Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Chung

30/07/201614:53(Xem: 4810)
Lời Chung

LỜI CHUNG

            Cuộc đời và tấm gương đạo đức của Đại Trưởng lão Bửu Chơn (Nāga Mahā Thera) đã cống hiến cho Phật tử Việt Nam nói chung và Phật giáo Nguyên Thủy nói riêng một kho tàng kinh điển vô cùng quý giá đáng cho thế hệ hậu học học tập và lan tỏa. Không những là vị chân tu đức độ thọ hạnh đầu đà hơn 10 năm, ngài còn là vị cố vấn Phật giáo Tinh thần trên thế giới, lãnh đạo Phật giáo Nguyên Thủy từ lúc sáng lập đến ngày viên tịch.

Các tác phẩm của Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn, những bài viết về giáo pháp với lối văn Nam bộ, dễ đọc, dễ hiểu và gần gũi với độc giả Việt Nam. Qua những tác phẩm đó, chúng ta thấy sức làm việc của ngài rất cao và nghiêm túc trong vấn đề nghiên cứu học thuật. Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn, Tăng thống GHTGNTVN năm 1957 ‒ là một vị lãnh đạo Giáo hội nên có quá nhiều công việc, thế mà ngài vẫn dành nhiều thời gian để phiên dịch, trước tác những tác phẩm trên để đóng góp cho văn hóa Phật giáo Việt Nam và hàng hậu học của chúng ta ngày nay có tư liệu nghiên cứu và học tập. 27 tác phẩm của Đại Trưởng lão Bửu Chơn trong quyển Toàn tập này chúng ta thấy có rất nhiều thể loại khác nhau như từ điển, văn phạm Pāli, kinh nhật tụng, lịch sử, xã hội, giới luật và Phật pháp căn bản, v.v… Ban Biên soạn đã sưu tầm các tác phẩm ấy và chia ra các phần theo từng chủ đề và năm sáng tác cho quý độc giả tiện theo dõi. Toàn bộ tác phẩm được chia làm 3 phần chính:

Phần A: Dẫn nhập, gồm có: Lời tựa, Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn, Những Văn bản Hành chánh, Cảm nghĩ của Chư Tôn đức về Hòa thượng Trưởng lão Bửu Chơn.

Phần B: 27 tác phẩm được chia làm 5 chương:

Chương IĐức Phật- con người của lịch sử có 6 tác phẩm: Lịch sử xá lợi của Đức Phật Gotama (1952), 32 tướng của Đức Phật (1961), Bồ tát khổ hạnh (1961), Ân Đức Phật (1962), Ân đức Pháp và Tăng bảo (1962), Chánh giác tông (1966).

Chương IIHành theo Chánh pháp có 9 tác phẩm: Niệm thân (1954), Nhân quả liên quan (1955), Pháp xa (1956), Quả báo của sa-môn (1958), Tà kiến và chánh kiến (1960), Kho tàng Pháp bảo (1961), Kinh chuyển pháp luân (1961), Chuyện ngạ quỷ (1962), Tội ngũ trần (1964).

Chương IIIPhật giáo và khoa học - xã hội có 5 tác phẩm: Hành trình sang xứ Phật (1955), Hàng rào giai cấp (1961), Hội nghị quốc tế (1964), Định luật thiên nhiên của vũ trụ (1972), Tam pháp yếu (1973).

Chương IVGiới luật cho người tại gia và bậc xuất gia có 5 tác phẩm: Cư sĩ thực hành (1968), Tứ thanh tịnh giới (1960), Pháp đầu đà (1965), Đại lễ dâng y ca-sa (1971), Pháp kết giới Si-ma (1971).

Chương VChuyên đề Pāli có 2 tác phẩm : Văn phạm Pāli, Từ điển Pāli-Việt.

Phần C: Kết luận Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn.

 

Cuộc đời của ngài đáng cho chúng ta học tập và noi theo. Ngài tận tụy gắn bó với Phật giáo Việt Nam, không hề quản ngại khó khăn gian khổ trong những chuyến đi hoằng Pháp hay công tác trong những điều kiện vật chất còn thiếu thốn, thô sơ thời bấy giờ cho đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời. Năm 1979, ngài đã viên tịch do bịnh cũ tái phát nơi đất khách quê người, trong chuyến công tác đặc biệt ở tại đất nước chùa tháp Campuchia, trong vai trò là Trưởng phái đoàn Phật giáo Việt Nam phục hồi truyền giới cho các sư sãi ở Campuchia. Điều cảm động là trước khi tịch, ngài có dặn dò các vị trong phái đoàn đừng quá đau lòng và bận tâm đối với ngài mà phải tiếp tục công việc để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và Giáo hội giao phó.

Ban Biên soạn quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn thực hiện tác phẩm này, nhằm sưu tập các tác phẩm, những bài viết, những công văn hành chánh của Trưởng lão Hòa thượng Tăng thống Bửu Chơn liên quan tới Giáo hội, những hình ảnh của ngài trong những dịp lễ hội Phật giáo, nhằm giới thiệu và phổ biến đến Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam để tôn vinh một vị tôn túc đạo cao đức trọng, đồng thời giúp cho các nhà nghiên cứu, học giả, môn đồ pháp quyến của cố Đại Trưởng lão Bửu Chơn có một bộ sưu tập tương đối đầy đủ về tấm gương, cuộc đời hành trạng và những cống hiến của ngài cho đạo pháp và dân tộc Việt Nam.

Ban Biên soạn đã cố gắng thu thập nhiều nguồn tư liệu về Đại Trưởng lão Bửu Chơn nhưng vì các nguồn tư liệu này được viết cách đây đã hơn 50 năm, có những quyển chữ đã mờ, hình ảnh bị rách và không còn rõ, và đây cũng là lần đầu tiên thực hiện công trình này nên cũng còn nhiều thiếu sót, kính mong Chư tôn đức Tăng, Ni và quý độc giả thông cảm và góp ý cho Quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn được hoàn thiện hơn.

 

 

 

LỜI CẢM NIỆM CÔNG ĐỨC

 

Cuốn sách Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn gồm các tài liệu văn bản, 27 tác phẩm chính được sưu tầm trên các nguồn Internet, sách xuất bản trong những thập niên 1950 ‒ 1970 từ các nguồn thư viện tại các chùa và do các vị Phật tử biếu file hay đánh máy lại từ sách in. Ban Biên soạn xin cảm niệm công đức của Chư tăng, Tu nữ, Phật tử đã giúp đánh máy, hoàn thiện các tác phẩm này: Sư Thiện Hiếu, TN. Phước Thanh, TN. Tâm Nguyện, TN. Quang Tuyết, PT. Tuệ Hỷ, PT. Tâm Bình An, PT. Tuệ Tâm, CS. Nguyễn Văn Bính, CS. Thanh Trúc, CS. Hiếu Ân.

Ban Biên soạn xin chân thành cám ơn sự đóng góp về mặt kinh phí để quyển Toàn tập Trưởng lão Hòa thượng Bửu Chơn được xuất bản và ấn tống rộng rãi của các vị thí chủ có phương danh sau: TK. Minh Hạnh, TK. Siêu Đại, TK. Thiện Minh, TK. Định Phúc, TK. Thiện Hạnh, TK. Phước Định, TN. Phước Phượng, TN. Dhammacari, TN. Diệu Thùy, TN. Quang Thiền, TN. Quang Cúc,TN. Phước Ngân, nhóm PT. Tuệ Hỷ, Mi Yoen, Dương Ngọc Đẹp, PT. Tuệ Tâm, Nguyễn Như Đạt, Thiện Tâm, Minh Anh, Nguyễn Thị Đỗ Quyên, Nguyễn Thị Thu Thủy, Đào Duy, Nguyễn Chính, Trịnh Đức Vinh, Lương Thị Tuyền, Nguyễn Thị Kim Anh, PT. Diệu Thanh, PT. Quang Hải, Lâm Thị Hương Lan, Nguyễn Thị Cúc (PD. Giác Bảo Hoa), Tâm Bình An, Nguyễn Hữu Thảo, Khuất Tuệ Minh, Dương Minh Sao, PT. Cúc Huỳnh, Phan Thị Yến Tuyết, Nguyễn Hoàng Văn, Hồ Ngọc Soạn, CS. Thiện Trọng, Phạm Thị Công, GĐ.Thùy Chung - Đà Nẵng, GĐ. Nguyễn Minh Quân, Chu Kim Ngọc, Nguyễn Thị Minh Châu, Võ Thị Đời, Trúc Chỉ, GĐ. Nguyễn Tự Nam, Kim Thái, GĐ. Diệu Hương, Hữu Hiệp, Như An, Hà Quang Duy, Đoàn Ngọc Mỹ Linh, Mỹ Dung, Bùi Cẩm Vân, GĐ. Hoa Nguyệt, GĐ. Cô Sáu Dép (PD. Diệu Bình), Chaly Châu, GĐ.Trần Thị Thanh Thủy, GĐ. Bà Sáu Tịnh Phước, GĐ. Phạm Thị Thi, Châu Thiên Hưng, GĐ. Phạm Xuân Lan, Trần Thành Chơn, GĐ. Phạm Thiện Trí, Yến Nhi, GĐ. Phạm Thu Phước, Nguyễn Hoàng Phương, GĐ. Phạm Thu Mai, Nguyễn Linh, GĐ. Phạm Thu Hương, Tuấn, Khôi, GĐ. Phạm Thiện Bảo, Bảo Lộc, Hân, GĐ. Phạm Thị Diệu Hiền, GĐ.Trương Thanh Huy, GĐ. Châu Yến Vân, Minh Tú, Châu Trúc Anh, Châu Mai Phương, Trần Quốc Bảo, Quốc Vũ, Anh Định Trí, Lê Thị Tất, Phan Thị Ngọc Bích, Công ty giày Thái Bình, Nguyễn Hùng Dũng, Nguyễn Chính, GĐ. Minh, Hạnh, PT. Thiện Nhơn, Tịnh xá Trung Tâm, Nguyễn Kim Ngân, Quỹ Ấn tống Trí Tuệ, Đoàn Dung.

Cuốn Toàn tập Trưởng lão Hòa Thượng Bửu Chơn được khép lại với nhiều phước báu về Pháp thí cao thượng. Đây là cuốn sách đầu tiên trong công trình xuất bản các tác phẩm của các vị Cao tăng thời kỳ đầu của Phật giáo Nguyên Thủy ‒ Theravāda. Một lần nữa, Ban Biên soạn xin cảm niệm công đức cao quý của quý vị và cầu nguyện Hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý vị được 4 pháp chúc mừng: sống lâu, sắc tốt, an vui, sức mạnh và trí tuệ sáng suốt trên con đường hộ Pháp và hành Pháp.

Phước báu này xin chia đều đến tất cả chúng sanh, các vị thầy tổ, cầu mong cho tất cả đều được an vui, tấn hóa trên đường Phật đạo.

Với tất cả lòng biết ơn.

Thư viện Phật giáo Nguyên Thủy

  Ngày 23/01/2016

Ban Biên soạn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2020(Xem: 8204)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
08/12/2019(Xem: 23853)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 23511)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 22958)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 13408)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 8575)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
29/08/2019(Xem: 10652)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 10846)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
07/07/2019(Xem: 5527)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
05/06/2019(Xem: 16261)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567