Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

49. Báo Ứng

15/03/201410:57(Xem: 32978)
49. Báo Ứng
mot_cuoc_doi_bia_3

Báo Ứng





Đức vua đang ngự du tuần tra ngoại vi kinh thành, khi nghe phi mã báo hung tin, ông tức tốc trở về thì chứng kiến một thảm cảnh kinh hoàng. Ông đứng lặng nhìn biệt cung của chánh hậu với những tòa lâu đài ngang dọc, bây giờ chỉ còn là đám tro tàn âm ỉ khói.

Lòng đức vua nặng trĩu, ảo não, thương bi đủ cả khi nghĩ đến ân đức, tấm lòng độ lượng của hoàng hậu; nhưng ông cố trấn tĩnh, cố giữ nét mặt điềm nhiên không phán xét gì, không hạch hỏi ai, không nói một tiếng nào, lặng lẽ đi về tẩm cung. Đức vua đuổi tất cả tả hữu ra ngoài, tự mình tắm rửa, thay xiêm đổi áo rồi ngồi lặng như hóa đá, như thiền định.

Rồi những con người, những sự việc diễn tiến đi qua tâm trí của đức vua như một cuốn phim quay chậm. Ông nhớ lại từ hồi nhập cung, hoàng hậu Sāmāvati suốt mười năm nâng khăn sửa túi, bà lúc nào cũng nho nhã, nhu thuận, dịu hiền, kín đáo và thanh cao như một đóa cúc trắng. Cũng chính nhờ bà, lây lan những đức tính tốt của bà mà ông đã trở nên khá hơn, tự chủ gơn, trầm tĩnh hơn. Ngay chính những sự nóng giận, kể cả săn thú giết vật, kể cả chửi rủa, đánh đập, la mắng người vô cớ ta cũng đã giảm được năm sáu phần! Còn nữa, bà chưa hề yêu cầu điều gì, nguyện ước điều gì, xin ban cái gì cho cá nhân mình cả. Đối với cha mẹ, thân bằng, quyến thuộc bà cũng xử sự chừng mực, tình lý cân phân và cũng chưa hề xin cho người bà con nào một chức quan nhỏ. Năm ngoái, khi có thai, bà chỉ xin được đi nghe pháp từ đức Thế Tôn và cũng cầu nguyện cho hài nhi sau này trở thành một hoàng tử tốt, sáng suốt và lương thiện. Sau khi gặp đức Phật trở về, bà dường như có nhiều niềm vui nội tâm hơn. Rồi bà cũng giáo dục cho cung nga thể nữ những đức tính hay đẹp như thế. Đứa trẻ ra đời, bà hết lòng chăm sóc, sau trao lại cho bốn bà nhũ mẫu cùng mười cung nữ săn sóc ở gần cung điện của đức vua. Sáng nào bà cũng sang thăm, nâng niu, trìu mến, và ông cũng tiện đường dễ dàng ghé chơi, hôn hít cậu ấu hoàng xinh đẹp như con nhà trời. Vậy, hoàng hậu Sāmāvatī không thể thả con rắn độc, bà không có mục đích để làm việc tày đình ấy. Chuyện con gà sống cũng thật đáng ngờ. Ai mang tám con gà sống đến? Và tại sao lại được phủ kín, chỉ hé cho ta xem cái màu lông đen của gà thôi? Đằng trong ấy được che giấu cái gì? Ồ, tại sao ta lại hồ đồ tin người như vậy chứ? Cái bàn tay ông chú ấy hơi run run! Cái ông được mệnh danh là quốc trượng ấy thế là đáng ngờ. Thật ra, quốc trượng phải là thân sinh bậc chánh cung kìa! Nhưng do hồi ấy ta mê mẩn sắc đẹp của Māgaṇḍiyā nên đã chìu theo ý của nàng ấy. Rồi lại còn một biệt phủ cho ông ta nữa chứ. Tiếp đến, lồng gà được trao cho ai? Tên cận thần bồi yến? Ai tâu là món ngự thiện nên để cho cung nữ chánh hậu làm? Tên cận thần hầu rượu! Vậy là tên quốc trượng, tên bồi yến, tên hầu rượu có vấn đề gì đó ám muội rồi.

Còn con người thực của thứ hậu thì sao? Cô ta nhập cung là vì thâm thù sa-môn Gotama do cha mẹ chọn sa-môn Gotama làm giai tế nhưng ông ta không dám sờ đụng bằng chân. Cô được ta yêu thương là cô ta sẽ có kế sách báo cừu. Vậy là cô ta yêu mối thù của cô ta hơn là yêu ta. Chuyện chợt trở nên sáng tỏ khi nửa tháng trước đây cô ta tung hết tiền ra thuê bọn đầu trộm đuôi cướp phỉ báng, nhục mạ sa-môn Gotama và tăng chúng. Vậy là đã rõ tâm địa của thứ hậu. Từ từ ta sẽ đưa cô ta vào bẫy. Việc cần làm hiện nay là âm thầm điều tra chuyện tám con gà sống trước đã. Cái này thì dễ, vì chỉ cần lôi tên cận thần bồi yến là biết ngay!

Tối ấy, đức vua cho kêu tên cận thần vào cung sau, và với sắc mặt lạnh như tiền, ông nói:

- Có hai con đường, ngươi có thể chọn một. Một là trẫm tạm mượn chiếc đầu của ngươi, hai là ngươi hãy kể rõ sự thật cái gì giấu kín khó hiểu bên trong lồng gà hôm tiểu yến?

Nghe cách hỏi của đức vua, tên cận thần biết là không thể giấu giếm ngài được nữa nên đã tình thật khai hết. Đức vua bàng hoàng. Xảo kế mà như vậy vừa sâu xa khó lường vừa thâm độc còn hơn nọc độc của rắn. Ôi! Thương xót thay chánh hậu của ta, bị hàm oan mà không hề than oán một lời! Lại còn rải tâm từ cho ta và cả cho con tiện tỳ kia nữa chớ!

- Chuyện tám con gà sống, tám con gà chết, vậy là trẫm đã rõ mọi chi tiết của kịch bản. Thế chuyện con rắn độc, ngươi có thấy biết manh mối gì không?

Tên cận thần bồi yến tâu thật lòng:

- Bà thứ hậu mua chuộc hạ thần và cả viên hầu rượu cho bệ hạ, luôn theo sát bệ hạ. Chuyện con rắn độc thì hạ thần không biết. Nhưng sau khi nghe nội cung bàn về con rắn nhỏ hạ thần biết ngay là chính thứ hậu đã lén bỏ vào ống tiêu của bệ hạ.

- Sao ngươi biết?

- Chiều hôm ấy, thấy quốc trượng hấp tấp đi vào cung rồi trao cho thứ hậu một cái hộp nhỏ, nói thoảng rằng: “Để ý đó! Nó độc lắm đó!” Khi quốc trượng về, thứ hậu nhìn cửa trước, nhìn cửa sau, lúc ấy bệ hạ đang ngự chơi bên phòng của ấu hoàng rồi lẻn vào phòng của bệ hạ. Và chắc chắn nó đã được lén bỏ vào bên trong ống tiêu của bệ hạ.

Đức vua gật đầu:

- Đúng vậy rồi! Chớ chẳng lẽ nào hoàng hậu lại để rắn trong chăn của mình? 

Trầm ngâm hồi lâu, đức vua cẩn thận nói nhỏ với tên cận thần:

- Bây giờ trẫm phạt ngươi nhịn đói một ngày, ngoan ngoãn ở yên đây, đừng có kêu ca, la oán gì. Chiều mai trẫm sẽ mở khóa thả ngươi ra đối chứng.

Sáng hôm sau, lúc lâm triều, đức vua cho hội họp hết quần thần và cả đại diện hai cung, năm viện; với khuôn mặt bình thản, an nhiên như không có gì xảy ra. Quần thần người này, người kia mở lời chia buồn, khuyên giải đức vua đừng quá sầu não mà họa hại đến sức khỏe, ảnh hưởng đến muôn dân, bá tánh.

Đức vua chợt cất giọng cười ha hả:

- Các khanh lầm rồi! Trẫm không buồn mà trẫm còn vui nữa đấy! Các khanh biết tại sao không?

Đức vua tự hỏi rồi tự trả lời:

- Cứ mỗi lần nghĩ đến con rắn độc tại cung của hoàng hậu là trẫm còn rởn cả tóc gáy. Biết bao nhiêu ngày trẫm ăn không ngon, ngủ không yên, luôn luôn phập phồng lo sợ, không biết còn có mưu kế nào rình rập nữa hay chăng? Còn con rắn độc thứ hai, thứ ba nữa hay chăng?

Nghỉ hơi một lát cho cả triều thần hiểu trọn vẹn ý nghĩa rồi đức vua tiếp:

- Nay thì toàn bộ cái cung lầu ấy bị thiêu rụi rồi, những con người với những kế độc ấy cũng rủ nhau ra đi cả rồi; cho nên từ nay trẫm sẽ gối cao nằm ngủ, không còn lo sợ gì nữa.

Một viên lão thần chợt tâu:

- Tâu đại vương! Một bậc mẫu nghi thiên hạ và năm trăm cung nữ bị thiêu cháy không phải là việc nhỏ. Mấy tòa cung lâu ngang dọc nguy nga tráng lệ bị đốt ra tro không phải là việc nhỏ. Theo hạ thần, là chúng ta phải lập một ban điều tra để tìm cho ra thủ phạm cùng những người đồng lõa, có tội danh, tội chứng, sau đó xử phạt tội hình đàng hoàng mới có thể nghiêm được phép nước!

Đức vua gật đầu:

- Lão khanh nói đúng. Nhưng lão chỉ biết một mà không biết hai. Vậy trẫm sẽ hỏi khanh nhé?

- Tâu vâng!

- Nếu có người đặt để lên bàn cân, một bên là trẫm, một bên là hoàng hậu và năm trăm cung nữ thì bên nào nặng hơn?

- Bệ hạ nặng hơn!

- Một bên là mười ngàn đồng tiền vàng để kiến tạo lại biệt cung, một bên là trẫm thì bên nào nặng hơn!

- Cũng bệ hạ nặng hơn!

Đức vua cười ha hả:

- Trẫm nặng hơn, vậy là đã rõ! Vì an toàn tánh mạng cho trẫm, vì muốn cất đi gánh nặng sợ hãi ngày đêm của trẫm nên ai đó đã ra tay làm việc này. Chắc người ấy là một người có tâm hồn cao thượng, yêu thương trẫm hết mực nên đã bảo vệ tánh mạng cho trẫm đấy!

Đức vua còn lặp lại:

- Tánh mạng của trẫm là đệ nhất! Hộ trì tánh mạng cho trẫm tức là hộ trì quốc độ vậy. Trẫm vô cùng cảm ơn vị ân nhân đó.

Thứ hậu Māgaṇḍiyā nghe đến đây, không còn chịu nổi nữa, muốn xưng danh để lập công liền:

- Tâu bệ hạ! Người làm việc âm thầm vô danh ấy là thiếp! Phi thiếp ra, ai có khả năng làm được việc ấy? Chính thiếp đã thảo kế hoạch rồi nhờ quốc trượng phụ giúp một tay, bây giờ bệ hạ mới hoàn toàn được an toàn như vậy đó!

Đức vua giả vờ ngạc nhiên:

- Ồ, thế sao? Chính thật là nàng sao? Trước quần thần, hai cung năm viện, trẫm tuyên dương công trạng đệ nhất cho nàng đó!

Thứ hậu xiết bao vui sướng.

Giọng đức vua còn vang vang cả triều nội:

- Vậy là ngoại trừ thứ hậu ra, trên đời này chẳng còn ai yêu thương trẫm một cách thật lòng, một cách sâu sắc và chung thủy như thế. Để tri ân thứ hậu, trẫm còn muốn ban tước lộc cho quốc trượng cùng tất thảy bà con quyến thuộc của nàng, kể cả những người âm thầm góp tay, góp sức nữa. Vậy thì chiều nay, ngay trước sân rồng, cuộc ban thưởng trọng hậu sẽ diễn ra ở đó, tất thảy mọi người hôm nay đều phải có mặt để chia niềm vui chung với trẫm.

Thế rồi, buổi chiều, ngay tại sân rồng, khi thứ hậu Māgaṇḍiyā, quốc trượng Cūḷa Māgaṇḍi cùng thân bằng quyến thuộc, một số tay chân bộ hạ tề tựu đông đủ, đức vua ra lệnh cho quân cận vệ bắt trói cả thảy. Viên cận thần hầu rượu và bồi yến cũng bị bắt trói dẫn ra tại chỗ.

Giọng đức vua Udena uy nghiêm, dõng dạc:

- Đốt rụi biệt cung, thiêu chết hoàng hậu và năm trăm cung nữ, thủ phạm chính là con nha đầu này cùng với ông chú của nó, tay chân bộ hạ của nó, đã do chính từ miệng nó nói ra. Thân bằng quyến thuộc ba họ của nó cũng phải bị vạ lây. Đúng như viên lão thần đã nói, phải trừng trị để cho nghiêm phép nước. Chư quan thấy trẫm làm như vậy có đúng không, có sai lệch chỗ nào không?

Quần thần hô to:

- Bệ hạ anh minh, sáng suốt!

- Chuyện tám con gà sống, tám con gà chết thì thủ phạm có bốn người: Con tiện tỳ điêu trá này, ông chú ác độc này cùng hai tên hầu yến và hầu rượu, ta đã điều tra kỹ càng và tuyên bố công khai, minh bạch với mọi người trước ánh sáng mặt trời.

Quần thần hô to:

- Bệ hạ anh minh, sáng suốt.

- Chuyện con rắn độc thì thủ phạm chỉ có hai, không nói thì ai cũng biết rồi. Một tên đưa rắn độc và một tên lén bỏ vào ống tiêu “điều tượng” của trẫm để giá họa cho hoàng hậu đức hạnh!

- Bệ hạ anh minh, sáng suốt.

- Chuyện đốt cung lầu giết hại hoàng hậu và năm trăm cung nữ thì tất thảy bọn chúng đều có góp tay, góp sức tham gia, đồng lõa.

Quần thần xôn xao bàn tán không biết đức vua điều tra như thế nào mà chỉ chưa được nửa ngày ông đã biết rõ tất cả.

- Trẫm tuyên bố: Toàn bộ gia sản của hai tên đầu sỏ sẽ bị tịch thu. Vàng bạc lấy được trẫm sẽ cúng dường sửa sang ba đại lâm viên để nhờ đức Phật và chư tăng tụng kinh, hồi hướng siêu độ cho hoàng hậu và năm trăm cung nữ. Trẫm xử lý như vậy có được không?

- Bệ hạ anh minh, sáng suốt!

- Trẫm tuyên bố: Con tiện tỳ cái tội quá nặng tương đương địa ngục a-tỳ, trẫm sẽ cho lóc từng tấm thịt, bỏ vào chảo chiên, bắt nó ăn. Khi nào nó ăn không nổi, quẳng nó vào chảo rồi chiên giòn! Cái tên được mệnh danh là quốc trượng này cũng chiên vàng luôn như thế. Tên hầu rượu thì cho năm ngựa phân thây. Tên hầu yến do thành thật khai báo, thú tội nên được tha chết, đuổi về quê quán. Bà con quyến thuộc cũng bị tịch thu gia sản, toàn bộ bị chém đầu rồi cho chôn cất tử tế.

Bản án của đức vua tuyên bố không ai dám góp thêm một lời nào. Và ngay chính tội nhân cũng không dám phản biện dù chỉ trong ý nghĩ.

Ai cũng khâm phục đức vua đã dàn dựng một kịch bản đầy mưu trí để cho thủ phạm độc ác tự đưa đầu đưa cổ của mình vào tròng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2013(Xem: 8390)
Tôi không cần thảo luận sự chân thật tu chứng, nhưng khi chúng ta nghiên cứu học vấn, phụng sự Phật pháp hay làm những việc phúc lợi xã hội, chúng ta cần phải lấy Phật pháp làm kim chỉ nam chỉ đạo cho chính mình, sách tấn chính mình, điều đó sẽ giúp cuộc sống tinh thần củachúng ta càng ngày càng tốt hơn...
31/12/2012(Xem: 6584)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
28/12/2012(Xem: 10244)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
02/08/2012(Xem: 16799)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
16/04/2012(Xem: 9232)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
09/04/2012(Xem: 3368)
Phật giáo là “chân lý thực tại”, mà cốt lõi chính là đạo đức và giới luật làm nền tảng. Khi Phật còn tại thế, ngài chế giới là để ngăn ngừa sự bại hoại của tăng đoàn.
04/03/2012(Xem: 53991)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
17/01/2012(Xem: 8789)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
01/08/2011(Xem: 14430)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
23/06/2011(Xem: 16972)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]