và chỉ dạy cho kẻ khác cùng được giác ngộ. Bhagavā (Thế Tôn) = Đức Thế Tôn hiệu Bhagavā là bởi Ngài đã siêu xuất tam giới tức là Ngài không còn luân hồi lại nữa.

 

Buddha attapaṭiññā – Tuyên bố quy y Phật

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ

Buddho me saraṇaṃ varaṃ

Etena saccavajjena

Hotu me jayamangalam.

Chẳng có chi đáng cho tôi phải nương theo, chỉ có đức Phật là bậc đáng quí mến do lời chơn chánh này, xin cho tôi hằng được sự an vui hạnh phúc.

 

Buddha khamāpana – Sám hối Phật

Uttamaṅgena vandehaṃ

Pādapaṃsuṃ varuttamaṃ

Buddhe yo khalito doso

Buddho khamatu taṃ mamaṃ.

Tôi xin hết lòng thành kính cúi đầu làm lễ vi trần dưới chân đức Phật. Các tội lỗi mà tôi đã phạm đến Phật bảo cúi xin Phật bảo xá tội lỗi ấy cho tôi.

 

---

 

 

 

Dhammaratanapanāma – Lễ bái Pháp bảo

Aṭṭhaṅgikāriyapatho janānaṃ

Mokkhappavesāya ujū ca maggo

Dhammo ayaṃ santikaro paṇīto

Nīyyāniko taṃ panamāmi dhammaṃ.

 

Các Pháp đúng theo đạo Bát chánh là con đường đi của bậc Thánh nhơn là con đường chánh dẫn người hữu chí nhập Niết-bàn được, pháp ấy là pháp diệt tất các sự thống khổ và phiền não, Pháp Bảo là pháp dắt dẫn chúng sanh thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi, tôi xin hết lòng thành kính làm lễ Pháp ấy.

Ye ca dhammā atītā ca

Ye ca dhammā anāgatā

Paccuppannā ca ye dhammā

Ahaṃ vandāmi sabbadā.

Các Pháp nào là Pháp của chư Phật đã có trong kiếp quá khứ, hoặc các pháp của chư Phật đã có trong kiếp vị lai. Các Pháp của chư Phật đang giáo truyền trong kiếp hiện tại này, tôi xin luôn luôn thành kính làm lễ tất cả các pháp trong tam thế ấy.

 

Dhamma guṇa - Ân đức Pháp bảo

Svākkhāto Bhagavatā Dhammo Sandiṭṭhiko Akāliko Ehipassiko Opanayiko Paccattaṃ veditabbo viññū hīti.

Svākkhāto Bhagavatā Dhammo = Tam tạng pháp bảo là Pháp của đức Thế Tôn đã giáo truyền chân chánh là đúng theo 9 Pháp thánh.[3] Sandiṭṭhiko = Pháp mà chư Thánh đã thấy chắc biết chắc do nhờ minh sát tuệ chớ chẳng phải vì nghe hoặc tin theo kẻ khác. Akāliko = Pháp độ cho đắc quả không chờ ngày giờ, là khi nào đắc đạo thì liền đắc quả trong lúc ấy. Ehipassiko = Pháp của chư Thánh đã đắc quả rồi có thể chi cho kẻ khác suy xét biết được. Opanayiko = Pháp dắt dẫn cho đến Niết-bàn[4]. Paccattaṃ veditabbo viññūhī = Pháp mà các bậc trí thức nhứt là bậc thượng trí được biết tự nơi tâm.

Dhamma attapaṭiññā – Tuyên bố quy y Pháp

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ.

Dhammo me saraṇaṃ varaṃ.

Etena saccavajjena.

Hotu me jayamaṅgalaṃ.

Chẳng có chi đáng cho con phải nương theo chỉ có đức Pháp là quý mến, do lời chân chánh này. Xin cho tôi hằng được sự an vui hạnh phúc.

 

Dhamma khamāpana – Sám hối Pháp

Uttamaṅgena vandehaṃ.

Dhammañca duvidhaṃ varaṃ.

Dhamme yo khalito doso.

Dhammo khamatu taṃ mamaṃ.

Tôi xin hết lòng thành kính, cúi đầu làm lễ hai hạng Pháp bảo[5]. Các tội lỗi mà con đã vô ý phạm đến Pháp bảo, cúi xin Pháp bảo xá các tội lỗi ấy cho tôi.

---

 

Saṅgharatanapanāma – Lễ bái Tăng bảo

 

Saṅgho visuddho varadakkhiṇeyyo.

Santindriyo sabbamalappahīno.

Guṇehinekehi samiddhipatto.

Anāsavo taṃ panamāmi saṅghaṃ.

 

Chư Tăng nào đã được hoàn toàn trong sạch, là bậc đáng cho người dâng lễ cúng dường, có lục căn thanh tịnh, các phiền não đã dứt trừ, là Tăng đã được những đức lành cao thượng diệt tận các pháp trầm luân, tôi xin hết lòng thành kính làm lễ chư Thánh Tăng ấy.

Ye ca saṅghā atītā ca

Ye ca saṅghā anāgatā

Paccuppannā ca ye saṅghā

Ahaṃ vandāmi sabbadā

Chư Tăng nào đã đắc đạo cùng quá trong kiếp quá khứ, hoặc sẽ đắc đạo cùng quả trong kiếp vị lai, chư Tăng đang đắc đạo cùng quả trong kiếp hiện tại này, tôi xin luôn luôn thành kính làm lễ chư Thánh tăng trong tam thế ấy.

 

Saṅgha guṇa - Ân đức Tăng bảo

Supaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho. Ujupaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho.
Ñayapaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho. Sāmīcipaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho.
Yadidaṃ cattāri purisayugāni. Aṭṭha purisa-puggalā. Esa Bhagavato sāvakasaṅgho Āhuneyyo Pāhuneyyo Dakkhiṇeyyo Añjalikaranīyo. Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassāti.

Supaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho = Tăng là các bậc thinh văn đệ tử Phật, các ngài đã tu hành đúng đắng y theo Thánh pháp. Ujupaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho = Tăng là các bậc thinh Văn đệ tử Phật, các Ngài đã tu hành ngay thẳng đúng theo trung đạo.Ñayapaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho = Tăng là các bậc thinh văn đệ tử Phật, các Ngài đã tu hành để giác ngộ Pháp Niết-bàn là nơi an lạc dứt khỏi các sự thống khổ.Sāmīcipaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho = Tăng là các bậc thinh văn đệ tử Phật, các Ngài đã tu hành đúng đắn y theo Pháp giới định huệ. Yadidaṃ cattāri purisayugāni = Tăng nào nếu đếm đôi thì có 4 bậc[6]. Aṭṭha purisa-puggalā = Tăng nào nếu đếm chiếc thì có 8 bậc.[7] Esa Bhagavato sāvakasaṅgho = Chư tăng ấy là bậc Thinh văn đệ tử Phật. Āhuneyyo = Các Ngài đáng thọ lãnh 4 món vật dụng[8] của thí chủ ở tha phương đem đến dâng cúng cho người có giới hạnh. Pāhuneyyo = Các Ngài đáng thọ lãnh của người tín thí mà họ sửa soạn để thiết đãi thân quyến ở phương xa, nhưng họ lại đem dâng cúng cho các ngài. Dakkhiṇeyyo = Các Ngài đáng thọ lãnh của thí chủ tin lý nhân quả đem đến dâng cúng. Añjalikaranīyo = Các Ngài đáng cho chúng sanh lễ bái. Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā = Các Ngài là phước điền quí báu của chúng sanh không bì kịp.

 

            Saṅa attapatiññā – Tuyên bố quy y Tăng

Natthi me saranaṃ aññaṃ.

Saṅgho me saraṇam varaṃ.

Etena saccavajjena.

Hotu me jayamaṅgalaṃ.

Chẳng có chi đáng cho tôi phải nương theo, chỉ có đức Tăng là quí mến, do lời chân chánh này xin cho tôi hằng được sự an vui hạnh phúc.

 

Saṅgha khamāpana – Sám hối Tăng bảo

Uttamaṅgena vandehaṃ.

Saṅghañca duvidhottamaṃ.

Saṅghe yo khalito doso.

Saṅgho khamatu taṃ mamaṃ.

Tôi xin hết lòng thành kính, cúi đầu làm lễ hai hạng Tăng bảo[9] các tội lỗi mà tôi đã vô ý phạm đến Tăng bảo, cúi xin Tăng bảo xá tội lỗi ấy cho tôi.

 

 

Lễ bái Xá Lợi

Vandāmi cetiyaṃ sabbaṃ sabbaṭṭhāmesu patiṭṭhitaṃ sārīrikadhātu mahābodhiṃ buddharū paṃ sakalaṃ sadā.

 

Con xin lễ bái các phần

Bảo tháp xá lợi kim thân Phật đà

Bồ đề khắp cõi sa bà

Luôn luôn thành kính hương hoa cúng dường.

 --------------

 

 

Bước Đầu Tu Tập

Những người nào có đức tin trong sạch với Tam bảo, muốn làm thiện nam (cận sự nam) upasaka hoặc là tín nữ (cận sự nữ) upasika để tỏ ra mình đã vào hàng Phật tử hoặc là đã theo Phật giáo chánh thức, trước hết phải tuyên bố sám hối những tội lỗi của mình trước tượng Phật, Tháp thờ Xá Lợi của Phật giáo chánh thức, trước hết phải Đức Phật, hoặc trước 1, 2, 3, vị tỳ khưu hoặc chư tăng từ 4 vị trở lên.

Khi sám hối xong thì nên tuyên bố xin quy y Tam bảo và thọ trì ngũ giới và thọ thêm bát quan trai giới tùy theo ngày giờ đã nhất định để được thêm nhiều phước báu.

Cách sám hối.

Accayo (Accayā) maṃ bhante accagāmā yathā bālaṃ yathā mūḷhaṃ yathā akusalaṃ. Yo (phụ nữ đọc yā) haṃ bhante kāyena vā vācāya vā manasā vā Buddhassa vā Dhammassa vā Saṅghassa vā agāravaṃ akāsiṃ tassa(phụ nữ đọc tassā) me bhante Ayyo[10]accayaṃ accayo paṭigganhātu (2,3 vị thì đọc paṭiggaṇhantu) āyatiṃ saṃvarāya.

Bạch Đại đức[11] (các) tội lỗi mà tôi đã phạm vì bởi tôi là người lầm lạc, không thông hiểu không lương thiện nên đã phạm các tội lỗi do thân, khẩu, ý của tôi không cung kính nên phạm đến Phật, Pháp, Tăng, bạch Đại đức, cầu xin đại đức xá các tội lỗi ấy là đều quấy thật đặng cho tôi thu thúc làm những việc lành từ nay về sau.

 

Cách tuyên bố quy y tam bảo

Esāhaṃ bhante suciraparinibbutampi taṃ bhagavantaṃ saranaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca.Upāsakaṃ (phụ nữ đọc là apasikaṃ)maṃ, ayyo dhāretu (2, 3 vị thì đọc dhārentu), ajjatāgge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ.

Bạch đại đức tôi cầu xin thọ phép quy y Phật đã nhập Niết-bàn, cầu xin thọ phép quy y Pháp, cầu xin thọ phép quy y Tăng, cầu xin đại đức nhận biết cho tôi là ngườithiện nam (hoặc tín nữ) đã quy y tam bảo kể từ ngày nay cho đến trọn đời.

 

 

 

Kế tiếp xin thọ trì ngũ giới

Ukāsa, ahaṃ (nhiều người đọc mayaṃ)bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha pañcasīlāni yācāmi (ma).

Dutiyampi… Tatiyampi.

Bạch Đại đức tôi xin (nếu nhiều người thì đọc chúng tôi) thọ trì mỗi đều học của ngũ giới luôn cả tam qui để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích.

Lần thứ nhì… Lần thứ ba….

Vị sư chứng minh nơi ấy nên đọc truyền tam quy ngũ giới bằng tiếng Pāli và nghĩa như sau:

Namo tassa v.v… (3 lần luôn cả nghĩa như ở phía trước) người thọ cũng phải đọc theo

Tisarana – Tam quy

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi….. Tatiyampi…

Tôi xin thành kính quy y Phật.

Tôi xin thành kính quy y Pháp.

Tôi xin thành kính quy y Tăng.

Lần thứ nhì…lần thứ ba.

 

Xong vị sư đọc: “Tisaraṇaggahanaṃ paripuṇṇam – Phép Quy y Tam bảo đã đầy đủ rồi”.

Trả lời: “Āma bhante – Dạ thưa vâng”.

 

Pañca sīla – Phép thọ trì ngũ giới

1. Pāṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

2. Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

3. Kāmesu micchācārā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

4. Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

5. Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

1. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.

2. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.

3. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự tà dâm

4. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.

5. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

Xong vị sư dặn: “Imāni pañca sikkhāpadāni sādhukaṃ katvā appamādena niccakālaṃ sammārakkhitabbaṃ – Người nên thọ trì ngũ giới, phải vâng giữ hành theo cho được trong sạch, đến trọn đời không nên dể duôi’’ .

Vị sư giải luôn quả báo của giới :

Sīlena sugatiṃ yanti.
Sīlena bhogasampadā.
Sīlena nibbutiṃ yanti.
Tasmā sīlaṃ visodhaye.

Các chúng sanh được sanh về nhàn cảnh, hoặc đầy đủ tài sản, hoặc được đến nơi giải thoát nhập Niết-bàn cũng nhờ giữ giới, bởi các quả báu ấy, người nên thọ trì giới luật cho được trong sạch, không nên để lấm nhơ.

Thiện nam tín nữ, khi đã thọ trì ngũ giới nếu tinh tấn muốn được nhiều phước báu cao thượng thêm thì nên giữ bát quan trai – uposatha cũng gọi là Bồ tát nhứt định trong một ngày một đêm, mỗi tháng 8 ngày là: mồng 5, 8, 14, 15, 20, 23, 29, 30 (tháng thiếu thì 28, 29).

Khi thọ giới nên thọ với vị tỳ kheo hoặc sa di, nếu chỗ nào xa xôi không có nhà sư thì nên nguyện trước kim thân Phật 8 điều học như vầy : “Ajja me uposatho imañca rattiṃ imañca divas am uposathiko (phụ nữ đọc uposathikā) bhavissami – Ngày nay là ngày bát quan trai, tôi xin thọ trì bát quan trai giới trọn ngày nay và đêm nay”.

 

Cách xin giới bát quan trai

Ukāsa ahaṃ bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaraṇena saha[12]atthasīlāni yācāmi.

Dutiyampi…tatiyampi…

Bạch đại đức, tôi xin thọ trì mỗi điều học của bát quan trai giới luôn cả tam qui, để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích.

Lần thứ nhì… lần thứ ba …

Cách truyền tam qui như chỗ ngũ giới

Uposatha – Bát quan trai giới

1. Pāṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

2. Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

3. Abrahmacariyā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

4. Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

5. Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

6. Vikālabhojanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

7. Naccagītavāditavisūkadassana-mālāgandhavilepanadhāraṇamaṇḍana-vibhūsanaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

8. Uccāsayanamahāsayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

1. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.

2. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.

3. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự thông dâm.

4. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.

5. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

6. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự ăn sái giờ.

7. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự khiêu vũ, ca hát, âm nhạc và hí kịch, hoặc đeo tràng hoa, xức dầu thơm, dồi phấn thoa mình và các vật trang điểm cho xinh đẹp.

8. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

Vị sư nên nhắc thêm rằng: ‘Imāni aṭṭha sikkhāpadāni uposathasīlavasena imañca rattiṃ imañca divasaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sammārakkhitabbaṃ – Người nên thọ trì bát quan trai giới, phải vâng giữ hành theo cho được trong sạch trọn ngày nay và đêm nay không nên dể duôi (và đọc luôn quả báo của sự trì giới như ở chỗ ngũ giới)’.

Nếu người thiện nam hoặc tín nữ nào có tâm trong sạch muốn giữ thập giới trong thời gian nhất định hoặc trong một ngày một đêm cũng được.

Dasasīla – Thập giới

Từ giới thứ nhất đến giới thứ 6 giống y như bát quan trai giới (từ giới thứ 7 tới 10 thì đọc như sau đây):

7. Naccagītavāditavisūkadassanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

8. Mālāgandhavilepanadhārana-mandana-vibhūsanaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

9. Uccāsayana mahāsayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

10. Jāta rūpa rajata paṭiggahana veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

7. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự khiêu vũ ca hát, âm nhạc và hí kịch.

8. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự đeo tràng hoa, xức dầu thơm, dồi phấn thoa mình và các vật trang điểm cho xinh đẹp.

9. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

10. Tôi xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự thọ lãnh vàng bạc.

Phận sự người giữ giới Bát quan trai có 3 hoặc 4 là: phải nghe pháp (savaṇakicca); luận đạo (dhammasakaccha); tham thiền (bhāvanā). Nếu 4 thì thêm minh sát tuệ (vipassanā).

--------

Linh Tinh

            Thỉnh chư Tăng tụng kinh cầu an

Vipattippatibāhāya sabbasampatti siddhiyā sabba dukkhavināsāya parittam brūthamaṇgalaṃ, vipattippāṭibāhāya sabba sampattisiddhiyā sabba bhaya vināsāya parittaṃ brūtha maṇgalaṃ vipattippāṭibāhāya sabba sampattisiddhiyā sabba rogavināsāya parittaṃ brūthamaṇgalaṃ.

Cầu xin chư Đại đức Tăng tụng kinh cầu an để ngăn ngừa tránh khỏi những điều rủi ro tai hại, cho đặng thành tựu những hạnh phúc, khiến cho các sự khổ não, kinh sợ và tật bệnh đều tiêu tan.

Dâng cúng vật thực

Pāli dâng cúng vật thực đến chư tăng có 2 cách: Cách vắn tắt thì đọc như vầy: “Imaṃ bhikkhaṃ” (nếu có vật phụ tùng thì nói thêm saparikkhārami) bikkhisaṅghasa dema[13] Chúng tôi xin dâng vật thực này đến chư tăng (luôn cả các vật phụ tùng). Lần thứ nhì… lần thứ ba…”

Cách đầy đủ:

Ayaṃ no bhante piṇḍapāto dhammiko dhammaladdho dhammeneva uppādito mātāpitu ādike guṇavante uddissa imaṃ saṅghabhattaṃ saparikkhāraṃ(buddhappa mukhassa[14]) saṅghassa dema te guna vantādayo imaṃ saṅgha bhattaṃ attano santakaṃ viya maññamānā anumodantu anumoditvāna yathicchita sampattīhi samijjhantu sabba dukkhā pamuñcantu iminā nissante iminā nissantena. Dutiyampi….tatiyampi…

 

Bạch đại đức Tăng được rõ: những thực phẩm này của chúng tôi làm theo lẽ đạo, được cũng hiệp theo lẽ đạo, chúng tôi xin hồi hướng đến các bậc ân nhân nhứt là cha mẹ hay biết rằng: “Lễ này gọi là lễ trai tăng” luôn cả các món phụ tùng, xin dâng cúng đến chư Tăng (nhứt là Đức Phật), lễ này thuộc về phần các vị ấy, xin được phép đến thọ lãnh tùy ý khi thọ hưởng rồi, xin cho được thoát khỏi những điều thống khổ, được kết quả người, quả trời cùng quả Niết-bàn, cho được như ý muốn do năng lực phước báu chảy vào không dứt. Lần thứ nhì…lần thứ ba…

 

Dâng y đến chư tăng

Mayaṃ bhante imaṃ cīvaraṃ idhānetvā saṅghassa dema sādhu bhante saṅgho imaṃ cīvaraṃ patiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukāya. Dutiyampi….tatiyampi…  

Bạch đại đức Tăng, chúng tôi đem y này dâng cúng đến chư Tăng, xin các Ngài nhận lãnh cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự an vui lâu dài. Lần thứ nhì… lần thứ ba…

Dâng y casa trong dịp lễ Kaṭhina thì đọc

Imaṃ dussaṃ Kaṭhina cīvaraṃ saṅghassa dema. Dutiyampi… tatiyampi…

Bạch đại đức Tăng chúng tôi xin dâng vải này là Y Kaṭhina đến chư Tăng. Lần thứ nhì… lần thứ ba…

Dâng chỗ ở chùa thất v.v…

Mayaṃ bhante imaṃ vihāraṃ (nếu thất nhỏ thì nói kutiṃ) kāretvā uposatha pavāranā disaṅgha kamma karaṇatthāya cāduddisassa bhikkhusaṅghassa dema sādhu bhante bikkhusaṅgho imaṃ vihāraṃ patiggaṇhatu amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukāya. Dutiyampi….tatiyampi…

Bạch đại đức Tăng chúng tôi đã tạo xongtịnh xá (chùa) này xin dâng cúng đến chư Tăng tứ phương để hành Tăng sự, nhứt là để phát lộ, xin chư tăng nhận lãnh cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự lợi ích, sự an vui lâu dài. Lần thứ nhì… lần thứ ba…

 

Mỗi khi làm được phước báu nào xong thì nên nguyện: “Idaṃ vatta me puññaṃ asāvakkhayo vahaṃ hotu anāgate – Do sự phước báu mà chúng tôi đã trong sạch làm đây…mong cầu gieo được duyên lành để diệt tận các pháp trầm luân trong ngày vị lai”.

Xong rồi hồi hướng phước báu đến Chư Thiên v.v…

Ākasatthā ca bhūmatthā devānāgā mahiddhikā puññaṃ no anumodantu civaraṃ rakkhantu sāsanaṃ.

Nơi chữ sāsanaṃ nên thay lại me garu,ñātayo, pānino, no sadā, trong mấy câu sau.

 

Chư Thiên ngự trên hư không

Địa cầu thượng ngự rõ thông mọi điều

Long vương thần lực có nhiều

Đồng xin hoan hỷ phước điều chúng tôi

Hộ trì Phật giáo Tăng bồi

Các bậc thầy tổ an vui lâu dài

Quyến thuộc tránh khỏi nạn tai

Chúng sanh được hưởng phước dài bền lâu

Thân tâm vui thú đạo mầu.

Tu hành tinh tấn ngõ hầu siêu thăng.

Thỉnh Pháp sư

Khi có thuyết Pháp thì nên thỉnh Pháp sư như vầy:

Brahmā ca lokādhipatī sahampati katanjalī andhivaraṃ ayācatha. Santīdha sattāppara jakkhajātikā desetu dhammaṃ anukampimaṃ pajaṃ.

Saddhamma bheriṃ vinayañca kāyaṃ suttañ ca bandhaṃ abhidhamma cammaṃ akotayanto catusacca duṇḍaṃ pabbodha neyya parisāya majjhe.

Evaṃ sahampati brahmā bhagavantaṃ ayācatha tunhi bhāvena taṃ buddho kāruññe nādhivāsaya:

Tamhā vutthāya pādena migadāyaṃ tato gato pañca vagyāday neyye amam pāyesi dhammato tato pabhūti sambuddho anūnā dhammadesanaṃ māghavassāni desesi sattānaṃ atthasiddhakaṃ.

Tena sādhu ayyo bhante desetu dhammadesanaṃ sabbāyidha parīsāya anukampampi kātave.

 

Thưở Phật mới đạt thành quả vị

Có Sahampati (Xá-Hăm-Pát-Tí) Phạm thiên

Cả trong thế giới các miền

Thanh cao quán chúng cần chuyên đạo mầu

Hiện trước Phật đê đầu đảnh lễ

Bạch xin Ngài tế thế độ nhơn

Chúng sanh trong khắp cõi trần

Tối mê điên đảo không phân tội tình

Cầu Phật tổ cao minh ái truất

Hiển oai linh tỉnh thức dắt dìu

Hoằng khai giáo pháp cao siêu

Tu hành theo đặng kết nhiều thiện duyên

Thế tôn được mãn viên đạo quý

Tôi hết lòng hoan hỷ tán dương

Nhưng vì hoàn cảnh đáng thương

Không đành bỏ mặc lạc đường làm thinh

Chúng sanh vốn đa tình lắm bực

Không phân đâu chân thật giả tà

Vô thường, khổ não chấp ta

Ngày nay sơ ngộ thiết tha nhờ ngài

Xin mở lượng cao dày răn dạy

Chuyển pháp luân diễn giải diệu ngôn

Chúng sanh nghe đặng pháp môn

Thoát vòng khổ não dập dồn bấy lâu

Giải thoát những nguồn sầu câu thức

Diệt lam lam ái dục bao vòng

Tối mê sẽ được sáng trong

Phát sanh trí huệ hiểu thông tinh tường

Thông thấu lẽ vô thường vắn vỏi

Ba tướng trong ba cõi mỏng manh

Vô minh sanh quả nhân hành

Cội căn dắt dẫn chúng sanh luân hồi

Biển trần khổ nổi trôi chìm đắm

Bị ngũ ma vảy nắm chuyển di

Vậy nên cầu đấng từ bi

Tạo thuyền bát nhã trải đi vớt người

Đưa qua chốn tốt tươi an tịnh

Bờ Niết-bàn chẳng dính trần ai

Như đèn rọi suốt trong ngoài

Chiếu tia ánh sáng khắp loài hân hoan

Pháp ví trống khải hoàn rầm rộ

Luật ví như đại cổ hoằng dương

Kinh như giây buộc trên rường

Luật như mặt trống vẹt dường vô minh

Tứ diệu đế đó hình dùi trống

Gióng khua tan giấc mộng trần gian

Chúng sanh tất cả bốn hàng

Như sen trong nước minh quang luống chờ

Trời ló mọc đằng nhờ ánh sáng

Trổ hoa lành rải tán mùi hương

Pháp mầu ánh sánh phi thường

Chiếu khắp ba cõi rõ đường an vui

Phạm thiên vẫn ngậm ngùi khẩn khoản

Phật nhận lời nhưng chẳng dĩ hơi

Quyết lòng mở đạo dạy đời

Nhắm vườn Lộc Giả, Ngài dời chân sang

Thuyết Pháp độ các hàng đệ tử

Có năm thầy thính dự pháp từ

Đó là nhóm Kiều Trần Như

Được nếm hương vị hữu dư Niết-bàn

Rồi từ đó mở mang giáo Pháp

Bốn mươi lăm hạ giáp vẹn toàn

Một lòng chẳng thối không mòn

Những điều lợi ích hằng còn lâu năm

Cả tam giới thừa ân phổ cập

Đám mưa lành rưới khắp thế gian

Bởi nhân cớ tích rõ ràng

Thỉnh Ngài thuyết Pháp noi đàng từ bi

Chúng sanh ngồi khắp chốn ni

Tối mê cầu đặng trí tri vẹn toàn.

 

 

 

 

Lễ Bái Xá Lợi

 

Trước Xá Lợi uy linh lẫm liệt

Dâng nén hương dạ nhiệt tín thành

Cúng dường Phật tổ cha lành

Ngàn xưa di tích Phật danh Cồ Đàm (Gotama)

Đức từ bi chỉ đàng giác ngạn

Ơn cứu khổ độ nạn mê tân

Trời người nhuần gội nguồn ân

Duyên may được hưởng đôi phân chánh truyền

Phát tâm lành cầu chuyên giữ đạo

Nguyện noi theo tôn giáo Thích Ca

Lo phần tự giác giác tha

Y theo bổn hạnh Phật Đà khi xưa

Chốn rừng già nắng mưa khổ xác

Giữa tuyết sương đói khát bao nài

Chẳng màng lao khổ đắng cay

Quyết lòng tìm đạo duyên may độ đời

Dưới cội cây tứ thời tĩnh tọa

Trên bồ đoàn phân tỏa tâm minh

Thoạt nhiên ngộ đạo tự mình

Đắc thành Phật quả vô sinh Niết-bàn

Rồi từ đó mở mang giáo Pháp

Bốn mươi lăm hạ giáp vẹn toàn

Châu du cùng khắp bốn phương

Hoằng khai Phật đạo chỉ đàng vô sanh

Vườn Kusinārā cha lành viên tịch

Ngọc Xá Lợi di tích thế gian

Bảy đoạn xương lớn huy hoàng

Xương trán răng nhọn lại còn xương vai

Lửa Chư Thiên hỏa đài đốt cháy

Không rã tan quả thấy nhiệm mầu

Lại còn Xá Lợi đủ màu

Chia ra ba cỡ khác nhau cân lường

Chừng năm cân chỉ bằng hột đậu

Ánh chiếu ngời huỳnh học kim cương

Cỡ hai đồng chạn khác thường

Lớn bằng hạt thóc đã lường sáu cân

Pha ly màu sáng trong ngần

Thủy xoàn ngọc quí trong trần nào hơn

Cỡ ba hột cải trọng trơn

Năm cân ngọc điệp trắng ngần như hoa

Chúng sanh khắp cõi sa bà

Dễ nào gặp được để mà suy tôn

Duyên lành đưa đến điện môn

Cúng dường Xá Lợi Thế Tôn di truyền

Nhứt tâm thệ nguyện qui nguyên

Ngưỡng cầu Phật tổ chứng miên lòng thành.

Đầu tiên tám nước phân tranh

Công phân xá lợi sử sanh ghi rành

Đền thờ tiêu biểu: đức lành

Tám nơi công cộng đô thành quốc vương

Môn sanh từ khắp bốn phương

Mai chiều chiêm bái cúng dường Như lai

Chúng con cảm mến dạ hoài

Hướng chừng Thánh tháp Phật đài suy tôn

Răng nhọn bốn cái di tồn

Bốn nơi tạo thắp kiền khôn lưu đời

Một là Đạo Lợi cung trời

Hai là phước địa đương thời Lăn-Ca

Xứ Ganh-Tha-Rá thứ ba (Ganthāra)

Bốn là thủy điện nguy nga chúa Rồng

Chúng con ái mộ tâm đồng

Cúng dường Xá lợi viên thông Phật Đà

Phạm thiên thượng giới một tòa

Xương vai bên tả cùng là tam y

Đền thờ cao vọi cực kỳ

Chúng con lễ bái thiên uy tháp này

Tuần hoàn tuế nguyệt chuyển xoay

Cổ sơ tám tháp hằng ngày mòn hư

Hai trăm mười tám năm dư

Nhờ vua A-Dục tâm từ sùng hưng

Tám phần Xá Lợi quân phân

Tám mưới bốn ngàn tạo tân tháp thờ

Ngàn năm muôn kiếp một giờ

Trước đến Xá Lợi ước mơ phỉ nguyền

Phần hương lễ bái điện tiền

Cúng dường Xá Lợi giao duyên Niết-bàn

Nguyện cầu trăm họ bốn phương

Thoát vòng tai ách hưởng an thái bình

Cầu cho tất cả chúng sanh

Đồng nhau tu Phật đệ huynh một nhà.


 

Khuyến Tu

Từ bi Đức Phật Thích Ca

Xót thương nhân loại đạo xa bể trần

Pháp xa bát nhã ân cần

Rước đưa tứ chúng thoát lần vô minh

Hỡi ai người biết thương mình

Hãy nương theo Phật đức tin trau giồi

Chính ngài là đấng cứu đời

Khỏi vong khổ não đến nơi Niết-bàn

Ai tin nhân quả rõ ràng

Dứt lần tội lỗi tìm đàng tịnh tâm

Người mà mài miệt sai lầm

Không hơn hạ thú thượng cầm biết tu

Từ nay cố gắng công phu

Sớm trưa hành đạo dãi dầu chẳng than

Ham chi trần thế bạc vàng

Ngày qua tháng lại mơ màng lợi danh

Mãng lo quyền thế đua tranh

Thác rồi phủi sạch công danh ảo huyền

Lúc sống ăn ở chẳng hiền

Khi chết con cháu ngã liền bò heo

Vịt gà tôm cá giết theo

Cúng tế thần thánh cầu siêu linh hồn

Gây thêm nghiệp dữ dập dồn

Đố ai cầu khấn mà hồn được siêu

Tiếc khi còn sống biết điều

Làm chi đặng nấy ít nhiều chẳng sai

Khuyến tu hẹn mốt hẹn mai

Như người khất nợ đêm ngày lo toan

Nghĩa vụ gia đạo chưa an

Để lo tròn đủ vội vàng ích chi

Đó là cạn nghĩ hẹp suy

Vô thường chực sẵn dẫn đi lúc nào

Ăn năn hối hận trước sau

Bốn đường ác đạo dễ vào khó ra

Thân bằng quyến thuộc gần xa

Khóc than thương tiếc đưa ta về đồng

Dưới ba tấc đất vùi nông

Ôi thôi sự nghiệp còn mong đặng nào

Phước thì được hưởng quả cao

Tội thì đọa lạc sa vào ngục sâu

Mấy lời khuyên nhủ đuôi đầu

Thiện nam tín nữ chớ hầu lạt phai

Chí công trì giới đừng sai

Ngày sau kết quả về ngay Niết-bàn.

 

 

 

Karanīya Metta Sutta – Bác Ái Kinh

Khi ở nơi thanh vắng có sự kinh sợ hoặc các phi nhơn khuấy rối bất cầu ở nơi nào thì nên đọc kinh bác ái để ngăn ngừa các sự kinh sợ ấy.

1. Karaṇīya m’attha-kusalena

Yaṃ taṃ santaṃ padaṃ abhisamecca

Sakko ujū ca suhujū ca

Suvaco c’assa mudu anatimānī.

2. Santussako ca subharo ca

Appakicco ca sallahukavutti

Sant’indriyo ca nipako ca

Appagabbho kulesu ananugiddho.

3. Na ca khuddaṃ samācara kiñci

Yena viññū pare upavadeyyuṃ

Sukhino vā khemino hontu

Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.

4. Ye keci pāṇabhūt’atthi

Tasā vā thāvarā va anavasesā

Dīghā vā ye mahantā vā

Majjimā rassakā anukathūlā.

5. Diṭṭhā vā ye va addiṭṭhā

Ye ca dūre vasanti avidūre

Bhūtā vā sambhavesī vā

Sabba sattā bhavantu sukhitattā.

6. Na paro paraṃ nikubbetha

N’ātimaññetha katthaci naṃ kiñci

Byārosanā paṭighasaññā

Naññamaññassa dukkhamiccheyya.

7. Mātā yathā niyaṃ puttaṃ

Āyusā ekaputtamanurakkhe

Evam’pi sabba bhūtesu

Mānasam bhāvaye aparimānaṃ.

8. Mettañca sabba lokasmiṃ

Mānasam bhāvaye aparimānaṃ

Uddhaṃ adho ca tiriyañca

Asambādhaṃ averaṃ asapattaṃ.

9. Tiṭṭhañcaraṃ nisinno vā

Sayāno vā yāva’tassa vigatamiddho

Etaṃ satiṃ adhiṭṭheyya

Brahmametaṃ vihāraṃ idhamāhu.

10. Diṭṭhiñca anupagamma

Sīlavā dassanena sampanno

Kāmesu vineyya gedhaṃ

Na hi jātu gabbha-seyyaṃ punaretī’ti.

 

-----

 

10. Người có tâm bác ái không tà kiến có giới hạnh được đắc Tu-đà-hườn là người đã dứt bỏ sự vui thích theo ngũ trần và không còn thọ sanh vào thai bào nữa.

1. Người trí tuệ biết rõ những sự hữu ích muốn giác ngộ theo các pháp yên lặng là Niết-bàn thì người ấy nên có sự dõng mãnh thân, khẩu, ý chân chánh dễ dạy tánh nết mềm mỏng không ngã mạng thái quá.

2. Là người tri túc dể duôi ít bận tộn thân tâm nhẹ nhàng, có lục căn thanh tịnh, có trí tuệ, rất cẩn thận, không quyến luyến theo kẻ thế.

3. Các bậc trí tuệ hằng khinh bỉ những kẻ khác, tạo những nghiệp ác nào dầu là nhỏ nhen chút ít, thì người có trí không nên hành theo những nghiệp ấy. Nên rải lòng bác ái đến tất cả chúng sanh như vầy: “Cầu xin cho tất cả chúng sanh hằng được sự an vui, yên ổn”.

4. Tất cả chúng sanh không có hạn định, dầu là chúng sanh có sự kinh hãi là còn lòng tham muốn hoặc các bậc hiền triết đã dứt lòng tham muốn. Chúng sanh nào có thân hình dài hoặc lớn, trung hoặc vắn, gầy hoặc béo.

5. Chúng sanh mà ta thấy hoặc không thấy được, ngụ nơi xa hoặc gần, đã sanh ra rồi hoặc đang tìm nơi thoát sinh: cầu xin cho chúng ấy hằng được sự an vui.

6. Chúng sanh không nên hăm dọa và hãm hại nhau, không nên khinh dễ kẻ khác, dầu là nhỏ nhen chút ít, không nên làm khổ nhau vì sự nóng giận bất bình là sự bực tức trong tâm.

7. Người mẹ dám liều sanh mạng để bảo dưỡng con mình là con một thế nào thì nên rải lòng bác ái vô lượng vô biên đến tất cả chúng sanh cũng như thế ấy.

8. Người có tâm bác ái vô lượng vô biên là không bực tức, không thù oán không kẻ nghịch nên rải đến tất cả chúng sanh trên thế giới là rải phía trên, phía dưới, bên ngang và khoảng giữa.

9. Người ấy dầu lúc đi, đứng, nằm, ngồi, không có ngủ mê lúc nào thì nên niệm lòng bác ái đến lúc ấy. Các bậc trí tuệ gọi những tư cách ấy là phẩm hạnh trong Phật pháp.

 

 

 

Pattidāna Gāthā – Kinh Hồi Hướng

Theo trong Phật giáo người Phật tử mỗi khi làm được phước lành nào thì nên hồi hướng phước báu đến tất cả chúng sanh như sau:

Yaṃ kiñci kusalakammaṃ kattabbaṃ kiriyaṃ mama. Kāye vācāmanasā tidase sugataṃ kataṃ ye sattā saññino atthi, ye ca sattā asaññino kataṃ puññā phalaṃ mayhaṃ, sabbe bhāgī bhavantute. Ye taṃ kataṃ suviditaṃ dinnaṃ puññaphalaṃ mayā. Ye ca tattha na jānanti devā gantvā nivedayuṃ sabbe lokamhi ye sattā jīvantāhāra hetukā manuññaṃ bhojanaṃ sabbe labhan tu mama cetasāti.

 

Lời Việt:

Phước căn tôi đã tạo thành

Do thân, khẩu, ý tu hành gieo nên

Đều là phước báu vững bền

Có thể tiếp chúng độ lên thiên đàng

Cung trời Đạo Lợi thọ nhàn

Chúng sanh hữu tưởng nhân gian sa bà

Chư Thiên Phạm thiên cùng là

Bậc trời Vô tưởng được mà hưởng an

Phước tôi hồi hướng dâng ban

Chúng sanh hay biết hoàn toàn lãnh thâu

Bằng ai chưa rõ lời cầu

Xin cùng Thiên chúng đến hầu mách ngay

Có người làm phước được rày

Lại đem hồi hướng hiện nay khắp cùng

Chúng sanh hoan hỷ lãnh chung

Hưởng được phước quí ung dung thanh nhàn

Chúng sanh thế giới các hàng

Bởi nhờ thọ thực sanh an mạng trường

Xin thâu phước báu cúng dường

Hóa thành thực phẩm mùi hương thoả lòng.

 

Bài kinh này đọc nơi chùa chiền, tịnh xá, sau khi nghe pháp hoặc tụng kinh

Yā devatā santi vihāra vāsini thūpeghare bodhighare tahiṃ tahiṃ tādhamma dānena bhavantu pūjitā sotthiṃ karontedha vihāra maṇdale. Therā ca majjhā navaka ca bhikkhavo saramikā danapati upāsakā gāmā ca desā nigamā ca issarā. Sappānabhūtā sukhitā bhavantute. Jālabujā yapi ca aṇḍasaṃ bhava. Saṃsedajātā athavopapātikā. Niyānikaṃ dhamma, varaṃ paticca te. Sabbepi dukkhassa karontu saṃkhayaṃ.

Thātu ciraṃ sataṃ dhammo dhamma dharā ca puggalā saṅgho hotu samaggo va atthāya ca hitāya ca amhe rakkhatu sadhammo sabbepi dhammacārino vuddhiṃ sampāpuṇeyyāma dhammariyappavedite.

 

Lời Việt:

Ngưỡng cầu các đấng Chư Thiên

Trong vòng tịnh xá ngự yên hằng ngày

Ngự nơi đền tháp xưa nay

Những nơi biệt thất nơi cây bồ đề

Chúng tôi xin tụ hội về

Sẽ dùng pháp thí tiện bề cúng dâng

Rồi xin gia hộ chư tăng

Cửa từ ẩn náu phước hằng hà sa

Tỳ khưu chẳng luận trẻ già

Cao hạ trung hạ hoặc là mới tu

Thiện nam tín nữ công phu

Đều là thí chủ đồng phù trợ nhân

Những người trong khắp thôn lân

Kiều cư châu quận được phần an khương

Chúng sanh bốn loại thông thường

Noãn thai thấp hóa khi nương pháp lành

Giải thoát phước báu nên hành

Đặng mà dứt khổ chuyền quanh đọa đầy

Cầu cho hưng thạnh lâu dài

Pháp thiện trí thức các ngài mở mang

Bực tu xin được bình an

Cầu cho tăng chúng các hàng hòa nhau

Lại thêm phẩm hạnh thanh cao

Những quả lợi ích kết mau kịp thì

Cầu xin pháp bảo hộ trì

Cho người tu đã qui y Phật rồi

Xin cho cả thảy chúng tôi

Tấn hóa trong Pháp Phật roi giáo truyền.

Phận sự cư sĩ nên hành thêm

Ngoài những phận sự đã giải ở phía trước người cư sĩ nên thêm hạnh bố thí, làm phước để gieo duyên lành thêm và cũng để trừ bớt lần lần tâm tham lam bỏn xẻn, nên trì giới cho tinh nghiêm tùy theo khả năng mình như đã giải ở phía trước.

Như có thì giờ rảnh và muốn tinh tấn lên thêm thì nên niệm Phật, tham thiền cho tâm được yên lặng trong sạch, mới có thể minh tâm kiến tánh được.

Cách niệm Phật

Người nào muốn niệm Phật tham thiền thì trước hết cần phải có 2 điều kiện là: phải được thong thả không bận rộn; phải ở chỗ thanh vắng. Khi có đủ 2 điều kiện ấy rồi thì nên ngồi kiết già hoặc bán già, day mặt về hướng đông, tay mặt để lên tay trái, thân mình ngay thẳng, nhắm mắt lại vừa vừa, rồi suy xét 10 tội ngũ trần (coi nơi quyển niệm thân) xong rải lòng bác ái tóm tắt như vầy: “Cầu xin cho tất cả Chư Thiên và nhân loại cùng chúa 4 loài rắn như là Virūpakkha (Quí-ru-bắc-khá), Erāpatha (Ê-rá-bát-thá), Chabyāputta (Xắp-phya-bút-tá), Kanhāgotamaka (Canh-ha-go-tam-má-cá) cùng tất cả loài thú không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, xin cho tất cả chúng sanh ấy hằng được các sự yên vui”. Kế tiếp lựa một hiệu Phật nào tùy thích trong 9 hiệu hoặc niệm luôn hết cũng được. Niệm chậm rãi từ từ cho đến khi hỉ lạc hoặc triệu chứng phát sanh lên. Nhưng tốt hơn trước khi niệm nên kiếm vị thiền sư nào giao phó tánh mạng đặng nương nhờ học hỏi để khỏi sợ lầm lạc lối và tránh khỏi sự tai hại.

Pāli để xin học tham thiền

“Imahaṃ bhante attabhāvaṃ tumhākaṃ pariccajāmi. Dutiyampi….Tatiyampi…– Bạch Đại đức tôi xin giao phó thân này đến ngài để mong cầu học pháp tham thiền. Lần thứ nhì…lần thứ ba…”

Thưở Đức Phật còn tại thế các vị tỳ khưu thường khi muốn học pháp thiền định thì đến giao phó tánh mạng cho đức Phật mà xin Phật cho một đề mục khi Ngài nhập diệt thì các môn đệ xin các bậc Thánh nhơn các bậc nằm lòng Tam tạng hoặc các vị đầu đà từng hành pháp thiền định hoặc các vị thiền sư để làm nơi nương nhờ vì trong lúc tham thiền có nhiều khi những hiện tượng phát sanh lên đáng ghê sợ nếu không có nơi nương nhờ hoặc ỷ lại thiền định ấy sẽ bị hư hỏng và có sự tai hại chẳng sai.

                                                – Dứt tác phẩm 21. Cư sĩ thực hành –               

 

[1] Tham thiền về quan sát theo hơi thở.

[2] Có chỗ chia ra làm 2 hiệu là … và … Nhưng 2 hiệu này theo Ấn Độ và Tích Lan gộp chung lại làm một.

[3] 9 pháp chánh là 4 đạo, 4 quả, và 1 Niết-bàn.

[4] Có chỗ dịch là Pháp đáng để vào tâm do nhờ sự quán tưởng. Theo (Pāli Eng.Dict. P.168).

[5] Là học Tam tạng pháp bảo và 9 pháp thánh (pháp học và pháp hành).

[6] Tu-đà-hườn đạo và quả, Tư-đà-hàm đạo và quả, A-na-hàm đạo và quả, A-la-hán đạo và quả.

[7] Là chia đạo riêng và quả riêng ra, như Tu-đà-hườn I, Tu-đà-hườn quả I v.v…

[8] Là y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc để chữa bệnh.

[9] Phàm tăng và Thánh tăng.

[10] 2, 3 vị thì đọc ayyā, 4 vị trở lên thì đọc sangho

[11] 2,3 vị thì đọc bạch chư đại đức, 4 vị trở lên thì đọc bạch chư đại đức Tăng

[12] Có thể đọc atthaṅgasamannagataṃ uposatham yācāmi anuggaham katvā sīlaṃ detha me bhante.

[13] Cách này theo Tích Lan và Ấn Độ.

[14] Như có dọn riêng vật thực để cúng Phật, nếu không đừng đọc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2020(Xem: 11011)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
23/03/2020(Xem: 12384)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
01/03/2020(Xem: 13827)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
04/01/2020(Xem: 8540)
Bài viết nhan đề “Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm” của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình trên mạng Thư Viện Hoa Sen hiển nhiên là nhiều thiện ý, đã đưa ra các nhận định mang tính xây dựng. Từ đó, tất nhiên có phản ứng, và những ý kiến trái nghịch được đưa ra. Trong mọi trường hợp, tất cả những dị kiến nên xem như chuyện bình thường.
04/01/2020(Xem: 9566)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
08/12/2019(Xem: 28163)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 30699)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 27111)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 16097)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 10428)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]