Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10-Từ bi

28/01/201109:41(Xem: 9055)
10-Từ bi

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Từ bi

I.-MỞÐỀ

Tìnhthươnglà nguồn an ủi vô biên của chúng sanh đang đau khổ,là bể nước cam lồ mát ngọt để cho những người đangbị lửa trần gian thiêu đốt mặc tình nhảy ùm tắm gội.Song phải là tình thương hoàn toàn vị tha, không nhuốm mộttí xíu mùi vị kỷ. Nếu là tình thương vị kỷ, chẳng nhữngkhông làm vơi được nỗi khổ của chúng sanh, trái lại còndìm họ chìm sâu trong biển khổ. Tình thương vị tha là vôbiên không giới hạn, tràn ngập mọi loài, chan hòa trong muônloại. Người mang tình thương này ra chan rải cho chúng sanh,quả là một từ mẫu đang săn sóc bầy con dại. Bao nhiêukhổ đau, mọi điều ách nạn vừa gặp tình thương này chúngđều tan biến. Cao cả thay! Quí báu thay! Ðẹp đẽ thay! Nhữngai đã cưu mang ôm ấp tình thương vô bến hạn này.

II.-ÐỊNH NGHĨA

Từlà ban vui, Bi là cứu khổ. Ban vui cứu khổ cho người gọilà từ bi. Sự vui khổ của người xem như vui khổ của chínhmình, chia vui sớt khổ cho nhau đấy là lòng từ bi. Vì thế,ban vui cứu khổ cho người mà không thấy ta là kẻ ban ân,kia là kẻ thọ ân. Tận tâm tận lực vì người, không cómột niệm một mảy may vì mình là từ bi. Ðây mới thậtlà tình thương chân thật. Nếu có một điểm nhỏ xíu vìmình là không phải tình thương chân thật. Có vì mình màthương người, chính đó là thương mình không phải thươngngười. Một tình thương vì mình thì không hẳn là thương,bởi trái sở cầu của mình liền giận. Hoàn toàn vì ngườihoàn toàn cho người, mới là tình thương vô biên không giớihạn. Tình mẹ thương con chưa hẳn là từ bi, vì con khôngnghe lời mẹ liền giận. Tình thương từ bi là tình thươngđồng hóa khổ vui của người như của mình. Mình khổ càngkíp lo giải quyết cho hết khổ, mình không cần biết ơn mình,mình không kể ơn với mình. Cảm thông sự khổ vui của mọingười như thế, khởi tình thương ban vui cứu khổ là lòngtừ bi. Cứu giúp để mong đền đáp là sự đổi chác khôngphải lòng từ bi. Thương yêu để thỏa mãn nhu cầu riêngtư mình, là lợi dụng tình thương, không phải từ bi. Mọisự xót thương cứu giúp người, không xen lẫn một tí vìmình thật là lòng từ bi.

III.-MỚI TẬP TỪ BI

Muốnphát tâm từ bi, chúng ta phải tập cảm thông sự khổ vuivới mọi người. Thấy người khổ cảm như chúng ta chịukhổ, nỗi khổ của người xem như nỗi khổ của chúng ta.Dùng mọi khả năng sẵn có dẹp khổ cho người cũng như tiêudiệt khổ của chính bản thân mình. Người hết khổ là chúngta hết khổ, không cần một đòi hỏi nào, ngoài sự hếtkhổ của người. Ðã xem cái khổ của người như của mình,nên nhiệt tình sốt sắng cứu giúp mà không điều kiện.Người khỏi khổ là mình an vui, không có một hậu ý nàođối với người mình cứu giúp. Nếu có hậu ý, chỉ mongđem lại cho họ sự an vui vĩnh cửu. Thấy người vui cũngnhư mình được vui, những cái vui của mình đã sẵn sàngchia sớt với người, bằng cách giải bày, bằng cách chiasẻ, bằng cách mong mỏi. Chia sớt với nhau cùng được vuichung thật là hạnh phúc chân thật ở trần gian. Chỉ đểmột mình vui, ai sao mặc kệ, là kẻ ích kỷ xấu xa, chínhhọ không bao giờ thấy sự an vui chân thật. Chúng ta phảithấy cái vui của mình là cái vui của mọi người, cái vuicủa người chính là cái vui của mình. Cùng khổ cùng vui mớilà tình thương chan hòa tràn ngập. Chỉ biết cái vui khổriêng tư của mình là tự đóng khung trong một nhà giam riêngbiệt, kẻ ấy suốt đời không bao giờ biết vui. Chúng tatrải lòng mình ra hòa nhịp với mọi con tim, chứa chan tìnhthương không bến hạn. Bởi cảm thông nhau trên nỗi khổvui, chúng ta mới có nhiệt tình tích cực cùng sớt khổ chiavui. Mọi bức tường ngăn cách giữa bản ngã con người, chúngta mạnh dạn đạp đổ cho sự cảm thông không bị cuộc hạn.Thông cảm được sự khổ vui của mọi người, chúng ta bắtđầu phát tâm từ bi. Vì thế, mới tập từ bi là tập cảmthông.

Tuynhiên lòng từ bi là không giới hạn, song mới tập từ biphải phát xuất từ gần lan dần ra xa. Chúng ta tập cảm thôngtừ những người sống chung, thân thuộc với chúng ta, dầndần đến những người xa lạ bên ngoài. Nếu những ngườichung sống với mình không thể cảm thông được, chỉ cảmthông được với những người xa lạ bên ngoài, đó là tráhình từ bi, chớ chưa phải thực chất từ bi. Chúng ta phảitập lòng từ bi cho có căn bản, sự kết quả chắc chắnsẽ đúng như nguyện.

IV.-ÐÃ TẬP TỪ BI

Lòngtừ bi đã phát hiện nơi chúng ta, mọi sân hận tham lam theođó tiêu diệt. Người từ bi không thể nổi nóng chưởi đánhkẻ khác. Ðã thấy sự đau khổ của người chính là đaukhổ của mình, vô lý mình lại làm khổ mình. Chỉ thấy kẻkhác với mình không liên hệ nhau mới đành lòng làm họ khổ.Quả thật cảm thông được nỗi khổ đau của người, lòngsân vừa dấy khởi liền tắt ngủm. Bởi nước từ bi trànngập thì không có lý do lửa sân nổi dậy. Lửa sân cháyhừng hực, chính là lúc nướùc từ bi đã khô cạn. Tự ngườigặp cảnh khổ, người có lòng từ bi còn không nỡ lấy mắtngó, cần phải tìm đủ cách để giải khổ cho người. Nếukhả năng chúng ta không thể giải cứu được, lòng vẫn xótxa đau đớn. Huống là, đích thân mình làm khổ cho người,lòng từ bi không cho phép dùng ngôn ngữ hành động làm khổkẻ khác. Bao giờ chúng ta thích làm khổ mình, chừng đó mớivui vẻ làm khổ người. Gặp khổ chúng ta biết rầu buồnthan thở, nỡ nào làm khổ kẻ khác cho đành. Kết quả đầucủa lòng từ bi là diệt sạch sân hận của chính mình.

Ngườitừ bi đâu đành tranh giành hơn thua được mất với người.Bởi kẻ được thì vui người mất phải khổ, giành giậtnhau là làm khổ cho nhau. Lòng từ bi là cứu khổ, vô lý lạiđi làm khổ người. Tham lam là thu góp, giành giật. Từ bilà ban bố cứu giúp. Mang lòng từ bi thì mọi hành động cótánh cách tranh đua giành giật không còn. Chính của mình cònmang ra ban bố cho người, không thể có giành giật của ngườiđem về mình. Lòng từ bi với tham lam là hai con sông chảyngược. Có cái này thì không thể có cái kia. Lòng từ bi điđến đâu thì đau khổ tan đến đấy, như ánh nắng soi đếnđâu thì băng tuyết đều tan. Từ bi không dung đau khổ, dĩnhiên từ bi không chứa chấp tham lam. Từ bi tràn lấn thamlam phải rã rời.

Vớimọi lớp người trong mọi cảnh huống, chỉ một bề mangtình thương chân thật đến với họ, không một hành độngngôn ngữ để cho họ phải phiền hà, thuần túy ban vui cứukhổ. Hành động như thế là thuận hạnh từ bi. Lòng từbi này một bề thể hiện tình thương, chiều theo sở nguyệncủa người. Làm trái ý người là khiến họ đau khổ, thuậnhạnh từ bi là không trái ý nguyện của chúng sanh.

Songtâm ý chúng sanh điên đảo, có cái khổ trá hình an vui họlại thèm thuồng ưa muốn, người sẵn lòng từ bi, có khicần đổi cái khổ nhỏ cho họ cái vui lớn, vẫn phải làm.Hoặc những chúng sanh ngỗ nghịch mãi tạo tội không chán,người từ bi cần phải ngăn chận bằng cách trừng trị dữdằn. Hiện tướng dữ để điều phục đưa người về chỗan vui, là nghịch hạnh từ bi. Hạnh từ bi này vừa mới trôngnhư kẻ ác, nhưng mai kia mới thấy rõ lòng từ. Người thểhiện lòng từ bi này cần phải sáng suốt, thật là làm mộtviệc khó làm. Dù thuận hạnh hay nghịch hạnh cũng là mộtnguồn ban vui cứu khổ. Bản chất từ bi là nhẹ nhàng mátmẻ, nên mọi chúng sanh bị nhiệt não gặp từ bi đều đượcan lành.

V.-CỨU KÍNH TỪ BI

Lòngtừ bi được viên mãn khi nào mọi vọng thức không còn. Vìvọng thức chạy theo nghiệp phân biệt có yêu có ghét, khómang tình thương chân thật bình đẳng lại cho chúng sanh. Khinghiệp thức đã sạch, chỉ một tâm thể thênh thang bìnhđẳng bao trùm tất cả chúng sanh, không phân biệt ngã nhânbỉ thử, làm gì có thương ghét nảy sanh. Sống với tâm thểnày chỉ tràn trề lênh láng một tình thương. Tình thươngmà không phân biệt, không còn chủ khách đối đãi, bao dungkhông giới hạn, mới là tình thương chân thật hay viên mãnlòng từ bi. Còn thấy đối đãi là còn phân biệt; còn dụngcông, mọi sự đối đãi đã tiêu dung, biết lấy đâu làmgiới hạn. Cho nên ví lòng từ bi thênh thang như trời cao,bát ngát như bể cả. Từ bi trong chỗ không phân biệt khôngdụng công nên gọi là vô duyên từ.

VI.-KẾT LUẬN

Từbi là tình thương hoàn toàn bất vụ lợi. Bọn ác quỉ sânhận tham lam tật đố gặp từ bi đều chấp tay quì gối quihàng. Có mặt từ bi ở đâu thì mọi khổ đau tan biến ởđó. Từ bi ngọt ngào như dòng sữa mẹ, từ bi mát dịu nhưngọn gió chiều thu, từ bi trong sáng như ánh trăng rằm, từbi phát sanh muôn ngàn công đức như lòng tốt phì nhiêu nuôidưỡng vạn vật. Chúng ta tôn trọng kính mến những ai đãmang sẵn lòng từ bi, tán thán ca ngợi ai mới phát tâm từbi, ước mơ mong mỏi ai sẽ học tập từ bi. Mọi người chúngta gắng công khơi dậy dòng suối từ bi, để một ngày kiachảy tràn ngập trần gian đang nhiệt não. Hạnh phúc ở nhângian nếu có, khi nào nguồn nước từ bi tràn về. Tất cảchúng ta đừng mong đấng nào cứu khổ, chỉ chấp tay cầunguyện mọi người đều phát tâm từ bi. Ngọn lửa khổ đaudập tắt, khi trận mưa từ được gội nhuần. Chân thànhmong ước mọi người đều phát lòng từ bi.















Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2020(Xem: 11011)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
23/03/2020(Xem: 12379)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
01/03/2020(Xem: 13827)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
04/01/2020(Xem: 8539)
Bài viết nhan đề “Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm” của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình trên mạng Thư Viện Hoa Sen hiển nhiên là nhiều thiện ý, đã đưa ra các nhận định mang tính xây dựng. Từ đó, tất nhiên có phản ứng, và những ý kiến trái nghịch được đưa ra. Trong mọi trường hợp, tất cả những dị kiến nên xem như chuyện bình thường.
04/01/2020(Xem: 9565)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
08/12/2019(Xem: 28163)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 30698)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 27109)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 16096)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 10428)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]