Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2

08/05/201317:42(Xem: 3920)
Phần 2

Nghệ thuật

DIỄN GIẢNG & XƯỚNG NGÔN

Lễ hội Phật Giáo


TT. Thích Đạt Đạo
ĐĐ. Thích Nguyên An - MC. Tánh Thuần

GIÁO ÁN

KỸ NĂNG NÓI CHUYỆN TRƯỚC QUẦN CHÚNG

(DẪN CHƯƠNG TRÌNH)

Phụ Trách: Đạo Hữu TÁNH THUẦN


1. LỄ ĐẶT ĐÁ

2. LỄ KHAI GIẢNG AN CƯ KIẾT HẠ

3. LỄ PHẬT ĐẢN

Lời Phi Lộ

Trong mọi sự sinh hoạt lễ hội Đạo cũng như Đời phải có Người Dẫn Chương Trình. Cho nên vai trò Người Dẫn Chương Trình vô cùng quan trọng. Thất bại hay thành công trong buổi lễ ấy phần lớn phù thuộc sự khéo léo, nhạy cảm của Người Dẫn Chương Trình. Có thể ví rằng: Người Dẫn Chương Trình là một tài xế lái xe hơi, một phi công lái máy bay, một thủy thủ điều khiển tàu biển v.v… nếu sơ xuất một điều gì thì hậu quả khó mà lường được.

Người Dẫn Chương Trình, Speaker, MC cũng đều một nghĩa mà thôi. Do vậy, MC trước khi nhận điều khiển một chương trình nào phải nắm rõ nội dung chưng trình, thành phần tham dự, chuẩn bị trước những gì cần phải chuẩn bị để tránh sự lúng túng khi vào thực tế. Và khi thực tế buổi lễ diễn ra phải hết sức nhạy cảm, bởi lẻ hoàn cảnh thực tế đôi khi lại không diễn ra theo những gì mình đã suy nghĩ. Thứ đến, phải có một phong thái chững chạc, tự tin, nét mặt hoan hỉ, dùng từ ngữ chính xác, không thừa không thiếu. Muốn đạt được điều này, Người Dẫn Chương Trình phải tìm tòi học hỏi, đọc sách, đọc báo v.v… cho thật nhiều. Luôn luôn tâm niệm mình là linh hồn của buổi lễ.

Hôm nay khóa đào tạo giảng sư trung cấp và cao cấp của Ban Hoằng Pháp Trung Ương GHPGVN và Tăng Ni Sinh Viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh mở khóa học: “Kỹ Năng Nói Chuyện Trước Quần Chúng”. Đây là một chương trình học ngoại khóa vô cùng quan trọng. Vì sao? Vì nói chuyện trước quần chúng khác với nói chuyện trong lớp học. Trong lớp học dễ hơn nhiều bởi lẽ trình độ ngang nhau, còn quần chúng thì đủ các trình độ từ bình dân đến trí thức. MC phải biểu lộ cách nói mà mọi người đều cùng hiểu thì đó là một nghệ thuật.

Bản thân tôi đã hơn 20 năm tham gia dẫn chương trình các lễ hội Phật giáo lớn nhỏ như : Lễ Phật Đản – Lễ Vu Lan – Lễ Đặt Đá – Lễ Khánh Thành – Lễ Khai Giảng An Cư – Lễ Tạ Pháp – Lễ Tang… và các buổi lễ đột xuất nên có ít nhiều kinh nghiệm trao đổi cùng chư vị.

Tóm lại, nghệ thuật nói chuyện trước quần chúng là một năng khiếu bẩm sinh nhưng phải học tập mới thành tựu được.

Tánh Thuần 

CHƯƠNG TRÌNH LỄ ĐẶT ĐÁ ĐẠI TRÙNG TU

CHÙA …………………

(Ngày…… Tháng …… Năm………)

1.Niệm Phật cầu gia hộ.

2.Tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự.

3.Dâng hoa chào mừng chư Tôn Đức và quan khách (nếu có).

4.Diễn văn khai mạc.

5.Lời phát nguyện của đại diện Phật Tử.

6.Phát biểu của chính quyền.

7.Đạo từ của chư Tôn Đức chứng minh.

8.Nghi lễ đặt đá:

-Cung thỉnh chư Tôn Đức niệm hương đảnh lễ Tam Bảo.

-Sái tịnh.

-Tụng bài tựa kinh Thủ Lăng Nghiêm.

-Niệm Phật.

-Đặt đá.

9.Cảm tạ của ban tổ chức.

10.Hồi hướng.

LỄ ĐẶT ĐÁ ĐẠI TRÙNG TU

CHÙA …………………

(Ngày…… Tháng …… Năm………)

PHƯƠNG PHÁP DẪN CHƯƠNG TRÌNH CỦA MC

Sau khi ổn định Đạo Tràng MC bắt đầu như sau:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Ngưỡng bái bạch chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, chư Đại Đức Tăng Ni.

Kính thưa quý Quan Khách và toàn thể Phật Tử.

Hôm nay ngày… tháng… năm… trong khung cảnh trang nghiêm và tràn đầy đạo tình hoan hỉ, chùa …………… long trọng tổ chức Lễ Đặt Đá đại trùng tu. Thay lời ban tổ chức, chúng con xin được thông qua lễ chính thức như sau:

(Đọc chương trình đính kèm)

qCách Dẫn Các Tiết Mục Của Chương Trình:

1. Niệm Phật Cầu Gia Hộ :

Mười phương chư Phật hiện tọa đạo tràng, hồn thiêng sông núi cũng đang hội tụ về đây, trong giờ phút này, chúng con xin cung thỉnh chư Tôn Đức và toàn thể quý vị khởi thân đứng dậy niệm danh hiệu Đức Bổn Sư ba lần cầu gia hộ.

2. Tuyên Bố Lý Do Và Giới Thiệu Thành Phần Tham Dự :

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch chư Tôn Đức.

Thưa liệt quý vị.

Tâm nguyện muôn thuở của người con Phật là: “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp”. Luôn luôn lấy vấn đề hoằng pháp độ sanh làm kim chỉ nam cho sự sinh hoạt của mình. Đó là bản hoài của chư Phật và lịch đại Tổ Sư truyền thừa qua nhiều thế hệ.

Xuất phát từ tinh thần cơ bản đó, bao mái chùa xuất hiện giữa lòng nhân thế không ngoài mục đích cho con người tìm về chánh đạo, tu tâm dưỡng tánh ngỏ hầu xóa dần những hệ lụy thương đau của cuộc đời. Sự hiện hữu của ngôi chùa ……… tại nơi đây cũng nhằm mục đích đã nêu trên. Hơn nữa, ngôi chùa là nơi di dưỡng đời sống tâm linh cho người con Phật, là nơi thờ phượng ngôi Tam Bảo, đồng thời là một nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc giữa lòng nhân thế tràn đầy tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật.

Trải qua thời gian mưa nắng, ngôi chùa …… đã xuống cấp trầm trọng về mặt kiến trúc. Do vậy Thượng Tọa (Ni Sư) trú trì, Chư Tăng (Ni) cùng Phật Tử phát đại nguyện trùng tu, để trang nghiêm cảnh Phật, góp thêm một bông hoa tươi thắm trong vườn hoa đầy hương sắc của Phật Giáo Việt Nam.

Hôm nay Lễ Đặt Đá chính thức cử hành. Ban tổ chức chúng con vô cùng vui mừng xen lẫn xúc động được cung nghinh chư Tôn Đức và đón tiếp quý vị về tham dự.

Trước hết chúng con thành kính giới thiệu:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Chúng tôi trân trọng giới thiệu:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

(Tùy theo hoàn cảnh thực tế để giới thiệu)

3. Dâng Hoa Chào Mừng Chư Tôn Đức và Quan Khách:

Trước sự hiện diện chứng minh của chư Tôn Đức và quý quan khách. Phật Tử chùa ………… Chúng con tỏ lòng tri ân bằng cách dâng lên quý Ngài và gởi đến quý vị những lẵng hoa tươi thắm tượng trưng cho mọi vẻ đẹp của đất trời vũ trụ. Ngưỡng mong quý Ngài và quý vị chứng tri. Lễ dâng hoa bắt đầu…

4. Diễn Văn Khai Mạc:

Ngôi chùa …………… hình thành, tồn tại như thế nào trong địa phương thân thương này và trong tương lai sự phát triển thếnào để góp phần vào đại cuộc chung. Thành kính cung thỉnh ……… trú trì chùa …… kiêm trưởng ban tổ chức tuyên đọc diễn văn khai mạc.

5. Lời Phát Nguyện Của Đại Diện Phật Tử:

Đạo pháp trường tồn do Tăng Ni hoằng hóa. Thiền môn hưng thịnh bởi đàn việt phát tâm. Lời dạy ấy của chư liệt vị Tổ Sư vẫn luôn vang vọng trong lòng người con Phật. Ngôi chùa ……… sớm thành tựu hay không một phần do sự cúng dường công đức của thiện tín Phật Tử. Hôm nay trong buổi lễ đặt đá này, chúng tôi trân trọng kính mời đạo hữu ……… thay mặt chư Phật Tử đọc lời phát nguyện.

6. Phát Biểu Của Chính Quyền:

Gần 2000 năm kể từ ngày du nhập vào đất nước Việt Nam. Đạo Phật luôn gắn bó keo sơn cùng vận mệnh của dân tộc và trải qua những thăng trầm xứ sở của quê hương. Mỗi ngôi chùa là một chứng tích lịch sử văn hóa in dấu mọi sinh hoạt của người Việt Nam qua các thời đại. Trong buổi lễ đặt đá này, chúng tôi kính mời ……… thay lời quý cấp chính quyền phát biểu ý kiến.

7. Đạo Từ Của Chư Tôn Đức Chứng Minh:

Toàn thể chư Tăng, (Ni) Phật Tử chùa …………… cùng ban tổ chức đang lắng động tâm tư nghe lời chỉ giáo của chư tôn giáo phẩm chứng minh. Thành kính cung thỉnh ……… Ban đạo từ.

8. Nghi Lễ Đặt Đá:

Giờ đây, trong không khí thiêng liêng, trang nghiêm thanh tịnh. Nghi lễ đặt đá cử hành, chúng con cung thỉnh ……… chúng tôi kính mời ………

Về nghi lễ, cung thỉnh chư tôn Hòa Thượng niệm hương. Cung thỉnh ……… duy na. Cung thỉnh ……… duyệt chúng. Cung thỉnh chư Tôn Đức và đạo tràng đồng hộ niệm. Chương trình nghi lễ truyền thống gồm có: (theo chương trình đã dẫn).

9. Cảm Tạ Của Ban Tổ Chức:

Trong phần cảm tạ này có thể là một vị trong ban tổ chức hoặc của MC.

(Xin nêu bài mẫu sau đây)

CẢM TẠ CỦA BAN TỔ CHỨC:

LỄ ĐẶT ĐÁ CHÙA……………………

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, chư Đại Đức, Tăng Ni.

Kính thưa quý vị quan khách.

Thưa toàn thể Phật Tử.

Buổi lễ chính thức Đặt Đá chùa ……… đến đây đã thành tựu viên mãn. Thay mặt ban tổ chức, trước hết chúng con đảnh lễ tri ân sự hiện diện chứng minh của chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni. Trước đạo tình cao cả của quý Ngài, chúng con kính nguyện cầu chư Tôn Đức pháp thể khinh an, cửu trụ Ta Bà để làm bóng cây đại thụ cho hàng hậu học nương nhờ đức độ tiến tu trên đường đạo nghiệp. Chúng tôi tri ân quý cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể đã đến tham dự. Kính chúc quý vị dồi dào sức khỏe để phục vụ tổ quốc và nhân dân. Chân thành ghi nhận công đức toàn thể Phật Tử xa gần đã về tham dự và hỗ trợ cho Phật sự trọng đại này được thành tựu viên mãn. Cầu nguyện hồng ân chư Phật gia hộ cho quý vị và gia đình luôn an khang thịnh vượng tràn đầy hạnh phúc.

Kính bạch chư Tôn Đức.

Thưa liệt quý vị.

Trong quá trình hình thành và tồn tại cho đến hôm nay lễ đặt đá đại trùng tu. Chư Tăng (Ni) và Phật Tử chùa ……… luôn luôn trân trọng, khắc cốt ghi tâm đạo tình và nghĩa tình mà chư Tôn Đức và quý vị đã dành cho. Chúng con luôn nỗ lực hết sức mình để cho ngôi chùa sớm hoàn thành, góp phần tô đẹp cho ngôi nhà Phật Giáo Việt Nam trên bước đường hoằng dương chánh pháp, cứu khổ độ sanh.

Mặc dù ban tổ chức đã cố gắng hết sức mình, nhưng không thể nào tránh được nhiều thiếu sót bất cập. Ngưỡng mong quý Ngài và quý vị niệm tình hoan hỷ.

Nam Mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

10. Hồi Hướng :

Buổi lễ đã kết thúc ở không gian và thời gian nhưng không kết thúc ở lòng người. Tuy diễn ra trong giờ phút ngắn ngủi mà để lại trong lòng người tham dự một dấu ấn khó phai với thời gian năm tháng. Nguyện đem công đức hôm nay hồi hướng khắp pháp giới chúng sanh đồng triêm lợi lạc. Chúng con cung thỉnh chư Tôn Đức và quý quan khách cùng toàn thể đạo tràng hồi hướng.

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo.

CHƯƠNG TRÌNH LỄ KHAI GIẢNG AN CƯ KIẾT HẠ

TẠI …………………

(Ngày…… Tháng …… Năm………)

1.Niệm Phật cầu gia hộ.

2.Tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự.

3.Dâng hoa cúng dường chư Tôn Đức và chào mừng quan khách.

4.Diễn văn lễ khai giảng.

5.Cung an chức sự thành phần chứng minh ACKH và Ban Chức Sự.

6.Lời phát nguyện của vị hóa chủ.

7.Lời phát nguyện của hành giả an cư.

8.Lời phát nguyện của đại diện Phật Tử hộ trì an cư.

9.Phát biểu của chính quyền (nếu có).

10.Đạo từ của Hòa Thượng chứng minh.

11.Cảm tạ của ban tổ chức.

12.Hồi hướng.

LỄ KHAI GIẢNG AN CƯ KIẾT HẠ

TẠI …………………

(Ngày…… Tháng …… Năm………)

PHƯƠNG PHÁP DẪN CHƯƠNG TRÌNH CỦA MC

(Sau khi ổn định đạo tràng MC bắt đầu)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

-Ngưỡng bái bạch chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni.

-Kính thưa quý quan khách và toàn thể quý Phật Tử.

Hôm nay ngày…… tháng…… năm………, theo truyền thống của hàng xuất gia, hàng năm chư Tăng tập trung về một trú xứ để thúc liễm thân tâm, tịnh tu giới hạnh, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày vân du hóa độ. Tại nơi đây, đạo tràng ……… cử hành lễ khai giảng khóa an cư kiết hạ Phật lịch ...... Thay mặt ban tổ chức chúng con xin được thông qua chương trình buổi lễ như sau:

(Đọc chương trình đính kèm)

qCách dẫn các tiết mục của chương trình :

1. Niệm Phật Cầu Gia Hộ:

Để mở đầu chương trình, nguyện cầu mười phương chư Phật hiện tọa đạo tràng chứng minh công đức, gia hộ cho khóa An Cư Kiết Hạ được thành tựu. Cung thỉnh chư Tôn Đức, quý quan khách và toàn thể quý vị đứng dậy niệm danh hiệu Bổn Sư ba lần cầu gia hộ.

2. Tuyên Bố Lý Do:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

-Ngưỡng bạch chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni.

-Kính thưa quý vị quan khách.

-Thưa toàn thể Phật Tử.

Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài tìm đến năm anh em ông Kiều Trần Như và thuyết pháp Tứ Thánh Đế, lần đầu tiên. Kể từ đó giáo pháp được hình thành. Một nền giáo pháp chỉ rõ cho con người thoát ly sanh tử, khổ đau. Nhận chân được giá trị đích thực của con đường giác ngộ giải thoát, mọi thành phần trong xã hội thời bấy giờ tìm đến với Đức Thế Tôn và giáo hội được thành lập thành 4 chúng:

-Tỳ kheo

-Tỳ kheo ni

-Ưu bà tắc

-Ưu bà di.

Có đoàn thể tất phải có giới luật. Trong giới luật của Phật có quy định chư Tăng Ni dừng chân trong ba tháng để tịnh tu giới hạnh, trau dồi Giới – Định – Tuệ tam vô lậu học – để làm hành trang trên lộ trình chuyển tinh thần đạo đức của Phật giáo đi vào lòng cuộc đời. Từ đó mặc dầu đã trải qua hơn 2.500 năm trong lịch sử, giới luật quy định ấy luôn duy trì nghiêm túc để người con Phật đoàn kết hòa hợp – trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm giáo hội.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung Ương Giáo Hội và thông tri của Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh, thành ……… hôm nay tại đạo tràng ……… cử hành lễ khai giảng khóa An Cư Kiết Hạ.

Thay mặt ban tổ chức, chúng con thành kính cung đón và giới thiệu:

Hòa thượng ……………………………

Thượng tọa ……………………………

Chúng tôi trân trọng giới thiệu :

Ông ……………………………………………

Bà ……………………………………………

(Sau đó giới thiệu toàn thể đạo tràng về tham dự) 

3. Dâng Hoa Cúng Dường : (nếu có)

Để tỏ lòng tri ân sự hiện diện của chư tôn Hòa Thượng chứng minh, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni cùng quý quan khách về tham dự lễ khai giảng khóa An Cư Kiết Hạ. Ban tổ chức xin dâng những lẵng hoa tươi thắm cúng dường chư Tôn Đức và chào mừng quý vị.

Lễ dâng hoa bắt đầu……

4. Diễn Văn Lễ Khai Giảng:

Tôn chỉ, mục đích của An Cư Kiết Hạ tại đạo tràng hôm nay sẽ nói lên đầy đủ tinh thần duy trì giới luật cho hàng tứ chúng trên bước đường tu học để phụng sự đạo pháp và dân tộc, góp phần vào công cuộc hoằng dương chánh pháp, cứu khổ độ sanh.

Thành kính cung thỉnh ………… đọc diễn văn khai mạc.

5. Cung An Chức Sự Thành Phần Chứng Minh Và Ban Chức Sự :

Theo truyền thống của An Cư Kiết Hạ, mỗi hạ trường dù tập trung hay an cư tại chỗ đều cung thỉnh chư Tôn Đức đạo cao đức trọng để chứng minh và điều hành cho khóa An Cư được thành tựu. Tại đạo tràng hôm nay cũng không ra ngoài truyền thống đã nêu trên.

Cung thỉnh ………… Cung an chức sự.

6. Lời Phát Nguyện Của Vị Hóa Chủ:

Ba tháng an cư kiết hạ tại bất cứ một đạo tràng nào, vị hóa chủ giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ mọi phương tiện của khóa an cư đều do vị hóa chủ quyết định. Cung thỉnh ………… Hóa chủ của hạ trường đọc lời phát nguyện.

7. Lời Phát Nguyện Của Hành Giả An Cư :

Chư Tăng hội tụ về một trú xứ để an cư, sống trong tập thể hòa hợp. Từ ngàn xưa cho đến hôm nay mục đích ấy vẫn được duy trì một cách nghiêm túc để nêu cao tinh thần giới luật. Bởi lẽ giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn là Phật pháp còn. Hành giả an cư là yếu tố để thực hiện những điều nêu trên.

Kính mời ……… đại diện hành giả an cư tại đạo tràng ………… đọc lời phát nguyện. 

8. Lời Phát Nguyện Của Đại Diện Phật Tử Hộ Trì An Cư :

Từ ngàn xưa cho đến hôm nay, khi chư Tăng dừng chân an cư kiết hạ thì hàng Phật Tử tại gia góp phần công đức hộ trì, gieo phước lành nơi ngôi Tam Bảo với tâm nguyện: Tam Bảo thường trụ giữa thế gian để lợi lạc hữu tình. Chúng tôi kính mời ……… đại diện hàng Phật Tử tại gia đọc lời phát nguyện hộ trì chư Tăng tại đạo tràng hôm nay.

9. Phát Biểu Của Chính Quyền: (nếu có)

An cư kiết hạ là sự kiện trọng đại của hàng Tăng Ni. Nhưng cũng trong khuôn khổ của pháp luật Nhà nước. Quý vị đại biểu chính quyền đến tham dự hôm nay đã thể hiện rõ nét sự gắn bó mật thiết keo sơn giữa đạo pháp và dân tộc. Trân trọng kính mời ………… thay mặt chính quyền phát biểu ý kiến.

10. Đạo Từ Của Hòa Thượng Chứng Minh :

Toàn thể đạo tràng an cư kiết hạ trong giờ phút này đang lắng đọng tâm tư, lắng nghe lời chỉ giáo của chư Tôn Đức chứng minh. Thành kính cung thỉnh ………… Ban đạo từ.

11. Cảm Tạ Của Ban Tổ Chức:

Buổi lễ khai giảng an cư kiết hạ tại đạo tràng ……… đến đây đã thành tựu. Trân trọng kính mời ………………… thay mặt ban tổ chức (hoặc MC) cảm tạ.

(bài mẫu)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

-Kính bạch chư tôn Hòa Thượng chứng minh.

-Kính bạch chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni.

-Kính thưa quý quan khách và toàn thể Phật Tử.

Buổi lễ khai giảng khóa An Cư Kiết Hạ tại đạo tràng …………… đến đây đã thành tựu viên mãn. Thay mặt ban tổ chức, chúng con thành kính đảnh lễ tạ ơn chư tôn Hòa Thượng chứng minh, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni đã quang lâm tham dự. Sự hiện diện của quý Ngài là hiện thân của từ bi và trí tuệ, mãi mãi chúng con noi gương quý Ngài để xiển dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh.

Chúng tôi xin tỏ bày niềm tri ân với quý cấp chính quyền đã đến tham dự buổi lễ, động viên chúng tôi không những hôm nay mà còn trong suốt ba tháng an cư để chúng tôi hoàn thành Phật sự, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp.

Sự hiện diện của quý vị nói lên tinh thần gắn bó mật thiết giữa đạo pháp và dân tộc. Xin chúc quý vị dồi dào sức khỏe để phục vụ tổ quốc, phấn đấu thành công sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Chúng tôi xin hồi hướng và tán dương công đức to lớn của quý đạo tràng, Phật Tử gần xa đã về tham dự và đọc lời phát nguyện ủng hộ chư Tăng tu học trong ba tháng an cư và góp công đức cho buổi lễ hôm nay thành tựu. Nguyện nhờ công đức này mà quý vị thân tâm an lạc, gia đình bình an hạnh phúc.

-Kính bạch quý Ngài.

-Thưa liệt quý vị.

Để đáp tạ hồng ân của chư Tôn Đức và tấm lòng của quý vị. Đạo tràng …………… xin nguyện tinh tấn tu học, phát huy đạo đức, ngỏ hầu không phụ lòng tin tưởng của quý Ngài và quý vị.

Mặc dầu ban tổ chức chúng con đã cố gắng hết sức mình, tuy nhiên không sao tránh được thiếu sót trong lúc cung đón quý Ngài và quý vị. Ngưỡng mong quý Ngài và quý vị niệm tình dung thứ và hoan hỷ.

Cầu nguyện pháp giới chúng sanh đều an lạc trong nguồn suối từ bi của đạo Phật.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát

12. Hồi Hướng:

Buổi lễ khai giảng đã kết thúc. Cung thỉnh chư Tôn Đức, quý quan khách và toàn thể Phật Tử khởi thân đứng dậy cử hành hồi hướng.

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành phật đạo.

(Cử chuông trống bát nhã kết thúc lễ chính thức. Cung thỉnh chư Tôn Đức hồi quy phương trượng. Quý quan khách và quý đạo tràng Phật Tử về phòng khách dùng nước giải lao và thọ trai…).

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

PL ......... DL .........

TẠI LỄ ĐÀI …………………

(Ngày…… Tháng …… Năm………)

1.Chư Tăng và Phật Tử vân tập trước lễ đài và ổn định vị trí hành lễ.

2.Tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự.

3.Cử ba hồi chuông trống bát nhã rước lễ đản sanh.

4.Phút nhập từ bi quán.

5.Dâng hoa cúng dường.

6.Tuyên đọc thông điệp của Đức Pháp Chủ.

7.Diễn văn lễ Phật Đản.

NGHI LỄ :

-Niệm hương.

-Cung tuyên pháp ngữ.

-Xướng hồng danh Đức Bổn Sư và đảnh lễ.

-Tụng bài Khánh Đản.

-Niệm danh hiệu Đức Bổn Sư (10 lần).

-Niệm danh hiệu đạo tràng hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).

-Tụng tứ hoằng thệ nguyện.

8.Thả bồ câu và bong bóng hòa bình.

9.Lời cảm tạ của ban tổ chức.

10.Hồi hướng.

(Cử chuông trống bát nhã kết thúc buổi lễ).

***

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

PL ......... DL .........

TẠI LỄ ĐÀI …………………

(Ngày…… Tháng …… Năm………)

PHƯƠNG PHÁP DẪN CHƯƠNG TRÌNH CỦA MC

(Sau khi ổn định đạo tràng MC bắt đầu)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

-Ngưỡng bái bạch chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni.

-Kính thưa quý quan khách và toàn thể Phật Tử.

Hôm nay ngày……… tháng……… năm…………, hòa chung trong không khí tưng bừng đón mừng ngày Phật Đản PL……… trên khắp mọi nẻo đường đất nước. Giờ đây, tại lễ đài ……… cử hành đại lễ Phật Đản. Thay mặt ban tổ chức, chúng tôi xin được thông qua chương trình như sau:

(Đọc chương trình đính kèm).

qCách dẫn các tiết mục của chương trình: 

1. Tuyên Bố Lý Do Và Giới Thiệu Thành Phần Tham Dự :

Hạnh phúc thay chư Phật giáng sinh.

Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh.

Hạnh phúc thay Tăng Già hòa hợp.

Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu.

-Kính bạch ………………………………

-Kính thưa ………………………………

Lại một lần nữa hoa sen nở rộ đón mừng ngày Đấng Giác Ngộ toàn năng, toàn trí, toàn đức ra đời, phá tan màn vô minh từ vô lượng kiếp của chúng sanh và những gì bất công trong xã hội, đem lại sự hạnh phúc an vui cho nhân loại.

Kỷ niệm ngày Đản Sanh của Đức Phật, ngày lịch sử trọng đại và thiêng liêng này để báo Phật ân đức, đồng thời thực hiện lời di huấn tối hậu của bậc giác ngộ: “Vì đại sự nhân duyên mà thị hiện để khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”.

Quả thật, Đức Phật thị hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích nhằm đáp ứng nguyện vọng giải thoát khổ đau cho nhân loại. Ngài đích thực là một con người vì mẩu đời Ngài được kết tinh bởi những chất liệu của con người.

Là một vị hoàng tử của xứ Ấn Độ thời bấy giờ, nào cung vàng điện ngọc, cung phi mỹ nữ ca múa ngày đêm, nào lạc thú, nào vinh hoa. Nhưng Ngài đã ý thức rằng:

Đó không phải là hạnh phúc đích thực của cuộc đời, mà hạnh phúc đích thực của cuộc đời là thoát ly sinh tử, khổ đau, tìm đến đời sống an lạc thanh thản, không tranh chấp, không hận thù, sống chan hòa trong niềm cảm thông chân chính, sống trong yêu thương hòa hợp.

Từ nhận thức đó, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian ra đi tìm đạo để hôm nay chúng ta có một kho tàng giáo lý vô tận trên lộ trình giác ngộ và giải thoát.

Vì vậy, giáo lý đạo Phật, là một nền giáo lý thơm ngát hương hoa giác ngộ, là một nguồn suối vi diệu cho con nguời trở về tự tánh thanh tịnh của chính mình, từ đó góp phần xây dựng cho xã hội an vui hạnh phúc.

Hôm nay, hòa chung trong niềm hân hoan của mọi người con Phật trên khắp hành tinh và mọi miền đất nước. Chùa ……… cử hành đại lễ Phật Đản, Phật lịch …… thay mặt ban tổ chức thành kính đón tiếp và giới thiệu:

HT ………………………………………………………

TT ………………………………………………………

Chúng tôi trân trọng giới thiệu :

Ông ………………………………………………………

Bà ………………………………………………………

(Sau đó giới thiệu toàn thể đạo tràng Phật Tử về tham dự)

2. Cử Ba Hồi Chuông Trống Bát Nhã Rước Lễ Đản Sanh:

Trong giờ phút thiêng liêng cao cả này, cách đây hơn 2.500 năm về trước tại vườn Lâm Tỳ Ni Xứ Ấn Độ, thái tử Tất Đạt Đa thị hiện giữa cõi đời mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên của từ bi và trí tuệ. Giờ đây, mọi người con Phật long trọng tổ chức kỷ niệm ngày lễ Đản Sanh của Đấng Từ Phụ. Tất cả đạo tràng lắng đọng tâm tư cung rước lễ Đản Sanh. (Cử ba hồi chuông trống bát nhã).

3. Phút Nhập Từ Bi Quán: (Sau 3 hồi chuông trống bátnhã MC tiếp)

Toàn thể đạo tràng dành một phút nhập từ bi quán. (phút nhập từ bi quán bắt đầu).

MC: Giờ phút linh thiêng gió lặng chim ngừng.

Trái đất rung động bảy lần.

Khi bất diệt đi ngang dòng sanh diệt.

Bàn tay chuyển pháp trong hương đêm thanh khiết.

Ấn cát tường nở trắng một bông hoa.

Thế giới ba ngàn đồng thanh ca ngợi.

Văn Phật Thích Ca:

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật. (Phút tưởng niệm đãqua)

4. Dâng Hoa Cúng Dường:

Khi Đức Thế Tôn xuất hiện giữa cõi đời, hoa Ưu Đàm nở rộ, chư thiên dâng hương hoa lễ nhạc cúng dường. Hôm nay tại đây, toàn thể người con Phật kính cẩn dâng lên những hương hoa thơm ngát cúng dường Đấng Từ Phụ. Lễ dâng hoa bắt đầu.

5. Tuyên Đọc Thông Điệp Đức Pháp Chủ:

Trong mỗi dịp cử hành đại lễ Phật Đản, hội đồng chứng minh Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam gởi đến chư Tăng (Ni) và Phật Tử trong cũng như ngoài nước. Đại lễ Phật Đản năm nay – Phật lịch ……, hội đồng chứng minh gởi đến Tăng Ni Phật Tử bức thông điệp quan trọng và tràn đầy đạo tình. Ban tổ chức cung thỉnh ………… tuyên đọc thông điệp.

6. Diễn Văn Lễ Phật Đản:

Để nói lên ý nghĩa ngày lễ Phật Đản trọng đại này, ban tổ chức cung thỉnh ………… đọc diễn văn Phật Đản. (Diễnvăn này có thể là của hội đồng trị sự và có thể là của địa phương, tùy theo thực tế mà giới thiệu).

NGHI LỄ:

Giờ đây qua phần nghi lễ truyền thống. Cung thỉnh chư Tôn Đức và toàn thể đạo tràng hướng lên lễ đài cử hành nghi lễ. Cung thỉnh …… niệm hương. Cung thỉnh chư Tôn Đức và toàn thể đạo tràng đồng hộ niệm. Cử nhạc Trầm Hương Đốt (nếu có).(Nghi lễ phải tùy theo mỗi nơi. MC nghiên cứu cho phù hợp, theo chương trình).

7. Thả Bồ Câu Và Bong Bóng Hòa Bình:

(Sau bài tứ hoằng thệ nguyện. MC bắt đầu tiếp).

Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ. Do vậy người con Phật hơn ai hết yêu chuộng tình thương, công lý và hòa bình. Thể hiện lòng thiết tha yêu chuộng nền hòa bình thế giới, tại lễ đài hôm nay chúng con cung thỉnh ………… và chúng tôi kính mời ………… thả bồ câu và bong bóng hòa bình.

8. Lời Cảm Tạ Của Ban Tổ Chức:

Để tỏ lòng tri ân chư Tôn Đức, quan khách và toàn thể Phật Tử đến tham dự đại lễ Phật Phật Đản hôm nay. Cung thỉnh ……… Thay mặt ban tổ chức đọc lời cảm tạ.

(hoặc MC có thể đọc thế).

9. Hồi Hướng: 

Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch ……… tại lễ đài chùa ………… đến đây đã kết thúc trong không khí tràn đầy hân hoan và tin tưởng ở giáo lý vô thượng của Phật Đà. Nguyện đem công đức hôm nay hướng về đấng Từ Phụ cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc, cho con người biết thương yêu nhau trong suối nguồn vi diệu của Phật Tổ Như Lai.

Cung thỉnh chư Tôn Đức và toàn thể đạo tràng hồi hướng.

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo.

MC lưu ý : Sau khi hồi hướng MC nói: “Cử 3 hồi chuôngtrống bát nhã kết thúc lễ chính thức”. Trong lúc chuông trống bát nhã thì MC tiếp: “Cung thỉnh chư Tôn Đức hồi quy phương trượng, kính mời quan khách về phòng khách dùng nước giải lao. Kính mời toàn thể Phật Tử tùy nghi lễ bái và tham quan”. Trong lúc này cho bộ phận âm thanh phát nhạc Phật Đản .

----o0o---

Vi tính: Diệu An-Lê Hiếu
Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2017(Xem: 15792)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
26/11/2017(Xem: 8886)
Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành ------------------------------------------------- Thich-Nu-Hang-Nhu Thích Nữ Hằng Như NGUỒN GỐC Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn. Sau đó Đức Phật tự chọn pháp Thở để tu tập.
01/11/2017(Xem: 8922)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 21384)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
25/04/2017(Xem: 8682)
Đức Phật đôi khi có đề cập tới tính chất và các thành phần của vũ trụ. Theo Ngài, có nhiều hình thức đời sống hiện hữu ở các nơi khác trong vũ trụ. Với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học ngày nay, có lẽ không bao lâu nữa chúng ta sẽ khám phá ra các loài sinh vật khác đang sống ở các hành tinh xa nhất trong dãi thiên hà của chúng ta. Có thể các chúng sanh nầy sống trong những điều kiện và qui luật vật chất khác, hay giống như chúng ta. Họ có thể hoàn toàn khác chúng ta về hình thể, thành phần và cấu tạo hoá học
23/03/2017(Xem: 9955)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
16/03/2017(Xem: 7692)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 7949)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
11/03/2017(Xem: 8054)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
22/12/2016(Xem: 24604)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567