- 01-Ðạo Phật
- 02-Tam qui
- 03-Ngũ giới
- 04-Ði lễ chùa
- 05-Sám hối
- 06-Cúng dường Tam Bảo
- 07-Phật giáo độ sanh
- 08-Luân hồi
- 09-Tam độc
- 10-Từ bi
- 11-Mê tín, chánh tín
- 12-Tội phước
- 13-Nghiệp báo
- 14-Giác ngộ pháp gì ứng dụng tu Ngũ thừa Phật giáo?
- 15-Tinh thần giác ngộ của đạo Phật qua ngày lễ Vu-lan
- 16-Pháp tu căn bản của Phật tử
- 17-Tu trong mọi hoàn cảnh
- 18-Hoa sen trong bùn
- 19-Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả
- 20-Chấp là gốc của đấu tranh
- 21-Cốt lõi của đạo Phật
- 22-Chữ TỨC trong đạo Phật
- 23-Thấy thân giả dối có phải quan niệm chán đời không?
- 24-Số mạng, nghiệp báo đồng hay khác?
- 25-Phật là gì?
- 26-Thế nào là Phật pháp?
- 27-Học Phật bằng cách nào?
- 28-Làm sao tu theo Phật?
BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998
Giác ngộ pháp gì ứng dụng tu
Ngũ thừa Phật giáo?
I.- MỞ ÐỀ
Tất cả pháp Phật dạy đềutrước phải giác ngộ rồi sau mới ứng dụng tu. Cũng như trước biết đường rồi saumới đi, trước hiểu rồi sau mới làm. Sự giác ngộ này là nhận thấy lẽ thật ngaythế gian không phải huyền nhiệm siêu viễn, mà là cụ thể thực tế. Bởi giác ngộrồi mới tu, nên đúng tinh thần đạo giác ngộ. Chúng ta là Phật tử phải thấu rõlẽ này, đừng lầm lẫn ứng dụng tu một cách mù quáng. Không hiểu mà làm là việclàm càn bướng dại khờ. Chúng ta phải thắp sáng ngọn đuốc chánh pháp soi bướcđi, để khỏi vấp ngã rơi hố lọt hầm.
Tổng quát căn bản Phậtpháp là Ngũ thừa Phật giáo, trước khi ứng dụng tu mỗi thừa đều phải giác ngộmỗi pháp. Ví như ở bến xe miền Ðông tại thành phố Hồ Chí Minh, trước khi chúngta mua vé lên một chiếc xe nào là phải ý thức được mình đi đâu, đi làm gì? Khimua vé lên xe, chúng ta biết rõ chủ đích và phân biệt rành rẽ con đường mìnhđi. Nếu chúng ta mua vé lên xe Tây Ninh là biết rõ mình sẽ đến Thị xã Tây Ninh,mua vé lên xe Vũng Tàu là biết rõ mình sẽ đến Ðặc khu Vũng Tàu. Lên xe nào đếnchỗ ấy là ví dụ cho ngũ thừa Phật giáo. Bởi vì thừa là cỗ xe hay ngồi xe, sẽđưa đến mục đích chúng ta nhắm. Chọn lựa xe đi là theo nhu cầu cần thiết củachúng ta đã biết. Thế nên trước giác, sau tu là chủ yếu của Ngũ thừa Phật giáo.
II.- GIÁC NGỘ LÝ NHÂNQUẢ, LUÂN HỒI ỨNG DỤNG TU NHÂN THỪA, THIÊN THỪA
1. Giác ngộ lý nhân quả,luân hồi
a) Giác ngộ lý nhân quả
Vạn vật và mọi hiệntượng trên thế gian này, nếu đem ra khảo sát, chúng ta sẽ thấy không có một vậttượng nào thoát ra ngoài nhân quả. Từ động vật, thực vật, khoáng vật cho đếnmọi hiện tượng mà các giác quan chúng ta cảm nhận được, đều phải có nhân mớithành quả. Ví như con người là quả, xuất phát từ bào thai là nhân. Cây lúa,bông lúa là quả, phát sanh từ hạt lúa giống là nhân. Khối đá là quả, kết hợp từnhững hạt bụi là nhân. Dù là những hiện tượng lạ xuất phát từ con người haythiên nhiên, tuy hiện nay người ta chưa phát giác được nguyên nhân của nó, songchỉ là chưa tìm ra, chớ chẳng phải không nguyên nhân. Thấy quả, chúng ta liềnbiết có nhân, đó là tinh thần khoa học, là óc khảo cứu của các nhà bác học.Thấy một thành quả, chúng ta chưa tìm ra nguyên nhân của nó, là chưa thấu suốtvấn đề. Từ một kết quả, chúng ta thông suốt nguyên nhân, chúng ta có thể cấutạo nguyên nhân để được kết quả như ý muốn. Ví như thấy bông lúa thơm biết từhạt giống lúa thơm, chúng ta muốn sang năm có lúa thơm ăn, năm này phải lấygiống lúa thơm gieo mạ. Trên lãnh vực khoa học, người ta thấy nắp vung nồi nướcđộng, biết từ hơi nước đun sôi bốc lên, do đó chế biến ra các loại máy nổ. Khithấy chiếc pháo thăng thiên bay vút lên cao nổ tung ra, biết từ nhiên liệu cháycó sức đẩy, người ta chế ra các loại phi cơ phản lực... cho đến những ngôn từluận lý cũng phải từ quả đến nhân, hoặc từ nhân ra quả. Nếu không như thế là lýluận không chặt chẽ. Ví như nói, tôi thích món ăn này (quả), vì nó vừa miệngtôi (nhân). Tôi không ưa người đó (quả), vì họ ở xấu với tôi (nhân). Vì nghèo(nhân), tôi không dám ăn xài (quả). Thực tế mà nói, nhân quả bao trùm hết mọilãnh vực trong cuộc sống của con người. Mọi hành vi thố lộ ra, đều lệ thuộcnhân quả. Song với người trí thì biết rõ, kẻ ngu thì không phân rành.
Nói đến nhân quả là tùythuộc thời gian. Bởi vì từ nhân đến quả, phải trải qua giai đoạn khác nhau. Nhưtừ một hạt cam đến thành cây cam và có trái cam, phải trải qua thời gian dài.Hạt cam hoại để thành cây cam, hạt cam thuộc quá khứ, cây cam hiện tại, tráicam vị lai. Rồi trái cam là quá khứ, hạt cam là hiện tại, cây cam là vị lai. Cứthế xoay vần từ nhân đến quả, từ quả lại nhân. Vì thế muốn đoán định nhân quả,chúng ta phải căn cứ trên ba thời mà xét. Nếu ai chỉ cắt xén một chặng mà đoánđịnh, là sai lầm lệch lạc. Ví như đồng thời trồng cam, mà một người được quảcam sành, một người được quả cam đường. Nhìn cây cam lá cam giống nhau, mà tráicam lại khác. Nếu chỉ căn cứ cây cam, trái cam mà biện lý lẽ, làm sao hiểu nổi.Chúng ta phải xét lui về quá khứ, khi gieo hạt cam loại nào, mới thấy thấu đáovấn đề. Cũng thế, trong cuộc sống khổ vui tốt xấu hiện tại của chúng ta, khôngnhìn lui về quá khứ, khó bề hiểu biết tường tận. Cho nên trong kinh Nhân QuảPhật dạy: "Muốn biết nhân đời trước, cứ xem cuộc sống hiện tại này, cầnbiết quả đời sau, nên xem hành động hiện nay." Hiện tại là kết quả của quákhứ, cũng là nhân của vị lai. Cây cam là quả của hạt cam, cũng là nhân của quảcam. Muốn mai kia được nhiều quả cam ngon, hiện tại chúng ta phải vun quén chocây cam được sum suê. Ðấy là khéo ứng dụng nhân quả. Hiểu thấu đáo lý nhân quảlà giác ngộ lý nhân quả.
b) Giác ngộ lý luân hồi
Luân hồi là sự vận hànhluân chuyển. Trong bầu vũ trụ chúng ta hiện sống đây, luôn luôn vận hành luânchuyển. Quả địa cầu xoay tròn mãi mãi, sáng tối rồi sáng tối. Nhân đó lập thờigian: ngày, tháng, năm, xuân, hạ, thu, đông. Thế rồi xuân hạ thu đông lại xuânhạ thu đông... Ð?y là hiện trạng luân hồi của không gian và thời gian. Cho đếnmọi sanh vật sinh sống trên quả địa cầu, vừa có sự sống là có vận hành lưuchuyển, ở bên trong mọi vật đều có sự vận hành luân chuyển không ngừng. Dừngđứng lại là mất sự sống. Như nơi con người máu từ quả tim chạy ra các huyếtquản, từ các huyết quản trở về quả tim, sự vận hành ấy không có khi dừng, vừadừng lại là chết. Các sanh vật khác cũng thế. Cho nên luân hồi, là một thực thểcủa vũ trụ và chúng sanh. Phủ nhận lý luân hồi là phủ nhận sự sống, phủ nhận sựbiến thiên của thời gian và không gian.
Thừa nhận lý luân hồi,chúng ta phải thừa nhận hai yếu tố then chốt của nó là vận hành và bất tận. Vìmọi hiện tượng trên nhân gian này luôn luôn vận hành thăng trầm mà bất tận. Sựvật tùy duyên đổi thay, song bản chất của nó không mất. Ví như nước, tùy duyênnóng hay lạnh hình thái của nó bị đổi thay. Từ một thể lỏng, gặp duyên sóngnước biến thành thể hơi, gặp duyên lạnh cô đọng lại thành thể cứng. Mọi sự biếnthể của nước đều là tùy duyên. Có khi nó nhẹ bàng bạc trong hư không, có khiđọng lại thành khối cứng như đá. Tuy hình thái đổi luôn luôn, mà bản chất nướcvẫn không mất. Nếu ai thấy nước không còn ở thể lỏng, bảo mất là khờ. Hoặc thấytan không còn ở thể cứng, bảo hết là dại. Người khôn ngoan biết sự tùy duyênbiến thái của nước, muốn nó là hơi dùng duyên nóng, muốn nó thành khối dùngduyên lạnh. Thế là tùy duyên ứng dụng một cách linh động. Ðó là chỗ sử dụng củacác nhà khoa học hiện nay.
Cũng thế, sang lãnh vựccon người, biết sự luân hồi tùy nghiệp duyên, người tu hành khéo tạo nghiệplành duyên tốt, để sự vận chuyển đúng theo sở nguyện của mình. Sử dụng nghiệpduyên theo nguyện vọng sở thích của mình, là người thông suốt lý luân hồi. Biếtrõ luân hồi là biến thể chớ không mất, người tu không mắc kẹt hai cái chấpthường kiến và đoạn kiến. Từ nghiệp duyên tốt xấu đưa đến thành quả khổ vui ởmai kia. Chúng ta dại gì không chọn nghiệp duyên tốt để được kết quả an vui.Ðây là sự tu hành của người Phật tử trong cuộc luân hồi.
2. Ứng dụng tu nhânthừa, thiên thừa
Sau khi thành Phật, đứcThích-ca đã từng bảo: "Ta xem thấy chúng sanh luân hồi trong sáu đường,như người mắt sáng đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường, thấy người qualại của mỗi con đường một cách rõ ràng." Trong sáu con đường ấy là: trời,người, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục. Ba con đường trên là tốt, ba conđường dưới là xấu. Ba con đường trên chọn kỹ chỉ có cõi trời, cõi người còn tuđược. A-tu-la nóng nảy khó tu. Vì thế người tu phải chọn hai con đường trên,gọi là Nhân thừa và Thiên thừa.
a) Nhân thừa
Tu nhân thừa, trước phátnguyện qui y Tam Bảo để vạch một lối đi cho hiện tại và mai sau. Kế giữ nămgiới là nền tảng tạo thành tư cách con người, là con người ai cũng xem sanhmạng mình là tối thượng, tài sản là huyết mạch, gia đình là tổ ấm an vui. Vìthế tuyệt đối không được giết người, không được trộm cướp của người, không đượcphạm tà dâm. Lại không nói dối để gây uy tín, sự cảm thông trong gia đình vàngoài xã hội, không uống rượu để mình bình tĩnh sáng suốt và khỏi làm phiền hàmọi người chung quanh. Hiện tại là một con người đúng tư cách con người, vị laicũng sẽ làm người xứng đáng danh nghĩa con người. Ðó là do thấy được nhân, biếtrõ quả và nhận được sự bất tận trong dòng sanh mạng của con người, nên ứng dụngtu như thế.
b) Thiên thừa
Chúng sanh ở cõi Trời dophước đức đầy đủ nên dục lạc sung mãn. Chúng ta muốn hưởng sự an vui ấy, ngayhiện tại cần phải tu mười điều lành, nhân lành đầy đủ sẽ được kết quả sanh cõiTrời. Mười điều lành có chia hai phần tiêu cực và tích cực. Mười điều lành tiêucực: không giết người, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không nóily gián, không nói thêu dệt, không nói ác khẩu, bớt tham lam, bớt nóng giận,không tà kiến. Mười điều lành tích cực: cứu mạng chúng sanh, bố thí, trinhbạch, nói chân thật, nói hòa hợp, nói đúng lý, nói nhã nhặn, tập từ bi, tậpnhẫn nhục, chánh kiến. Mười điều này nhân thù thắng nên được quả thù thắng nhấttrong sáu đường. Vì thế, người Phật tử tu hành, nếu biết còn luân hồi nên chọncái luân hồi này là tốt đẹp hơn cả. Ðó là ứng dụng tu Thiên thừa, qua sự giácngộ lý Nhân quả, Luân hồi.
III. GIÁC NGỘ LÝ VÔTHƯỜNG, KHỔ, KHÔNG, ỨNG DỤNG TU THANH VĂN THỪA.
a) Giác ngộ lý vôthường, khổ, không
Vạn vật trên nhân giannày đều là tướng di động biến thiên, không một vật nào tạm yên và đứng nguyênmột trạng thái. Sự di động biến thiên ấy gọi là vô thường. Vô thường là một lẽthật trùm trên vạn vật. Ðã có vô thường phải đến biến hoại (khổ), đã biến hoạiphải bị diệt mất (không). Ba trạng thái này liên hệ dĩ nhiên với nhau. Ðã thừanhận vô thường là thừa nhận KHỔ, thừa nhận khổ phải chấp nhận KHÔNG. Vạn vật cứnhư thế mà tiếp diễn liên miên bất tận.
b) Tu pháp tứ đế
Ðức Phật chứng kiến lẽấy, nên Ngài nói pháp tứ đế. Tất cả là khổ, vì nó là tướng vô thường biến hoại.KHỔ là một lẽ thật nên nói là Khổ đế. Nơi con người sanh khổ, già khổ, bệnhkhổ, chết khổ. Ðây là tướng vô thường biến hoại của con người. Dù là người ởngôi vị nào cũng phải chung chịu bốn tướng ấy. Thế nên khổ đế là luật chung củanhân loại, không riêng bởi một cá nhân nào. Chẳng những thế mà còn, Ái biệt lykhổ, Cầu bất đắc khổ, Oán tắng hội khổ, và Ngũ ấm xí thạnh khổ. Nghĩa là ngoàicái khổ biến hoại của bản thân, còn những cái khổ tình cảm bất như ý. Ngườithương yêu mà phải xa lìa, khiến cho lòng dạ tan nát. Những điều mơ ước mongcầu mà không toại nguyện, quả là một tuyệt vọng, một bất mãn tột cùng. Kẻ oánghét mà phải sống chung cùng, thật là sự bực bội khó tả. Tổng quát ngay nơithân năm ấm này là một khối chung hợp toàn những thứ biến hoại đau khổ. Kể cảnhững thứ khổ nhỏ nhiệm thì có đến tám vạn bốn ngàn khổ.
Sự khổ này không phảingẫu nhiên mà có chính nó phát xuất từ nguyên nhân: si, tham, sân, mạn, nghi,ác kiến. Nếu kể chi ly có đến tám vạn bốn ngàn thứ trần lao phiền não. Các thứđó gọi chung là Tập đế. Do si mê không biết thân tâm như thật nên khởi tham áithân tâm. Bởi tham ái thân tâm nên mong cầu mọi sự khoái lạc, gặp sự chống đốiliền khởi tức giận. Do ái ngã nên khinh khi lấn lướt người. Bởi si mê nên nghingờ lẽ thật và khởi kiến chấp tà ác. Tụ hợp những nguyên nhân mê lầm tạm bợ nàylàm ngã, quả thật là nhân của khổ, nên gọi là Tập đế, hay Khổ tập.
Muốn cho quả khổ tan hoại,không gì hơn đập thẳng nơi tập nhân. Tập nhân đã tiêu diệt gọi là Diệt đế hayKhổ diệt. Bởi tập nhân là mầm si mê biến hoại, nên khi diệt sạch chúng thì, trítuệ phát sanh, nhân sanh diệt cũng bặt dứt. Thế là chứng tứ quả Thanh văn đượctịch diệt Niết-bàn.
Song muốn phá hoại tậpnhân cần phải có phương tiện. Phương tiện này là ba mươi bảy phẩm trợ đạo:Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bátchánh đạo. Mỗi pháp như Tứ niệm xứ... ứng dụng triệt để cũng có thể tiêu diệtđược tập nhân, không nhất thiết phải tu đủ ba mươi bảy phẩm. Những pháp này quảcó công hiệu tiêu diệt tập nhân, nên gọi là Ðạo đế hay Khổ đạo. Chữ đạo cónghĩa là phương pháp, ba mươi bảy phẩm này là những phương pháp diệt sạch tậpnhân đau khổ.
Trong bốn đế này đứng vềmặt nhân quả mà nói: Khổ đế là quả, Tập đế là nhân của dòng luân hồi sanh tử.Diệt đế là quả, Ðạo đế là nhân của dòng giải thoát sanh tử. Thế nên còn có Tậpđế quyết định phải có Khổ đế, biết dụng tu Ðạo đế đúng pháp, nhất định sẽ đạt đượcDiệt đế. Thế là hai con đường luân hồi đau khổ và tịch diệt Niết-bàn đã trưngbày trước mắt chúng ta, tùy ý chọn lấy mà đi. Ðây là một lẽ thật không thể saichạy, cho nên Tôn giả A-nan trình lên Phật khi Ngài sắp niết-bàn: "Mặttrời có thể lạnh, mặt trăng có thể nóng, pháp Tứ đế Phật nói vẫn không thayđổi!"
IV.- GIÁC NGỘ LÝ NHÂNDUYÊN ỨNG DỤNG TU DUYÊN GIÁC THỪA
a) Giác ngộ lý duyênsanh vô ngã
Vạn vật có hình tướngđều do duyên hợp. Không có một vật tự thân là một vật, mà phải do chung hợpnhiều dữ kiện mới hình thành. Cái bàn không tự là cái bàn, mà phải có gỗ, cóđinh, ông thợ mộc và dụng cụ mới tạo thành cái bàn. Cái cây không tự là cáicây, mà phải có hạt giống, có phân, có đất, có nước, có ánh nắng và người sănsóc mới thành cây. Con người không tự là con người, mà phải do tinh cha, huyếtmẹ, nhờ sự bú sữa, ăn uống, hít thở... mới thành con người. Tóm lại cả thế giannày không có một vật gì tự nó thành nó, mà do duyên chung quanh hợp thành hình.
Ðã do duyên hợp thìkhông chủ thể, thế là vô ngã. Như thân xác thịt chúng ta, nhà Phật bảo là tứđại hợp thành. Ðất nước gió lửa là bốn thứ lớn, hợp thành con người cũng hợpthành sự vật. Thử phân tích con người, chất cứng là đất, chất ướt là nước, chấtđộng là gió, chất ấm là lửa. Bốn chất này tìm xem cái nào là chủ? Nhẹ như chấtgió và lửa mà thiếu một, thử hỏi thân này còn chăng? Quả nhiên không thể thiếumột chất nào mà thân này còn tồn tại. Thế thì bốn chất có khả năng như nhau,vậy cái nào là chủ? Không có chủ tức là vô ngã. Thân đã vô ngã, tâm lại có ngãchăng? Nhà Phật chia thân này làm năm nhóm: nhóm hình sắc gọi là sắc uẩn, nhómcảm thọ gọi là thọ uẩn, nhóm tưởng tượng gọi là tưởng uẩn, nhóm suy tư gọi làhành uẩn, nhóm phân biệt gọi là thức uẩn. Bỏ phần sắc uẩn ra, còn bốn thứ kiathuộc phần tâm thần. Thế thì bốn nhóm thọ tưởng hành thức cái nào là chủ. Nếucảm thọ là chủ thì tưởng tượng suy tư phân biệt là gì? Chính nơi tâm thần chúngta có đủ bốn nhóm ấy, mỗi thứ hoạt động một lãnh vực riêng. Thế nên phần tâmcũng không chủ thể, ấy là tâm vô ngã.
b) Tu pháp Thập nhị nhânduyên
Mười hai nhân duyên,khởi đầu là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắcduyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ,thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Thế là "cái này có nêncái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh". Vô minh là mê lầm về bản ngã,nên mất thân theo nghiệp dẫn là Hành. Nghiệp thúc đẩy thức đi thọ sanh là Thức.Thức tựa vào sự phối hợp của tinh cha huyết mẹ là Danh sắc. Danh là thức, sắclà tinh huyết cha mẹ, hợp thành thai bào. Thai bào có đủ sáu căn là lục nhập.Khi ra khỏi lòng mẹ sáu căn tiếp xúc với sáu trần là Xúc. Do sự tiếp xúc có cảmthọ khổ, vui, không khổ không vui là Thọ. Bởi cảm thọ nên sanh yêu thích là Ái.Từ yêu thích khởi tâm bảo thủ là Thủ. Do bảo thủ tạo thành nghiệp thiện ác làHữu. Ðã có nghiệp thiện ác là có sanh đời sau là Sanh. Ðã có sanh là phải giàchết là Lão tử. Trong mười hai nhân duyên liên hệ quá khứ hiện tại vị lai, cứthế xoay vần không có ngày cùng. Ðây là mười hai nhân duyên theo chiều lưuchuyển.
Biết rõ thân tâm này donhân duyên hòa hợp không có chủ thể là vô ngã. Trí tuệ đạt lý vô ngã này dẹptan mê lầm về bản ngã là Vô minh. Thế là vô minh diệt nên Hành diệt, Hành diệtnên Thức diệt, Thức diệt nên Danh sắc diệt, Danh sắc diệt nên Lục nhập diệt,Lục nhập diệt nên Xúc diệt, Xúc diệt nên Thọ diệt, Thọ diệt nên Ái diệt, Áidiệt nên Thủ diệt, Thủ diệt nên Hữu diệt, Hữu diệt nên Sanh diệt, Sanh diệt nênLão tử diệt. Từ đây vòng xúc xích mười hai nhân duyên tan rã. Chính là câu"cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt". Ðâylà quán mười hai nhân duyên theo chiều hoàn diệt.
Do thấu suốt nhân duyên,đạt được trí vô ngã nên chứng quả Duyên giác.
Ngang đây chấm dứt sựluân hồi, hằng an lạc Niết-bàn.
V.- GIÁC NGỘ LÝ DUYÊNKHỞI TÁNH KHÔNG, TU BỒ-TÁT THỪA
a/ Giác ngộ lý duyênkhởi tánh không
Cũng đứng trên lý duyênsanh, song Bồ-tát không dừng lại ở chỗ thân này do năm uẩn kết hợp là vô ngã,mà còn thấy năm uẩn tánh không. Bởi vì thân này là giả tướng do năm uẩn kếthợp, chính năm uẩn cũng là giả tướng của cái khác kết hợp và có cái khác cũnglà giả tướng của cái khác nữa kết hợp... Tột cùng tất cả các pháp đều là duyênhợp không có chủ thể, là tánh không. Bởi tánh không do duyên hợp nên giả có. Vìcái có ấy là tướng duyên hợp, nên giả dối tạm bợ như huyễn hóa. Giả có nênchẳng phải không, có một cách tạm bợ nên không phải thật có. Thế là không mắckẹt ở hai bên chấp không và chấp có. Ðạt tột lý duyên khởi tánh không, Bồ-tátnhìn sự vật như chính bản thân mình, chỉ có giả danh mà không có thực thể. Bởikhông có thực thể, nên các pháp thấy như bọt, bóng, huyễn hóa. Duyên hợp thìcác pháp có, duyên tan thì các pháp không. Sự có không ấy chẳng qua là tướngcủa duyên thôi. Thế nên, Bồ-tát thấy thân như huyễn, ngay khi sanh mà biết vôsanh.
b/ Tu pháp lục độ
Lục độ là sáu pháp: Bốthí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ. Sáu pháp này tu đượccứu kính gọi là Lục ba-la-mật. Bồ-tát do thấy các pháp như huyễn nên tu bố thíđược cứu kính. Bố thí có chia: Tài thí, Pháp thí, Vô úy thí. Tài thí lại cóngoại tài, nội tài. Bồ-tát dùng của cải để cứu giúp người đói khổ là bố thíngoại tài. Có khi cần đến sức lực, hoặc thân phần của mình để cứu giúp người,Bồ-tát sẵn sàng làm là bố thí nội tài. Song phần tài thí chỉ là phương tiện đầuđể thu nhiếp cảm tình của người rồi sang pháp thí. Pháp thí là đem chánh phápchỉ dạy cho người được tỉnh giác. Giáo hóa cho người được giác ngộ là phần giáctha của Bồ-tát. Vô úy thí là dùng phương tiện giúp người qua cơn kinh sợ hãihùng. Trong mọi hoàn cảnh khủng khiếp của Bồ-tát đều dùng mọi phương tiện để anủi cho người khỏi sợ. Song cái sợ to lớn nhất là biển khổ sanh tử, Bồ-tátthường chèo thuyền Bát-nhã cứu người qua khỏi biển khổ là vô úy thí. Ðã thấycác pháp như huyễn, nên Bồ-tát không khước từ những điều khó bố thí. Vì thế bốthí được ba-la-mật.
Trì giới là gìn giữ giớipháp của Phật răn cấm. Trong giới Bồ-tát có mười giới trọng và bốn mươi támgiới khinh, từ kinh Phạm võng. Hoặc Tam tụ tịnh giới của hàng Bồ-tát. Ðây là banhóm giới thanh tịnh Bồ-tát phải thực hành. Một là nhiếp luật nghi giới, nhữngpháp nên lìa Bồ-tát hằng lìa. Hai là nhiếp thiện pháp giới, những pháp nênchứng, Bồ-tát đều tu chứng. Ba là nhiêu ích hữu tình giới, Bồ-tát thường làmlợi ích chúng sanh. Những giới pháp này tu hành đến cứu kính viên mãn gọi làgiới ba-la-mật. Chính vì thấy các pháp duyên khởi như huyễn nên Bồ-tát hay làmđược việc khó làm.
Nhẫn nhục là sức camchịu mọi hoàn cảnh khổ đau bức bách tủi nhục đến với tự thân. Chúng ta chiếnthắng mọi sự thúc giục bức bách của bản thân tạo ra và chiến thắng những gì khổđau tủi nhục từ bên ngoài đưa đến. Cho đến những điều oan trái không đâu, hoặccực kỳ vô lý, chúng ta cũng nhẫn chịu được. Có khi phải trả giá rất đắt về danhdự, về thân thể, mà vẫn cam chịu để tròn hạnh nhẫn nhục. Cho nên nhẫn nhục khiđến cứu kính là một sức hùng dũng phi thường, vì đã chiến thắng hoàn toàn bảntánh ái ngã và bảo vệ ngã. Ðược thế mới gọi là nhẫn nhục ba-la-mật.
Tinh tấn là cố gắng nỗlực. Dốc hết khả năng để chiến thắng mình, để chóng thành đạo quả, là tinh tấntrong phần tự lợi. Dốc hết khả năng để cứu giúp người, để giáo hóa cho họ giácngộ, là phần lợi tha. Ở hai bình diện tự lợi lợi tha, Bồ-tát lúc nào cũng nỗlực một cách tột cùng, gọi là tinh tấn ba-la-mật. Bởi Bồ-tát thấy đem thân nhưhuyễn độ hữu tình như huyễn, nên không bao giờ biết mỏi mệt và chán ngán.
Thiền định,"thiền" nguyên từ chữ Phạn Dhyàra (Thiền Na), Trung Hoa dịch là Tĩnhlự. Có nghĩa là do gá tâm một cảnh khiến những tâm lự lăng xăng được lặng yên.Song Thiền định trong nhà Phật cũng có nhiều lối, hoặc quán thân tâm này vô chủđể ngộ ngã không hoặc quán năm uẩn tánh không để ngộä pháp không, hoặc tâmkhông chấp cảnh khiến tâm cảnh nhất như. Bởi dừng được vọng tâm nên gọi là tĩnhlự. Thiền định đến tâm cảnh nhất như là Thiền ba-la-mật.
Trí tuệ là trí vô sưđược hiển lộ viên mãn. Bởi mây mờ vọng lự dứt sạch, nên mặt trời trí tuệ vô sưchiếu sáng rực rỡ. Trí tuệ này là do công phu tu thiền định mà phát xuất, chớkhông phải do học tập mà được. Cho nên khi trí thể này hiện bày thì vô minhphiền não hoàn toàn tiêu sạch. Thế là đầy đủ trí vô lậu thoát ly sanh tử luânhồi. Ðây là trí tuệ ba-la-mật.
Lục độ có nghĩa là do tusáu pháp này đưa qua biển khổ sanh tử. Lại có nghĩa tu mỗi pháp qua mỗi cái dở:tu Bố thí độ bỏn sẻn, tu Trì giới độ phá giới, tu Nhẫn nhục độ nóng giận, tuTinh tấn độ lười biếng, tu Thiền định độ tán loạn, tu Trí tuệ độ ngu si.
Tóm lại, ngũ thừa Phậtgiáo là phương tiện hướng chúng sanh tiến lên, tùy căn cơ và sở nguyện mà sựtiến lên ấy có cao thấp khác nhau. Ðã là phương tiện thì chưa phải mục đíchchánh yếu của đức Phật muốn dạy. Nếu nhằm chỗ mục đích chánh của Phật thì chỉgiáo hóa chúng sanh đều được thành Phật. Tuy nhiên lòng từ bi của đức Phật lànhư thế, song trình độ căn cơ của chúng sanh thì chẳng đồng. Buộc lòng đức Phậtphải mở rộng Ngũ thừa hoặc Tam thừa mà giáo hóa chúng sanh. Nếu chúng ta ứngdụng tu hành một thừa trong năm thừa, mà tâm niệm vẫn biết rõ rằng đây làphương tiện để tiến lên, chớ không phải chỗ an trụ vĩnh cửu, là không có lỗilầm. Ngược lại, chúng ta tu theo thừa nào chấp chặt vào đó, không chịu phát tâmhướng thượng, ấy là những kẻ rơi trong hóa thành. Chúng ta là người cầu Phậtđạo, phải tu đến bao giờ viên mãn Phật đạo mới được dừng nghỉ. Ðây là mục đíchtối thượng của người Phật tử chúng ta.