Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Thân

30/04/201609:55(Xem: 17303)
Pháp Thân

Phat_Thich_Ca_7

PHÁP THÂN

o0o

 

T/S Lâm Như-Tạng

o0o

 

 

A-KHẢO SÁT MỘT

I-Ý NGHĨA PHÁP THÂN

Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.

 Thân mà Phật mang lấy xuống trần thế chịu sự vui khổ tức là do dư nghiệp, Báo Thân, sanh thân.

Thân mà Phật dùng phép thần thông biến hóa ra để độ chúng sinh đó là Hóa Thân, hay thần thông biến hóa thân.

Đó là Tam Thân Phật. Trong một thể tướng của Phật có đủ ba thân: Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân.

Pháp Thân có đủ 5 phần: Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. Đó là 5 loại công đức hiệp thành Pháp Thân của Phật.

Pháp Thân đối với nhục thân (thân thể do cha mẹ sinh ra), kinh Niết Bàn quyển 22 viết: những con voi dữ chỉ có thể hủy hoại được nhục thân mà thôi nhưng những bạn xấu có thể làm hư hại đến Pháp Thân.

Pháp Thân có 5 thứ: (1) Pháp Tánh Sanh Thân, (2) Công Đức Pháp Thân, (3) Biến Hóa Pháp Thân, (4) Hư Không Pháp Thân, Thật Tướng Pháp Thân. Đức Phật có cả 5 thứ Pháp Thân ấy.

Kinh Kim Quang Minh có nói đến hai Pháp Thân: Lý Pháp Thân và Trí Pháp Thân.

Lý Pháp Thân là Lý Tánh đã sẵn giác ngộ, Phật và chúng sinh đều có đủ. Nhưng ở chúng sanh Pháp Thân ấy còn bị màn vô minh che khuất nên chưa hiển hiện ra.

Trí Pháp Thân là Pháp Thân nhờ công phu tu trì mà được viên mãn bèn khế hiệp với Lý Pháp Thân.

Nhị chủng Pháp Thân nói về hai thể của Thân Đạo Lý  của Đức Như Lai: Kinh Kim Quang Minh viết:  có Lý Pháp Thân và Trí Pháp Thân. Bồ Tát Anh Lạc Kinh có chép: Quả Cực Pháp Thân và Ứng Hóa Pháp Thân. Kinh Anh Lạc có ghi: Tự Tánh Pháp Thân và Ứng Hóa Pháp Thân.

Ngài Đàm Loan có đặt ra: Pháp Tánh Pháp Thân và Phương Tiện Pháp Thân. Ngài Viên Chiếu có nói  Lý Phân Thân và Sự Pháp Thân.

II-PHÁP THÂN KỆ

Bài kệ nói về Pháp Thân. Đức Phật có hai thân: Sanh Thân, thân do cha mẹ sinh ra và Pháp Thân, toàn thể nền diệu pháp của Phật. Sau khi Đức Phật tịch, sanh thân của Ngài còn để lại là những viên ngọc xá lợi đựng được tám hộc, 4 đấu, gọi là Sanh Thân Xá Lợi.

Pháp Thân là nền diệu pháp Ngài để lại cho đời sau, gọi là Pháp Thân Xá Lợi. Bài kệ tụng về Pháp Thân Xá Lợi ấy gọi là Pháp Thân xá Lợi kệ, Pháp Tụng xá lợi hay là Pháp Thân kệ. Bài kệ tụng ba đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế) trong Tứ Diệu Đế cũng gọi là Pháp Thân Kệ.

III-PHÁP THÂN TẠNG

Kho Pháp Thân. Một Tạng trong ngũ chủng tạng: 1/ Như Lai Tạng; 2/ Chánh Pháp Tạng (còn gọi là Pháp Giới Tạng); 3/ Pháp Thân Tạng; 4/ Xuất Thế Tạng (còn gọi là xuất thế gian Thượng Thượng Tạng); 5/ Tự Tánh Thanh Tịnh Tạng.

Trong Phật Tính Luận, q. 2, nói rằng chân tính có nghĩa là năm tạng.

1-NHƯ LAI TẠNG

Tự Tính đó là nghĩa của Tạng, vì hết thảy mọi Pháp chẳng vượt ra ngoài tự tính của Như Lai.

2-CHÍNH PHÁP TẠNG

Nhân là nghĩa của Tạng, vì hết thảy mọi chính pháp như Tứ Niệm Xứ v.v… của Thánh Nhân đều lấy tính nầy làm cảnh.

Còn gọi là Chánh Pháp Nhãn Tạng.

Chánh Pháp là Pháp chơn chánh, thanh tịnh, Pháp Phật.

Nhãn là mắt, tức là mắt Tâm,  mắt Trí.

Tạng là bao gồm tất cả thiện pháp.

Chánh Pháp Nhãn Tạng là phép truyền Đạo một cách bí mật giữa Phật với Phật, Tổ với Tổ. Dẫu cho truyền giữa chốn đông người mà chỉ có 2 người, người truyền và người thọ biết nhau mà thôi. Đó là sự truyền trao Phật quả, hoặc ngôi vị Tổ Sư. Như Đức Phật Thích Ca trên hội tại núi Linh Sơn truyền Chánh Pháp Nhãn Tạng cho ngài Ma Ha Ca Diếp, ngài Ca Diếp truyền cho ngài A Nan, lần lược vị nầy nối tiếp vị kia cho đến ngài Bồ Đề Đạt Ma là Tổ Sư đời thư 28 bên Ấn Độ.

Chánh Pháp Nhãn Tạng là phép truyền tâm ấn của Thiền Tông, truyền một cách đặc biệt ngoài giáo pháp. Cũng gọi là Thanh Tịnh Pháp Nhãn.

3-PHÁP THÂN TẠNG

Chí đắc là nghĩa của Tạng, vì hết thảy thánh nhân, đến tín lạc Phật Tính nầy, vì khiến cho thánh nhân được quả của Pháp Thân.

4-XUẤT THẾ TẠNG

Chân thực là nghĩa của Tạng, vì Phật Tính nầy lìa mọi lỗi lầm của thế gian pháp và là chân thực chẳng hoại.  

5-TỰ TÁNH THANH TỊNH TẠNG

Bí mật là nghĩa của Tạng. Nếu mọi pháp tùy thuận Phật Tính nầy thì gọi là nội, là chính (không phải tà), tức là thanh tịnh. Nếu các pháp trái ngược với lý nầy thì gọi là ngoại, là tà, đó là nhiễm trọc.

Kinh Thắng Man cũng liệt kê 5 Tạng như sau: 1/ Như Lai Tạng; 2/ Pháp Giới Tạng; 3/ Pháp Thân Tạng; 4/ Xuất Thế Thượng Thượng Tạng; Tự Tánh Thanh Tịnh Tạng.

Trên đây là nghĩa của Ngũ Tạng. Nhiếp Luận đời Lương có giải thích về Ngũ Tạng, được Hoa Nghiêm Diễn Nghĩa Sao, q. 13 dẫn ra giống với năm nghĩa của Pháp Giới.

IV-PHÁP THÂN XÁ LỢI

Ngọc Xá Lợi Pháp Thân. Sau khi Phật nhập tịch, hoả tán, những viên ngọc lưu lại gọi là ngọc Xá Lợi, còn gọi là sanh thân Xá Lợi. Những giáo pháp do Phật thuyết giảng để lại giáo hóa cho đời, kết tập thành kinh điển Diệu Pháp đó gọi là Pháp Thân Xá Lợi. Những lý về Thật Tướng, Trung Đạo do Phật thuyết giảng là bất biến không đổi người đời tôn trọng như ngọc Xá Lợi cho nên gọi là Pháp Thân Xá lợi.

B-KHẢO SÁT HAI

Về phần tiếng Anh được giải thích như sau:

Dharmakãya, embodiment of Truth and Law, the “spiritual” or true body; essential Buddhahood; the essence of being; the obsolute, the norm of the universe; the first of the Trikãya, Tam Thân. The Dharmakãya is divided into Tổng unity and Biệt diversity; as in the noumeral absolute and phenomenal activities, or potential and dynamic; but there are differences of interpretation, e.g. as between the Pháp Tướng and Pháp Tánh schools. Cf. Pháp Thân Thể Tánh.

There are many categories of  the Dharmakãya. In the 2 groups Nhị Pháp Thân are five kinds: 1/ Lý “substance” and Trí wisdom or expression; 2/ Pháp Tánh Pháp Thân essential nature and Ứng Hóa Pháp Thân manifestation; the other three couples are similar. In the 3 groups Tam Pháp Thân are: (1) the manifested Buddha, i.e. Sãkyamuni; (2) the power of his teaching, ect. ; (3) the obsolute or ultimate reality.

There are other categories. Pháp Thân Phật The Dharmakãya Buddha. Pháp Thân Như Lai The Dharmakãya Tathãgata, the Buddha who reveals the spiritual body. Pháp Thân Tháp The Pagoda where abides a spiritual relic of  Buddha; the esoteric sect uses the letter as such an obode of  Dharmakãya. Pháp Thân Lưu Chuyễn Dharmakãya in its phenomenal character, conceived as becoming, as expressing itself in the stream of being.

Pháp Thân Xá Lợi, Pháp Thân Kệ the sarĩra, or spiritualrelics of the Buddha, his sũtra, or verses, his doctrine and immutable law. Pháp Thân Bồ Tát; Pháp Thân Đại Sĩ Dharmakãya Mahãsattva, one who has freed himself from illusion and attained the sex spiritual powers Lục Thần Thông; he is above the Sơ Địa, or, according to T’ien-t’ai, above the Sơ Trụ.

Pháp Thân Tạng The storehouse of the Dharmakãya, the essence of Buddhahood, by contemplating which the holy man attains to it Pháp Thân Quán Meditation on, or insight into, the Dharmakãya, varing in definition in the various schools.

Pháp Thân Thể Tánh The embodiment, totality, or nature of  the Dharmakãya. In Hĩnayãna the Buddha-nature in its Lý or absolute side is described as not discussed, being synonymous with the Ngũ Phần five divisions of commandments, meditation, wisdom, release, and doctrine, Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, and Giải Thoát Tri Kiến.

In the Mahãyãna the Tam Luận Tôn defines the absolute or ultimate reality as the formless which containes all forms, the essence of being, the noumenon of the other two manifestations of the Triratna.

The Pháp Tướng Tôn defines it as (a) the nature or sessence of the whole Triratna; (b) the particular form of  the Dharma in that trinity. The One-Vehicle schools represented by the Hoa Nghiêm Tôn, Thiên Thai Tôn, etc., consider it to be the Bhũtatathatã, Lý and Trí being one and undivided.

The Shingon sect takes the six elements – earth, water, fire, air, space, mind – as the Lý or fundamental Dharmakãya and the sixth, mind, intelligence, or knowledge, as the Trí wisdom Dharmakãya. 

Tiếp tục đọc phần Khảo Sát Ba sau đây sẽ hiểu rỏ hơn về Pháp Thân.

C-KHẢO SÁT BA

(Theo Phật Học Tự Điển của Thiện Phúc, trên trang nhà Quảng Đức, Pháp Thân được phân tích như sau: )

I-ĐỊNH NGHĨA PHÁP THÂN

Pháp Thân: Dharmakãya (skt).

Nghĩa của Pháp thân—The meanings of Dharmakãya:

1-THÂN CỦA PHÁP

Pháp thân là cái thân của Pháp, theo đó Dharma có nghĩa là phép tắc, tổ chức, cơ cấu, hoặc nguyên lý điều hành. Nhưng chữ Dharma còn có nhiều nghĩa sâu xa hơn, nhất là khi ghép với chữ Kãya thành Dharmakãya. Nó gợi lên một cá thể, một tánh cách người. Chân lý tối cao của đạo Phật không phải chỉ là một khái niệm trừu tượng như vậy, trái lại nó sống động với tất cả ý nghĩa, thông suốt, và minh mẫn, và nhất là với tình thương thuần túy, gột sạch tất cả bệnh tật và bợn nhơ của con người: Dharmakãya is usually rendered “Law-body” where Dharma is understood in the sense of  of “law,” “organization,” “systematization,” or “regulative principle.” But really in Buddhism, Dharma has a very much more comprehensive meaning. Especially when Dharma is coupled with Kaya. Dharmakãya implies the notion of personality. The highest reality is not a mere abstraction, it is very much alive with sense and awareness and intelligence, and, above all, with love purged of human infirmities and defilements. 

2-CHÂN THÂN CỦA PHẬT

Pháp thân hay chân thân của Phật, thân thứ nhất trong tam thân Phật—Dharma body—Embodiment of truth and Law—The spiritual of true body—Nirmanakaya—The transformation Body of the Buddha—The Body-of-form of all Buddhas which is manifested for the sake of men who cannot yet approach the Dharmakãya—The formless true body of Buddhahood. The first of the Trikaya.

3-THỰC THỂ CỦA CÁC PHÁP

Pháp thân là một quan niệm hệ trọng trong giáo lý Phật giáo, chỉ vào thực tại của muôn vật hoặc pháp: Dharmakãya or the law body is an important conception in Buddhist doctrine of reality, or things.

4-THEO THIỀN SƯ SUZUKI  

Theo Thiền Sư D.T. Suzuki trong Cốt Tủy Đạo Phật, Pháp Thân không có trí và bi. Pháp thân tự nó là trí hoặc là bi, tùy lúc ta cần nhấn mạnh ở mặt nầy hay mặt khác. Nếu ta hình dung Pháp thân như hình ảnh hoặc phản ảnh của chính ta sẳn có về con người là chúng ta lầm. Pháp thân không hề có thứ thân nào mường tượng như vậy. Pháp Thân là Tâm, là miếng đất của hành động, tại đó bi và trí hòa đồng trong nhau, chuyển hóa cái nầy thành cái kia, và gây thành nguồn năng lực kích động thế giới giác quan và tri thức: According to Zen Master D.T. Suzuki in the Essence of Buddhism, the Dharmakaya is not the owner of wisdom and compassion, he is the Wisdom or the Compassion, as either phase of his being is emphasized for some special reason. We shall miss the point entirely if we take him as somewhat resembling or reflecting the human conception of man. He has no body in the sense we have a human body. He is spirit, he is the field of action, if we can use this form of expression, where wisdom and compassion are fused together, are transformed into each other, and become the principle of vitality in the world of sense-intellect.

5-THEO TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN

Theo triết học Trung Quán, Pháp là bản chất của vật tồn hữu, là thực tại chung cực, là Tuyệt đối. Pháp thân là tánh chất căn bản của Đức Phật. Đức Phật dùng Pháp thân để thể nghiệm sự đồng nhất của Ngài với Pháp hoặc Tuyệt Đối, và thể nghiệm sự thống nhất của Ngài với tất cả chúng sanh. Pháp thân là một loại tồn hữu hiểu biết, từ bi, là đầu nguồn vô tận của tình yêu thương và lòng từ bi. Khi một đệ tử của Phật là Bát Ca La sắp tịch diệt, đã bày tỏ một cách nhiệt thành sự mong muốn được trông thấy Đức Phật tận mắt. Đức Phật bảo Bát Ca Lê rằng: “Nếu ngươi thấy Pháp thì đó chính là thấy ta, ngươi thấy Ta cũng chính là thấy Pháp.”—According to the Madhyamaka philosophy, Dharma is the essence of being, the ultimate Reality, the Absolute. The Dharmakãya is the esential nature of the Buddha. As Dharmakãya, the Buddha experiences his identity with Dharma or the Absolute and his unity with all beings. The Dharmakãya is a knowing and loving, an inexhaustible fountain head of love and compassion. When the Buddha’s disciple, Vakkali, was on his death, he addressed his desire to see the Buddha in person. On that occasion, the Buddha remarked: “He who sees the Dharma sees Me. He who sees Me sees the Dharma.”   

II -PHÂN LOẠI PHÁP THÂN  

Phân loại Pháp Thân—Categories of Dharmakãya:

1-HAI LOẠI PHÁP THÂN

 Hai loại Pháp Thân—Two kinds of Dharmakãya:

a)      Tổng Tướng Pháp Thân: The unity of dharmakaya.

b)      Biệt Tướng Pháp Thân: The diversity of dharmakaya.

2-HAI LOẠI PHÁP THÂN KHÁC

Hai loại Pháp thân khác—Other two kinds of Dharmakãya: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, có hai loại Pháp Thân là bản thân giáo pháp và bản thân lý thể—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, Dharmakãya has two senses:

a)      Bản thân giáo pháp: Scripture-body—Chỉ cho giáo điển tồn tại làm biểu tượng cho bản thân của Phật sau khi ngài khuất bóng—Scripture-body means that the teaching remains as representative of the body after the Buddha’s demise.

b)      Bản thân lý thể: Ideal-body—Chỉ cho giác ngộ như là bản thân  Vô tướng—The Ideal-body means the Enlightenment as a Formless-body. 

**  For more information, please see Nhị Pháp

      Thân, Tam Pháp Thân, and Tam Thân      

      Phật.

Pháp Thân Bồ Tát: See Pháp Thân Đại Sĩ.

Pháp Thân Đại Sĩ: Pháp Thân Bồ Tát—Theo tông Thiên Thai, đây là bậc Bồ Tát mới lìa bỏ được một phần của vô minh mà hiển hiện được một phần pháp tính (Bồ Tát từ sơ địa trở lên)—According to the T’ien-T’ai sect, the Dharmakãya Mahasattva is one who has partially freed himself from illusion and partially attained the six spiritual powers (Lục thông). He is above the initial stage. 

Pháp Thân Hóa Sanh: The dharmakãya, or spiritual body, born or formed on a disciple’s conversion.

Pháp Thân Huệ Mệnh: See Pháp mệnh.

Pháp Thân Kệ: Dharmakãya-gatha (skt)—See Duyên Khởi Kệ and Pháp Thân Xá Lợi.  

Pháp Thân Lưu Chuyển: Chân Như là thể của pháp thân. Chân Như có hai nghĩa bất biến và tùy duyên. Theo nghĩa tùy duyên mà bị ràng buộc với các duyên nhiễm và tịnh để biến sanh ra y báo và chánh báo trong thập giới (pháp thân trôi chảy trong dòng chúng sanh)—Dharmakãya in its phenomenal character, conceived as becoming, as expressing itself  in the stream of being.

Pháp Thân Như  Lai: The Dharmakãya Tathagata (skt)—Pháp thân tuy không đến không đi, nhưng dựa vào ẩn mật của Như Lai Tạng mà hiển hiện làm pháp thân—The Buddha who reveals the spiritual body.

Pháp Thân Phật: Thể của pháp tính (có cái đức giác tri) gọi là Pháp Thân Phật—The Dharmakãya Buddha.

Pháp Thân Quán: Meditation on (insight into) the Dharmakãya.

Pháp Thân Tạng: Pháp thân tạng là nơi tồn trữ pháp thân, là tinh yếu của Phật quả, bằng quán chiếu (thiền quán) mà bậc Thánh đạt được—The storehouse of the Dharmakãya—The essence of Buddhahood by contemplating which the holy man attains to it.

Pháp Thân Thanh Tịnh: The pure dharmabody.

Pháp Thân Tháp: Tháp có đặt xá lợi Phật. Mật giáo lấy chữ “Tông” trong tiếng Phạn là Pháp Thân (vì chữ “Tông” là hạt giống pháp giới, hình dáng như tháp tròn)—The pagoda where abides a spiritual relic of Buddha; the esoteric sect uses the letter “Tsung” as such an abode of the dharmakãya.

III-PHÁP THÂN THỂ TÁNH

Pháp Thân Thể Tánh: Thể tánh của pháp thân—The embodiment or totality, or nature of the Dharmakãya.

1-THEO TIỂU THỪA

Tiểu Thừa Pháp Thân Thể Tánh: Trong Tiểu Thừa, Phật tánh là cái gì tuyệt đối, không thể nghĩ bàn, không thể nói về lý tánh, mà chỉ nói về ngũ phần pháp thân hay ngũ phần công đức của giới, định, tuệ, giải thoát, và giải thoát tri kiến—In Hinayana the Buddha-nature in its absolute side is described as not discussed, being synonymous with the five divisions of the commandments, meditation, wisdom, release, and doctrine.

2-THEO ĐẠI THỪA

Đại Thừa Pháp Thân Thể Tánh—In the Mahayana:

a)      Đại Thừa Tam Luận Tông của Ngài Long Thọ lấy thực tướng làm pháp thân. Thực tướng là lý không, là chân không, là vô tướng, mà chứa đựng tất cả các pháp. Đây là thể tính của pháp thân—The Madhyamika School of Nagarjuna defines the absolute  or ultimate reality as the formless which contains all forms, the essence of being, the noumenon of the other two manifestations of the Triratna.

b)      Pháp Tướng Tông hay Duy Thức Tông định nghĩa pháp thân thể tính như sau—The  Dharmalaksana School defines the nature of the dharmakãya as:

        Pháp thân có đủ ba thân: The nature or essence of the whole Triratna.

        Pháp thân trong ba thân: The particular form of the Dharma in that trinity.

c)      Nhất Thừa Tông của Hoa Nghiêm và Thiên Thai  thì cho rằng “Pháp Thân” là chân như, là lý và trí bất khả phân—The One-Vehicle Schools represented by the Hua-Yen and T’ien-T’ai sects, consider the nature of the dharmakãya to be the Bhutatathata, noumenon and wisdom being one and undivided. 

d)      Chân Ngôn Tông thì lấy lục đại làm Pháp Thân Thể Tính—The Shingon sect takes the six elements as the nature of dharmakaya:

        Lý Pháp Thân: Lấy ngũ đại (đất, nước, lửa, gió, hư không) làm trí hay căn bản pháp thân—Takes the five elements (earth, water, fire, air, space) as noumenon or fundamental Dharmakãya.

        Trí Pháp Thân: Lấy tâm làm Trí Pháp Thân—Takes mind (intelligence or knowledge) as the wisdom dharmakaya.

Pháp Thân Trí: The wisdom or expression of the Dharmakãya.

Pháp Thân Tuệ Mệnh: The wisdom life of the dharmakãya.

Pháp Thân Xá Lợi: Sarira (skt)—Pháp thân xá lợi của Đức Phật, gồm những kinh điển, những bài kệ, và lý trung đạo thực tướng bất biến mà Đức Phật từng thuyết giảng—The spiritual relics of the Buddha, his sutras, or verses, his doctrine and immutable law.

D-KHẢO SÁT BỐN

Pháp Thân, Dharmakãya. Chân thân của Phật. Giải thích về danh từ nầy giữa Tính Tông và Tướng Tông có nhiều nghĩa khác nhau. Về phần Tướng Tông căn cứ vào Duy Thức Luận, Pháp Thân có Tổng Tướng Pháp Thân và Biệt Tướng Pháp Thân. Tổng Tướng Pháp Thân có hai phần Lý và Trí, về phương diện nầy cũng đồng nghĩa với điều mà Kinh Kim Quang Minh nói rằng Lí như như và Trí như như là Pháp Thân. Đây là lấy chân như sở chứng và chân giác năng chiếu là Pháp Thân.

Đứng về phương diện Tam Thân mà nói thì trong tổng tướng Pháp Thân, thấy hai thân Tự Tính Thân và Tự Thụ Dụng Báo Thân. Cứ theo nghĩa nầy mà giải thích thì Pháp Thân là sự biểu hiện của Lý và Trí,  hữu vi (Trí), vô vi (Lý) là chỗ sở y của hết thảy công đức và tính pháp thể cho nên gọi là Pháp Thân, hay là thành tựu trang nghiêm hết thảy công đức nên gọi là Pháp Thân. Biệt tướng Pháp Thân tức là tự tính thân trong Tam Thân, thân nầy duy chỉ là chân như trong pháp giới thanh tịnh. Chân như ở đây là tự tính của Phật, cho nên gọi là Tự Tính Thân. Lại nũa chân như nầy có đầy đủ công đức chân thường, là chỗ sở y của hết thảy các pháp công đức hữu vy và vô vi cho nên cũng gọi là Pháp Thân.

Duy có điều không thể nói là thành tựu trang nghiêm các pháp công đức mà gọi là Pháp Thân. Tại sao? Vì đây chỉ là Lý Pháp Thân không bao hàm công đức hữu vi (Trí pháp thân). Các nghĩa trên đây đều được thấy trong Luận Duy Thức, q.10; Duy Thức Thuật Ký, q.10; và Nghĩa Lâm Chương, q.7 v.v…

Còn về phần Tính Tông cho rằng Lý Tính của chân như có cái tướng biết chân thật, Lý và Trí không phải là hai và giống với tính vô vi của chân như, vì chân trí cũng là vô vi. Lại nữa, vì Tính và Tướng không phải hai nên chân như cũng chính là Pháp Tính mà chân Trí cũng là Pháp Tính. Sự ẩn tàng của Pháp Tính “Lý, Trí không hai” nầy được coi là Như Lai Tạng.

Như Lai Tạng tích chứa công đức của Thủy Giác hiển bày Pháp Tính thì gọi là Pháp Thân, tức nhờ Pháp Tính mà thành thân nên gọi là Pháp Thân. Hoặc nói là dùng Pháp Tính hiển hiện hết thảy các Pháp công đức hữu vi, vô vi mà thành tựu thân trang nghiêm gọi là Pháp Thân.

(Xem kinh Thắng Man; Thắng Man Bảo Quật q. hạ; luận Khởi Tín và Đại Thừa nghĩa Chương, q.18 v.v…

I-NĂM LOẠI PHÁP THÂN

Trong Năm Loại Pháp Thân gồm có 4 phần:

  • Theo kinh Bồ Tát Anh Lạc
  • Do Mật Giáo thành lập
  • Do Tông Hoa Nghiêm thành lập
  • Do Tiểu Thừa thành lập

1-THEO KINH BỒ TÁT ANH LẠC

Theo kinh Bồ Tát Anh lạc thì Ngũ Chủng Pháp Thân có 5 loại như sau:

a-NHƯ NHƯ TRÍ PHÁP THÂN

Tức là thực trí đã chứng ngộ Lý như như.

b-CÔNG ĐỨC PHÁP THÂN

Tức là hết thảy công đức của 10 lực, 4 vô úy v.v…

  • Mười Lực chỉ về trí của Như Lai, đó là:

 b1-Tri Giác Xứ Phi Xứ Trí Lực:

Xứ có nghĩa là đạo lý. Trí lực biết sự vật nào là có đạo lý hay phi đạo lý.

b2-Tri Tam Thế Nghiệp Báo Trí Lực

Trí lực biết rõ nhân quả nghiệp báo ba đời của tất cả chúng sanh.

b3-Tri Chư Thiền Giải Thoát Tam Muội Trí Lực

Trí lực biết các thiền định và trí lực biết Tám Giải Thoát, Ba Tam Muội.

*Tám Giải Thoát Tam Muội: đó là tám phép thiền định giải thoát.

b3/1-Nội hữu sắc tướng, ngoại quán Sắc Giải Thoát Tam Muội

Phép Thiền Định giải thoát của Phật Giáo, tự mình có sắc tướng, quán tưởng cõi Sắc ở ngoài (Hành giả đạt tới cảnh giới Sơ Thiền Thiên).

b3/2-Nội vô Sắc Tướng, ngoại quán Sắc Giải Thoát Tam Muội          

Phép thiền định giải thoát, trong chẳng có Sắc Tướng, quán tưởng cõi Sắc ở ngoài (hành giả đạt tới cảnh giới Nhị Thiền Thiên).

b3/3-Tịnh giải thoát thân chứng tam muội

Phép thiền định giải thoát chứng cõi Tịnh Lạc (hành giả đạt tới cảnh giới Tam Thiền Thiên, Tứ Thiền Thiên và Tịnh Phạm Địa).

b3/4-Không Xứ giải thoát tam muội  

Phép thiền định giải thoát chứng cảnh giới Không Vô Biên Xứ (Akãxãnantyãyatana).

b3/5-Thức Xứ giải thoát tam muội

Phép thiền định chứng cảnh giới Thức Vô Biên Xứ (Vijnãnãnantyãyatana).

b3/6-Vô Sở Hữu Xứ giải thoát tam muội

Phép thiền định chứng cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ (Akincanyãyatana)

b3/7-Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ giải thoát tam muội                        

Phép thiền định giải thoát chứng cảnh giới Thượng Thiên Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ (Naisvasãmjnãnasamjnãyatana).

b3/8-Diệt Tận Định Xứ giải thoát tam muội (Pali: Nirodhasamapatti)

Phép thiền định giải thoát chứng đắc cảnh tịch diệt. Nhập phép định nầy, Thân, Ngữ và Ý đều tịch diệt, hành giả chứng đắc quả A La Hán.

Trong kinh Niết Bàn viết: Bậc Vãng sanh dự hàng Trung Phẩm Thượng Sanh ở cõi Cực Lạc, nhờ nghe các thứ âm thinh diễn giảng Tứ Đế, liền đắc đạo quả A La Hán với Tam Minh, Lục Thông và đủ Bát Giải Thoát.

Kinh Niết Bàn, q. 27 viết: Tu Bát Giải Thoát, đó là tu chánh định.

*Ba Tam Muội (Sammãdhi)

Ba phép Thiền Định. Ba tam-ma-địa, Ba định, Ba đẳng trì, Ba không, Ba giải thoát môn. Ba Tam Muội là ba phép hệ niệm tư duy chung cho cả hàng Đại Thừa và hàngTiểu Thùa.          

 b3/9-Không Tam Muội

Phép nầy ứng với hai hạnh: Không, Vô Ngã của Khổ Đế

b3/10-Vô Tướng Tam Muội

Phép nầy ứng với 4 hạnh: Diệt, Tĩnh, Diệu, Ly  của  Diệt Đế trong Tứ Diệu Đế.

b3/11-Vô Nguyện Tam Muội

Còn gọi là Vô Tác Tam Muội, Vô Khởi Tam Muội. Phép nầy ứng với hai hạnh: Khổ, Vô Thường của Khổ Đế; và ứng với bốn hạnh: Nhơn, Tập, Sanh, Duyên của Tập Đế.

Kinh Niết Bàn, quyển 25, có giải về Ba Tam Muội như sau:

(1)-Không Tam Muội: Đối với  25 Hữu, 25 cảnh chúng sanh trong ba cõi, để tâm suy xét, không thấy cảnh nào là thật.

(2)-Vô Tác Tam Muội:  để tâm suy xét, không tạo tác cái ý mong cầu một cảnh nào trong 25 Hữu; dầu là cảnh Tiên sung sướng cách gì,  cũng không ham.

(3)-Vô Tướng Tam Muội: để tâm suy xét không thấy một tướng nào trong 10 tướng nầy: sắc, thinh, hương, vị, xúc, sanh, trụ, diệt, nam, nữ là thật có cả.

Tu tập Ba Tam Muội như vậy là những pháp tu của Bồ Tát.

b4-Tri Chúng Sanh Tâm Tính Trí Lực

Trí lực biết tâm tính của đệ tử, tín đồvà của tất cả chúng sinh ở độ nào.

b5-Tri Chủng Chủng Giải Trí Lực

Trí lực biết mọi loại tri giải của tất cả chúng sinh.

b6-Tri Chủng Chủng Giới Trí Lực

Trí lực biết khắp và đúng như thực mọi loại cảnh giới khác nhau của tất cả chúng sanh.

b7-Tư Nhất Thiết Chi Sở Đạo Trí Lực

Trí lực biết hết các đạo mà người tu hành sẽ đạt tới, như người tu ngũ giới thập thiện thì được sinh lại cõi người hoặc sẽ sinh lên cõi trời. Người tu pháp vô lậu Bát Chánh Đạo thì sẽ vào Niết Bàn v.v…

b8-Tri Thiên Nhãn Vô Ngại Trí Lực

Trí lực vận dụng thiên nhãn nhìn thấy sự sinh tử và nghiệp thiện ác của chúng sinh mà không hề bị ngăn ngại.

b9-Tri Túc Mạng Vô Lậu Trí Lực

Trí lực biết túc mạng của chúng sinh, lại còn biết rõ Vô Lậu Niết Bàn.

b10-Tri Vĩnh Đoạn Tập Khí Trí Lực

Trí lực có thể biết rõ được như thực đối với mọi tàng dư tập khí vọng hoặc sẽ vĩnh viễn đoạn diệt chẵng sinh.

(Tham khảo: Luận Đại Trí Độ quyễn 25 và luận Câu Xá quyễn 29)

 

*Bốn Vô Úy

Bốn Vô Úy của Phật: theo luận Đại Trí Độ, quyễn 48, Pháp Giới Thứ Đệ quyễn hạ giải thích như sau:

b11-Nhất Thiết Trí Vô Sở Úy

Chỉ việc Đức Thế Tôn như sư tử gầm, là bậc Nhất Thiết Trí, trong tâm không hề sợ hải điều chi.

b12-Lậu Tận Vô Sở Úy

Các phiền não đã dứt sạch, tâm trong sáng, nên không còn sợ hải điều chi.

b13-Thuyết Chướng Đạo Vô Sở Úy

Giảng thuyết chỉ chỗ ngăn hại Đạo nên không sợ hãi chi hết.

b14-Thuyết Tận Khổ Đạo Vô Sở Úy

Giảng thuyết dạy chúng sinh khi dứt trừ tất cả khổ rồi thì không còn chi là sợ hãi nữa cả.

Bốn Đức Vô Úy của Bồ Tát

b15-Tổng Trì Bất Vong, Thuyết Pháp Vô Úy

Bồ Tát có khả năng nghe hiểu giáo pháp ghi nhớ các nghĩa mà chẳng quên, cho nên thuyết pháp không hề e sợ giữa đại chúng.

b16-Tận Tri Pháp Dược cập chúng sinh căn dục tính tâm thuyết vô úy

Biết hết thuốc Pháp. Pháp Dược có 2 loại: Thế gian Pháp và xuất thế gian pháp. Căn dục tính của chúng sinh có nhiều loại, Bồ Tát đều biết được hết, nên ở giữa đại chúng mà thuyết pháp chẳng sợ.

b17-Thiện năng vấn đáp thuyết pháp vô úy

Khéo biết hỏi đáp thuyết pháp chẳng sợ. Có khi khả năng đã phá được dị kiến, có thể minh thị được chánh pháp. Dẫu có vô lượng chúng sinh kéo đến hỏi pháp cùng một lúc, Bồ Tát cũng đều có thể giải đáp ngay cùng lúc đó, cho nên ở giữa đại chúng mà thuyết pháp chẳng e sợ.

b18-Năng đoạn vật nghi thuyết pháp vô úy

Có khả năng dứt mối nghi ngờ cho chúng sinh, thuyết pháp không e sợ. Chúng sinh thắc mắc hỏi thì tùy ý mà giải đáp thuyết pháp, có thể khéo léo theo đúng như pháp đoạn trừ được mối nghi ngờ của chúng sinh nên gọi là Năng Đoạn Nghi. Vì có khả năng nầy nên ở giữa đại chúng mà thuyết pháp chẳng sợ.

(Tham khảo sách Đại Thừa Nghĩa Chương, quyễn 11.)

 Như trên vừa khảo sát xong Mười Lực và Bốn Vô Úy.

c-TỰ PHÁP THÂN

Tức là Ứng Thân của các vị Bồ Tát Địa Thượng Ứng hiện. Thiên Thai Tông gọi là Thắng Ứng Thân, Pháp Tướng Tông gọi là Tha Thọ Dụng Thân trong Báo Thân.

d-BIẾN HÓA PHÁP THÂN

 

Tông Thiên Thai gọi là Liệt Ứng Thân, Pháp Tướng Tông gọi là Biến Hóa Thân.

e-HƯ KHÔNG PHÁP THÂN

Tức là cái lý như như lìa tất cả các tướng cũng như hư không. Trong 5 loại Pháp Thân trên đây thì Như Như Trí Pháp Thân và Công Đức Pháp Thân là Báo Thân, tức là phần báo đức của trí tuệ và công đức.

Còn Tự Pháp Thân và Biến Hoá Pháp Thân là Ứng Thân, tức là phần Ứng Đức hơn và kém của Địa Thượng và Địa Tiền vậy.

Sau cùng Hư Không Pháp Thân tức là Pháp Thân.

Tất cả được gọi chung là Pháp Thân, bởi vì tất đều là đức tướng của Pháp Thân.

2-DO MẬT GIÁO THÀNH LẬP

Mật Giáo thêm Pháp Giới Thân và 4 loại Pháp Thân trên đây thành 5 loại. Theo kinh Lễ Sám thì ngoài Tự Tính Thân còn lập Pháp Giới Thân. Cứ xem những chứng liệu nầy thì biết ngoài 4 thân còn có Pháp Giới Thân.

 (Tham khảo Ngũ Luân Cửu Tự Minh Bí Thích)  .

3-DO HOA NGHIÊM TÔNG THÀNH LẬP

a-Pháp Tính Sinh Thân

Chữ sinh ở đây ý nói thân Như Lai là do Pháp Tính sinh ra cho nên gọi là Pháp Tính Sinh Thân.

b-Công Đức Pháp Thân

Tức là Thân do muôn đức của Như Lai hợp thành mà có cho nên gọi là Công Đức Pháp Thân.

c-Biến Hóa Pháp Thân

Tức về phương diện ứng hóa mà nói thì hễ có cảm là có hiện, mà có cơ là có ứng cho nên gọi là Biến Hóa Pháp Thân.

d-Thực Tướng Pháp Thân

Tức về phương diện vi diệu mà nói thì thân nầy là vô tướng cho nên gọi là Thực Tướng Pháp Thân.

e-Hư Không Pháp Thân

Về mặt rộng lớn thì tràn đầy không gian, bao quát muông tượng, muôn vật nên gọi là hư không Pháp Thân.

4-DO TIỂU THỪA THÀNH LẬP

Tức là Ngũ Phần Pháp Thân.

(Tham khảo: Hoa Nghiêm Đại Sớ Sao, q.4. ;  Ngũ Phần Pháp Thân).

II-HAI LOẠI PHÁP THÂN

Trong mục nầy có 5 loại:

  • Theo kinh Kim Quang Minh
  • Theo kinh Bồ Tát Anh Lạc
  • Theo kinh Anh Lạc
  • Theo Ngài Đàm Loan
  • Theo Ngài Nguyên Chiếu

1-THEO KINH KIM QUANG MINH

 a-Lý Pháp Thân

Chư Phật và chúng sinh đều có đủ  Lý Tính Bản Giác, cùng chung một lý như như. Nhưng ở chúng sinh thì bị vô minh che lấp, còn ở chư Phật thì Trí của Thủy Giác hiển hiện gọi là Lý Pháp Thân.

b-Trí Pháp Thân

Trí Pháp Thân tức là cái Trí như như rót ráo của Thủy Giác. Trí rốt ráo đầy đủ của Thủy Giác cùng với Lý của Bản Giác khế hợp thì gọi là Trí Pháp Thân.

2-THEO KINH BỒ TÁT ANH LẠ

a-Quả Cực Pháp Thân

Tức là Pháp Tính Pháp Thân. Pháp Thân mãn quả cực thành, đối lại với Ứng Hóa Pháp Thân.

Kinh An Lạc, quyễn hạ, phẩm Nhân Quả viết: “Có hai Pháp Thân. Một là Quả Cực Pháp Thân, hai là Ứng Hóa Pháp Thân”.

b-Ứng Hóa Pháp Thân

Tức là Phương Tiện Pháp Thân.

3-THEO KINH ANH LẠC

a-Tự Tính Pháp Thân

Tự Tính Pháp Thân tức là chân thân.

b-Ứng Hóa Thân

Vì Ứng Hóa mà mệnh danh là Pháp Thân tức là toàn cõi Pháp Thân là Ứng Hóa vậy.

4-THEO NGÀI ĐÀM LOAN

a-PhápTính Pháp Thân

Tức là chân thân của Phật đã chứng được Lý Thể Pháp Tánh, tức là Pháp Thân, Báo Thân trong Tam Thân.

b-Phương Tiện Pháp Thân

Do từ Pháp Tính Pháp Thân mà thị hiện Ứng Hóa Thân Phật, dùng phương tiện giáo hóa làm lợi ích cho chúng sanh. Hai Pháp Thân nầy tức là Chân Thân, Ứng Thân và Pháp Tính Thân, Sinh Thân.

5-THEO NGÀI NGUYÊN CHIẾU

a-Lý Pháp Thân

Tức là Chân Lý do Như Lai sở chứng.

b-Sự Pháp Thân

Tức là Giới, Định, Huệ v.v…năm phần Pháp công đức. Đây là hai Pháp Thân tương đối giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa.

IV-BA LOẠI PHÁP THÂN

Có hai loại:

  • Do Ngài La Thận Tam Tạng thành lập
  • Do ngài Thiên Thai thành lập

 

1-DO NGÀI LA THẬP TAM TẠNG THÀNH LẬP

a-Pháp Hóa Sinh Thân

Tức là Pháp Thân Phật do pháp tính hóa hiện.

b-Ngũ Phần Pháp Thân

Tức là năm phần công đức của giới, định v.v…

c-Thực Tướng Pháp Thân

Tức là Thực Tướng Không Tánh của các Pháp.

2-DO NGÀI THIÊN THAI THÀNH LẬP

a-Đãn Không Pháp Thân

Tức là Pháp Thân của Tiểu Thừa.

b-Tức giả Pháp Thân

Tức là Pháp Thân của Đại Thừa Biệt Giáo.

c-Tức trung Pháp Thân  

Tức là Pháp Thân của Đại Thừa Viên Giáo.

(Tham khảo: Thiên Thai Nhân Vương Kinh Sớ, quyễn thượng)

IV-BỐN LOẠI PHÁP THÂN

  • Tự tính Pháp Thân
  • Thọ Dụng Thân
  • Biến hóa Pháp Thân
  • Đẳng Lưu Pháp Thân

1-TỰ TÍNH PHÁP THÂN

Tức là chân thân của chư Phật có đầy đủ lý trí và pháp tính tự nhiên, là pháp thân thường trụ liên tục trong ba đời và từ nơi thân lưu xuất các pháp tam mật (thân mật, khẩu mật, ý mật) tự thể của các pháp tự nhiên như thế, cho nên gọi là Tự tính, có đủ các tác nghiệp vô vi cho nên gọi là Pháp Thân. Pháp Thân nầy có Lý và Trí khác nhau: thể tính của các Pháp trong Pháp Giới vốn vắng lặng, tự nhiên như thế không thay đổi gọi là Lý Pháp Thân tức là thân trong 4 tầng viên đàn của Thai Tạng Giới. Hết thảy các pháp thiệp nhập vào nhau, chu biến khắp nơi mà cùng một Lý Thể gọi là Pháp Trí Thân, tức là thân Đại Nhật trên hội Nhất Ấn của Kim Cương Giới.

2-THỌ DỤNG THÂN

Thân nầy có hai phương diện:

a-Tự Thọ Dụng Thân

Tức Lý và Trí tương ứng, tự thụ hưởng niềm vui pháp lạc nên gọi là Tự Thọ Dụng, tức đồng thể với Trí Pháp Thân nói trên. Cũng có thuyết nói trí bản giác tự nhiên gọi là Trí Pháp Thân, còn Trí Thủy Giác tự nhiên gọi là Tự Thọ Dụng. Trí Thân và Thọ Dụng, thể tính không giống nhau. Đó là nghĩa sai khác từ xưa đến nay, nhưng thường nghĩa trước làm chính.

b-Tha Thọ Dụng Thân

 Đây là Pháp Thân vì các Bồ Tát Thập Địa mà hiển hiện. Tức thọ dụng thân được gia trì mà ứng hiện nơi Thập Địa để truyền nói sự nội chứng của Pháp Thân, tuy có 10 lớp khác nhau nhưng đều lưu xuất từ nơi Pháp Tính, khiến người khác thụ dụng nên gọi là tha thụ dụng.

Tự thụ dụng, tha thụ dụng, phần nội chứng và ngoại dụng tuy có khác nhưng đều cùng có nghĩa “Thọ Dụng” nên gọi là Thọ Dụng, lại sự nghiệp của pháp tự nhiên như thế, cho nên gọi là Pháp Thân.

3-BIẾN HÓA PHÁP THÂN

Đây là Ứng Thân vì các Bồ Tát Địa Tiền, Nhị Thừa và phàm phu mà hiển hiện thành thân cao một trượng sáu, cũng là để truyền nói phần nội chứng để làm căn cứ cho chúng sanh. Ứng thân nầy là tám tướng thành đạo, chuyển biến vô cùng cho nên gọi là biến hóa. Hễ các duyên hết thì diệt mà cơ hội đến thì lại sinh, đó cũng là sự tạo tác của Pháp tự nhiên như thế nên gọi là Pháp Thân.

Bên trong nói Mật Giáo, bên ngoài tuyên thuyết Hiển Giáo, một đời trăm ức giáo chủ, tức là Pháp Thân nầy.

4-ĐẲNG LƯU PHÁP THÂN

Tức là thân tùy theo các loài trong chín cõi mà chợt hiện, chợt ẩn, hoặc là hình Phật, hoặc chẳng phải Phật, không đó rồi có đó, cho nên thụ nhiếp vào Đẳng Lưu Thân. Bình đẳng lưu xuất, chín cõi như nhau cho nên gọi là Đẳng lưu xuất và đó cũng là tác dụng của pháp tự nhiên như thế, nên gọi là Pháp Thân.

Trong “Thập trụ tâm quảng danh mục”, quyển 6, thu nhiếp bốn thân trên đây vào một chữ phối trí trong Mạn Đồ La; Thai Tạng Giới, lấy Trung Thai làm Tự Tính Thân, nội quyến thuộc tầng thứ nhất và đại quyến thuộc tầng thứ hai là Thụ Dụng Thân, còn tầng thứ ba là Biến Hóa Thân và Đẳng Lưu Thân.

Kim Cương Giới thì lấy Đức Đại Nhật ở trung ương làm Tự Tính Thân, Đức A Súc ở phương Đông là Tự Thụ Dụng Thân, đức Bảo Sinh ở phương Nam và đức A Di Đà ở phương Tây là Tha Thụ Dụng Thân, Bất Không Thành Tựu (Thích Ca) ở Bắc phương là hai Thân Biến Hóa và Đẳng Lưu.

Bốn thân nầy có ngang và dọc. Về phương diện dọc thì như đã kể ở trên; còn về phương diện ngang thì mỗi thân trong 4 thân kể trên đều đủ 4 thân.

(Tham khảo “Tam muội-da giới nghi tư bỉnh ký”).  

Ngoài ra còn có Pháp Thân Bản Hửu: nói Pháp Thân xưa nay vốn có trong tâm của tất cả chúng sinh.

Pháp Thân Bồ Tát: một trong hai loại Bồ Tát, cũng gọi là Pháp Thân Đại Sĩ, chỉ bậc Bồ Tát mới lìa bỏ được một phần của vô minh mà hiển hiện được một phần Pháp Tính; chỉ bậc Bồ Tát tu bậc sơ địa trở lên. Nếu theo vị thứ Tứ Giáo của tông Thiên Thai thì từ bậc sơ trụ trở lên mới được gọi là Pháp Thân Bồ Tát.

IV-PHÁP THÂN HỮU TƯỚNG

Thông thường trong các Kinh Luận, Pháp Thân không có sắc, không có hình, sắc tướng trang nghiêm không thể thấy được. Vậy mà các nhà Thiên Thai học thuộc tông Thiên Thai lại chê và bảo đó chỉ là cách nói của Biệt Giáo trở xuống mà thôi. Cứ theo cực ý của Viên Giáo nói rằng Pháp Thân quyết chẳng phải là vô tướng, lý thể của pháp tính có đầy đủ Y Báo, Chánh Báo, sắc pháp, tâm pháp, các tướng y nhiên chứ chẳng phải là pháp tính chân không vô tướng. Cho nên nếu ba hoặc (kiến tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc) rất mực trong sạch, thì bản tính thường trụ của sắc và tâm sẽ hiển hiện mà y báo và chánh báo cũng sẽ rốt ráo thanh tịnh.

Quan điểm trên đây tức bàn riêng về thuyết  Tam Thiên (Tam thiên chư pháp) do tông Thiên Thai chủ trương mà cho rằng trong các pháp, pháp nào cũng là tính cả.

Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện: “…Trong Pháp trụ, pháp vị, tướng thế gian thường trụ”. Phẩm Đề Bà: “Pháp Thân thanh tịnh vi diệu, đầy đủ 32 tướng”.

Kinh Niết Bàn, phẩm Trần Như: “Sắc là vô thường, nhưng diệt sắc ấy thì được sắc thường trụ giải thoát”.

Kinh Nhân Vương, phẩm Quán Không: “Pháp Tính trong năm ấm thì thọ, tưởng, hành, thức tức là thường, lạc, ngã, tịnh”.

Trong Diệu Tông Sao, Tứ Minh tôn giả đã dẫn chứng các đoạn văn trên đây để bày tỏ ý cho rằng trong ánh sáng vắng lặng vẫn có hình tướng. Đó là diệu chỉ sâu xa của các nhà Thiên Thai học. Còn Ái mà trong các Kinh Luận bảo Lý Tính là tịch diệt, vô tướng, thì đó chính là cái tướng không nhơ nhớp, không chướng ngại của Lý Tính vậy. Đó chỉ là chủ trương ngừa cái tướng về mặt Tình của Già tình môn chứ nên biết rằng một khi cái tướng nhơ nhớp ngăn ngại về mặt tình đã mất thì cái tính đầy đủ tướng vi diệu sẽ càng hiển rõ.

VI-PHÁP THÂN KỆ

Phật có sinh thân và Pháp Thân, vì vậy xá lợi của Phật cũng có hai thứ: di cốt nhiều ít, nặng nhẹ là xá lợi của sinh thân. Các diệu pháp mà Phật đã thuyết giáo là xá lợi kệ cũng đồng nghĩa với pháp tụng xá lợi, gọi tắc là Pháp Thân kệ. Bài kệ nầy nói về Tam Đế (khổ, tập, diệt) trong Tứ Đế.

Đại Trí Độ Luận, quyển 18, dẫn Tỳ Lặc Luận viết: “Đối với Tứ Đế, có khi Phật chỉ nói về 1 đế, có khi nói 2 hay 3 đế. Như bài kệ mà tỳ kheo Mã Tinh đọc cho Xá Lợi Phất nghe: “Các Pháp theo duyên sinh, pháp ấy theo duyên hết, thầy ta bậc đại thánh, lời ta nói như vậy”. Trong bài kệ ấy chỉ nói về 3 đế, mà cần phải hiểu rằng cả Đạo đế cũng đã nói bao gồm cả ở trong đó, không tách rời”. Vì bài kệ có câu: “Các pháp theo duyên sinh” cho nên bài kệ ấy cũng có tên là Duyên Sinh Kệ, Duyên Khởi Kệ. Lại vì bài kệ ấy nói về pháp bất sinh bất diệt cho nên có tên là Pháp Thân Kệ.

VII-PHÁP THÂN LƯU CHUYỄN

Chân Như là thể của Pháp Thân. Chân Như có hai nghĩa bất biến và tùy duyên. Theo nghĩa tùy duyên mà bị ràng buộc với các duyên nhiễm và tịnh để rồi biến sinh ra y báo và chính báo trong 10 cõi. Như vậy, mười cõi bị biến đó tức là chân như bất biến và cũng tức là Pháp Thân, và được mệnh danh là Pháp Thân trôi chảy trong năm ngả.

Kinh nói: “Pháp Thân trôi chảy trong năm ngả gọi là chúng sinh”.

Trong Pháp Thân Kinh, do Pháp Hiền đời Triệu Tống dịch, nói rõ hai thứ công đức của Hóa Thân và Pháp Thân; trong pháp đã nói tăng nhất pháp số. Lại có nghĩa là tên rút gọn của Kinh Bảo Tích Tam Muội Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Vấn Pháp Thân Kinh.

Pháp Thân tuy không đến, không đi, nhưng dựa vào sự ẩn mật của Như Lai Tạng mà hiển hiện làm Pháp Thân cho nên gọi là Như Lai.

Thể của Pháp Tính gọi là Pháp Thân. Pháp Tính có đức Giác Trí nên gọi là Phật.

VIII-PHÁP THÂN QUÁN

Phép quán Pháp Thân. Pháp Thân do các tông phái thành lập đều khác nhau, do vậy mà phép quán cũng khác nhau. Ta thử tìm hiểu về phép quán Pháp Thân của Tính Tông.

Vãng Sinh Yếu Tập, quyển trung dẫn lời trong các kinh để nói rõ về phép quán Pháp Thân của Phật, lấy 5 tướng chân như bình đẳng mà quán Như Lai. Bởi vì thân cao một trượng sáu thước của Phật có đủ 32 đức tướng tốt đẹp là sự kiện của ứng thân, do tâm phàm phu có sai biệt mà phải quán như thế. Nếu lìa được tâm sai biệt, bình đẳng khác nhau, và dùng tâm ấy mà quán thì các tướng đều vắng lặng hết và tướng nào cũng đều là thực tướng chân như.

Kinh Đại Bát Nhã, quyển 574: “Mạn Thù Thất Lị đến trước đức Phật bạch rằng: con quán thân của Như Lai tức là tướng chân như, không tác không động, không có chỗ phân biệt …, dứt đường nói năng dùng tướng chân như đó mà quán Như Lai thì mới gọi được là đích thực thấy Phật”.

Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thăng Tu Di Sơn Đỉnh: “Pháp Tính vốn rỗng lặng; không lấy cũng không thấy, tính rỗng lặng ấy tức là Phật, không thể nghĩ lường được”.

Kinh Kim Cương Bát Nhã: “Đức Thế Tôn nói bài kệ rằng: Nếu lấy Sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai”.

IX-PHÁP THÂN THỂ TÍNH

Thể Tính của Pháp Thân. Luận về Thể Tính của Pháp Thân thì ý kiến của các luận gia có điểm khác nhau.

Trước hết hãy đề cập đến Tiểu Thừa. Tiểu Thừa không bàn về Lý Tính mà chỉ lấy 5 phần công đức của giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến là Pháp Thân và gọi là Năm Phần Pháp Thân.

Thứ đến các nhà Đại Thừa tông Tam Luận lấy thực tướng làm Pháp Thân, thực tướng là Pháp Thân, thực tướng là lý không, là chân không. Vô tướng đó là thể tính của Pháp Thân. Vì là chân không vô tướng nên hiện thành thân tướng vô biên.

Kinh Duy Ma, phẩm Phương Tiện: “ Phật Thân tức là Pháp Thân”.

Thắng Man Bảo Quật, quyển hạ: “Pháp Thân tức là chân như thực tướng”.

Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương, quyển 7: “Pháp Thân là lý không, Báo Thân là Trí Không; còn vì làm lợi ích cho chúng sinh mà thị hiện thì gọi là Biến Hóa Thân”. Các ngài Thanh Biện v.v… đều đồng ý với nghĩa nầy.

Tông Pháp Tướng thì lập thành hai loại Pháp Thân: Một là Pháp Thân có đủ 3 thân. Hai là Pháp Thân trong 3 Thân. Tổng Tướng Pháp Thân lấy Pháp Giới Thanh Tịnh Chân Như, Đại Viên Kính Trí và 5 pháp hửu vi, vô vi làm Pháp Thân. Biệt tướng Pháp Thân thì chỉ lấy vô vi chân như làm Pháp Thân mà thôi. Tông Nhất Thừa của Hoa Nghiêm và Thiên Thai thì lập Pháp Thân theo hai môn Cai nhiếp và Phần tướng và trong ba thân thuộc môn Phần tướng thì lấy Lý sở chứng làm Pháp Thân, lấy Trí năng chứng làm Báo Thân, điểm nầy giống với tông Pháp Tướng. Tuy nhiên, về phần Lý thì không phải là thực tướng không lí như các nhà Tam Luận chủ trương, lại cũng chẵng phải cái lí chân như y nghiêm thường trụ của các nhà Pháp Tướng Tông mà là nhất chân pháp giới bao trùm muôn vật.

Hoa Nghiêm lấy Tam Thiên Chư Pháp làm thực tướng viên dung các pháp. Thiên Thai lại không như Pháp Tướng cho lý của Pháp Thân là vô vi, trí của pháp thân là hữu vi. Hữu vi, vô vi, tính và tướng đều khác, mà chủ trương rằng trí tướng của chân như tùy duyên mà hiện muôn đức, như vậy lý và trí vốn chẳng phải hai. Lại nữa thể của pháp tính tự có đầy đủ trí dụng năng chiếu và như vậy lý và trí vốn là nhất thể, cho nên lý và trí đều là pháp tự nhiên như thế: vô tác, vô vi, thường trụ, chỉ theo cái nghĩa năng chiếu, sở chiếu, năng duyên, sở duyên mà chưa thành pháp thân và báo thân mà thôi.

(Tham khảo: Chỉ Quán quyển 5).

Tông Chân Ngôn lấy lục đại làm Pháp Thân. Lục Đại là: đất, nước, gió, lửa, không, thức. Sáu yếu tố nầy thuộc về Sự (cụ thể), do đó Pháp Thân xưa nay vốn đầy đủ bản lai sắc tướng, y nhiên có nhân cách cũng như Báo Phật và Hóa Phật của Hiển Giáo vậy.

(Tham khảo: Biện hoặc chỉ nam, quyển 3).       

1-TAM LUẬN

Phần trên có đề cập đến Tam Luận, vậy Tam Luận là 3 bộ luận nào?

a-Trung Luận

Do Ngài Long Thọ viết, thuyết minh lý trung thực của Đại Thừa vì thế gọi là Trung Luận, gồm có 500 bài kệ  (thực ra chỉ có 446 bài mà thôi) chia làm 27 phẩm, 25 phẩm đầu phá mê chấp của Đại Thừa, nói rõ Thực Lý của Đại Thừa. 2 phẩm sau phá mê chấp của Tiểu Thừa, nói rõ thực nghĩa của Tiểu Thừa. Sách nầy do Bà La Môn Thanh Mục chú thích, La Thập đời Tần khi dịch có thêm bớt mà thành 4 quyển. b-Thập Nhị Môn Luận 

Một quyển, do Long Thọ viết, La Thập đời Tần dịch. Bộ luận gồm có Kệ, Tụng, Luận, Thích. Bộ luận nầy nói về 12 môn, từ Quán Nhân Duyên Môn cho đến quán Sinh Môn Nhập Không Nghĩa. 12 môn phá hết mê chấp của Đại Thừa và nói rõ thực lý của Đại Thừa. 

c-Bách Luận

Do đệ tử của Long Thọ là Đề Bà viết, gồm có 20 phẩm, mỗi phẩm có năm bài kệ (kệ nầy là cú số kệ, không phải là kết tụng kệ, cứ đếm số chỉ của luận văn 32 chữ là một bài kệ), nhân theo số bài kệ mà gọi là Bách Luận. Luận phá chấp ngoại đạo che lấp Đại, Tiểu Thừa và làm sáng tỏ chính lý của hai chữ Đại, Tiểu Thừa. Bồ Tát Thiên Thân giải thích, La Thập cho 10 phẩm cuối là không quan trọng nên lược đi và chỉ dịch 10 phẩm đầu (ghi chú nhỏ: Tu-đố-lộ trong các phẩm đó là chỉ kệ cú của Đề Bà. Kệ cú đó trong các phẩm có sự tăng giảm đó là do thời Thiên Thân và đời La Thập thêm bớt), có 2 quyển.

2-TAM LUẬN TÔNG

Tam Luận Tông là Tông phái lấy Tam Luận nói trên làm căn bản nên gọi là Tam Luận Tông. Nếu nói về lai lịch thì ngài Văn Thù Bồ Tát là Cao Tổ, ngài Mã Minh là thứ tổ, ngài Long Thọ là tam tổ.

Ngài Long Thọ có hai đệ tử chia thành hai dòng: một dòng Long Thọ, Long Trí, Thanh Biện, Trí Quang, Sư Tử Quang. Một dòng là Long Thọ, Đề Bà, La Hầu La Đa, Sa Xa vương tử, La Thập. La Thập tới Trung Quốc dịch hết Tam Luận và trở thành Cao Tổ ở đất nầy. Đệ tử theo học có đến ba ngàn người. Trong số đó xuất sắc nhất là Đạo Dung, Tăng Duệ, Tăng Triệu và Đạo Sinh, được gọi là Quang Trung Tứ Kiệt (4 vị kiệt xuất ở đất Quang Trung).

Sau Đạo Sinh có Đàm Tế, Tăng Cẩn, Đạo Do. Sau Đàm Tế có Đạo Lãng. Sau Đạo Lãng có Tăng Thuyên. Lúc bấy giờ đang là buổi đầu của Bắc Tề, pháp thống sắp tuyệt, Tăng Thuyên đã chấn hưng lại. Sau Tăng Thuyên có Pháp Lãng, Biện Công, Tuệ Dũng, Tuệ Bố, trong số đó xuất sắc nhất là Pháp Lãng. Gia Tường đại sư Cát Tạng cũng từ cửa đó mà ra. Tam Luận Tông nhờ ở Gia Tường mà đại thành. Gia Tường trở về trước gọi là cổ Tam Luận, còn gọi là Bắc địa Tam Luận.

Gia Tường trở về sau gọi là Tân Tam Luận, còn gọi là Nam địa Tam Luận. Trong các Tổ, đặc cách ấn định Gia Tường là Thái Tổ. Còn Bắc phương thì thêm Đại Trí Độ Luận của Long Thọ vào mà gọi là Tứ Luận Tông.

3-TÔNG PHÁP TƯỚNG  

a-Pháp Tướng Tông                 

Tông Pháp Tướng là tông phái nghiên cứu để thấu suốt đến tận cùng tính tướng của muôn pháp nên gọi là Pháp Tướng Tông. Danh từ nầy được thành lập là do lấy tên của phẩm Nhất Thiết Pháp Tướng trong kinh Giải Thâm Mật.

Lại căn cứ theo Luận Duy Thức mà nêu rõ cái lý “Vạn Pháp Duy Thức” nên gọi là Duy Thức Tông. Danh từ nầy là lấy ý trong phẩm Phân Biệt Du Già của kinh Giải Thâm Mật.

Lại cũng được gọi là Ứng Lý Viên Thực Tông, vì cái lý được trình bày xa lìa sự thiên chấp Không và Có và có khả năng ứng hợp với lý mà trở thành chân thực viên mãn cho nên có tên như thế. Danh từ nầy là lấy ý trong phẩm Thắng Nghĩa Đế Tướng của kinh Giải Thâm Mật.

Lại còn được gọi là “Phổ Vị Thừa Giáo Tông” vì tông nầy là Giáo Pháp của Đức Phật ở thời kỳ thứ ba giảng chung cho các căn cơ của năm thừa. Danh từ nầy là lấy ý trong phẩm Vô Tự Tính Tướng của kinh Giải Thâm Mật.

Trong các tên gọi trên đây, hai tên trước gọi theo Pháp Tướng Môn, tên kế tiếp là gọi theo Quán Tâm Môn; tên kế tiếp nữa là gọi theo Giáo Tướng Môn.

Tại Trung Quốc, đại sư Khuy Cơ chùa Từ Ân đại thành tông nầy nên cũng có tên là Từ Ân Tông. Tông nầy lấy kinh Gải Thâm Mật, luận Du Già và Luận Duy Thức làm nền tảng.

Nguyên ở Ấn Độ, sau khi đức Phật nhập diệt 1000 năm, Bồ Tát Vô Trước từ giảng đường tại nước A Du Đà cứ đêm đêm lên cung trời Đâu Suất nghe Bồ Tát Di Lặc giảng luận Du Gìa rồi ban ngày tuyên thuyết lại cho đại chúng nghe mà trở thành Luận Du Gìa, 100 quyển. Sau đó em Bồ Tát Vô Trước là ngài Thế Thân viết ra Duy Thức Luận để hoàn thành nghĩa của Du Gìa và từ đấy, ở Ấn Độ, người ta gọi là Du Gìa Tông.

Ngài Huyền Trang Tam Tạng sang Ấn Độ học Duy Thức từ ngài Giới Hiền rồi đưa về truyền bá tại Trung Quốc. Đệ tử của ngài Huyền Trang là Khuy Cơ trụ trì chùa Từ Ân đại thành tông nầy, do đó mà có tên là Từ Ân Tông.

Viết về tông nầy  không thể không bàn về Duy Thức Quán.

b-Duy Thức Quán

Nói cho đủ là Duy Thức Tam Tính Quán. Tam Tính bao gồm: Một là Biến Kế Sở Chấp Tính, đó là tính ngã pháp chấp ngoài tâm. Hai là Y Tha Khởi Tính, là pháp nhân duyên do chủng tử sinh ra. Ba là Viên Thành Thật Tính, là thực thể, chân như mà Y Tha Khởi Tính dựa vào. Phân biệt ba tính nầy thì Biến Kế Sở Chấp Tính có quan hệ với các pháp bên ngoài tâm, phi hửu mà gìa khiển.

Y Tha Khởi Tính và Viên Thành Thật Tính có quan hệ với các pháp bên trong tâm, phi không mà quán chiếu, do đó có tên là Duy Thức Tam Tính Quán. Duy có nghĩa là giản từ (một mực từ chấp), là bỏ đi Biến Kế mà giữ lấy hai tính Y Tha Khởi và Viên Thành Thật. Thức là làm sáng tỏ hai Tính Y Tha và Viên Thành mà mình trì thủ.

Tu theo Duy Thức Tam Tính Quán từ nông đến sâu có năm tầng gọi là Ngũ Trùng Duy Thức như sau:

 b1-Khiển Hư Tồn Thực Thức

Quán cảnh ngoài tâm là những thứ hư vọng chấp trước, do suy tính phân biệt mà có (biến kế sở chấp), thể và dụng là phi hửu mà phải gía khiển (phê phán vứt bỏ). Các pháp ở trong tâm là Y Tha và Viên Thành, thể và dụng không phải là không có mà phải tồn giữ. Đó gọi là phép quán hư thực tương đối.

b2-Xả Lạm Lưu Thuần Thức

Thức có tám loại, phân biệt tướng thức thì có 4 phần: Tướng phần, Kiến phần, Tự chứng phần, Chứng tự chứng phần. Trong đó tướng phần là cảnh sở duyên, ba phần sau là tâm năng duyên. Tướng phần sở duyên là lạm ở vọng cảnh bên ngoài tâm, do vậy phải bỏ nó đi mà chỉ giữ lại thuần thức của 3 phần sau mà thôi. Đó là phép quán thể dụng tương đối.     

b3-Nhiếp Mạt Quy Bản Thức

Tướng phần có quan hệ với cảnh sở thủ bên trong thức. Kiến phần có quan hệ với tác dụng năng thủ ở bên trong thức. Hai phần đó theo tự thể phần thức mà khởi lên. Tự thể phần là bản gốc, hai phần Kiến và Tướng là ngọn ngành. Do vậy nếu xa rời Tự Thể Phần của thức thì không thể có được cái ngọn kiến tướng. Cho nên phải giữ lấy, giữ lấy ngọn mà trở về với gốc. Đó là phép quán thể dụng tương đối.

b4-Ẩn Liệt Hiển Thắng Thức

Phần tự thể của tám thức đều có tâm vương và tâm sở. Tâm vương là thắng như vương, Tâm sở là liệt như thần. Dẹp đi tâm sở liệt pháp để là sáng tỏ tâm vương thắng pháp, đó là phép quán tâm tâm sở tương đối.

b5-Khiển Tướng Chứng Tính Thức

Tự thể phần của tâm vương lưu giữ trong tám thức của tầng thứ tư là sự tướng của y tha khởi tính. Thực tính của sự tướng nầy là Viên Thành Thật mà nhị không sai khiến. Tức là cho sự tướng nương vào cái khác, không phải xả bỏ đi thì mới chứng được Viên Thành Thật Tính. Đó gọi là chỗ chí cực của Duy Thức Quán, Sự Lý Tương Đối.

Trong năm tầng thì bốn tầng trước là phép quán xả bỏ Biến kế sở chấp tính để trở về với Y tha khởi tính, vì vậy gọi là Tướng Duy Thức. Một tầng sau là phép quán xả bỏ Y tha khởi tính để chứng được Viên thành thật tính, do vậy gọi là Duy Thức Quán.

Bồ Tát quán theo phép quán Duy Thức vô cảnh nầy, đó là Tứ Trí của Bồ tát. Trái hẳn với loại thức tướng trí (loại trí huệ chỉ hiểu biết được các sắc tướng mà thôi).

4-DU GÌA TÔNG

a-Du Gìa Sư Địa Luận

Yogacãrabhũmi, 100 quyển, Di Lặc Bồ tát thuyết giảng, Vô Trước ghi chép Huyền Trang dịch. Còn gọi tắc là Du Gìa Luận, thu vào tập thứ 30 của Đại Chánh Tạng. Đó là bộ sách căn bản của học phái Du Gìa và là bộ kinh quan trọng nhất của Pháp Tướng Tông. Nội dung ghi lại việc tác giả được nghe đức Di Lặc từ cõi trời Đâu Suất thuyết giảng và ghi chép lại và giảng cho thính chúng nghe tại giảng đường nước A Du Đà. Nội dung trình bày kỹ về quán pháp Du Gìa Hạnh (yogaccãra) chủ trương rằng đối tượng khách quan chỉ là hiện tượng gỉa hiện của Thức A Lại Ya (alayavijinana) là tâm thức căn bản của con người. Cần phải xa lìa quan niệm dối lập giữa hữu vô, tồn tại và phi tồn tại thì mới có thể ngộ nhập trung đạo. Bộ sách nầy là kho báu để nghiên cứu tư tưởng Phật Giáo Tiểu Thừa và Đại Thừa.

Do bộ luận nầy giải thích rộng về 17 Địa mà nhà sư Du Gìa y cứ vào để tu hành nên còn gọi là Thập Thất Địa Luận. Và trong 17 Địa đó, quan trọng nhất là Bồ Tát Địa.

Có nhiều bản dịch nhưng bản dịch của Huyền Trang nổi tiếng nhất, gồm 100 quyển, chia làm 5 phần: (1) Bản Địa Phần: nói rõ 17 Địa cảnh giới của Du Gìa thiền quán, nằm trong 50 quyển đầu là phần chủ yếu của bộ luận nầy. (2) Nhiếp Quyết Trạng Phần: phát huy thâm nghĩa của 17 Địa, đó là 30 quyển tiếp theo. (3) Nhiếp Thích Phần: giải thích nghi tắc của các kinh, đó là 2 quyển 81, 82. (4) Nhiếp Di Môn Phần: giải thích danh nghĩa phân biệt của chư pháp trong kinh, đó là quyển 84. (5) Nhiếp Sự Phần: giải thích rõ yếu nghĩa  tam tạng, là 16 quyển sau cùng.

Ngoài bản dịch của Huyền Trang còn có bản dịch của Đàm Vô Sấm đời Bắc Lương là bản Bồ Tát Địa Trì Kinh, 10 quyển. Bản dịch của Cầu Na Bạt Đa đời Lưu Tống là bản Bồ Tát Thiện Giới Kinh, 9 quyển. Bản dịch của Chân Đế đời Lương là bản Quyết Định Tạng Luận, 3 quyển.

b-Du Gìa Tông

Du Gìa Tông còn gọi là Du Gìa phái. Tên gọi chung của mật giáo, lại dùng để gọi riêng Đại Nhật Tông trong Mật Giáo. Đó là Chân Ngôn Tông của Thai Tạng Bộ mà kinh Đại Nhật nói đến, để đối lại với Kim Cương Đỉnh Tông trong Kim Cương Bộ. Tông nầy gồm các nhà tu hành theo Tam Mật: thân, khẩu, ý và thờ đức Đại Nhật Như Lai; giữ tịnh hạnh và tham thiền sao cho cảm ứng và hòa hợp với sức linh của đức Đại Nhật Như Lai. Kinh căn bản là kinh Đại Nhật và phụ vào là các kinh như Kim Cương Đỉnh.

Các nhà tu hành thuộc tông nầy luôn giữ mình lúc nào cũng tương ứng với hạnh nghiệp của Phật. Thân làm Phật sự, miệng nói lời lành, ý thì niệm Phật Đại Nhật. Các phương pháp để đạt được sự tương ứng là: kết ấn thay cho nghiệp thanh tịnh của thân. Niệm chú chân ngôn thay cho nghiệp thanh tịnh của miệng. Quán tưởng hình tượng Phật hoặc chữ chủng tử để có được thanh tịnh về ý.

Lại nữa, Pháp Tướng Tông của Trung Quốc thì ở Ấn Độ gọi là Du Gìa Tông, là phái phụng trì bộ luận Du Gìa Sư Địa.

(Tham khảo: Ký Qui Truyện, quyển 1: “Đại Thừa không quá 2 loại, một là Trung Quán, hai là Du Gìa).     

5-TÔNG HOA NGHIÊM

a-Kinh Hoa Nghiêm

Hoa Nghiêm là tên gọi rút ngắn của kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Đại Phương Quảng là pháp sở chứng, Phật là người năng chứng, đã chứng được cái lý Đại Phương Quảng. Hai chữ Hoa Nghiêm là thí dụ vị Phật nầy. Vạn hạnh của nhân ví như hoa, đem hoa nầy trang nghiêm cho đất quả, cho nên gọi là Hoa Nghiêm. Còn muốn như hoa của đất Phật, đem hoa nầy trang nghiêm cho miệng Pháp Thân, cho nên gọi là Hoa Nghiêm.

Hoa Nghiêm Lược Sách viết: “Đại Phương Quảng an là pháp sở chứng. Đại là sự bao hàm của thể tính, Phương Quảng là nghiệp dụng khắp cả. Phật là quả tròn giác mãn. Hoa thí dụ cho vạn hạnh phô bày. Nghiêm là sức pháp thành người, Kinh là quán xuyến thường pháp”.

Tứ Giáo Nghi Tập Chú, quyển thượng viết: “Việc làm của nhân như hoa, trang nghiêm cho đức của quả”. Đó là lấy hoa ví với việc làm của nhân.

Thám Huyền Ký, quyển 1 viết: “Phật không phải hạ thừa. Pháp siêu nhân vi, đức quả khó trương, gửi gắm ở thí dụ mới rõ rệt. Gọi cứu cánh của vạn đức, tốt đẹp như hoa, tu sức cho nhau, làm rõ cái tính là nghiêm”. Đó là lấy ví dụ với đức của quả.

Đại Nhật Kinh Sớ viết: “Hoa có hai loại: Một là vạn hạnh hoa, hai là vạn đức hạnh”.

b-Hoa Nghiêm Tông 

Tông nầy lấy kinh Hoa Nghiêm làm nền tảng giáo lý nên gọi là Hoa Nghiêm Tông. Tông nầy ở Trung Quốc tôn xưng ngài Đế Tâm Đỗ Thuận Hòa đời Đường làm thủy tổ. Vân Hoa Trí Nghiêm pháp sư làm tổ thứ hai. Hiền Thủ Pháp Tạng pháp sư là tổ thứ ba. Thanh Lương Trừng Quán pháp sư là tổ thứ tư. Khuê Phong Tông Mật thiền sư là tổ thứ năm. Đến đời Tống thêm Mã Minh làm tổ thứ sáu, Long Thọ làm tổ thứ bảy.

Kinh Hoa Nghiêm nầy là vua trong các kinh, được giữ bí mật ở long cung. Long Thọ Bồ tát dùng sức thần thông mà đọc ra bản tóm tắt, lưu truyền ở nhân gian.

Đỗ Thuận hòa thượng thời Đường là hóa thân của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, dựa theo kinh nầy mà lập ra phép quán. Đó là vị sơ tổ của tông nầy đã lập ra pháp tu quán. Nối tiếp theo là ngài Vân Hoa Trí Nghiêm, Hiền Thủ Pháp Tạng, cho tới ngài Thanh Lương Trừng Quán thì giềng mối đạo đã đầy đủ.

Những giáo lý căn bản lập giáo tất cả đều dựa vào nội dung của kinh Hoa Nghiêm như dưới đây:

b1-4 pháp giới: Pháp Giới là bản thể của thân tâm của tất cả chúng sinh, Tông nầy chú ý đến 4 loại Pháp Giới như sau:  (1) Sự pháp giới, (2) Lý pháp giới, (3) Lý sự vô ngại pháp giới và (4) Sự sự vô ngại pháp giới.

b2-10 Huyền Môn:  Còn gọi là 10 Duyên Khởi, do tông Hoa Nghiêm lập ra để chỉ rõ các tướng của pháp giới, sự sự vô ngại trong 4 loại Pháp Giới. Thông nghĩa nầy thì có thể nhập huyền hải của Hoa Nghiêm Đại Kinh nên gọi là Huyền Môn. Thêm nữa  10 Huyền Môn nầy còn làm duyên lẫn nhau mà khởi tha, nên gọi là duyên khởi.

Đại Sư Chí Tương vâng theo ý của Đỗ Thuận đặt ra thuyết nầy trong Thập Huyền Chương. Hiền Thủ phô diễn thêm trong Ngũ Giáo Chương, quyển trung, nhưng thứ tự sắp xếp có khác nhau.

Theo Thập Huyền Chương của Chí Tương: (1) Đồng thời cụ túc tương ứng môn, (2) Nhân Đà La Võng cảnh giới môn, (3) Bí mật ẩn hiện câu thành môn, (4) Vi tế tương dung an lập môn, (5) Thập giới cách pháp cụ pháp môn, (6) Chư tạng thuần tạp cụ đức môn, (7) Nhất đa tương dung bất đồng môn, (8) Chư pháp tương tức tự tại môn, (9) Duy tâm hồi chuyển thiện thành môn, (10) Thác sự hiển pháp sinh giải môn.

(Tham khảo thêm: Ngũ Giáo Chương, Thám Huyền Ký,  Hoa Nghiêm Thập Huyền Môn).    

b3-6 Tướng: Theo kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thập Địa: (1) Tổng Tướng, (2) Biệt Tướng, (3) Đồng Tướng, (4) Dị Tướng, (5) Thành Tướng, (6) Hoại Tướng.

Tất cả các pháp đều do nhân duyên sinh ra thì đều có đủ 6 tướng. Không đủ 6 tướng thì không thể gọi là duyên khởi, do nhân duyên sinh ra, sáu tướng đó là bàn về hai nghĩa bình đẳng và sai biệt của thể-tướng-dụng. Hai tướng trên là bình đẳng sai biệt về mặt thể. Tổng tướng biểu thị thể bình đẳng. Biệt tướng biểu thị thể sai biệt bình đẳng. Thể là chỉ trong một thể có đủ cả đa thể. Sai biệt thể là chỉ từng sự vật cụ thể khác biệt. Đó là 6 tướng dung hòa lẫn nhau, không tách rời một tướng nào, nên gọi là sáu tướng viên thông.  

b4-5 Giáo: Do tông Hoa Nghiêm lập ra.

Bắt đầu từ Đỗ Thuận, hoàn thành do Hiền Thủ, đây chỉ về giáo pháp xuất thế gian: (1) Tiểu Thừa Giáo, (2) Đại Thừa Thủy Giáo, (3) Đại Thừa Chung Giáo, (4) Đốn Giáo, (5) Viên Giáo.

(Tham khảo: Ngũ Chương Quan Chú, quyển thượng).

Khuê Phong cùng tông nói về 5 Giáo như sau:  Phán giáo nầy thâu tóm cả hai thứ giáo thế gian và xuất thế gian: (1) Nhân Thiên Giáo: là giáo trì 5 giới trong Đề Vị kinh để được sinh ở cõi người, thực hành thập thiện để được sinh lên cõi trời.  (2) Tiểu Thừa Giáo, (3) Đại Thừa Pháp Tướng Giáo, (4) Đại Thừa Phá Tướng Giáo, (5) Nhất Thừa Hiển Tính Giáo: tức 3 giáo Chung, Đốn, Viên nói trên.

(Tham khảo: Nguyên Nhân Luận).

6-TÔNG THIÊN THAI

Tông nầy do Đại sư Trí Gỉa đời nhà Tùy lập ra tại núi Thiên Thai nên gọi là tông Thiên Thai.

Tông nầy lấy kinh Pháp Hoa làm bản kinh, lấy luận Đại Trí Độ làm kim chỉ nam, lấy kinh Niết Bàn làm phù sớ, lấy kinh Đại Phẩm làm quán pháp, dựa vào đó mà thuyết minh về diệu lý nhất tâm tam quán.

Trước ngài Trí Gỉa đại sư, tổ thứ nhất của tông nầy là ngài Tuệ Văn đời Bắc Tề dựa vào Trung Quán Luận mà bắt đầu phát minh ra diệu lý nầy, rồi đến tổ thứ hai là Tuệ Tư ở Nam Nhạc, tổ thứ hai truyền lại cho tổ thứ ba là Trí Gỉa ở núi Thiên Thai.

Trí Gỉa Đại Sư nói: Truyền đạo cốt ở chỗ thực hành mà phải dựa vào lý thuyết. Thế rồi ngài giảng thuyết 3 bộ sách: (1) Huyền Nghĩa: sách nầy nói về giáo tướng. (2) Văn Cú: đó là sách giải thích về kinh Pháp Hoa. (3) Chỉ Quán: sách nầy chỉ rõ phép Nhất Tâm Quán Hành. Giáo quán của tông nầy được thuyết minh đầy đủ trong 3 quyển sách nầy. Vì vậy mà tên của vị sư nầy được nêu lên trong tông có tên của núi Thiên Thai, nơi ngài hành đạo.

Kế đến là tổ thứ tư, Quán Đỉnh ở Chương An ghi chép những bài thuyết giảng của Thiên Thai và 3 bộ sách trên được hoàn thành vào đời nầy. Từ tổ Chương An trải qua tổ thứ năm là Thiên Cung ở Thiên Thai, tổ thứ sáu là Tam Sư ở Tả Khê, tổ thứ bảy là Trạm Nhiên ở Kinh Khê. Tổ Kinh Khê vào thời Trung Đường viết các sách Thích Tiêm, Sở Ký, Phụ Hành lần lược giải thích ba bộ sách đó. Ngài còn viết sách Kim Tỳ Nghĩa Lệ phê phán các cách kiến giải lệch lạc khác. Từ tổ Kinh Khê truyền tám đời đến tổ Tứ Minh đời Tống, lúc nầy tông Thiên Thai bị suy vi không phát triển lên được; Tứ Minh là bậc giải hành kiêm chí, đã trùng hưng tông nầy. Lúc nầy tông Thiên Thai bắt đầu chia làm hai phái Sơn Gia và Sơn Ngoại. Sơn Gia là chi chính truyền từ tổ Tứ Minh, lấy vọng tâm làm quán cảnh và chủ trương Sự tạo Tam Thiên. Còn Sơn Ngoại thì lấy ngài Ngộ Ân ở Từ Quang làm tổ, lấy Chân Tâm làm quán cảnh, hơn nữa không tán thành thuyết Sự tạo Tam Thiên.

Tổ Tứ Minh đã xiển dương chính tông của Sơn Gia và những người kế thừa tiếp thu là ngài Quảng Tri, ngài Thần Chiếu, ngài Nam Bình v.v… liên tục ngày càng nhiều; hơn nữa còn truyền tới tận Nhật Bản, lưu hành truyền bá rất rộng.

Còn chi phái Sơn Ngoại thì chẳng bao lâu sau đã bị mai một.

7-TÔNG CHÂN NGÔN

a-Chân Ngôn

Tiếng Phạn là Mantra, Mạn Đát La, Mạn Đồ La, hoặc là Đà La Ni chú minh, thần chú…đó là Ngữ Mật trong tam mật của đức Như Lai chỉ chung thuyết pháp của pháp thân Phật, gọi riêng là Đà La Ni, dịch là Tổng Trì. Còn gọi là bí mật hiệu, mật ngôn, mật ngữ, chú minh.

Phái Đông Mật lập ra Bí mật Giáo mà Đức Thích Ca thuyết giảng trong các kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Lăng Già, Nhân Vương, đều là chân như pháp tính của Nhất Thừa Giáo. Tất cả đều là Chân Ngôn (xem: Tứ Ý Thú).

Đại Nhật Kinh Sớ viết: “Chân Ngôn, tiếng Phạn là Mạn Đát La, tức là âm chân ngữ, như ngữ, bất vọng, bất dị. Ngài Long Thọ khi chú thích luận gọi là Bí mật Hiệu. Cách dịch cũ là chú, không phải cách dịch chính thức”. Đây là như nghĩa ngữ thứ 5 của 5 loại ngôn ngữ nói đến trong bộ Thích Ma Ha Diễn Luận. Hiển Giáo tuy nói Chân Như là ngôn ngữ đạo đoạn, nhưng theo 4 loại ngữ bên trên thì Chân Ngôn tức là nói tới như ngữ nghĩa chân ngôn vậy. Thế thì chân ngữ là lời giảng thuyết về chân như (đây là nghĩa của phái Thai Mật ở Nhật Bản). Lời nói chân thực còn là lời nói chân chính được thốt ra. Đây là nghĩa của phái Đông Mật ở Nhật Bản.

Như Ngữ còn gọi là chân như, tức là lời nói chân thực, như thường. Hai loại nầy để đối lại với giả danh ngữ của Hiển Giáo. Bất vọng là lối nói thành thật không lưu giả. Bất dị là lời quyết định bất nhị. Hai loại nầy là để đối lại với giả danh ngữ của Hiển Giáo. Bất vọng là lối nói thành thật không lưu giả. Bất dị là lời nói quyết định bất nhị. Hai loại nầy để đối với lời giả dối và lời nói hai lưỡi của phàm phu.

Kinh Đại Nhật quyển 2 viết: “Nhất thiết pháp giới lực đều tùy thuận theo chúng sinh, tùy theo các loại chúng sinh mà khai thị các pháp chân ngôn”. Đại Nhật Kinh Sớ quyển 7 viết: “Mọi lời nói của Đức Như Lai, không có lời nào là không chân thực”. Lại nói: “Vì từng âm từng chữ đều nhập vào pháp giới môn nên được gọi là Chân Ngôn Pháp Giáo. Khi bàn về chân ngôn pháp giáo, nên xem xét tất cả danh ngôn ở các nơi, vì dấu tích ra đời đầu tiên của Đức Như Lai là ở Thiên Trúc, và người truyền pháp thì đã ước thúc theo Phạn văn, làm một con đường cho sáng tỏ nghĩa lý”.

Thế nhưng các tông phái của Hiển Giáo lại căn cứ vào sự lưu truyền từ xưa của Ấn Độ cho rằng tiếng Phạn là do Đại Phạm Thiên sáng tạo ra. Nhưng Mật Giáo lại nhằm vào đó lập ra 3 tầng bí mật để giải thuyết. Bí mật thích thứ nhất do đức Đại Nhật Như Lai giảng thuyết. Đức Đại Nhật Như Lai ở cõi trời Sắc Cứu Cánh tu luyện thành đạo, bắt đầu nói chữ A ở đây. Về sau đức Phạm Thiên giáng thế nói đến chữ đó. Người đời không nắm được gốc gác, lại cho rằng là do Phạm Thiên sáng tạo ra. Bí thích trong bí mật thứ 3, do chân như lý trí tự nói ra.

Đại Nhật Kinh Cúng Dường Sớ quyển hạ viết: “Hỏi: Ai giảng thuyết chữ A? Trả lời: Bí mật thích Tỳ Lô Giá Na Phật giảng thuyết rằng: chữ A tự nó vốn bất sinh, hai trùng bí mật thích trên cắt nghĩa A là nghĩa của nó vốn bất sinh, bí mật thích trong bí mật của bí mật (trùng thứ ba) vốn không sinh, lý vốn tự có, lý trí và tự giác vốn chẳng sinh ra”.

Kinh Đại Nhật quyển một viết: “Chân Ngôn tướng nầy không phải tất cả chư Phật đều thể hiện ra, không để người khác thể hiện, cũng không phải tùy người khác thể hiện, cũng không phải tùy hỷ. Tại sao vậy? Đó là do chư pháp vốn dĩ như thế.  Nếu như chư Như Lai xuất hiện, hoặc không xuất hiện, thì chư pháp bản lai vốn dĩ vẫn như thế, sẽ bảo rằng chư Chân Ngôn vốn dĩ như thế”.

Đại Nhật Kinh Sớ quyển 7 viết: “Chân Ngôn tướng nầy âm chữ đều thường trụ. Do thường nên không lưu chuyển, không biến dịch. Pháp nhĩ như thế, không phải do tạo tác mà có được”. Phái Đông Mật dựa vào sách ấy nói rằng: chỉ có Phạn văn là vốn có thường trụ. Lại nữa Hiển Giáo ca tụng ngôn giáo của Phật và Bồ Tát cũng gọi là Chân Ngôn.

An Lập Tập quyển thượng viết: “Thu Nhật Chân Ngôn, giúp cho tu luyện”.

Có năm loại Chân Ngôn: (1) Lời nói của Như Lai. (2) Lời nói của Bồ Tát Kim Cương. (3) Lời nói của hàng Nhị Thừa. (4) Lời nói của chư Thiên. (5) Lời nói của bậc Địa Cư Thiên nói về các loài rồng, chim, Tu La. Gọi chung 3 loại trên là Chân Ngôn của bậc Thánh, loại thứ tư gọi là chân ngôn của chư Thiên, loại thứ 5 gọi là chân ngôn của bậc địa cư thiên. Cũng có thể gọi chung là Chân Ngôn của chư Thần, song ý nghĩa nông sâu có chỗ trái ngược nhau.

(xem: Kinh Đại Nhật quyển 7).       

b-Tông Chân Ngôn

 Trong Kinh Thánh Vị viết: “Tông chân ngôn Đà La Ni là tông giáo bí áo của nhất thiết Như Lai, kể từ Giác Thánh Trí tu chứng pháp môn”. Dựa vào đó mà gọi là tông Chân Ngôn. Vì vậy tên gọi của bản tông chính là hiệu của Phật thuyết. Trong 4 phái Đại Thừa thì tông Pháp Tướng dựa vào phẩm Pháp Tướng của kinh Giải Thâm Mật; tông Tam Luận dựa vào Luận Số sở y, tông Thiên Thai, dựa vào Trụ Sở sở y, tông Hoa Nghiêm dựa vào Bản Kinh sở y. Tất cả đều do những học giả đời sau đặt tên cho. Tên gọi Chân Ngôn là qui ước theo Ngữ Mật trong Tam Mật. Qui ước theo Ngữ Mật là y vào Ngữ Mật có lợi ích to tát nhất cho con người trong số Tam Mật.

Bàn về việc truyền thụ của tông nầy thì thấy khi đức Đại Nhật Như Lai siêu vượt tam thế, ngài an trụ ở pháp giới tâm điện của cõi trời Sắc cứu cánh thiên giảng kinh Đại Nhật cho ngài Kim Cương Tát Đóa, các vị nội quyến thuộc tự nội chứng từ bản tâm sinh ra và tự thụ pháp lạc. Lại nữa, ngài ở cung điện Chân Ngôn giảng kinh Kim Cương Đỉnh rồi ngài Kim Cương Tát Đóa đem kết tập lại. (phái Thai Mật của Nhật Bản nói ngài A Nan cũng dự vào công việc nầy).

Sau khi đức Thích Ca tịch diệt khoảng 800 năm Bồ Tát Long Thọ  (cũng gọi là Long Mãnh) niệm chú ném xuống 7 hạt cải trắng dựng một ngôi tháp sắt nam thiên cao 16 trượng (biểu thị 16 vị Bồ Tát của Kim Cương Giới), thân hành theo 2 bộ đại kinh do Kim Cương Tát Đóa truyền thọ cho. Tông Thiên Thai nói Kinh Đại Nhật ở bên ngoài tháp do ngài Văn Thù Bồ Tát  truyền thọ cho. Sau đó ngài Long Thọ đem truyền cho ngài Long Trí. Ngài Long Trí đem đại kinh truyền lại cho ngài Thiện Vô Úy.

Ngài Thiện Vô Úy đem kinh Đại Nhật và kinh Tô Tất Địa đến Trường An vào năm bính thìn niên hiệu Khai Nguyên thứ 4 đời vua Đường Huyền Tông. Năm Khai Nguyên thứ 12, dịch kinh Tô Tất Địa 3 quyển. Năm Khai Nguyên thứ 13 dịch kinh Đại Nhật 7 quyển, sa môn Bảo Nguyệt phiên dịch, giảng thuyết, sa môn Nhất Hạnh ghi chép và làm cả sớ giải. Còn bộ Kim Cương Đỉnh thì ngài Long Trí trao cho ngài Kim Cương Trí, Kim Cương Trí trao cho ngài Bất không. Ngài Kim Cương Trí mang bộ kinh Kim Cương gồm 10 vạn bài tụng, kết bạn với ngài Bất Không còn trẻ mới 14 tuổi cùng đến Trường An, vào năm Khai Nguyên thứ 8, nhưng không may gặp phải gió bão ngoài biển đành phải bỏ kinh đó xuống biển. Năm Khai Nguyên thứ 29, ngài Kim Cương Trí nhập diệt. Năm Thiên Bảo thứ nhất ngài Bất Không trở lại Nam Thiên Trúc gặp ngài Long Trí, nhận lại được bộ đại kinh gồm 10 vạn bài tụng. Năm Thiên Bảo thứ năm, ngài Bất Không trở lại đất Đường, trong 12 năm dịch được bộ kinh Giáo Vương 10 quyển.

Thế là tông Chân Ngôn ở Trung Quốc hưng thịnh lên. Môn hạ của ngài Bất Không có các ngài Hàm Quang, Tuệ Lãng, Tuệ Quả. Hai ngài Hàm Quang, Tuệ Lãng pháp thống không được thịnh. Môn hạ của ngài Tuệ Quả có các ngài Nghĩa Minh, Nghĩa Viên, Huệ Nhật, Huệ Ứng, Nghĩa Tháo và Hoằng Pháp của Nhật Bản. Môn hạ của ngài Nghĩa Tháo có các ngài Nghĩa Chân, Hải Văn, Pháp Toàn. Môn hạ của ngài Pháp Toàn có ngài Tạo Huyền, và cả ngài Viên Nhãn của Nhật Bản cùng đến học. Từ ngài Pháp Toàn trở về sau tông Chân Ngôn dần dần suy thoái.

Đời Tống tuy có các ngài Pháp Hiền, Thi Hộ, Pháp Thiên… dịch Mật Bộ Kinh Luận song không đáng kể lắm. Đời Nguyên ngài Phát Tư Bát ra đời đề xướng đổi mới Mật Giáo, tức là phái Lạt Ma Giáo Hồng Y của Tây Tạng ngày nay.

Còn ở Nhật Bản từ khi ngài Hoằng Pháp học đạo thành đạt trở về nước, Mật Gáo rất thịnh, cho đến ngày nay vẫn không suy giảm.              

X-PHÁP THÂN THUYẾT PHÁP

Mật Giáo thường hay bàn đến Pháp Thân Thuyết Pháp. Hiển Giáo thông thường chỉ nói có Báo Thân và Hóa Thân thuyết pháp chứ Pháp Thân thì không. Duy chỉ một mình Viên Giáo trong Thiên Thai là bảo Pháp Thân có thuyết pháp; viện lẽ rằng Pháp Thân Như Lai có đầy đủ hết thảy các đức, thì tại sao lại không có nghĩa thuyết pháp?

Tịnh Danh Sớ viết: “Pháp Thân vô duyên, địa vị sâu kín, hết thảy không nói mà nói, đó tức là Pháp Thân thuyết pháp”.

Tứ Minh Giáo Hành Lục quyển 4 viết: “Nên biết rằng, sát sát trần trần, đều nói đều nghe, nói, nghe đồng thời, kỳ diệu thay cảnh ấy! Không thể lấy lời nói, trí tưởng mà tìm cầu được, không thể lấy phàm tình mà đo lường được. Đó là Đại Tổng Tướng Pháp Môn, vắng lặng mà thường chiếu soi, là cảnh sâu thẳm của Pháp Thân vậy”.

Mật Giáo coi việc Pháp Thân thuyết pháp là điểm trọng yếu của tông pháp mình. Điểm bất đồng giữa Hiển Giáo và Mật Giáo là: Mật Giáo nói Phật có 3 thân; Pháp Thân là chân thân của Phật, Báo Thân và Ứng Thân là những thân vì người khác mà hiển hiện. Hiển Giáo là Giáo Pháp ứng với cơ duyên của chúng sinh, là pháp tùy theo ý của người khác, cho nên mới hiển hiện Báo Thân và Ứng Thân để thuyết pháp. Còn Mật Giáo là pháp nội chứng của chư Phật cho nên Pháp Thân tự nói pháp.

Hiển Giáo bảo Pháp Thân là lý thể của Chân Như pháp tính; lý thể ấy vắng lặng vô tướng không nên gán cho cái nghĩa “có thuyết pháp”. Trái lại cực ý của Mật Tông cho rằng các pháp có đầy đủ Lục Đại, Tứ Mạn, Tam Mật, tính và tướng thường nhiên, người và pháp chẳng phải hai, thì có gì ngăn ngại Pháp Thân tự nói? Nhưng về điểm nầy, có hai thuyết là Tự Chứng Thuyết Pháp và Gia Trì Thuyết Pháp.

XI-PHÁP THÂN VÔ TƯỚNG

Pháp Thân không có tướng. Kinh Niết Bàn quyển 31 viết: “…Vì thế Niết Bàn gọi là vô tướng, không có 10 tướng. Nầy thiện nam tử! Những gì là 10? Đó là: không có tướng sắc, tướng thanh, tướng hương, tướng vị, tướng xúc, tướng sinh, tướng trụ, tướng hoại, tướng nam, tướng nữ đó là 10”.

Kinh Đại Thừa Đồng Tính quyển hạ viết: “Pháp Thân đích thực của Như Lai thì không có sắc, không hiển hiện, không nhiễm trước, không thể thấy, không thể nói bàn, không có chỗ ở, không có tướng, không có báo, không sinh, không diệt, không có gì để thí dụ được”.

Luận Duy Thức quyển 10 viết: “Tự tính thân duy chỉ có thường, lạc, ngã, tịnh, chân thực, lìa tất cả tạp nhiễm, là chỗ y chỉ của mọi thiện pháp và công đức vô vị, không có dụng tướng sai biệt của sắc (sắc pháp) và tâm (tâm pháp)…

E-KHẢO SÁT NĂM

I-PHÁP TÍNH THÂN

Pháp Thân tiếng Phạm là Dharma-kãya, tiếng Pali là Dharmma-kãya. Gọi là Pháp Phật, Lí Phật, Pháp Thân Phật, Tự Tính Thân, Pháp Tính Thân, Như Như Phật, Thực Phật, Đệ Nhất Thân.

Chỉ cho chánh pháp do Phật nói, pháp vô lậu Phật đã chứng và tự tính chân như Như Lai Tạng của Phật. Là 1 trong 2 thân, 1 trong 3 thân.

Theo Đại Thừa Nghĩa Chương quyển thượng và Phật Địa Kinh Luận quyển 7, thì các bộ phái Tiểu Thừa cho rằng giáo pháp Đức Phật dã nói, pháp Bồ Đề Phần ngài đã giảng và Pháp Vô Lượng Công Đức ngài đã chứng được đều là Pháp Thân. Theo Đại Thừa thì ngoài những pháp trên ra, còn cho rằng Tự Tính Chân Như Tịnh Pháp Giới, vô lậu vô vi, vô sinh vô diệt… đều là Pháp Thân.

Trong Đại Thừa cũng có nhiều thuyết về Pháp Thân.

1-THEO DUY THỨC HỌC

Các Nhà Duy Thức Học chia Pháp Thân làm 2 loại: Tổng Tướng và Biệt Tướng.

Tổng Tướng Pháp Thân là gọi chung cho 3 thân, tức là Nhất Đại Công Đức Pháp Thân, lấy Ngũ Pháp Sự Lý (Tâm Pháp, Tâm Sở Pháp, Sắc Pháp, Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp, Vô Vi Pháp) làm thể.

Biệt Tướng Pháp Thân chỉ cho Tự Tính Thân trong 3 thân, lấy chân như pháp giới làm thể.

2-THEO TAM LUẬN

Các nhà Tam Luận (Trung Quán Luận, Bách Luận, Thập Nhị Môn Luận) học thì lấy chân không của chân như thực tướng bất khả đắc làm Pháp Thân.

3-ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN

Theo các nhà Đại Thừa Khởi Tín học thì lấy dụng đại của chân như làm ý nghĩa Pháp Thân.

Luận Đại Thừa Khởi Tín viết: “Dứt hết vô minh, thấy được Pháp Thân thì tự nhiên có cái dụng bất khả tư nghì của các nghiệp, tức cùng với chân như  ở khắp các nơi nhưng mà không có cái tướng dụng có thể nắm bắt được. Vì sao? Vì thân của chư Phật Như Lai chỉ là cái tướng trí của Pháp Thân, là đệ nhất nghĩa đế, không có cảnh giới thế đế, lìa mọi sự tạo tác, chỉ tùy theo cơ duyên thấy nghe của chúng sinh mà làm cho được lợi ích, cho nên gọi là dụng”. Đây tức là lập Pháp Thân Lý Trí Bất Nhị. Thân của chư Phật Như Lai là Pháp Thân Trí Tướng, vì dụng đại của Pháp Thân là bất khả tư nghì, cho nên tùy theo cơ duyên thấy nghe của chúng sinh khác nhau mà khiến cho được lợi ích của sự giáo hóa.

Bởi thế, Dụng đại của Chân Như là dụng tức vô dụng, nhưng cái công dụng vi diệu của nó lại vô biên. Thuyết pháp thân nầy chính là cơ sở lập thuyết của các nhà Nhất Thừa Hoa Nghiêm, Thiên Thai…

4-THEO THIÊN THAI

Thiên Thai chủ trương quan diểm Phật Thân là 3 thân tương tức, vì thế cho rằng Pháp Thân chẳng những chỉ là thân Như Lai ở khắp mọi nơi, mà còn tức là Báo Thân, Ứng Thân và ngược lại.

5-THEO HOA NGHIÊM

Hoa Nghiêm lấy phân thân Phật Tỳ Lô Giá Na đầy đủ 10 thân làm giáo chủ, cho rằng 10 thân (thân Bồ ĐỀ, thân Nguyện, thân Hóa, thân Lực Trì, thân Ý Sinh, thân Tướng Hảo, thân Uy Thế, thân Phúc Đức, thân Pháp và thân Trí) tương tức dung nhập với Pháp thân, Báo Thân và Hóa Thân.

6-THEO CHÂN NGÔN

Chân Ngôn lấy 6 Đại: Đất, Nước, Lữa, Gió, Không và Thức làm Pháp Thân của đức Đại Nhật Như Lai, cũng gọi là Pháp Giới Thân, Lục Đại Pháp Thân.

Pháp Thân Lục Đại nầy là sắc tướng sẵn có, có thể dùng ngôn ngữ thuyết pháp. Ngoài ra, 4 thân: Tự Tính, Thụ Dụng, Biến Hóa và Đẳng Lưu đều gọi là Pháp Thân, nếu thêm Lục Đại Pháp Thân vào nữa thì gọi là Ngũ Chủ Pháp Thân.

(Tham khảo: kinh Vô Thượng Y quyển thượng; kinh Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp quyển thượng và hạ; luận Phật Tính quyển 4; luận Kim Cương Bác Nhã quyển thượng; luận Thành Duy Thức quyển 10; chú Duy Ma Kinh quyển 3; Thắng Man Kinh Bảo Quật quyển 3, Thanh Lương Huyền Đàm quyển 3; Biện Hoặc Chỉ Nam quyển 3; Pháp Hoa Huyền Luận quyển 9; Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương quyển 7;  Hoa Nghiêm Ngũ Giáo Chương quyển 3; Tự Tính Thân; Phật Thân; Tượng Trưng Chủ Nghĩa). 

II-PHÁP THÂN KÝ

Đối lại với Ứng Thân Ký. Chỉ cho sự thụ ký của Pháp Thân Phật.

Theo phẩm Phân Biệt Công Đức trong kinh Pháp Hoa, quyển 5, thì vô lượng Bồ Tát khi nghe đức Phật nói về thọ mệnh lâu dài, liền tăng thêm trí trung đạo và giảm bớt sinh tử biến dịch mà nhận được sự thụ ký Pháp Thân Phật của quả Diệu Giác tột cùng. Nhưng hàng Nhị Thừa đã nhận Ứng Thân Ký ở Tích Môn, tức là tám tướng thành Phật, nếu khi được nghe đức Phật mở bày Bản Môn thì sẽ lại được Pháp Thân Ký.

Pháp Hoa Văn Cú quyển 4, phần đầu của ngài Trí Khải (Đại 34, 47 hạ) viết: “Tám tướng thành đạo là Ứng Thân Ký, đã được Ứng Thân Ký thì chắc chắn sẽ biết bản môn. (…) Hàng Nhị Thừa nầy nếu lại nghe Thọ Lượng thì liền giảm sinh tử biến dịch mà được Pháp Thân Ký”.   

III-PHÁP THÂN NHƯ LAI

Chỉ cho tự tính chân thân của Phật. Pháp Thân tuy không đi lại, nhưng ẩn chứa trong Như Lai Tạng mà hiển hiện làm Pháp Thân, cho nên gọi là Pháp Thân Như Lai.

 Luận Thích Ma Ha Diễn quyển 2 (Đại 32, 609 thượng) viết: “Tâm tự tính thanh tịnh tùy duyên hiển bày, khi tâm ấy còn bị chìm trong các pháp ô nhiễm, thì Pháp Thân Như Lai không hiển hiện”.

Ngoài ra Pháp Thân Như Lai cũng chỉ cho Đại Nhật Như Lai của Mật Giáo.

(Tham khảo: Bí Mật Tâm).

 

                  o0o

 

Lâm Như-Tạng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2019(Xem: 12471)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 12581)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
07/07/2019(Xem: 6602)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
05/06/2019(Xem: 19214)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
10/05/2019(Xem: 15186)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
02/05/2019(Xem: 7220)
Vì thương xót hết thảy hữu tình phải chịu phiền não, đau thương do tham ái mà bị trôi dài trong bể khổ sinh tử luân hồi, Đức Phật hiện ra ở đời để lại cho thế gian vô số pháp môn tu tập, tùy theo căn cơ, sở trường và hoàn cảnh của mỗi chúng sanh mà chọn lựa pháp hành thích ứng để tu tập nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Chư pháp của Thế Tôn được ví như những thang thuốc tùy bệnh mà bốc thuốc. Trong số đó, Tuệ quán vô thường, khổ và vô ngã của tất cả pháp, qua đó hành giả quán tánh ly tham, quán tánh đoạn diệt, quán tánh xả ly của tất cả pháp, là pháp “tối thượng” và vi diệu ‘nhất’ vì nếu hành giả thường xuyên hành trì sẽ ‘chứng đạt’ Tuệ Giải Thoát, vị ấy sẽ đoạn tận mọi kiết sử, không còn khổ đau, phạm hạnh đã thành, chánh trì giải thoát, là bậc A-La-Hán.
16/02/2019(Xem: 6944)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
26/11/2018(Xem: 12693)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
03/06/2018(Xem: 24995)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 11660)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]