Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn Lớp Mật Thừa

28/02/201621:05(Xem: 3990)
Bốn Lớp Mật Thừa
TỔNG QUAN 
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

Bốn Lớp Mật Thừa

 

Hệ thống Mật thừa được phân chia thành bốn lớp, như được nói trong mật điển diễn giải Kim Cương Điện. Như chúng ta đã thảo luận ở trên rằng, chỉ trong Mật thừa Du-già Tối Thượng đáp ứng những tính năng thậm thâm và đặc biệt nhất của của Mật thừa, do thế, chúng ta phải nhìn những Mật thừa bậc thấp như những nấc thang đi lên Mật thừa Du-già Tối Thượng. Mặc dù sự diễn giải về những cách đem khát vọng vào con đường là một tính năng chung của tất cả bốn lớp Mật thừa, thì những mức độ của khát vọng có khác nhau. Trong lớp đầu tiên của Mật thừa, Mật thừa Hành Động[1], phương pháp tiếp nhận khát vọng vào trong con đường là liếc nhìn đối ngẫu. Trong những lớp tiếp theo của Mật thừa, những phương pháp bao gồm cười, nắm tay hay ôm và hợp nhất[2].

Bốn lớp của Mật thừa được đặt tên theo chức năng và những cơ chế khác nhau của sự tịnh hóa. Trong lớp thấp nhất của các mật điển thủ ấn hay những thế xếp của bàn tay được xem như quan trọng hơn du-già nội thể, vì thế được gọi là Mật thừa Hành Động.

Lớp thứ hai, mà trong ấy có nhấn mạnh bình đẳng trên cả hai khía cạnh, được gọi là Mật thừa Thiện Hạnh[3]. Thứ ba là Mật thừa Du-già[4], là nơi Du-già nội thể được nhấn mạnh hơn những hoạt động bên ngoài.[5] Lớp thứ tư được gọi là Mật thừa Du-già Tối Thượng[6] bởi vì nó không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của Du-già nội thể, mà không có Mật thừa nào siêu việt hơn nó.

Trường phái Nyingma Đại Toàn Thiện nói về chín cổ xe [cửu thừa][7]. Ba thừa thứ nhất gồm đến Thanh Văn, Độc Giác, và Bồ-tát thừa mà đã cấu thành nên hệ thống kinh điển hiển giáo. Ba thừa thứ hai được gọi là ngoại vi thừa, cổ xe bên ngoài, gồm có Mật thừa Hành Động, Mật thừa Thiện Hạnh và Mật thừa Du-già, vì chúng nhấn mạnh sự thực hành của những hành vi bên ngoài, mặc dù chúng cũng đề cập đến với những hạnh kiểm nội thể và ngoại vi của hành giả. Cuối cùng, có ba Mật thừa nội thể, những Mật thừa được liên hệ đến thuật ngữ Đại Toàn Thiện[8] như Đại Du-già, Chuyển Hóa Du-già và Siêu Việt Du-già. Ba thừa nội thể này được xem là những phương tiện hay những cổ xe để đạt đến sự kiểm soát, bởi vì chúng bao hàm những phương tiện để làm hiển lộ của những mức độ vi tế nhất của tâm thức và năng lượng. Bằng những phương tiện này, một hành giả có thể đặt tâm thức của mình trong một trạng thái sâu thẩm ngoài sự phân biệt của tốt và xấu, thanh tịnh hay ô nhiễm, là điều có thể cho phép người ấy siêu việt khỏi những quy ước trần gian.

 tongquan-11

Mạn-đà-la Thời Luân



[1] Mật thừa Hành Động (Kriyātantra) — là cỗ xe đầu tiên trong 3 lớp Mật tông ngoại vi. Các Mật điển Hành Động có tên như thế vì chúng chú trọng chính yếu vào các hạnh kiểm bên ngoài, các thực hành về lễ tịnh hóa, tẩy uế và vân vân.

“Kriya Tantra”. Rigpa Shedra Wiki. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Kriya_tantra>. Truy cập 19/08/2010.

[2] Theo Atisha's lamp for the path to enlightenment (Bồ-đề Đạo Đăng Luận của Atisha): Mật thừa Hành Động cho những ai có thể sử dụng tham chấp được gợi lên qua việc nhìn đối ngẫu nhưng không thể khống chế tham chấp mạnh mẽ hơn. Mật thừa Thiện Hạnh cho người có khả năng tiện ích được tham chấp gợi lên từ nụ cười và ve vãn với đối ngẫu. Mật thừa Du-già cho kẻ có thể khai thác tham chấp khởi lên từ việc sờ chạm và ôm đối ngẫu. Tất cả các điều này đều là các hành vi của sự quán tưởng. Mật thừa Du-già Tối Thượng cho các đối tượng có thể khống chế được tham muốn phát khởi bởi việc thật sự tiếp xúc giữa các cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, từ quan điểm nhận thức tính Không và thực hành du-già bổn tôn thì không có sự khác nhau giữa các lớp này.

"Atisha's lamp for the path to enlightenment". C6. P212. Geshe Sonam Rinchen. Eng. Trans. Ruth Sonam. Snow Lion. 1997. ISBN 15593908242.

[3] Mật thừa Thiện Hạnh (Caryātantra) còn gọi là Mật thừa Cận Du-già (UpaYogatantra) or hay Mật thừa Lưỡng Thể (Ubhayatantra) — là lớp thứ nhì trong 3 lớp ngoại vi. Được gọi là Mật thừa Thiện Hạnh vì nó nhấn mạnh một cách bình đẳng giữa các hành vi bên ngoài của thân khẩu và sự nuôi dưỡng bên trong của định lực. Do đó tên Mật thừa Lưỡng Thể tương hợp với Mật thừa Du-già trong khi hạnh kiểm của nó lại tương tự như Mật thừa Hành Động.

“Charya Tantra”. Rigpa Shedra Wiki. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Charya_tantra>. Truy cập 19/08/2010.

[4] Mật thừa Du-già (Yogatantra) — thuộc lớp ngoại vi thứ ba của Mật thừa. Được gọi như thế vì nó nhấn mạnh trên thiền du-già nội thể, kết hợp các phương tiện thiện xảo và trí huệ.

“Yoga Tantra”. Rigpa Shedra Wiki. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Yoga_tantra>. Truy cập 19/08/2010.

[5] Các lớp Mật thừa ngoại vi hay các lớp Mật thừa thấp này có chung cho cả Cổ Mật [Ninh Mã, Nyingma] và các trường phái tân dịch. Chúng còn được gọi là Thủ trương khổ hạnh Vệ-đà bao gồm các Mật thừa Hành Động, Thiện Hạnh, và Du-già.

“Three outer classes of tantra”. Rigpa Shedra.

<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Three_outer_classes_of_tantra>. Truy cập 19/08/2010.

[6] Mật thừa Du-già Tối Thượng (AnuttaraYoga, Yoganiruttara, Yogānuttara) là lớp cao nhất của bốn lớp Mật thừa. Theo truyền thống Tân dịch thì Mật thừa Tối Thượng này được chia thành Mẫu Mật thừa [Mật thừa mẹ] , Phụ Mật thừa [Mật thừa cha] và Bất Nhị Mật thừa. Theo truyền thừa Cổ Mật thì Mật thừa Du-già Tối Thượng tương ứng với ba Mật thừa nội thể Đại Du-già, Chuyển Hóa Du-già và Siêu Việt Du-già.

” Highest Yoga Tantra”. Rigpa Shedra.

<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Highest_Yoga_Tantra>. Truy cập 19/08/2010.

[7] Chín cỗ xe hay Cữu Thừa Tất Thắng — là theo cách phân loại của truyền thống Cổ Mật Toàn bộ phổ của lộ trình tu tập của Phật Pháp được chia làm chín cỗ xe: Thanh Văn (Shravaka yana), Độc Giác (Pratyekabuddha yana), Bồ-tát (Bodhisattva yana), Hành Động (Kriyātantra), Thiện Hạnh (Caryātantra), Du-già (Yogatantra), Đại Du-già (mahāyoga), Chuyển Hóa Du-già (Anuyoga), và Siêu Việt Du-già (Atiyoga).

“Nine Yanas”. Rigpa Shedra Wiki. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Nine_yanas>. Truy cập 19/08/2010.

[8] Đại Toàn Thiện hay Đại Viên Mãn (Mahāsaṅdhi, Atiyoga) — là truyền thống Phật giáo cổ sơ nhất và trực hướng về Trí Huệ trong các truyền thừa tại Tây Tạng được Sogyal Rinpoche mô tả như là “trọng tâm của tất cả lộ trình tu tập tinh thần và là đỉnh cao của tất cả các tiến hóa tinh thần của cá nhân. Như là một lộ trình để thực chứng bản tính nội tại nhất của tâm mà chúng ta thật sự là, thì Đại Toàn Thiện là rõ ràng và hiệu quả nhất cũng như thích đáng nhất trong thế giới hiện đại”. Dù là pháp tu thuộc phái Cổ Mật nhưng nó được thực hành qua nhiều thế kỷ bởi các đại sư của tất cả các trường phái khác như là tu tập tối nội.

“Dzogchen”. Rigpa Shedra Wiki. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Great_Perfection >. Truy cập 19/08/2010.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/03/2018(Xem: 11586)
Sài Gòn- Trần Củng Sơn- Sáng ngày Thứ Sáu 9 tháng 3 năm 2018, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã trình bày về triết học của Tổ sư Long Thọ tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với sự tham dự khoảng một trăm thiện hữu tri thức Phật Giáo. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc- một cây bút nổi tiếng trong nước về những bài viết về tuổi trẻ và Phật Giáo- đại diện Ban tổ chức giới thiệu diễn giả.
13/03/2018(Xem: 12613)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 27447)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/03/2018(Xem: 8984)
Có những vần thơ gắn liền với mỗi người từ thuở biết viết, biết đọc cho đến lúc trưởng thành, đi theo suốt cuộc đời, và cũng có thể…cho đến hơi thở cuối cùng. Những vần thơ hay những câu thơ của những thi sĩ nổi danh mà mình đã thuộc nằm lòng, đã ghi nhớ tận đáy sâu của ký ức, và bỗng một lúc nào đó, ở một tình huống nào đó, một nhân duyên nào đó, tự chúng hiện ra một cách tự nhiên trong dòng tư tưởng, sự nghĩ suy, và bộc ra thành lời nói như là của chính mình và đôi lúc, chỉ nhớ đến vần thơ, câu thơ đó mà cũng không hề nhớ đến tác giả là ai nữa ! Các vần thơ, các câu thơ ấy thực sự đã gắn liền với mình, với đời sống mình, đôi lúc còn được xem như là kim chỉ Nam để giúp mình phản ứng, cư xử trước mọi hoàn cảnh, vui hay buồn, tốt hay xấu đang xảy ra.
03/02/2018(Xem: 16574)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
06/01/2018(Xem: 15472)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
05/01/2018(Xem: 12027)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
02/01/2018(Xem: 7947)
Phái đoàn chúng tôi đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu về đến đây, tức là chùa Châu Lâm, thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên để thăm viếng bà con và chia sẻ một số tịnh tài, phẩm vật đến với bà con khốn khó trong cơn bão lũ vừa qua tại tỉnh nhà chúng ta. Thưa quý vị! Phú Yên là quê hương yên bình, được che chở bởi trời đất, bởi hồn thiêng sông núi, bởi lịch đại Tổ sư Phật giáo. Quê hương của chúng ta có biển, có núi, có đầm, có sông và có bình nguyên, cho nên cũng từ đó, mà quê hương chúng ta đã phát sinh ra nhiều bậc anh tài cho đất nước, nhiều bậc cao Tăng cho Đạo Pháp một thời.
21/12/2017(Xem: 8822)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 9797)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]