Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

50. Nghiệp Nhân Từ Quá Khứ

15/03/201410:58(Xem: 27107)
50. Nghiệp Nhân Từ Quá Khứ
mot_cuoc_doi_bia_3

Nghiệp Nhân Từ Quá Khứ





Tại giảng đường vườn rừng Ghositārāma, biết là chư tăngi đang bị nhiều mối nghi ở trong lòng, đức Phật liền vén mở bức màn quá khứ đã bị che lấp liên hệ đến những sự việc xảy ra tại hoàng cung đức vua Udena.

- Này chư tỳ-khưu! Một thuở rất xa xưa, dưới triều đại đức vua Brāhmadatta, vào thời không xuất hiện một vị Chánh Đẳng Giác nào, có tám vị Độc Giác trú cư tại núi non thuộc kinh thành Bārāṇasī, và các ngài thường vào thành phố để trì bình khất thực. Lâu lâu, đức vua lại triệu thỉnh họ vào cung, lệnh cho hoàng hậu, thứ hậu, thứ phi, cung nga thể nữ thay phiên nhau đặt bát cúng dường và nghe một vài pháp thoại. Cả tám vị đều được đức vua tôn kính, trọng vọng; là chỗ nương tựa tinh thần của đức vua, họ được ngài coi như là linh hồn của quốc độ vậy. 

Hôm ấy, sau khi đi bát xong, có bảy vị quăng bát qua hư không để lên núi Himalaya. Chỉ còn một vị đến bờ sông Gaṇgā thọ thực, sau đó vào một lùm cây rậm thọ hưởng lạc về thiền, lạc về quả.

Đức vua trị vì Bārāṇasī hôm ấy nhã hứng cùng chư hậu, chư phi, cung nga thể nữ du lãm ở ngoại thành, bày cuộc vui săn bắn, sau đó họ nghỉ ngơi tại hành cung ven bờ sông.

Như những cánh chim được xổ lồng, có một bà phi dẫn năm trăm cung nữ đi dạo chơi ven sông, sau đó tha hồ nhởn nhơ ngụp lặn, bơi lội, đùa giỡn thỏa thích trong dòng sóng nước.

Lúc họ lên bờ thì trời trở lạnh. Ai cũng run lẩy bẩy. Bà phi sáng ý chạy đến lùm cây, gom lá khô, rác khô, cành khô rồi đốt lửa sưởi ấm. Vô tình, ngọn lửa lớn cháy lan đến lùm cây có vị Độc Giác đang trú định.Do cây cháy nên lộ ra hình tướng vị Độc Giác quen thuộc, và có lẽ vì ngài đang an trú diệt thọ tưởng định nên chẳng hề hay biết chuyện gì xảy ra xung quanh.

- Chết rồi! Bà phi chợt la lên - Đây là bậc thầy của đức vua. Nếu ông ta tiết lộ chuyện này chắc chị em ta không thoát khỏi tội chém đầu! Thôi, một liều ba bảy cũng liều, chúng ta hãy phi tang, hãy chất thêm rác khô, củi khô đốt cháy ông ta luôn đi. Sau khi chỉ còn tro tàn thì trời không biết, đất chẳng hay!

Thế là năm trăm cung nữ làm theo lời bà phi. Mỗi người chỉ cần gom lượm một bó nhẹ, cả năm trăm người như thế thì đã thành một ngọn núi nhỏ vây quanh vị Độc Giác Phật. Khi thấy lửa đã bốc cháy rần rật họ mới bỏ đi, yên trí với việc làm kín đáo của mình. Tuy nhiên, đức Độc Giác Phật sau bảy ngày trú định diệt thọ tưởng đã không thể bị chết cháy, y bát và vật dụng bên mình đều được bảo toàn do năng lực tối thượng của định này; ngài xả thiền, đi trì bình khất thực rồi như cánh chim ưng, nhẹ nhàng bay về Tuyết Sơn.

Kể đến ngang đây, đức Phật kết luận:

- Đốt lửa lần đầu do vô tâm, vô ý, không có tư tác giết nên không có tội nhân không có tội quả. Đốt lửa lần hai là có cố ý, có chủ tâm, có tư tác (cetanā) nên có tội nhân có tội báo. Bà phi thuở xưa, hiện nay là hoàng hậu Sāmāvatī, là kẻ chủ mưu trong việc thiêu cháy Phật Độc Giác; năm trăm cung nữ thuở xưa là kẻ tòng phạm, chính là năm trăm cung nữ hiện nay. Chủ mưu hoặc tòng phạm tạo tác một nghiệp ác chung, bây giờ bị trả quả cộng nghiệp là lẽ đương nhiên vậy. Hoàng hậu Sāmāvatī và năm trăm cung nữ bị trả quả thiêu đốt cả hằng trăm, hằng ngàn kiếp rồi, và cái quả báo hiện tại chỉ là cái nghiệp dư sót mà thôi vậy(1). Lạnh lùng thay là nghiệp. Công bằng thay là nghiệp. Mà phân minh thay cũng là nghiệp vậy!

Sau khi biết rõ sự thật, cả pháp đường ai cũng rùng mình, lặng người.

Đức Phật còn giảng thêm rằng:

- Hoàng hậu Sāmāvatī và năm trăm cung nữ bên cạnh sự chết nhưng nhờ không phóng dật, chuyên cần chú niệm nên đã đặt chân được ở cõi bất tử.

Do vậy, bậc thiện trí kiên cố nhiếp tâm, hoan hỷ trong pháp sẽ nếm thưởng hương vị cảnh giới an lạc của thánh nhơn. Người chuyên niệm, tinh tấn vững vàng, cởi bỏ, vượt thoát mọi trói buộc, sẽ thành tựu Niết-bàn tối thượng.

Rồi ngài đọc liên tiếp ba câu kệ:

“- Con đường phóng dật: Nguy nan!

Con đường tỉnh thức: Vinh quang đời đời

Buông lung là kẻ chết rồi

Pháp mầu bất tử đợi người cần chuyên!”

“- Trí nhân thấy rõ cơ duyên

Nhiếp tâm kiên định lên thuyền sang sông

An vui, hoan hỷ tự lòng

Dự vào cảnh giới thanh trong thánh mầu!”

“- Trí nhân tinh tấn thiền hành

Kiên trì nỗ lực duyên sanh Niết-bàn

Ma vương khó buộc, khó ràng

Tự do tối thượng thênh thang bến bờ!”(1)

Đại đức Ānanda chợt phát biểu:

- Bạch đức Thế Tôn! Người phóng dật, giải đãi dầu còn sống nhưng xem như đã chết rồi! Người chú niệm, tinh cần, dẫu chết rồi nhưng vẫn bất tử! Ý nghĩa ấy chúng đệ tử lãnh hội rồi! Ôi! Cái vòng nhân quả báo ứng này, ngoài sự kiện nổi bật, gây nhân thiêu cháy nên bị trả quả thiêu cháy, nó còn hé lộ cho ta thấy rõ hai hiện tượng nhân quả phân minh nữa: Một, bà phi thuở xưa do đặt bát cúng dường nên hiện nay do phước bảo trợ sinh làm hoàng hậu với danh phận, địa vị, sắc đẹp được bảo toàn. Hai, lại do nhân được nghe pháp thuở xưa nên kiếp này bà là người đầu tiên nghe pháp rồi sau đó sống trong pháp. Năm trăm cung nữ theo hầu đều được giải thích tương tợ thế. Không biết kiến giải của đệ tử như vậy có trùng khít với sự thật nhân duyên, nhân quả nhiều đời không?

Đức Phật gật đầu:

- Nó như vậy đấy! Tuy nhiên, trong cái riêng có cái chung và trong cái chung vẫn có cái riêng nên không phải lúc nào họ cũng gặp gỡ nhau, chung sống với nhau như chủ và tớ. Vẫn có hằng trăm, hằng ngàn kiếp họ thất lạc nhau trong luân hồi, tương tợ một trận bão, một cơn lốc cuốn đi qua một cánh rừng, nó bứt tung những ngọn lá bay tản mác mấy phương trời vô định vậy. Hiện tại, họ gặp nhau lại do phúc duyên đã chín vàng, nên khi ra đi, một số đắc Bất Lai, nhiều hơn là đắc Nhất Lai, số còn lại đều được vào Thất Lai cả.

Cả giảng đường như đồng thanh tán thán: Sādhu, lành thay!

Đại đức Ānanda chợt hỏi:

- Còn Cô thị nữ lưng gù? Nhân duyên quá khứ của cô gái đa văn này như thế nào mà lạ lùng vậy, thưa đức Đạo Sư?

- Ừ! Cô ta không ở trong số năm trăm cung nữ thuở trước nên được thoát chết. Cô ta chỉ cùng chung cộng nghiệp bố thí, cúng dường cho tám vị Độc Giác Phật, nhưng riêng cô ta thì nghe pháp nhiều hơn, chăm chú tư tác nhiều hơn. Có điều đặc biệt nữa, là có lần, khi họ dâng bát vật thực còn nóng sốt đến tám vị Độc Giác Phật, các ngài vừa đưa tay ra thì phát giác là bát còn nóng. Cô gái này, tiền thân thị nữ Khujjuttarā, mau mắn, lanh trí lấy từ hai cổ tay ra tám chiếc vòng ngọc dâng cho quý ngài rồi nói rằng: “Đệ tử kính dâng luôn tám vòng ngọc này để quý ngài ngăn bát trên tay cho đỡ nóng!” Do phước báu của cái nhân này nên bao giờ cô ta cũng vượt trội trong chúng về thông hiểu giáo pháp, trí thông minh cũng như sắc tướng!

Ở đâu đó có tiếng cười nhẹ rồi có tiếng hỏi:

- Còn cái lưng gù là tại sao, bạch đức Thế Tôn?

Đức Phật cũng mỉm cười:

- À, cái cô ấy thiệt là quá quắt, thiệt là tinh nghịch! Số là trong tám vị Độc Giác ấy có một vị có cái lưng hơi gù! Hôm ấy, giữa mấy trăm chị em rỗi việc, cái cô này lấy một tấm chăn giả làm y, một cái bát vàng giả làm bát khất thực, rồi cô gù lưng xuống, ôm cái bát đi tới đi lui, nói rằng:“Ngài Độc Giác của chúng ta đi tới như vầy, đi lui như vầy, khi đứng thì cái lưng trông như cái vòng cung như vầy”. Nói thế xong cô ta cười ngặt nghẽo. Do nhân ấy, cô ta bị trả quả gù lưng như vậy đó!

Đại đức Ānanda thay mặt đại chúng hỏi tiếp:

- Vậy vì cái nhân gì mà cô ta phải làm thị nữ (đầy tớ, người hầu) bạch đức Thế Tôn?

- Đấy là nghiệp riêng của cô ta. Chỉ mới đây thôi, vào thời đức Phật Kassapa, cô ấy là một tiểu thư con một bậc trưởng giả kinh thành Bārāṇasī. Cả đại gia đình đều là đệ tử thuần thành của đức Phật Kassapa. Ngôi trang viên này là giếng nước giữa ngã tư đường cho chư tăngi ni đến và đi. Họ đặt bát cúng dường thường xuyên cho chư tăngi ni của giáo hội. Chiều hôm ấy, khi cô đang ngồi kẻ lông mày thì có một vị thánh ni đến nhà viếng thăm có việc với gia đình trưởng giả. Do quá quen biết nên vị thánh ni ngồi xuống một bên. Vì bận trang điểm bằng cả hai tay, cô ta nói:

“- Sư cô cho phép đệ tử được đảnh lễ sư cô bằng lời nói. Tiện thể, nhờ sư cô lấy giúp cái hộp phấn màu nằm phía bên tay trái của sư cô đó!”

Vị thánh ni suy nghĩ:

“- Nếu ta không lấy cái hộp trang điểm theo lời yêu cầu của cô gái thì nghịch ý cô ta, có thể đưa đến sự phiền giận. Mà phiền giận theo tính khí ưng gì được nấy đã thành nề của cô ta, đôi khi tạo oan trái đến một người đã vô lậu giải thoát như ta thì cô ta sẽ bị quả báo rất nặng, có thể đọa địa ngục. Còn ví bằng, ta thuận lấy để trao cho cô ta, như vậy là cô ta đã sai bảo một vị thánh lậu tận; thế là sau này cô ta sẽ mang lấy những kiếp tôi đòi, hầu hạ người khác. Thôi ta đành để cho cô ta mang thân phận thấp thỏi còn hơn là nghiệp báo oan trái đọa địa ngục!”

Do cân phân hai tội nặng và nhẹ như vậy nên vị thánh ni lấy hộp trang điểm cho cô gái. Và bởi nhân xưa như thế nên đã nhiều kiếp rồi, cô Khujjuttarā phải mang thân phận thấp hèn, làm nô lệ cho người.

Thế là nhân và quả, người và vật của toàn bộ câu chuyện xảy ra tại hoàng cung đức vua Udena đã được đức Phật vén mở từ trong mù sương của quá khứ, ai nấy đều nghe biết rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ, thắc mắc gì nữa. Tất thảy phàm Tăng đều kinh hãi khi chứng kiến sự diễn tiến lạnh lùng nhưng phân minh của nhân quả nghiệp báo.

Sau khi hoàng hậu Sāmāvatī qua đời, do cái chết của bà rất bi thương, thê thảm; có hai người bạn đều có tên là Sāmā, rất đau buồn, từ bỏ tất cả để xuất gia, sau trở thành hai vị trưởng lão ni.

Hoàng hậu Sāmāvatī được công nhận là một trong những người nữ đệ tử tại gia xuất sắc nhất của đức Phật, và được ngài công bố là người có tâm từ bi rộng lớn hàng đầu (aggaṃ mettāvihāriyaṃ)(1), vì năng lực của bà có thể bảo vệ khỏi mũi tên được bắn bởi vua Udena, và chuyện này cũng thường được tham khảo đến trong các chú giải(2).

Riêng Khujjuttarā, sau khi mất đi người chủ hiền đức, cô đã dành tất cả thời gian còn lại trong đời cho Phật sự bằng cách nghe pháp và thuyết pháp cho mọi người. Đức Phật đã xác nhận cô ta là một người lỗi lạc giữa hàng nữ tại gia vì sự nghe nhiều học rộng của cô (bahussutānaṃ)(3)và có cả tài thuyết pháp trong hàng cận sự nữ nữa.

Cả hoàng hậu Sāmāvatī và cô pháp sư thị nữ lưng gù đều là những nhân cách lỗi lạc trong hàng cận sự nữ, còn rọi sáng dịu dàng cho đến ngày hôm nay.



(1) Câu chuyện Sāmāvatī được bao gồm quanh câu chuyện của vua Udena. Để biết them chi tiết xem trong chú giải Dhammapada. i. 187-91, 205-225; câu chuyện có xuất hiện một vài chi tiết trong chú giải Anguttara Nikaya. i. 232-4,236ff., và cũng được đề cập tóm tắt trong chú giải Udena. 382f., loại bỏ chi tiết nguyên nhân cái chết của hoànng hậu Sāmāvatī được giải thích khá dài trong Udāna (Ud.vii.10) xử lý vụ việc. Cf. Divyāvadāna, ed . Cowell anf Neill (Cambridge). 575 f. theo Thanh Tịnh Đạo (tr. 380f), ước muốn của Māgandiyā là giết hoàng hậu Sāmāvatī để lên làm chánh hậu.

(1)Pháp cú 21, 22, 23: Appamādo amatapadaṃ pamādo maccuno padaṃ. Appamattā na mīyanti ye pamattā yathā matā.

Etaṃ visesato ñatvā appamādamhi paṇḍitā. Appmāde pamodanti ariyānaṃ gocare ratā. Te jhāyino sātatikā niccaṃ daḷhaparakkamā. Phusanti dhīrā nibbānaṃ yogakkhemaṃ anuttaraṃ.

(1)Anguttara Nikāya. i. 26; cf. iv. 348.

(2)Ví dụ trong chú giải Buddhavaṃsa. 24; chú giải Itivuttaka. 23; chú giải Patisambhidāmagga. 498; chú giải Anguttara Nikāya.ii. 791.

(3)Angguttara Nikaya. i. 26.; chú giải dhammapada. i. 208ff.; chú giải Anguttara Nikaya .i.226,237.; chú giải Itivuttaka. 23f.; chú giải Patíambhidāmagga. 498f.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/04/2023(Xem: 2438)
Đức Phật thuyết rằng đừng vội tiếp thu những điều gì Ngài dạy, chỉ dựa vào tín ngưỡng, thay vào đó, hãy nghiệm chứng nó bằng logic học và xác thực, giống như việc kiểm nghiệm vàng
15/04/2023(Xem: 2715)
Chuyên mục khám phá những điểm tương đồng giữa kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật và các khía cạnh khác nhau của công nghệ đương đại là Nguyệt san thảo luận về lĩnh vực hệ thống – thường được gọi là Tư duy hệ thống ‘khía cạnh lý thuyết’ (cách nhìn tổng thể, có tính đa chiều và mục tiêu) và Kỹ thuật hệ thống ‘khía cạnh phát triển thực tế’
12/04/2023(Xem: 3867)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 3612)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 6619)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 3858)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 5839)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6549)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 5523)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 14257)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567