Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Niệm Phật trọng ân

01/08/201112:23(Xem: 8267)
1. Niệm Phật trọng ân

BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
勸發菩提心文

Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng

Chánh tông phần

Nguyên văn:

此菩提心,諸善中王,必有因緣,方得發起。今言因緣,略有十種。何等為十?一者念佛重恩故;二者念父母恩故;三者念師長恩故;四者念施主恩故,五者念眾生恩故,六者念生死苦故,七者尊重己靈故,八者懺悔業障故,九者求生淨土故,十者為念正法得久住故。

Âm Hán Việt:

Thử Bồ đề tâm, chư thiện trung vương, tất hữu nhân duyên, phương đắc phát khởi. Kim ngôn nhân duyên, lược hữu thập chủng. Hà đẳng vi thập? Nhất giả niệm Phật trọng ân cố, nhị giả niệm phụ mẫu ân cố, tam giả niệm sư trưởng ân cố, tứ giả niệm thí chủ ân cố, ngũ giả niệm chúng sanh ân cố, lục giả niệm sanh tử khổ cố, thất giả tôn trọng kỷ linh cố, bát giả sám hối nghiệp chướng cố, cửu giả cầu sanh Tịnh độ cố, thập giả vị niệm chánh pháp đắc cửu trụ cố.

Dịch:

Tâm Bồ đề này là vua trong các pháp lành, phải có nhân duyên mới phát khởi được. Nhân duyên ấy, nay nói tóm lược thì có mười thứ là : 1 là nhớ ơn sâu nặng của Đức Phật, 2 nhớ ơn cha mẹ, 3 nhớ ơn sư trưởng, 4 nhớ ơn thí chủ, 5 nhớ ơn chúng sanh, 6 nhớ khổ sanh tử, 7 vì tôn trọng linh tánh của mình, 8 sám hối nghiệp chướng, 9 cầu sanh Tịnh độ, 10 vì mong muốn làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài.

Giảng:

Thử Bồ đề tâm, chư thiện trung vương: Tâm Bồ đề này, là tâm trí huệ mà mọi người chúng ta đang tìm cầu. Bồ đề là giác đạo, giác đạo thì trái ngược với không giác đạo. Chúng ta là chúng sanh thì không giác, nếu giác rồi thì sẽ phát tâm Bồ đề ; không giác thì sẽ không biết phát tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề này là Vua trong các pháp lành, bất luận chúng ta làm bất cứ việc lành nào cũng không quan trọng bằng việc phát tâm Bồ đề. Vậy thì phát tâm Bồ đề, nhất định phải có nhân duyên mới phát khởi được, cho nên nói tất hữu nhân duyên, phương đắc phát khởi: nhân là nhân của hột giống, duyên là trợ duyên giúp đỡ tâm Bồ đề. Nhân là chánh nhân quan trọng, duyên là trợ duyên giúp đỡ cho chánh nhân này phát triển.

Tại sao cần phải phát tâm Bồ đề ? Kim ngôn nhân duyên, lược hữu thập chủng: Nay nói nhân duyên ấy có mười thứ. Hà đẳng vi thập: Mười thứ nhân duyên ấy là gì ?

Nhất giả niệm Phật trọng ân cố: Chúng sanh không biết ân đức từ bi hỷ xả của Đức Phật đối với chúng ta, ân này không thể nào hình dung được, không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả được, vì thế ân này "trọng" nhất, sâu nặng nhất. Bạn xem, Đức Phật tu phước huệ trong ba tăng kỳ kiếp, trăm kiếp vun trồng các tướng tốt, chỉ là muốn cứu độ chúng ta là những chúng sanh hiện tiền lìa khổ được vui, cho nên trước tự mình phải lấy thân làm gương tu hành, trải qua các thứ khổ cực gian nan, đủ thứ cảnh giới không thể nhẫn, khó chịu đựng, cho nên ân đức của Phật là sâu nặng nhất.

Nhị giả niệm phụ mẫu ân cố: Ân đức của Phật không dễ đáp đền, chúng ta cần phải phát tâm Bồ đề để đền đáp ân đức của Phật ; còn cha mẹ đối với chúng ta cũng có ân đức sâu dày, cha mẹ sanh ta ra, mười tháng mang thai, ba năm bú mớm, sau đó lại nuôi dưỡng chúng ta lớn lên thành người, đó cũng là ân trọng không dễ dàng báo đáp.

Tam giả niệm sư trưởng ân cố: Ân đức thứ ba chính là phải nhớ ơn Sư trưởng. Sư là những bậc Thầy mà chúng ta theo học pháp, học trí huệ. Thầy từ từ dẫn dắt, dạy dỗ chỉ bảo chúng ta, ân này chúng ta cũng cần phải báo đáp.

Tứ giả niệm thí chủ ân cố: Thí chủ là những người hộ pháp ; chúng ta xuất gia tu hành học đạo, thí chủ hộ pháp hộ trì chúng ta tu hành học đạo, ân này cũng rất nặng. Nếu chúng ta không phát tâm Bồ đề, thì "tam tâm bất liễu thủy nan tiêu", nếu không quét sạch ba tâm, thì dù có uống một miếng nước của thí chủ cúng dường cho, thì cũng không dễ tiêu được, nên nhân duyên thứ bốn là phải nhớ ân thí chủ.

Ngũ giả niệm chúng sanh ân cố: Chúng sanh đối với ta cũng đều có ân, tất cả chúng sanh hoặc là có mối quan hệ tương đương với chúng ta, cho nên chúng ta cũng cần phải báo ân.

Lục giả niệm sanh tử khổ cố: Thứ sáu là nhớ khổ sanh tử chúng ta cũng cần phải phát tâm Bồ đề.

Thất giả tôn trọng kỷ linh cố: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể làm Phật. Chúng ta đã có Phật tánh thì nên phát tâm Bồ đề, viên mãn thành tựu Phật tánh của chúng ta, cho nên cần phải tôn trọng giác tánh linh minh vốn có của mình.

Bát giả sám hối nghiệp chướng cố: Nhân duyên thứ tám phát Tâm Bồ đề là phải sám hối nghiệp chướng của mình, khiến cho nghiệp chướng tiêu trừ.

Cửu giả cầu sanh Tịnh độ cố: Cầu sanh thế giới Tây phương Cực Lạc, được gặp Đức Phật A Di Đà.

Thập giả vị niệm chánh pháp đắc cửu trụ cố: Chúng ta phát tâm Bồ đề tu hành học đạo, lại có thể chân chánh tu đạo, đó chính là chánh pháp tồn tại lâu dài ; nếu không phát Tâm Bồ đề tu hành học đạo, thì chánh pháp không thể trụ thế lâu dài.

Có mười loại nhân duyên như thế, cho nên bất luận là người nào cũng nên phát tâm Bồ đề, khiến cho tâm Bồ đề sanh ra. Không nên cho rằng chúng ta tu hay không tu, không có quan hệ gì đến người khác ; chúng ta cùng với khắp cả thế giới đều có mối quan hệ lẫn nhau. Cho nên nếu chúng ta phát tâm Bồ đề, thì Phật pháp sẽ tồn tại lâu dài ở thế gian này ; không phát tâm Bồ đề thì Phật pháp sẽ mất đi.

I. NIỆM PHẬT TRỌNG ÂN

Nguyên văn:

云何念佛重恩? 謂我釋迦如來最初發心,為我等故,行菩薩道,經無量劫,備受諸苦。我造業時,佛則哀憐,方便教化;而我愚癡,不知信受。我墮地獄,佛復悲痛,欲代我苦;而 我業重,不能救拔。我生人道,佛以方便,令種善根;世世生生,隨逐於我,心無暫捨。佛初出世,我尚沈淪;今得人身,佛已滅度。何罪而生末法?何福而預出 家?何障而不見金身?何幸而躬逢舍利?如是思惟,向使不種善根,何以得聞佛法!不聞佛法,焉知常受佛恩!此恩此德,丘山難喻。自非發廣大心,行菩薩道,建 立佛法,救度眾生,縱使粉骨碎身,豈能酬答?是為發菩提心第一因緣也。

Âm Hán Việt:

Vân hà niệm Phật trọng ân? Vị ngã Thích Ca Như Lai tối sơ phát tâm, vị ngã đẳng cố, hành Bồ Tát đạo, kinh vô lượng kiếp, bị thọ chư khổ. Ngã tạo nghiệp thời, Phật tắc ai lân, phương tiện giáo hóa, nhi ngã ngu si, bất tri tín thọ. Ngã đọa địa ngục, Phật phục bi thống, dục đại ngã khổ, nhi ngã nghiệp trọng, bất năng cứu bạt. Ngã sanh nhân đạo, Phật dĩ phương tiện, linh chủng thiện căn. Thế thế sanh sanh, tùy trục ư ngã, tâm vô tạm xả. Phật sơ xuất thế, ngã thượng trầm luân, kim đắc nhân thân, Phật dĩ diệt độ. Hà tội nhi sanh mạt pháp? Hà phước nhi dự xuất gia? Hà chướng nhi bất kiến kim thân? Hà hạnh nhi cung phùng Xá lợi? Như thị tư duy, hướng sử bất chủng thiện căn, hà dĩ đắc văn Phật pháp! Bất văn Phật pháp, yên tri thường thọ Phật ân! Thử ân thử đức, khâu sơn nan dụ! Tự phi phát quảng đại tâm, hành Bồ Tát đạo, kiến lập Phật pháp, cứu độ chúng sanh, túng sử phấn cốt toái thân, khởi năng thù đáp! Thị vi phát Bồ đề tâm đệ nhất nhân duyên dã.

Dịch:

Thế nào là nhớ ơn nặng của Phật? Đức Phật Thích Ca Như Lai của ta, lúc mới phát tâm, đã vì chúng ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo. Ta đọa địa ngục, Phật càng thương xót, muốn thay ta chịu lấy khổ sở, nhưng vì nghiệp ta quá nặng, không thể cứu vớt. Ta sinh làm người, Phật dùng phương tiện khiến cho ta gieo trồng căn lành.

Đời đời kiếp kiếp, Phật luôn theo ta, lòng không tạm bỏ chốc lát. Khi Phật xuất thế ta còn trầm luân, nay được thân người Phật đã diệt độ. Tội lỗi gì mà sinh vào thời mạt pháp, phước đức nào lại được dự vào hàng ngũ xuất gia, nghiệp chướng gì mà không thấy được thân vàng của Phật, may mắn nào lại được cung nghinh xá lợi của Ngài. Suy nghĩ như vậy mới thấy, nếu đời quá khứ không gieo trồng căn lành thì làm sao được nghe Phật pháp, không nghe Phật pháp thì làm sao được biết thường thọ ân đức của Phật. Ân đức này, núi non cũng khó sánh bằng. Nếu không phát tâm quảng đại, hành Bồ tát đạo, xây dựng hộ trì Phật pháp, cứu độ chúng sanh, thì dù cho tan xương nát thịt cũng không thể đền đáp được. Đó là nhân duyên thứ nhất của sự phát Tâm Bồ đề.

Giảng:

Vân hà niệm Phật trọng ân?Nhân duyên thứ nhất, ở trên đã nói sơ lược về ý nghĩa nhớ ơn sâu nặng của Phật. Sao gọi là nhớ ơn sâu nặng của Phật ? Dưới đây sẽ trình bày rõ ràng. Vị ngã Thích Ca Như Lai tối sơ phát tâm, vị ngã đẳng cố, hành Bồ Tát đạo: Vị là nói, là những điều được nói. Nói cái chi ? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta, nguyên nhân ban đầu phát Tâm Bồ đề là gì ? Chính là muốn cứu độ chúng ta là những chúng sanh hiện đời, Ngài mới hành Bồ tát đạo ; hành Bồ tát đạo chính là muốn lợi người, đời đời kiếp kiếp đều vì làm lợi ích cho người. Kinh vô lượng kiếp, bị thọ chư khổ: trải qua thời gian dài đăng đẳng vô lượng kiếp, nhiều kiếp đếm khôn xiết, trong thời gian ba tăng kỳ kiếp tu phước tu huệ, chịu đựng các thứ khổ cực đắng cay.

Ngã tạo nghiệp thời: khi chúng ta tạo nghiệp, Phật tắc ai lân, phương tiện giáo hóa: Đức Phật thương xót chúng ta, cho nên Phật muốn thay chúng sanh chịu khổ, Phật muốn đem cái khổ của chúng sanh làm cái khổ của mình. Đối với nghiệp mà chúng ta đã tạo, Phật đều thương xót tha thứ cho chúng ta, Ngài dùng các thứ phương tiện quyền xảo, thí dụ thuyết minh để giáo hóa chúng ta, khiến chúng ta sửa ác làm lành, sửa lỗi làm mới cuộc đời, phát Tâm Bồ đề. Nhi ngã ngu si, bất tri tín thọ: Phật từ bi đối với chúng ta như thế, mà chúng ta quá ngu si, rất dại khờ, không hiểu rõ ân đức của Phật đối với chúng ta, vì thế không tiếp nhận sự giáo hóa của Ngài.

Ngã đọa địa ngục: Khi ta mới đọa địa ngục, Phật phục bi thống, dục đại ngã khổ: Phật nhìn thấy chúng sanh đọa địa ngục, đau khổ bi thương giống như chính mình đọa địa ngục vậy ; cho nên Phật nguyện xuống địa ngục để thay chúng ta chịu khổ. Nhi ngã nghiệp trọng, bất năng cứu bạt: Nhưng vì nghiệp chướng của chúng ta quá nặng nề, thậm chí ngay cả Đức Phật cũng không cách nào cứu vớt.

Ngã sanh nhân đạo: Đức Phật dùng đủ cách cứu chúng ta ra khỏi địa ngục, chúng ta nay lại được sanh vào cõi người. Phật dĩ phương tiện, linh chủng thiện căn: Bấy giờ Phật lại dùng đủ thứ pháp môn phương tiện quyền xảo dạy chúng ta gieo trồng thiện căn. Thế thế sanh sanh, tùy trục ư ngã, tâm vô tạm xả: trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ tát vì giáo hóa một chúng sanh, chúng sanh đọa vào địa ngục, Bồ tát cũng theo đó mà vào địa ngục ; chúng sanh vào cõi súc sanh, Bồ tát cũng theo đó mà làm súc sanh, chúng sanh chuyển vào đường ngạ quỷ, Bồ tát cũng theo đó mà làm ngạ quỷ, ảnh hưởng Bồ tát phát Tâm Bồ đề, ảnh hưởng Bồ tát tu hành ; chúng sanh làm người, Bồ tát cũng theo chúng sanh làm người. Cứ như thế đi theo chúng sanh mà chịu khổ, theo chúng ta, trong tâm một giờ một khắc cũng không bỏ chúng ta.

Phật sơ xuất thế, ngã thượng trầm luân: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi mới xuất thế, ta còn trầm luân ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Thượng có nghĩa là vẫn còn. Kim đắc nhân thân, Phật dĩ diệt độ: Nay ta nương nhờ oai đức của Phật được làm người, thì Phật đã vào Niết bàn.

Hà tội nhi sanh mạt pháp?Chúng ta nhất định có tội rất lớn, nên mới sanh vào thời mạt pháp ; nếu không phải tội lỗi lớn như thế, thì chúng ta lẽ ra đã được gặp Phật nghe pháp. Hà phước nhi dự xuất gia?Nhưng nay chúng ta lại được xuất gia – Bài "Văn phát Tâm Bồ đề" này là nói cho người xuất gia, cho nên chúng ta cũng rất là có phước. Tuy có tội nhưng cũng là có phước ; vì có phước, nên hôm nay chúng ta mới được xuất gia.

Hà chướng nhi bất kiến kim thân?Chúng ta nay nay có nghiệp chướng gì mà không nhìn thấy thân vàng của Phật ? Hà hạnh nhi cung phùng Xá lợi?Chúng ta lại có may mắn nào, ở trong thời mạt pháp này lại có thể nhìn thấy Xá lợi của Phật.

Như thị tư duy, hướng sử bất chủng thiện căn, hà dĩ đắc văn Phật pháp!Hướng là xưa kia. Có sự suy nghĩ như thế này, nếu như xưa kia, trong kiếp quá khứ không gieo trồng căn lành, ngày nay chúng ta nhất định không thể nghe được Phật pháp.

Bất văn Phật pháp, yên tri thường thọ Phật ân!Nếu chúng ta không nghe được Phật pháp, không hiểu được Phật pháp, thì chúng ta cũng không biết được ân đức lớn lao của Phật đối với chúng ta. Thử ân thử đức, khâu sơn nan dụ!Đức lớn ân sâu của Phật đối với chúng ta, núi cao cũng không thể sánh nổi ; biển cả cũng không sâu rộng bằng.

Tự phi phát quảng đại tâm, hành Bồ Tát đạo : Vì ân đức của Phật đối với ta lớn lao như thế, nếu chúng ta không phát tâm quảng đại, hành Bồ tát đạo, kiến lập Phật pháp, cứu độ chúng sanh: kiến lập Phật pháp, cứu độ chúng sanh. Túng sử phấn cốt toái thân, khởi năng thù đáp!Nếu không hoằng dương Phật pháp, không xây dựng Phật pháp, không hộ trì Phật pháp, thì dù có tan xương nát thịt cũng không đền đáp được ân đức của Phật.

Thị vi phát Bồ đề tâm đệ nhất nhân duyên dã: Vì thế nhân duyên thứ nhất trong mười nhân duyên chính là nhớ ân sâu của Đức Phật mà cần phải phát Tâm Bồ đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2020(Xem: 11012)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
23/03/2020(Xem: 12384)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
01/03/2020(Xem: 13829)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
04/01/2020(Xem: 8540)
Bài viết nhan đề “Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm” của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình trên mạng Thư Viện Hoa Sen hiển nhiên là nhiều thiện ý, đã đưa ra các nhận định mang tính xây dựng. Từ đó, tất nhiên có phản ứng, và những ý kiến trái nghịch được đưa ra. Trong mọi trường hợp, tất cả những dị kiến nên xem như chuyện bình thường.
04/01/2020(Xem: 9568)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
08/12/2019(Xem: 28164)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 30701)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 27114)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 16100)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 10432)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]