Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05-Sám hối

28/01/201109:41(Xem: 9115)
05-Sám hối

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Sám hối

I.-MỞÐỀ

Mắcbệnhung nhọt làm mủ trong thân, người bệnh cần phải gandạ mời giải phẫu sư mổ ra và cạo rửa mủ máu cho sạch,có thế thì bệnh chóng lành. Nếu bệnh nhân hèn nhát khôngdám cho mổ, để ấp ủ lâu ngày, ung nhọt có thể làm nguyhiểm đến tánh mạng. Cũng như thế, người tu lỡ phạm nhữngđiều tội lỗi, gan dạ đến những bậc đức hạnh thànhtâm phát lồ sám hối thì tội lỗi chóng sạch. Ngược lại,kẻ ấy hèn nhát cứ một bề che giấu, tội lỗi càng ngàycàng trầm trọng, đến mai kia có thể sa đọa không thể cứu.Chúng ta là phàm phu, là kẻ đang tập tu, không sao tránh khỏinhững điều sai lầm tội lỗi, chỉ quí ở chỗ có lỗi biếtthành tâm sám hối, không dám tái phạm, khiến tội lỗi sạchdần cho đến ngày nào đó hoàn toàn thanh tịnh. Hèn nhát khôngchịu sám hối là kẻ chấp nhận sự lui sụt của mình, tựhủy bỏ đời sống tu hành của chính mình. Sám hối là phươngpháp sách tiến mạnh mẽ nhất, đối với người chân thậttu hành, bỏ sám hối khó ai từ phàm phu tiến lên thánh được.

II.-ÐỊNH NGHĨA

Sámhối là ăn năn hối cải. Những tội lỗi đã làm, chúng tahổ thẹn, ăn năn không dám tái phạm; những tội lỗi đanglàm và sẽ làm, chúng ta hứa sửa đổi không làm. Không phạmtội cũ, không tạo lỗi mới, là chủ yếu của pháp sám hối.Sám hối cũng nói là phát lồ sám hối. Phát lồ là vạchtrần những tội lỗi mình đã làm phơi bày trước bậc đứchạnh để thành tâm sám hối. Làm thế, do tâm hổ thẹn, cầutiến mới dám gan dạ đến trước bậc đức hạnh phơi bàyhết tội lỗi của mình cầu xin sám hối. Giá trị căn bảnnhất là, hổ thẹn và cầu tiến, hai tâm này là động cơchính yếu trong việc sám hối. Vì hổ thẹn và cầu tiếnchúng ta mới sám hối, sau khi sám hối dứt khoát không táiphạm gây tạo nữa. Trọng tâm của sám hối là ở chỗ này.

III.-HÌNH THỨC SÁM HỐI

Sámhối tương tợ nghĩa xin lỗi của người thế gian. Ngườithế gian lỡ phạm lầm lỗi với ai khiến họ phiền muộn,biết mình có lỗi gan dạ đến xin lỗi, lỗi lầm ấy liềnđược tha thứ, nếu người rộng lượng, hoặc giảm bớtbuồn phiền, nếu người cố chấp. Biết nhận lỗi mình vàgan dạ đi xin lỗi, quả là người tiến bộ đáng khen. Ngườitu cũng thế, nếu vì ba nghiệp không khéo gìn giữ, có ngônngữ hành động làm cho người chung quanh mình phiền não, nhậnrõ lỗi mình, gan dạ đến ngay đương sự thành tâm sám hối.Nếu người thật tu hành, không ai chẳng tha thứ cho ngườiđã biết lỗi sám hối. Thế là tội lỗi liền đó dứt sạch.

Nếungười tu vì si mê che đậy lỡ phạm những giới của mìnhđã thọ, cần phải hổ thẹn gan dạ đến trước những vịđức hạnh phát lồ sám hối. Do lòng thành của mình và nhờsự chứng minh của bậc trưởng thượng, chúng ta nỗ lựccố gắng không tái phạm những lỗi lầm cũ và không tạotội lỗi mới. Các bậc đức hạnh không thể tha tội lỗicho chúng ta, song nhờ các ngài làm đối tượng cao quí khiếnnhững lời hứa nguyện của chúng ta có thêm sức mạnh, chođến cả đời không quên. Biết ăn năn lỗi cũ, không tạotội mới, đây là lý do hết tội của người sám hối.

Trênđường tu hành, chúng ta thấy chướng nhiều thuận ít, hoặctrong khi phát nguyện tu hành gặp toàn những trở ngại, hoặcthân thể bệnh hoạn ngăn trở sự tu, hoặc túc nghiệp ácduyên khiến mờ mịt ngu tối... gặp hoàn cảnh này, chúngta nên đến trước hình tượng Phật, Bồ-tát thành tâm sámhối. Bởi những nghiệp duyên đời trước, hiện nay chúngta không nhớ không biết, chỉ thấy những hiện tượng bấttường, nhận ra mình còn nhiều ác chướng, đến trước Phật,Bồ-tát thành tâm sám hối. Với lòng thiết tha tâm chân thành,chúng ta đảnh lễ Phật, Bồ-tát, quì gối chí thành phátlên những lời chí thiết sám hối và hứa nguyện, cầu Phật,Bồ-tát chứng minh. Bởi lòng thành khẩn thiết tha này, nênsám hối tội lỗi chóng sạch. Lời văn sám hối những nghiệpchướng cũ thu gọn trong bốn câu này:

Xưacon đã tạo bao ác nghiệp
Ðềubởimuôn thuở tham sân si
Từthânmiệng ý mà phát sanh
Tấtcả,nay con xin sám hối.
IV.-TINHTHẦN SÁM HỐI

Sámhốiđúng ý nghĩa của nó phải có đủ tâm hổ thẹn vàcầu tiến. Vì hổ thẹn, chúng ta không thể chứa chấp tộilỗi mãi, cần thành tâm sám hối rồi mới an ổn. Với tinhthần cầu tiến chúng ta phải dứt khoát những lỗi lầm đãqua bằng cách sám hối, để vui vẻ tiến lên con đường đạođ?c. Có thế, sự tu hành tinh tấn không bị chướng ngại.Bởi hổ thẹn và mong mỏi vươn lên, sau khi sám hối, chúngta tuyệt đối không để tái phạm những lỗi cũ. Chính khisám hối không phải bị ai bắt buộc, chỉ do tâm hổ thẹnthúc đẩy, chí thành tha thiết sám hối. Lòng chí thành thathiết sẽ giúp chúng ta sạch hết mọi tội lỗi.

Tuynhiên, đã thành tâm sám hối lý đáng không được tái phạmlỗi ấy nữa, song vì hoàn cảnh bất khả kháng, hoặc vìtâm yếu mềm chống chọi không lại, rồi dẫm lại vết xưa.Thế đã dở lắm rồi, nhưng chúng ta cũng thành tâm sám hốiđừng nản. Còn biết sám hối, chúng ta còn thấy đó là tộilỗi, nếu buông xuôi luôn, tội lỗi càng ngập đầu. Vì thế,có khi một lỗi phạm đến đôi ba lần, lần nào chúng tacũng vẫn mạnh dạn sám hối, đừng vì tự ái không dám sámhối những lỗi đã tái phạm, tự ái này là gốc khiến tabuông lung tột độ.

Tinhthần sám hối buộc chúng ta phải thành khẩn thiết tha, hổthẹn cầu tiến, vạch trần những lỗi lầm đã làm, cầuxin sám hối. Vì vậy, khi sám hối đương sự phải cần cầutha thiết, lời lẽ trình bày chân thành rành rõ thiết yếu,phát nguyện chừa cải một cách mạnh dạn, mới đúng ý nghĩasám hối. Nhưng gần đây các chùa cứ theo lệ xưa, chiềumười bốn và chiều ba mươi tổ chức lạy sám hối HồngDanh, sau khi lạy quì xuống tụng nguyên bản văn dịch âm chữHán, Phật tử đọc thuộc lòng mà không hiểu biết gì hết.Như thế, cứ lạy tụng xong gọi là xong thời sám hối. Sámhối như thế mất hết tinh thần cao cả, ý nghĩa thâm sâucủa nó. Hằng ngày Phật tử làm những tội lỗi gì cũngđược, miễn đến ngày mười bốn và ba mươi đi sám hốimột thời là sạch. Quả là một việc làm lấy lệ khôngđúng tinh thần đạo Phật.

V.-LỢI ÍCH SÁM HỐI

Nếungười phạm tội một lòng thành khẩn thiết tha sám hối,sau khi sám hối tuyệt đối không tái phạm, người này chưaphải là thánh, nhưng đã là bậc hiền. Bởi vì tất cả thếgian này có ai không có tội lỗi, chỉ khác nhau nhiều hay ít,biết chừa cải hay không biết chừa cải ấy thôi. Ðã cótội lỗi mà biết ăn năn hối cải, tội lỗi ấy sẽ giảmxuống dần dần, cho đến hết, người như thế không phảibậc hiền là gì? Cho nên trong cuộc sống này, chúng ta đừngđòi hỏi mình hay mọi người không có tội lỗi, chỉ cầnkhi lỡ phạm tội lỗi mình cũng như mọi người phải hổthẹn ăn năn thành tâm sám hối, nguyện chừa cải hẳn saunày. Ðược thế, chúng ta đều là con người tiến bộ, làkẻ sẽ vươn lên bậc Hiền Thánh ở mai kia. Sám hối muốnhết tội phải nhắm thẳng động cơ chánh yếu của nó. Nhưbài kệ này:

Tánhtội vốn không do tâm tạo
Tâmnếudiệt rồi tội sạch trong
Tộitrongtâm diệt cả hai không
Thếấymới là chân sám hối.
Hànhđộng ăn cướp ăn trộm, tự nó không thể thành nghiệp phảido lòng tham thúc đẩy. Lòng tham là động cơ chánh yếu củahành động trộm cướp. Thế nên nói "tánh tội vốn khôngdo tâm tạo". Lòng tham dứt rồi thì hành động trộm cướplàm gì còn. Quả là cả tâm cả tội đều sạch, sự sámhối này mới là chân chánh sám hối. Chân chánh sám hối thìtội lỗi nào mà chẳng sạch.

Hoặckhisám hối thì thành khẩn tha thiết, song sau đó lại mauquên thỉnh thoảng lại tái phạm. Tái phạm lại sám hối,năm lần mười lượt như vậy, tuy tội không sạch được,mà do bền chí sám hối nó cũng mòn dần. Ðây có thể làtrường hợp của hạng trung bình chúng ta. Chúng ta chưa đượcmột lần sám hối là dứt khoát không phạm, mà lâu lâu lạitái phạm tội cũ. Ðừng thối chí đừng nản lòng, chúngta lại dập đầu sám hối nữa. Biết như thế là dở, songdở phải chịu dở chớ sao; biết dở chịu dở còn hơn ngườikhông biết không chịu.

Cósám hối là có suy giảm tiêu mòn, chúng ta hằng ngày mang tâmhổ thẹn, lòng thiết tha sám hối mãi. Nhắc đi lập lạiđôi ba mươi lần, nó cũng có sức mạnh, đây là hành độngthấp mình khiến tâm ngạo mạn tiêu mất, lâu ngày công đứccũng được đầy đủ. Dám sám hối cũng là một việc làmcan đảm, nó là sức mạnh đẩy chúng ta tiến lên. Tu mà khônggan dạ sám hối, quả là người hèn nhát che dấu không thểnào tiến lên được.

VI.-KẾT LUẬN

Ngườiđời đa số có tội lỗi tìm mọi cách khéo léo che giấuđắp điếm cho người khác đừng thấy lỗi mình, chúng tacó lỗi can đảm nhận chịu và can đảm phơi bày cho ngườikhác biết để sám hối. Thế đã vượt hơn người đờimột bậc đáng kể rồi. Huống là, biết lỗi rồi ăn nănhổ thẹn quyết tâm chừa cải để khỏi phạm lại lần thứhai, người này hẳn đã đi theo bước đường của Hiền Thánh.Căn bản của sự tu hành là sửa đổi những điều dở, nếuchúng ta không còn dở thì ai cần tu. Sửa đổi những đi?udở, sám hối là thượng sách. Người biết sám hối, là biếttu, ngược lại có lỗi mà không biết sám hối, dù có manghình thức nhà tu kẻ ấy cũng chưa biết tu. Sám hối vớimột tâm chí thành, với một lòng tha thiết, xấu hổ nhữnglỗi đã làm, quả quyết không tái phạm, người này khôngcòn tội lỗi nào mà chẳng sạch. Dù có tạo tội bao nhiêu,họ vẫn là người tốt ở mai sau.








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/03/2018(Xem: 11597)
Sài Gòn- Trần Củng Sơn- Sáng ngày Thứ Sáu 9 tháng 3 năm 2018, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã trình bày về triết học của Tổ sư Long Thọ tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với sự tham dự khoảng một trăm thiện hữu tri thức Phật Giáo. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc- một cây bút nổi tiếng trong nước về những bài viết về tuổi trẻ và Phật Giáo- đại diện Ban tổ chức giới thiệu diễn giả.
13/03/2018(Xem: 12624)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 27462)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/03/2018(Xem: 8993)
Có những vần thơ gắn liền với mỗi người từ thuở biết viết, biết đọc cho đến lúc trưởng thành, đi theo suốt cuộc đời, và cũng có thể…cho đến hơi thở cuối cùng. Những vần thơ hay những câu thơ của những thi sĩ nổi danh mà mình đã thuộc nằm lòng, đã ghi nhớ tận đáy sâu của ký ức, và bỗng một lúc nào đó, ở một tình huống nào đó, một nhân duyên nào đó, tự chúng hiện ra một cách tự nhiên trong dòng tư tưởng, sự nghĩ suy, và bộc ra thành lời nói như là của chính mình và đôi lúc, chỉ nhớ đến vần thơ, câu thơ đó mà cũng không hề nhớ đến tác giả là ai nữa ! Các vần thơ, các câu thơ ấy thực sự đã gắn liền với mình, với đời sống mình, đôi lúc còn được xem như là kim chỉ Nam để giúp mình phản ứng, cư xử trước mọi hoàn cảnh, vui hay buồn, tốt hay xấu đang xảy ra.
03/02/2018(Xem: 16584)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
06/01/2018(Xem: 15482)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
05/01/2018(Xem: 12041)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
02/01/2018(Xem: 7957)
Phái đoàn chúng tôi đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu về đến đây, tức là chùa Châu Lâm, thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên để thăm viếng bà con và chia sẻ một số tịnh tài, phẩm vật đến với bà con khốn khó trong cơn bão lũ vừa qua tại tỉnh nhà chúng ta. Thưa quý vị! Phú Yên là quê hương yên bình, được che chở bởi trời đất, bởi hồn thiêng sông núi, bởi lịch đại Tổ sư Phật giáo. Quê hương của chúng ta có biển, có núi, có đầm, có sông và có bình nguyên, cho nên cũng từ đó, mà quê hương chúng ta đã phát sinh ra nhiều bậc anh tài cho đất nước, nhiều bậc cao Tăng cho Đạo Pháp một thời.
21/12/2017(Xem: 8837)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 9806)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]