Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chết, Trạng Thái Trung Ấm Và Tái Sinh

28/02/201621:07(Xem: 4124)
Chết, Trạng Thái Trung Ấm Và Tái Sinh
TỔNG QUAN 
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính


Chết, Trạng Thái Trung Ấm Và Tái Sinh

 

Vì sự thực hành Mật thừa Du-già Tối Thượng nhằm để lợi lạc cho thực tập sinh hay hành giả vốn có cấu trúc cơ thể sở hữu sáu cấu thành tố [lục đại], các tiến trình của đạo pháp tương đồng những kinh nghiệm thông thường và có những tính năng tương tự đến những trải nghiệm của cái chết, trạng thái trung ấm và tái sinh.

Do bởi cấu trúc thân thể đặc biệt của con người, người ta phải đi qua ba tầng bậc một cách tự nhiên: chết, trạng thái trung ấm và tái sinh. Chết là một trạng thái khi tất cả các cấp độ thô thiển của tâm thức và năng lượng thu rút hay hòa tan vào trong những cấp độ vi tế nhất của chúng. Tại thời điểm ấy, chúng ta kinh nghiệm ánh sáng tịnh quang của sự chết. Sau đó, chúng ta mang lấy một thân thể vi tế được biết như trạng thái trung ấm và khi trạng thái trung ấm khoác lấy một thân thể thô thiển hơn, mà người khác thấy được, thì nó đã nhập vào trong một đời sống mới

 

tongquan-18-content

tongquan-19-content

52 giác thể trung ấm dạng hung nộ

42 giác thể trung ấm dạng an hòa

Mặc dù chúng ta đi qua ba trạng thái này một cách tự nhiên, trong các giáo pháp mật tông , Long Thọ và Thánh Thiên đã diễn tả những kỹ năng và phương pháp đặc biệt nhờ đấy hành giả có thể đem những kinh nghiệm của họ để sử dụng một cách tích cực. Thay vì phải đi qua những trạng thái ấy một cách vô vọng, họ có thể đạt đến sự kiểm soát ba trạng thái này và sử dụng chúng đề đạt đến trạng thái kết quả của Phật quả.

Các thủ thuật cho việc thành tựu ba thân Phật, pháp thân, báo thân và hóa thân, có những tính năng tương tự với các trạng thái chết, trạng thái trung ấm, và tái sinh. Do thế, có một khả năng đạt đến ba thân bằng việc sử dụng ba trạng thái này.

Như con đường của Mật thừa Du-già Tối Thượng được giải thích trong khuôn khổ của thiền tập trên ba thân Phật, bất cứ sự thực hành nào của tầng bậc phát khởi trong Mật thừa Du-già Tối Thượng phải nên bao gồm ba khía cạnh này.

Các tài liệu của Nyingma diễn tả tiến trình này trong những thuật ngữ khác, liên hệ đến ba tam muội thiền [thiền chỉ] thay vì thiền tập trên ba thân, tam muội thiền chân như, thiền chỉ về sự sinh khởi các trình hiện và thiền chỉ nhân quả. Những tam muội thiền này tương ứng đến những sự thực tập của tầng bậc phát khởi giải thích trong cả Mật thừa Du-già và Mật thừa Du-già Tối Thượng, bao gồm tam muội thiền của tầng bậc sơ khởi, tam muội thiền mạn-đà-la chiến thắng và tam muội thiền hành động chiến thắng.

Thiền tập trên ba thân là thiền tập mà trong ấy quý vị vận dụng sự chết, trạng thái trung ấm và tái sinh vào trong tiến trình của con đường. Thí dụ, lấy sự chết vào trong tiến trình của con đường như là pháp thân, là nơi mà quý vị chuyển hóa điều kiện của sự chết bằng việc quán tưởng hay hình dung đi qua tiến trình của sự chết. Trên cấp độ của sư tưởng tượng, quý vị thu rút và hòa tan tất cả các tiến trình của tâm thức và năng lực của quý vị. Tiến trình của sự chết bắt đầu với sự phân rã những yếu tố trong chính thân thể của quý vị; như một kết quả nó có tám giai tầng bắt đầu với sự tan rã của những yếu tố đất, nước, lửa, và gió.

Điều này tiếp theo bởi bốn giai tầng, một cách kỹ thuật liên hệ đến như những trải nghiệm của tướng mạo trắng, tăng trưởng đỏ, đen gần sự đạt đến và tịnh quang của sự chết. Sự tan rã này được trải nghiệm trong tầng bậc phát khởi chỉ trên một cấp độ tưởng tượng, trong khi những kinh nghiệm sâu hơn của tiến trình phân rã sinh khởi như những tiến bộ của hành giả và nâng cao trong sự thực chứng của người ấy trong tầng bậc hoàn tất. Điều này cuối cùng sẽ đưa đến một điểm nơi mà người ấy có thể đi qua kinh nghiệm của tiến trình thật sự của sự chết.

Ngày nay, những nhà khoa học đã và đang tiến hành những thí nghiệm để thẩm tra tiến trình của sự chết để tìm xem nó hoạt động như thế nào. Tiến trình của sự phân rã sẽ rõ ràng hơn nhiều trên một người trải qua tiến trình của sự chết một cách từ từ, chẳng hạn như ai đấy đã từng bệnh hoạn một thời gian dài, và những kết luận xác quyết có thể đạt được trong cách này.

Một hành giả mật tông đã đạt đến một trạng thái thực chứng cao cấp sẽ có thể nhận thức những kinh nghiệm của sự chết, nó là thế nào, và sẽ có thể đem nó vào việc ứng dụng tích cực, duy trì sự tỉnh thức của hành giả ấy và không chỉ ðõn giản là bị trạng thái chết tràn ngập. Nói chung, những người thông thường có thể duy trì trong tịnh quang của cái chết cho đến ba ngày là tối đa, nhưng một số thiền giả có thể kéo dài đến một tuần lể hay hơn thế nữa. Những gì biểu lộ rằng một người, mặc dù bên ngoài họ có thể hiển hiện là đã chết, vẫn lưu lại trong tịnh quang của sự chết, đấy là thân thể không bị phân rã.

Thời điểm, mà tại đấy thiền giả đi qua kinh nghiệm của tịnh quang trong cấp độ quán tưởng của tầng bậc phát khởi, là thời điểm mà tại đấy người ấy nên nhập vào trong cân bằng thiền[1] lên tính Không.

Giống như một người bình thường nhập vào trong trạng thái trạng thái trung ấm và mang lấy một thân thể rất vi tế theo sau kinh nghiệm về tịnh quang của sự chết, trong sự thực hành ở tầng bậc phát khởi, sau khi sinh khởi từ cân bằng thiền về tính Không, hành giả mang lấy một thân vi tế trên cấp độ quán tưởng, mà đấy là nhân tố chín muồi của trạng thái trung ấm. Đây là sự thiền quán trên báo thân.

Sau đó, giống như trên cấp độ thông thường một người trong trạng thái trung ấm mang lấy một thân thể thô đánh dấu bằng sự tái sinh của họ trong một kiếp sống mới, vì thế một hành giả của tầng bậc phát khởi, tiếp theo sự tiếp nhận một báo thân, mang lấy một hóa thân.

Có nhiều tài liệu hành trì trình bày những thiền tập trên tầng bậc phát khởi để phát khởi chính mình như một bổn tôn. Trong một số thực hành quý vị thấy chính mình sinh khởi đầu tiên như một người thủ trì kim cương nhân, và sau đấy như một người thủ trì kim cương quả, trong những trường hợp khác, quý vị thấy rằng quý vị phát sinh chính mình trong một bổn tôn qua một tiến trình được biết như ‘năm điều minh giải’[2] và v.v…

Mặc dù có nhiều cách để quán tưởng chính mình như một bổn tôn trong thực hành của tầng bậc phát khởi, vốn là những điều rất quan trọng, thì phần quan trọng nhất của thiền là điểm mà tại đó quý vị đặt sự nhấn mạnh đặc biệt đến thiền quán trên sự bao quát và thậm thâm bằng việc trau dồi sự thấu rõ của việc hình dung hóa và niềm tôn kính siêu phàm. Tôi đã đề cập điều này khi giải thích rằng hành giả nên trau dồi sự sáng rõ trong việc hình dung hóa của bổn tôn và sư tôn kính siêu phàm căn cứ trên điều ấy.

Như một hành giả nghiêm khắc, quý vị nên cố gắng thực hành tất cả các thiền quán này, luôn luôn liên hệ chúng đến trạng thái tinh thần của chính và cấp độ nhận thức của quý vị, và luôn luôn thẩm tra rằng sự thiền quán của quý vị là tự do khỏi những ảnh hưởng của sự giải đải [hôn trầm] và phấn khích [trạo cữ] tinh thần. Những hình thức như vậy của thiền quán nên được tiến hành trong một cung cách bảo trì và hài hòa.

Chướng ngại lớn nhất của việc đạt được và duy trì nhất tâm là sự xao lãng tinh thần. Điều này bao gồm nhiều loại trạng thái tinh thần khác nhau, chẳng hạn như phân tán tinh thần, nhưng trong tất cả các loại chướng ngại, lớn nhất vẫn là trạo cữ. Điều này phát sinh khi tâm thức quý vị bị lôi cuốn bởi một đối tượng tham muốn. Nhằm để vượt thắng và đối phó với những ảnh hưởng như thế, thiền giả được gợi ý là hãy cố gắng thả lỏng sự mãnh liệt của thiền, thu rút sự chú tâm khỏi những đối tượng bên ngoài và v.v…, vì thế tâm thức có điềm tĩnh lại. Bởi vì sự khích động tinh thần xảy ra khi tâm thức quý vị quá cảnh giác hay sự thiền quán của quý vị quá mãnh liệt, sẽ có ích nếu quán chiếu lên trên bản tính của đau khổ luân hồi và v.v… Điều này sẽ có thể làm cho quý vị giảm thiểu sự tập trung cảnh giác của quý vị.

Nhằm để phát triển sự nhất tâm vững vàng, điều cần thiết là có cả sự thấu rõ của tâm thức và sự sáng rõ của đối tượng của nó, vì không có sự thấu rõ này, mặc dù quý vị có thể thu rút tâm thức khỏi đối tượng bên ngoài, nhưng quý vị sẽ không thể đạt đến nhất tâm. Thấu rõ ở đây có hai loại, thấu rõ của cái nhìn và thấu rõ của tự chính kinh nghiệm chủ quan. Nhân tố quấy nhiễu sự thấu rõ của tâm thức là hôn trầm của tinh thần. Điều này có thể vượt thắng bằng việc làm phấn chấn cấp độ của quý vị về tỉnh thức.

Khi quý vị tiến hành thiền để phát triển nhất tâm, quý vị nên phán xét tâm thức của quý vị có quá cảnh giác tập trung hay không, hay nó quá giải đải hay không và v.v… Ước định cấp độ của tâm thức chính mình, quý vị nên trau dồi nhất tâm một cách đúng đắn.

Do bởi đối tượng của thiền trong thực hành Mật thừa Du-già Tối Thượng là chính mình trong dạng bổn tôn, và cũng bởi vì sự tu tập nhất tâm tập trung sự chú tâm của quý vị trên những điểm nào đấy trên thân thể quý vị, nên quý vị có thể mang đến sự chuyển vận những yếu tố trong thân thể. Một số thiền giả đã liên hệ những kinh nghiệm này của họ đến với tôi. Khi quý vị có thể nắm giữ một hình thể rõ ràng của bổn tôn một cách nhất tâm trong một thời gian dài, điều này làm che lấp những thụ cảm thông thường của phàm tình và vì thế đưa đến một cảm giác tôn nghiêm siêu phàm. Tuy thế, trong tất cả các tầng bậc của thiền quán, việc củng cố một cách liên tục sự tỉnh thức về tính Không của quý vị là rất quan trọng.

Khi quý vị xúc tiến thực hành một cách đúng đắn trong cách này, quý vị sẽ đạt tới một điểm nơi mà quý vị sẽ có một hình dung rõ ràng về toàn thể mạn-đà-la và các giác thể trong nó với một sự chói lọi rực rở như thế giống như quý vị có thể thấy và chạm đến. Điều này biểu thị sự thực chứng giai tầng phát khởi đầu tiên.

Nếu như một kết quả của thiền quán xa hơn, quý vị có thể đạt được tầng bậc nơi mà quý vị có một diệu kiến rõ ràng đến những giác thể vi tế được phát sinh từ những phần khác nhau trên thân thể quý vị trong cùng một thời điểm, quý vị sẽ đạt đến cấp độ thứ hai của tầng bậc phát khởi.

Một khi quý vị đã đạt đến tam muội thiền vững vàng, những thiền quán khác, như các hóa thân giác thể, hòa tan trở lại trong tim quý vị và v.v…, được giải thích nhằm để rèn luyện chính mình đạt đến kiểm soát trên sự nhất tâm này. Đây là những thiền tập bao gồm quán tưởng những biểu tượng vi tế của bàn tay tại sự khai mở của phần cuối trên của kinh mạch trung tâm và quán tưởng những giọt và âm tiết của phần cuối dưới. Sau đó, nếu quý vị cảm thấy mệt mỏi như một kết quả của tất cả các thiền quán này, bước tiếp theo là hãy trì niệm mật chú.

Sự trì tụng mật chú trong Mật thừa Du-già Tối Thượng rất đa dạng, trì tụng mật chú là một cam kết, trì tụng mật chú được thu thập như sự chất chồng, sự trì tụng mật chú phẩn nộ, và v.v…

Thời Gian Giữa Các Buổi Thiền Tập [Hậu thời thiền]

Theo sau điều này có những thực tập cho thời điểm hậu thời thiền. Vì hành giả mật tông phải dẫn dắt đời sống mà trong ấy người tu tập không bao giờ tách rời khỏi thực hành hợp nhất phương tiện và trí huệ, nên các hậu thời thiền là rất quan trọng. Có những Du-già khác nhau được thực hành trong các thời điểm này như Du-già ngủ, Du-già ăn, vốn bao gồm những cung cách thích hợp cho việc duy trì chế độ ăn uống của quý vị, Du-già tắm rửa và v.v… Thậm chí có những thực tập nào đấy là được hành trì trong khi mình khuây khỏa.

Giống như những đại sư nói, ‘Tiến trình thực hiện trong những buổi thiền tập phải hoàn toàn và tăng cường sự tu tập trong những hậu thời thiền, và tiến trình thực hiện trong hậu thời thiền phải tãng cýờng và bổ xung cho sự tu tập của quý vị trong buổi tu tập.’

Trong các hậu thời thiền, quý vị thật sự có thể xét đoán việc tu tập của mình trong những buổi thiền tập có thành công hay không. Nếu quý vị thấy rằng mặc dù đã tiến hành thiền tập nhiều năm, nhưng cung cách suy nghĩ, lối sống và thái độ của quý vị trong những hậu thời thiền vẫn không thay đổi và không tác dụng, đó không phải là một dấu hiệu tốt.

Quý vị không dùng y dược nhằm để thử hay kiểm nghiệm về mùi vị, màu sắc, hay kích thước của nó, mà là nhằm để cải thiện sức khỏe mình. Nếu sau khi thực hành một thời gian dài nó không làm cho quý vị bất cứ điều gì tốt đẹp, thỉ không có lý do gì tiếp tục sự tu tập ấy. Cho dù sự thực tập của quý vị là ngắn hay dài, đơn giản hay phức tạp, chúng phải mang đến một số chuyển hóa hay thay đổi nào đấy khá hơn.

Tầng Bậc Hoàn Tất

Có những loại hoạt động khác nhau có thể hoàn tất trên căn bản của bổn tôn Du-già được thực hành trong tầng bậc phát khởi. Kiên định xúc tiến trong những hình thức về thực hành như thế, thiền giả sẽ đạt đến điểm mà người ấy sẽ bắt đầu cảm thấy hiệu quả thể chất của những sự thực hành này. Trải nghiệm hiệu quả thể chất đặc biệt này trong thân thể quý vị đánh dấu sự thành tựu cấp độ thứ nhất của tầng bậc hoàn tất.

Có nhiều loại thực hành khác nhau của tầng bậc hoàn tất, chẳng hạn như Du-già về sức nóng nội tại[3] hay Du-già khí lực – đấy là Du-già làm những dòng năng lực hiện tại trở nên hữu dụng – và Du-già của bốn diệu lạc và v.v… Du-già khí lực bao gồm những kỹ năng như thế như giữ hơi tịnh bình[4] hay những gì liên hệ đến một cách kỹ thuật như Kim cương trùng tụng[5].

Tại thời điểm ấy, một hành giả cư sĩ có thể tìm sự hỗ trợ của một đối ngẫu. Nhưng nếu hành giả là một người thọ giới giữ thệ nguyện tu sĩ, điểm ấy chưa tiếp cận được. Nhằm để tiến hành trong những sự tu tập thậm thâm như thế của tầng bậc hoàn tất, hành giả trước tiên phải tỉnh thức về cấu trúc thân thể của chính mình. Điều này có nghĩa là sự thấu hiểu những kinh mạch tĩnh, những luồng năng lượng trôi chảy và những hạt hay giọt ở tại những phần nào của cơ thể.

Khi chúng ta nói về những kinh mạch, một cách tổng quát chúng ta có ba kinh mạch chính – trung tâm, bên phải, bên trái – và cũng như năm luân xa hay năm trung tâm năng lượng. Ba loại kinh mạch chính này phân nhánh và tái phân nhánh vì thế theo mật điển, có bảy mươi hai nghìn kinh mạch trong thân thể. Một số kinh điển cũng đề cập tám mươi nghìn kinh mạch trong thân thể.

Rồi thì, có những luồng năng lượng. Có mười loại, năm luồn chính và năm luồn thứ yếu. Những hạt [giọt] là những thành tố trắng và thành tố đỏ. Mật Điển Thời Luân Kim Cương liên hệ đến bốn loại hạt: Hạt giữa những lông mày, hiển lộ trong lúc đi đứng; hạt tại cuống họng, hiển lộ thái mơ; hạt tại tim, hiển lộ ở thời gian ngủ sâu; hạt tại rốn, hiển lộ tại tầng thứ tư (của sự chết).

Trong Kim Cương Thời Luân chúng ta tìm thấy những giải thích rất chi tiết về các thứ này. Toàn bộ cấu trúc của thân thể hành giả với những kinh mạch, năng lượng, và những hạt của nó được gọi là Thời Luân Kim Cương nội thể, mà nó là căn bản của tịnh hóa. Mật Điển Thời Luân Kim Cương nói về ba loại Kalachakra hay bánh xe thời gian, thời luân nội thể, thời luân ngoại vi và thời luân luân phiên.

Căn cứ trên một kiến thức chính xác về cấu trúc vật lý của thân thể, khi thiền giả tập trung trên những huyệt quan trọng nào đấy và khai mở chúng, người ấy có thể thu rút hay hòa tan dòng chảy của cấp độ thô thiển của khí lực và tâm thức. Cuối cùng, hành giả sẽ có thể phát sinh cấp độ vi tế nhất của tịnh quang, tịnh quang của sự chết, vào trong một thực thể của con đường mà nó là trí huệ nhận thức tính Không. Đạt đến một sự thực chứng như vậy giống như đã tìm thấy chìa khóa mà nó cung cấp lối vào nhiều kho báu.

Một khi quý vị đạt đến tầng bậc ấy và quý vị đã có chìa khóa, quý vị có thể thành tựu giác ngộ hoàn toàn về Phật quả qua lộ trình Bí Mật Tập Hội, đấy là bằng việc hiện thực hóa thân diệu ảo như được giải thích trong Mật Điển Bí Mật Tập Hội, hay qua con đường của Thời Luân nói về việc sự đạt đến dạng trống rỗng, hay qua thân ánh sáng cầu vồng như được giải thích trong Mật Điển Ảo Thuật Tương Tục[6] , mà nó cũng được giải thích trong những tu tập Đại Toàn Thiện.

Khi một thiền giả đã đạt đến một sự kiểm soát nào đấy trên tâm thức người ấy trong trạng thái đi lại, thiền giả bắt đầu sử dụng ngay cả trạng thái giấc mơ trong sự tu tập của con đường và những kỹ năng nào đấy được diễn tả cho việc làm này. Những loại thiền quán này được gọi là ‘hổn hợp’, hổn hợp trong trạng thái đi lại, trong trạng thái mơ, và trong thời gian lâm chung.

Mật thừa Du-già Tối Thượng giải thích rằng hành giả tốt nhất là người nào có thể đạt đến giác ngộ hoàn toàn trong đời sống của người ấy. Những ai với khả năng trung bình có thể đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn trong trạng thái trung ấm và những ai với khả năng thấp sẽ có thể đạt đến giác ngộ hoàn toàn trong những đời sống tương lai của họ. Đối với những hành giả sẽ trở thành giác ngộ trong trạng thái trung ấm hay trong những kiếp sống tương lai, những thực hành như sự chuyển hóa tâm được giải thích. Cũng có một sự thực hành khác hoàn toàn tương tự đến sự chuyển hóa tâm, nhưng với sự khác biệt rằng tâm được chuyển hóa thành một thân thể hay thi hài của một chúng sinh khác.

Những kỹ năng này thuộc về điều gọi là Sáu Du-già[7] của Naropa[8], là những kỹ thuật mà Naropa rút ra từ nhiều mật điển khác nhau. Đây là trong những thực tập căn bản của truyền thống Kagyu. Cũng có một sự thực tập Gelug về Sáu Du-già của Naropa xuất phát từ truyền thống của Marpa[9]. Những sự thiền này cũng được tìm thấy trong những thực tập Sakya về Đạo Pháp và Kết Quả, và trong sự thực tập Nyingma về giọt tại tim.

Chúng ta đã và đang thảo luận những tiến trình của Mật thừa Du-già Tối Thượng theo truyền thống tân dịch. Nhưng truyền thống cũ hay Cổ Dịch phái tham chiếu đến Đại Toàn Thiện Thừa, sự tu tập của những người ấy bao gồm các giáo huấn về Tích Tập của Tâm Thức, Tích Tập Trung Tâm, và Tích Tập Kiến Thức Tinh Túy. Mặc dù có nhiều công trình về chủ đề này, rất khó khăn để nhận thức sự vi tế của những sự tu tập khác nhau này. Trong ba sự tích tập này, Tích Tập Kiến Thức Tinh Túy được nói là thậm thâm nhất. Chúng ta có thể nói rằng sự tu tập của hai Tích Tập trước đặt những nền tảng cho sự tu tập ‘đột phá’.

Quan điểm tính Không được giải thích trong Tích Tập Tâm Thức và Tích Tập Trung Tâm phải có một số tính năng nào đấy phân biệt nó từ quan điểm của tính Không giải thích trong thừa thấp, nhưng thật khó khăn để giải thích điều này một cách rõ ràng trong từ ngữ. Những tu tập của Tích Tập Kiến Thức Tinh Túy có hai chủ đích: hiện thực hóa pháp thân và hiện thực hóa báo thân. Những đạo pháp mà nhờ đấy quý vị hiện thực hóa được hai thân này của đức Phật là sự tu tập ‘đột phá’ và ‘siêu việt’.

Qua sự thấu hiểu những yếu tố này của Trường Phái Đại Toàn Thiện, quý vị có thể hiểu ý nghĩa như thế nào theo căn bản của Đại Toàn Thiện, con đường của Đại Toàn Thiện và trạng thái kết quả của Đại Toàn Thiện. Như tôi đã lưu ý trước đây, đây là những nhân tố chỉ có thể được hiểu qua trải nghiệm và không thể được giải thích đơn thuần qua từ ngữ. Tuy thế, quý vị có thể cảm kích mức độ sâu xa và phức tạp bằng việc đọc tài liệu của Longchenpa[10] về những tu tập Đại Toàn Thiện gọi là Tối Thượng Thừa Bảo Tạng Luận, mặc dù tài liệu căn bản cũng như luận giải về nó là rất rộng rãi và khó khăn để thông hiểu. Ngài cũng viết một tài liệu gọi là Thực Tính Bảo Tạng Luận, mà nó cũng phác thảo những sự tu tập của Đại Toàn Thiện.

Quý vị chỉ có thể hy vọng đạt đến một sự hiểu biết thấu đáo về Đại Toàn Thiện nếu quý vị có thể giải thích những thực hành của Đại Toàn Thiện theo hai tài liệu này của Longchenpa. Cũng quan trọng để nghiên cứu tài liệu của Kunkhyen Jigme Lingpa[11] về Đại Toàn Thiện gọi là Thiện Tính Bảo Tạng Luận, trong quyển hai quý vị sẽ tìm thấy những giải thích về các tu tập Đại Toàn Thiện.

Cũng có những văn bản rất ngắn gọn và súc tích được sáng tác bởi các đạo sư có kinh nghiệm về Đại Toàn Thiện. Chính tôi cũng tin rằng những văn bản này được sáng tác bởi các đạo sư thực chứng cao độ, những người đã có thể trích ly cốt lõi của tất cả các yếu tố của Đại Toàn Thiện và các tu tập của nó và như một kết quả, họ có thể thuật lại kinh nghiệm của họ trong rất ít từ ngữ. Tuy nhiên, tôi nghĩ, sẽ rất khó khăn cố gắng để thấu hiểu sự tu tập của Đại Toàn Thiện trên căn bản của những văn bản ngắn gọn này.

tongquan-20Thí dụ, khi đức Thế Tôn dạy về các kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, bản kinh ngắn nhất chỉ bao hàm trong một âm tiết đơn độc ‘Ah’[12]. Kinh này được nói là hàm chứa toàn bộ ý nghĩa của các Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nhưng nó cũng sẽ hoặc là quá giản dị hay quá khó khăn nếu chúng ta phải cố gắng để nghiên cứu Sự Toàn Thiện của Trí huệ trên căn bản của kinh điển ấy. Để nói ‘Ah’ là rất giản dị, nhưng nó không có nghĩa là chúng ta đã thấu hiểu ý nghĩa của kinh điển.


Khi chúng ta học hỏi triết lý Trung Đạo trong tất cả sự phức tạp của nó, hãy nghiên cứu những lý do khác nhau mà qua đó 

chúng ta có thể đi đến kết luận rằng tất cả hiện tượng đều thiếu vắng một sự tồn tại tự tính, nếu chúng ta muốn thấu hiểu tất cả các vi tế và nội hàm của quan điểm về một triết lý như thế, thì cũng cần thiết để thấu hiểu quan điểm của những trường phái tư tưởng thấp. Chúng ta rồi thì sẽ đi đến tại một kết luận rất giản dị. Bởi vì mọi thứ là liên hệ hổ tương phụ thuộc, và tùy thuộc vào những yếu tố nguyên nhân khác, nên chúng thiếu một bản tính độc lập hay sự tồn tại tự tính.

Nhưng nếu quý vị tiếp cận quan điểm của Trung Quán Cụ Duyên về tính Không, ngay từ lúc bắt đầu với tuyên bố đơn giản ấy, ‘Bởi vì mọi vật là phụ thuộc hổ tương hay duyên khởi, nên chúng là trống rỗng về sự tồn tại tự tính’, thì quý vị sẽ không thấu hiểu hoàn toàn ý nghĩa hay ẩn ý của nó. Một cách tương tự, nếu, quý vị đọc một bài ngắn gọn được viết bởi một lạt-ma kinh nghiệm về Đại Toàn Thiện và đi đến kết luận về quan điểm của Đại Toàn Thiện là rất giản dị, điều ấy sẽ là một dấu hiệu rằng quý vị đã không thấu hiểu nó một cách đúng đắn. Nó cũng sẽ rất mỉa mai nếu cổ xe cao nhất trong cửu thừa cũng có thể được nói là giản dị nhất.

Và với điều này tôi xin kết thúc cái nhìn tổng quát của tôi về tất cả các thực hành Phật giáo bao gồm những hệ thống của kinh điển hiển giáo và mật điển Mật thừa được tiến hành trong truyền thống Tây Tạng.

Luân Đôn, Anh Quốc, 1988

Anh dịch bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell.

Chúng tôi cảm ơn đến Tổ Chức Nền TảngTây Tạng cho việc cung cấp băng giảng này.

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 08/08/2010



[1] Cân bằng thiền (samāpatti – thể phi nhiễu, an định) — là trạng thái không phân tán, không xao lãng của tâm thành tựu thông qua nhiều phương tiện thiền tập (chẳng hạn như thiền định, thiền quán, …) hay qua các buổi tọa thiền chính thức (không phải là các giai đoạn hậu thiền). Theo sự trình bài trong quyển thứ ba của tác phẩm “Đại Pháp về Giai Trình của Giác Ngộ” [Bồ-đề Đạo Thứ Luận Đại Pháp] (Chương 5) thì Ngài Tsongkhapa xác định đây là trạng thái mà thiền giả giữ được sự cân bằng không còn bị các khuynh hướng của hôn trầm và trạo cữ dù là vi tế hay thô ảnh hưởng đến. Là một trong các trạng thiền rất thâm sâu.

“Meditative equipoise”. Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Meditative_equipoise>. Truy cập 26/08/2010.

“The Great Treaties on the Stage of the Path to Enlightenment”. Vol3. P77-78 . Tsongkhapa. The Lamrim Chenmo Committee. Tibetan Buddhist Learning Center. 2002. ISBN 1559391669.

[2] Năm điều minh giải này là năm giải thích xóa bỏ các ý kiến sai lạc về thiền bổn tôn và các pháp tu hiển giáo và mật tông bao gồm các ý kiến cho rằng: [1] thiền bổn tôn là không cần thiết, [2] Phật quả của ba-la-mật-đa thừa và phật quả của Kim Cương thừa là khác nhau, [3] Giai đoạn thiền tổng quát chỉ là thiền bổn tôn, [4] Việc xử dụng yếu tố khát vọng trong đạo pháp dành cho các tu tập sinh căn cơ thấp, [5] Bốn lớp Mật thừa tương ứng với bốn đẳng cấp.

“Tantra in Tibet: the great exposition of secret mantra”. Vol1. p66-76. Jeffrey Hopkins. Motilal Banarsidass. 2008. ISBN 8120803760.

[3] Yoga nội nhiệt (caṇḍālī) là tu tập liên hệ đến các kinh mạch, các khí lực và các hạt năng lượng vi tế. Kỹ thuật này được truyền dạy trong sáu du-già của Naropa.

"Tummo". wikipedia. <http://en.wikipedia.org/wiki/Tummo>. Truy cập 06/09/2010.

[4] Theo Lama Thupten Yeshe thì đây là kỹ thuật thở sâu và giữ hơi trong khi tập trung quán tưởng các âm tiết hạt giống tại tim. Kỹ thuật này giúp tâm trải nghiệm hỷ lạc và giúp nâng cao khả năng tập trung.

"Po-wa: Transference of Consciousness at the Time of Death". Lama Thupten Yeshe.

<http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=126>. Truy cập 26/08/2010.

[5] Tên Phạn ngữ là vajra-jāpa tức là lập đi lập lại một cách thì thầm Kim cương pháp. Xem thêm ví dụ chi tiết về pháp thực hành này: “Kalachakra Guru-Yoga in Conjunction with Six-Session Practice, Composed in a Facilitating Manner”. His Holiness the Dalai Lama. Eng Trans. Alexander Berzin.

<http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/advanced/kalachakra/practice_texts/six_session_yogas/kalachakra/kc_6_session_hhdl_1998.html>. Truy cập 16/08/2010.

[6] Mayajala là tên Phạn ngữ của Mật điển trên, được dịch với tên Anh ngữ khác là Magic Illusion Nets (Các Lưới Ảo Thuật). với ý chỉ kinh nghiệm của chúng ta không thật mà chỉ như trò ảo thuật (maya) tương tục không kết thúc (jala). Một mật điển là Shedu Dorje Melong (Chú Giải Mật điển về Gương Kim Cương) có cho một giải thích chi tiết hơn về bốn lưới [tương tục] bao gồm: [1]Tương tục ảo của nhiều khái niệm khác nhau, [2] tương tục ảo của ý nghĩa tối hậu, [3] tương tục ảo quy ước và biểu tượng, và [4] tương tục ảo bất khả phân khái niệm giác thể.

“Magical Illusion Net: The Glorious Guhyagarbha Tantra”. Khenchen Palden Sherab Rinpoche et al. Pema Madala magazine. Spring/summer. Padmasambhava Buddhist Center International. 2009.

[7] Sáu pháp du-già của Naropa hay còn gọi là Du-già Lục Pháp là sáu bộ giáo pháp về thực hành có nguồn gốc từ đại thành tựu giả (mahāsiddha) người Ấn là Nāropā. Sáu pháp này hình thành cơ sở cho các tu tập du-già nội thể của Đại Thủ Ấn được thực hành trong Kagyü và Gelug bao gồm: Nội nhiệt, Thân ảo diệu, Tịnh quang, Du-già mộng, phowa, và Trung Ấm.

"Six Yogas of Naropa". Rigpa shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Six_Yogas_of_Naropa>. Truy cập 06/09/2010.

[8] Nāropa hay Naḍapāda hay Abhayakirti [Vô Úy Xứng] (1016-1100?) là một đại sư quan trọng của truyền thừa Kagyü. Ông là đệ tử của đại thành tựu giả Tilopa (988 -1069) và là thầy của dịch giả Tây Tạng xuất sắc Marpa. Ngài được xếp vào danh sách 84 đại thành tựu giả.

"Naropa". Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Naropa>. Truy cập 06/09/2010.

[9] Dịch giả Marpa (Marpa Lotsawa) (1012–1097), tên đầy đủ là Lhodak Marpa Choski Lodos là một vị thầy về Phật giáo, người có nhiều lần du hành sang Ấn độ và Nepal và cũng là học trò của Naropa. Ngài có công chuyển dịch rất nhiều kinh văn Phật giáo và các giáo pháp của Kim cương thỪa và Đại Thủ Ấn cống hiến phần lớn các chuyển dịch Phật pháp sang Tạng ngữ.

"Marpa Lotsawa". Wikipedia. <http://en.wikipedia.org/wiki/Marpa_Lotsawa>. Truy cập 06/09/2010.

[10] Longchenpa còn đươc biết qua tên Longchen Rabjam, nghĩa là Chân Như Vô Lượng và tên khác là Drimé Özer (1308-1364). Ngài là một trong các thầy giáo sáng chói của dòng Cổ Mật. Ngài hệ thống hóa các pháp truyền thừa Cổ Mật trong công trình "Bảy kho Tàng" [Thất Bảo Tạng Luận] và cống hiến đặc biệt trong Đại Thành Tựu. Giáo pháp Longchen Nyingtik [Chân Như Tâm Yếu] được truyền lại cho Jikmé Lingpa và nó trở thành rất phổ biến. Bảy Kho Tàng là các công trình về toàn giác bao gồm: Mãn Nguyện Bảo Tạng Luận, Giáo Huấn Yếu Lược Bảo Tạng Luận, Pháp Giới Bảo Tạng Luận, Tối Thượng Thừa Bảo Tạng Luận, Ngôn Ý Bảo Tạng Luận, và Thực Tính Bảo Tạng Luận.

"Longchenpa". Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Longchenpa>. Truy cập 06/09/2010.

[11] Tên ngắn là Jikmé Lingpa (1729-1798) còn gọi là Khyentsé Özer, hay Hào Quang của Từ Bi và Trí Huệ. Ngài được xem là nhân vật quan trọng nhất của dòng Cổ Mật. Ngài có công phát hiện ra giáo pháp LongchenNyingtik và là học trò của Longchenpa. Ngài xuất bản các bản dịch Mật điển Nyingma Gyübum.

"Jikmé Lingpa". Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Jikm%C3%A9_Lingpa>. Truy cập 06/09/2010.

[12] Toàn bộ nội dung bản kinh “Đơn Âm Bát-nhã Ba-la-mật-đa” là như sau:

Xin hồi hướng lên Đấng Thế Tôn Bát Nhã Ba-la-mật-đa.

Tôi nghe như vầy, một thuở Thế Tôn ngụ tại thành Vương Xá, trên đỉnh Linh Thứu, cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị và vô lượng chư Bồ-tát. Lúc đó, Thế Tôn mới bảo ngài A-nan:

"Này A-nan, vì lợi lạc và phước hạnh của toàn thể chúng sinh hữu tình, hãy nhận rõ trí huệ Bát nhã Ba-la-mật-đa này trong một chữ là chữ 'ah'".

Phật nói kinh này rồi chúng đại Tỳ-kheo, chư Bồ-tát, và toàn thể thế gian trời, người, a-tu-la nghe Phật nói đều rất hoan hỉ vâng theo.

Ở đây cần lưu ý âm tiết Ah trong tiếng Phạn [và Tạng] có thể có nhiều ý nghĩa một nghĩa của từ này là Không.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2023(Xem: 12186)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 13924)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
15/04/2023(Xem: 3486)
Đức Phật thuyết rằng đừng vội tiếp thu những điều gì Ngài dạy, chỉ dựa vào tín ngưỡng, thay vào đó, hãy nghiệm chứng nó bằng logic học và xác thực, giống như việc kiểm nghiệm vàng
15/04/2023(Xem: 4132)
Chuyên mục khám phá những điểm tương đồng giữa kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật và các khía cạnh khác nhau của công nghệ đương đại là Nguyệt san thảo luận về lĩnh vực hệ thống – thường được gọi là Tư duy hệ thống ‘khía cạnh lý thuyết’ (cách nhìn tổng thể, có tính đa chiều và mục tiêu) và Kỹ thuật hệ thống ‘khía cạnh phát triển thực tế’
12/04/2023(Xem: 5735)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 5502)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 9242)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5454)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 8258)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9396)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]