Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niết Bàn Theo Quan Điểm Bồ Tát Long Thọ

25/09/201008:39(Xem: 4332)
Niết Bàn Theo Quan Điểm Bồ Tát Long Thọ

Từkhi đức Phật tuyên bố: “Sarvam Sùnyam” (Mọi vật đềukhông), từ sự gợi ý của ba pháp ấn: “Vô thường-Khổ-Vôngã” và sau đó các pháp được quan niệm như là “Mọivật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã,” thì vấnđề Niết-bàn (Nirvàịa), sau khi đức Thế tôn diệt độđã được các bộ phái nêu ra đặt vấn đề trở lại theoquan niện hiểu biết của họ về Niết-bàn, và cũng từ đómọi tranh luận về nó cũng như các phần giáo lý khác trởnên gay gắt.

Niết-bàn, vấn đề hiện hữu hay không hiệnhữu, có (bhàva) hay không (abhàva), một đề tài làm nảy sanhra mọi sự tranh luận, càng ngày càng gay gắt giữa Hữu bộhay còn gọi là Nhứt thiết hữu bộ (Sarvàsti-vàdin) và Kinhbộ còn gọi là Kinh lượng bộ (Sùtra-vàdin), giữa các nhàTiểu thừa và Đại thừa Không tông (Sùnyatà-vadin), và vấnđề này không còn dừng lại nơi đây mà còn tiến xa hơnnữa, trong việc hòa giải giữa hai quan điểm nói trên bằngcách gọp chúng lại rồi chấp nhận cả hai để có một cáiNiết-bàn hiện hữu theo sự hòa giải của họ, hay phủ nhậncả hai là chẳng phải có, chẳng phải không; đó là bốnthứ quan điểm của các bộ phái, nhưng theo ngài Nàgàrjuna(Long Thọ) thì đức Phật chưa từng nói ra một thứ Niết-bànnào như vậy, ngay cả khi Ngài còn tại thế, hay sau khi Ngàivào Niết-bàn, Ngài nói:

KhiNhư lai hiện hữu,
Chẳngnói có cùng không;
Cũngchẳng nói có-không,
Haychẳng có, chẳng không.

Và:

Sau khi Như Lai diệt,
Chẳngnói có cùng không;
Cũngchẳng nói có-không,
Haychẳng có, chẳng không.

Đối với Bồ tát Long Thọ, thì những quan niệm như vậycủa các bộ phái đối với Niết-bàn là hoàn toàn không chínhxác, và không hiểu được ý nghĩa “Sarvam Sùnyam” cho nêncó những quan niệm sai lầm như vậy về ý nghĩa Niết-bàn.Từ sự hiểu lầm này nên đã đi lệch con đường Trung đạocủa Ngài, và có những kiến thủ lệch lạc về các phápnói chung và Niết-bàn nói riêng. Vì con đường Trung đạocủa đức Phật không rơi vào Hữu hay Vô, không rơi vào vừaCó vừa Không, cũng không rơi vào chẳng phải có chẳng phảikhông, của những quan điểm thiên kiến tà chấp trói buộcnày, mà con đường Trung đạo là con đường giải thoát mọisự trói buộc khổ đau giữa hai bờ.

Đối với các nhà Tiểu thừa Hữu bộ, thứ nhất họ hiểu“Mọi vật đều Không” chỉ dành cho các pháp hữu vi màthôi còn các pháp vô vi như Niết-bàn, thì không bị lệ thuộcvào chúng, thứ hai “Mọi vật đều không” chỉ dành choNhơn không chứ không dành cho Pháp không, thứ ba “Mọi vậtkhông” thì không này là không trống rỗng, không có gì hết,không này là không đối lập lại với cái có. Do đó họmới có những cật vấn như vầy:

Nếu tất cả pháp không,
Thìkhông sanh, không diệt;
Làmsao có đoạn-diệt,
Đểgọi là Niết bàn ?

Ở trên là cách tiếp thu “Mọi vật đều không” và theođó các nhà Tiểu thừa đặt vấn đề là, nếu tất cả cácpháp đều không, không có gì hết, thì sẽ không có hiệntượng sanh diệt, khi đã không có hiện tượng sanh diệt thìmọi vấn đề được đặt ra theo sau đó, chúng không hiệnhữu. Vậy thì đoạn cái gì, diệt cái gì để có thể gọilà Niết bàn? Cho nên theo họ, tất cả các pháp không phảikhông, mà các pháp phải có thật. Vì các pháp chẳng phảikhông, nên nó đoạn trừ được tất cả mọi phiền não nghiệphoặc, tiêu diệt được năm ấm để đưa đến Niếtbàn. Để trả lời cho nạn vấn này, ngài Long Thọ cũng đứngtrên lập trường của họ, hỏi nghịch trở lại:

Nếu các pháp là có,
Thờikhông sanh không diệt;
Đoạngì, diệt chỗ nào,
Màgọi là Niết bàn ?

Vì các nhà Tiểu thừa không hiểu thấu được chỗ sâu xacủa pháp Không (Dharmasùnyatà), nên đã nhầm lẫn, cho rằngpháp Không là pháp trống rỗng, hư vô, không có gì hết; phápkhông này đối lại pháp có của họ, nên sanh ra kiến giảisai lầm về các pháp, và từ đó đưa ra nạn vấn như trên.Cũng đứng trên lập trường kiến giải sai lầm này, ngàiđặt ngược lại vấn đề rằng: Nếu các pháp chẳng phảikhông tức là có, và vì xưa nay chúng luôn luôn hiệnhữu, chúng luôn luôn là có nên chúng sẽ không có sanh, khôngcó diệt; vậy khi đã không sanh không diệt thì làm saochúng có chỗ để đoạn có chỗ để diệt mà gọi là Niếtbàn? Ở đây hai cửa hữu-vô (Bhàva-Abhàva) không phải làcửa đi đến Niết-bàn, mà Niết-bàn phải được gọi là:

Không được, cũng không đến,
Chẳngđoạn, cũng chẳng thường;
Chẳngsanh, cũng chẳng diệt,
Đógọi là Niết bàn.

Ở đây, mọi sự hiện hữu nô lệ, lệ thuộc, chấp thủthiên kiến nhị nguyên như : đắc-thất, đến-đi, đoạn-thường,sanh-diệt v.v... đều bị phủ định. Trong phủ định mớixem ra như là mang cả hai tính chất vừa đập phá vừa xâydựng. Nhưng ở đây, nếu được xác định như vậy,thì lập tức rơi vào đoạn-thường (Ucchada-Nitya) ngay. Do đó,mọi xác định đều cũng bị phủ nhận, để từ đó mởra một con đường rộng thênh thang không bị trói buộc, đólà con đường Trung đạo đi đến Niết-bàn. Nghĩa là sau khichúng ta thực hiện vô sự đối với các pháp, thì tự nólà con đường, tự nó là Niết-bàn không phải một cũng khôngphải khác. Ở đây, hành-quả không phải là chỗ để đạtđược, không phải là chỗ để đến, không phải là chỗđể đoạn trừ, chẳng có pháp để phân biệt; chẳngsanh chẳng diệt, cho nên Niết-bàn chẳng phải có, chẳng phảichẳng không, chẳng chấp thủ tất cả các pháp, bên trongtịch diệt gọi đó là Niết-bàn. Vì sao? Vì tất cả mọihiện tượng hiện hữu của vạn vật để mắt chúng ta nhậnthấy, luôn luôn ở trong trạng thái sanh diệt biến hoại,chỉ là tướng lão tử bị vô thường sanh diệt chi phốinên không phải là Niết-bàn. Nếu có một Niết-bàn nào đểmắt chúng ta nhận thấy là có thì Niết-bàn ấy cũng chỉlà tướng lão tử, mà tướng lão tử không phải là tướngNiết-bàn, cho nên Niết-bàn không gọi là có được,vì nó xa lìa tướng lão tử.

Hơn nữa, nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hayNiết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữuvi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng tháibiến diệt không thật có. Vì sao? Vì chúng hiện hữu cóđược là nhờ vào các duyên mà thành. Do đó, tất cả mọipháp đang hiện hữu giữa chúng ta không có bất cứ một phápnào gọi là hữu vi cả, cho dù là pháp thường mà giảgọi là vô vi dùng lý để tìm hiểu nó. Pháp vô thườngcòn không có, huống chi là pháp thường không thể thấy,không thể đạt được. Lại nữa, theo Ngài:

Nếu Niết bàn là có,
Saogọi không chấp thủ;
Vô-hữukhông từ chấp (thủ),
Màgọi là có pháp.

Nếu thật sự Niết bàn là thật có thì tại sao trong kinh,đức Phật lại bảo Niết bàn là không chấp thủ (vô thọ,hay Vô dư y: nirupadhizewa)? Đã là không chấp thủ thì cho dùpháp đó là pháp gì đi nữa cũng không thể hiện hữu ởđây được. Nếu có pháp nào để hiện hữu được thì ởđó không phải là chỗ vô thọ, vì theo kinh thì Niết-bànlà vô thọ, nên không có pháp không chấp thủ ở đây. VậyNiết-bàn chẳng phải có.

Nạn vấn :
Nếuhữu không phải là Niết-bàn, vậy thì vô là Niết-bàn?

Ngài bảo :

Hữu chẳng phải Niết-bàn,
Huốngchi đối với Vô;
Niết-bànkhông có Hữu,
Nơinào sẽ có Vô ?

Quá rõ ràng như bài kệ trên đã bảo Hữu-Vô không từ chấpthủ mà có. Vậy thì tại sao ở đây lại đặt vấn đềVô trở lại đối với Niết-bàn được ? Vì sao ? Vì nhờvào hữu mà có vô. Nếu không có hữu thì làm sao có vô được.Nếu nói trước có nay không, thì vật này là vô. Nhưng Niết-bànchẳng phải vậy, vì không có pháp có nào lại là không được,cho nên vô cũng không thể tạo nên Niết-bàn được.

Lại nữa, thử đặt vô là Niết-bàn đi. Nhưng ở đây, chúngta không giải quyết được vấn đề không chấp thủ là Niết-bànnhư đức Phật đã dạy trong kinh. Nếu vô là Niết-bàn thìđức Phật đã không nói không chấp thủ là Niết-bàn nhưkinh đã dạy. Vì sao ? Vì không có pháp không chấp thủ nàogọi là pháp vô cả, cho nên Niết-bàn không thể gọi là vôđược.

Hơn nữa,

Như trong kinh Phật bảo:
Đoạncó, đoạn chẳng có;
Biếtđó là Niết-bàn,
Chẳngcó cũng chẳng không.

Chính đức Phật đã dạy nếu đoạn trừ cả hai : Cóvà chẳng có này thì Niết-bàn sẽ hiện hữu. Vì sao ? VìCó là chỉ cho tam hữu (tam giới) và chẳng có chỉ cho tamhữu đã được đoạn diệt. Nếu đoạn trừ cả hai chướngngại hữu-vô này, thì biết rằng Niết-bàn chẳng phải có(phi hữu) cũng chẳng phải không (phi vô), đó mới gọi làNiết-bàn.

Nạn vấn :

Nếu hữu hay vô không phải Niết bàn thì bây giờ hợp cảhữu và vô lại, có phải là Niết bàn không ? Ngài bảo :

Đối hữu-vô, nếu bảo:
Hợplại là Niết-bàn;
Hữu-vôlà giải thoát,
Thờiđiều này chẳng đúng.

Ở phần trên hữu-vô đã bị phủ định, nhưng người nạnvấn vẫn đem chúng đặt vấn đề trở lại. Ở đây, lạinảy sanh một phi lý khác nữa, đó là việc hợp nhất giữahữu-vô lại để có một cái Niết-bàn theo quan điểm củahọ. Nhưng theo ngài, nếu hợp cả hữu và vô lại là Niết-bàn,tức là hợp cả hữu và vô lại là giải thoát, điều nàychỉ thông cho Niết-bàn và giải thoát thôi. Còn ngay chínhnó, hữu và vô, trong một vế mà tự mâu thuẫn nhau với chínhmình, vậy thì làm sao thông với vế thứ hai được. Vì sao? Vì hữu và vô chúng tương phản nhau, làm sao hiện diệncùng lúc cùng một chỗ được. Do đó, hợp cả hai hữu vàvô lại là Niết-bàn thì không đúng. Lại nữa :

Đối hữu-vô, nếu bảo:
Hợplại là Niết-bàn;
Niết-bànlà chỗ chấp,
Cảhai từ chấp sanh.

Ở trên, tự chúng đã không thông rồi. Nếu ở đây mà hợpchúng lại là Niết-bàn có thể chấp nhận đi, với điềukiện tự chúng không mâu thuẫn nhau; nhưng ở đây tựthân Niết-bàn không phải là chỗ chấp thủ, trong khi đóhữu-vô từ chỗ chấp thủ sanh ra, cùng nhờ vào nhau mà hiệnhữu. Vậy thì cả hai vế mâu thuẫn và không thông nhau được,do đó chúng không phải là Niết-bàn.

Lại nữa, Niết bàn là Vô vi, nó vượt lên trên hữu-vôcủa hữu vi. Trong khi hữu-vô hợp lại mà thành thì khôngthoát khỏi hữu vi, nghĩa là chúng thuộc pháp hữu vi. Nhưngpháp hữu vi là pháp sanh diệt như đức Phật đã dạy, trongkhi pháp vô vi là pháp không sinh diệt. Vậy thì làm sao bảohữu-vô hợp lại thành là Niết-bàn ?

Hay,

Cộng hai việc hữu-vô
Làmsao là Niết-bàn ?
Haiviệc không cùng chỗ
Nhưsáng tối không hợp.

Ở trên, hợp hai việc có-không đã không thành là một vấnđề. Ở đây, lại là một vấn đề khác nữa trong việccộng hai khái niệm này lại để có Niết-bàn hiện hữu,thì làm sao chúng ta có thể làm được. Vì sao? Vì có-khôngchúng tự tương phản mâu thuẫn nhau nên không thể cùng hiệnhữu một nơi được. Như ánh sáng và bóng tối, không thểnào cùng hiện hữu cùng một lúc được. Khi nàoCó hiện hữu thì Không sẽ không hiện hữu, ngược lại khinào Không hiện hữu thì có sẽ không hiện hữu. Vậy thìlàm sao có-không cùng hợp nhau lại mà gọi là Niết-bàn ?

Lại nạn vấn :

Nếu Có-Không cùng hợp nhau lại không là Niết-bàn, thì bâygiờ chẳng phải có chẳng phải không là Niết-bàn đượckhông?

Ngài bảo :

Nếu chẳng có chẳng không,

Gọiđó là Niết-bàn;

Chẳngcó chẳng không này,

Làmsao mà phân biệt ?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2015(Xem: 31296)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
15/05/2015(Xem: 26289)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22525)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30658)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/04/2015(Xem: 14025)
Cái Tâm là cái chi chi, có chi chi củng cứ chi chi với Tâm. Theo quan niệm của Phật Giáo, Duy Thức Luận: Tâm thức tạo ra thế giới vạn vật, "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" hay "nhất thiết duy tâm sở tạo." Tất cả đều nói lên một ý rằng cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức tùy theo nhân duyên mà sanh ra muôn sự, muôn vật rồi cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có việc gì, vật gì, có thực tướng ngay cả chư pháp, tồn tại vĩnh viễn ngoại trừ Tâm Bồ Đề là vô sinh, vô diệt đó chính là Tâm Phật.
16/03/2015(Xem: 8668)
Con đường luận pháp nhứt là trực chỉ nhân tâm hay trở về chân nguyên, tức là phải rõ đệ nhất nghĩa các kinh Phật dạy mà hành đúng pháp, là một việc cần liễu tri và tinh thông thành phần và mục đích pháp học mới có thể mở ra lối đi chân chánh giác ngộ niết bàn. Giải thoát khỏi dòng tâm thức vẩn đục (vô minh) để được minh tâm kiến tánh là hướng đi của mọi tu sĩ. Phổ Nguyệt mong mỏi pháp Phật nhiệm mầu được soi sáng bằng tuệ quán của mỗi người chúng ta cố gắng thâm cứu và thực hiện hoàn mỹ hơn đem lại nhiều lợi ích hơn trong việc tu học.
05/01/2015(Xem: 21518)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 19032)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
19/11/2014(Xem: 13561)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
15/11/2014(Xem: 20736)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]