Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sanh Tử Sự Đại

26/04/201919:59(Xem: 5249)
Sanh Tử Sự Đại
Phat Di Da

  Sanh Tử Sự Đại
 

A) Đại cương

 

Sanh tử là chu kỳ chuyển hóa Sống-Chết và Chết-Sống của chúng sanh xảy ra liên tục trong vòng Luân Hồi, tùy theo luật nghiệp báo hay nhân quả.

 

Chúng ta hãy xem qua đoạn văn sau đây về s cẩn thiết phải thoát khỏi chu kỳ sống chết.

 

"Đó là vì chúng ta phải cam chịu vô vàn đau khổ trong vòng sanh tử. Nếu người học Phật không chân thành quán niệm s thật đau khổ, họ sẽ không đạt được kết quả tốt dù có cố gắng học tập, bởi lẽ họ chưa đủ kinh nghiệm sợ hãi để có thể gắng hết sức tìm giải thoát."(theo HT Thích Thiền Tâm trong "Đạo Phật của Trí Tuệ và Đức Tin")

 

 

B) Hai Thí Dụ Điển Hình:

 

1) Ở Ấn Độ khi xưa có một vị vua tin vào ngoại đạo khổ hạnh. Các vị nầy lấy tro xát vào thân, ngủ trên bàn chông, hay làm theo nhiều kiểu khổ hạnh khác, Trong khi đó, các Sư Phật giáo thì tu có vẻ thoái mái hơn nhiều, bởi họ không theo các hạnh ép xác. Một hôm, nhà vua hỏi các vị tu sĩ Phật giáo: "Theo Trẫm nghĩ, những cách khổ hạnh của các vị tu sĩ không phải Phật giáo kia, cũng không đủ giúp họ chấm dứt phiền não. Vậy mà các Sư đây tu hành có vẻ lôi thôi, làm sao các Sư có thể trừ hết các ý tưởng dâm dục?". Một vị Pháp sư Phật giáo trả lời: "Tâu Bệ Hạ! Giả sử Bệ Hạ cho đem một tử tù trong ngục ra và nói với hắn: "Bưng bát dầu đầy nầy bằng cả hai tay và đi suốt quãng đường náo nhiệt kia. Nếu ngươi có thể trở lại mà không làm nhễu mất một giọt dầu nào, ta sẽ tha mạng cho ngươi."  Rồi giả sử Bệ Hạ cho nhiều ca nữ xinh đẹp đến ca hát và nhảy múa theo nhạc, dọc theo quãng đường tên tử tội đi qua. Nếu hắn làm đổ dầu, dĩ nhiên Bệ Hạ cho xử tử hắn. Còn nếu hắn có thể trở về mà không làm nhễu mất giọt dầu nào, Bê Hạ nghĩ hắn sẽ trả lời ra sao nếu Bệ hạ hỏi hắn thấy gì trên đường đi? Nhà vua hiếu kỳ nên cho làm theo vị Pháp sư nói. Tên tử tù đã trở về, hớn hở với bát dầu nguyên vẹn. Nhà vua hỏi hắn: "Nói ta biết ngươi thấy gì dọc theo đường đi? Tử tội thưa "Tâu Đại vương, con chẳng thấy cái gì cả! Bởi vì con chú tâm nhìn vào bát dầu, sợ nó nghiêng đổ thì con b mất đầu!" Nhà vua gật đầu, quay sang vịPháp sư:hỏi: "Á há ! Đây là chân lý gì vậy?' Vị Pháp sư thưa: "Tâu Bê Hạ! Tên tử tù giống như vị Tăng non trẻ mới rời khỏi gia đình, vậy mà hắn định tâm được đến mức như thế. Còn những vị khổ hạnh kia tu lâu hẳn cũng biết vấn đề sanh tử là quan trọng, không thể phí thì giờ nghĩ tới chuyện dâm dục (cám dỗ nguy hiểm nhất cho các nhà tu khổ hạnh)...Nhưng vì sao họ không cắt đứt được phiền nãoBởi vì họ chưa hiểu thấu sanh tử. Họ chưa thật biết vấn đề sanh tử quan trọng đến mức nào, nên không được như tên tử tù kia."

 

2) Có vị vua Mu Chung của triều đại Nhà Đường, rất khâm phục tài đức của Quốc Sư Wu Yeh, nên nhiều lần ra chiếu chỉ sai sứ đến mời Đại Sư đến để hỏi đạo. Đối với hầu hết các đối tượng khác, thì đó là cơ hội rất vinh dự không thể bỏ qua. Nhưng Đại Sư luôn từ chối, vi Ngài không muốn bị quấy nhiễu bởi các việc trần tục. Lần sau cùng, nhà vua rất giận nên bảo sứ giả: "Nếu lần nầy ngươi không thuyết phục đưLão Tăng, ngươi sẽ bị mất đầu. "Vị sứ giả đến Sư, khóc lóc năn nỉ Sư phải chiều ý vua để cứu mạng mình. Đại Sư biết không thể từ chối lời khẩn cầu, nên nói: "Được rối! Ta sẽ đi!". Rồi Ngài nhóm họp đệ tử, hỏi người nào muốn theo Ngài đến diện kiến nhà vua. Một vị đưa tay lên xin theo. Sư hỏi: "Một ngày con đi dược bao nhiêu dặm đường?" Trả lời: "Con đi được 50 dặm." Sư lắc đầu, nói "Không đủ nhanh!". Một vị khác nói "Con đi được 65 dặm". Vị thứ Ba nói 70 dặm, Sư đều lắc đầu. Sau cùng có vị Tăng nhỏ tuổi đưa tay lên nói: "Con theo Thầy được, Thầy đi đâu con theo đấy! " Lần nầy Sư gật đầu, mm cười chấp nhận. Sau đó, Sư tắm rửa xong, trở lại ngồi xếp bằng trên bồ đoàn, vào Tam-ma-địa rồi thở hắt ra tại chỗ. Vị Tiểu Tăng thấy vậy nói: "Thầy đi rồi! Để tôi đi theo!" Rồi thở hơi cuối cùng trong tư thế đứng thẳng.

 

Câu chuyện thú vị nầy cho thấy các vị Tăng đắc đạo có thể hoàn toàn thoát khỏi các bận bịu thế tục. Họ sống ngoài sự hiểu biết của thế nhân, và ngoài vòng kềm tỏa của sinh tử.

 

Thích Phước Thiệt
Dịch bài “Life & Death” trên Internet 18/4/2019






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2010(Xem: 3956)
Do quan niệm linh hồn theo nhiều cách khác nhau nên người ta vẫn bàn cãi về có hay không có linh hồn. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan sinh học nào của cơ thể.
06/12/2010(Xem: 3168)
Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là người đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
01/12/2010(Xem: 3997)
Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời.
18/11/2010(Xem: 5786)
THIỀN ĐỊNH: HÃY NGẮM NHÌN MỌI SỰ– bản ngã, hành động, đối tượng; bằng hữu, kẻ thù, người không quen biết, những người là đối tượng của sự tham luyến của bạn, sự sân hận, và sự vô minh; mọi hiện tượng mang lại kết quả – với sự tỉnh giác về thực tại: tất cả những điều này đều phù du, và có thể ngừng dứt bất kỳ lúc nào. Tất cả những hiện tượng này không chỉ biến đổi trong từng giây phút do bởi những nguyên nhân và điều kiện (duyên), nhưng chúng có thể kết thúc bất cứ lúc nào.
09/11/2010(Xem: 18200)
Qua sự huân tập và ảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
31/10/2010(Xem: 7441)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 6504)
Kính lễ Tam Bảo. Kính lễ các luận sư Jamyang Khyentse Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche và Sogyal Rinpoche đã giải thích giáo lý trung ấm. Trước hết nhắc lại có sáu trung ấm hay bạt đô: trung ấm trong mộng, trung ấm trong đại định, trung ấm tự nhiên của đời sống; trung ấm đau đớn của cái chết; trung ấm pháp tính (thời gian của Ánh sáng căn bản xuất hiện ngay sau khi chết); và trung ấm tái sinh. Sở dĩ có trung ấm là vì tâm vô minh bất giác: bất giác lúc sống, bất giác lúc chết, bất giác lúc gặp ánh sáng chân lý, bất giác lúc tìm tái sinh. Để hiểu bạt đô tái sinh, có lẽ nên nói thêm về tính chất của tâm.
28/10/2010(Xem: 5014)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của Lạt-ma Dagpo Rimpoché tại ngôi chùa Tây tạngKadam Tcheuling tọa lạc tại Aix-En-Provence miền nam nước Pháp, vào ngày 23tháng 3, năm 2003. Thôngdịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép : Laurence Harlé, MichelLanglois, Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart
21/10/2010(Xem: 4948)
Khi Đức Phật còn là thái tử, trong lúc đi dạo chơi, Ngài đã trông thấy những cảnh khổ đau của kiếp sống con người là bệnh hoạn, già yếu và chết. Từ đó, cuộc sống khổ đau và tạm bợ của con người đã khiến cho thái tử suy tư rất nhiều và thôi thúc Ngài quyết tâm đi tìm cuộc sống an lạc, vĩnh hằng, bất tử. Trải qua năm năm tìm đạo, sáu năm khổ hạnh chốn rừng già và sau 49 ngày Thiền định ở Bồ đề đạo tràng, Đức Phật đã nhận thấy rõ đặc tính của cuộc sống con người nói riêng và của muôn vật, muôn loài nói chung ở trong thế giới sanh diệt là vô thường (Anicca), khổ (Dukkha) và vô ngã (Anatta).
13/10/2010(Xem: 3605)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ. Mọi người đồng ý rằng bạn nên khởi lòng bi mẫn. Vấn đề là, cách lòng bi mẫn chuyển thành những hành động cụ thể thì lại không mấy giống nhau. Đối với một số người, bi mẫn có nghĩa là kéo dài mạng sống càng lâu càng tốt; nhưng đối với một số người khác, bi mẫn là chấm dứt đời sống - thông qua việc trợ tử - khi mà phẩm chất đời sống của người bệnh không còn là bao. Và không có ai trong hai nhóm này xem nhóm khác là có lòng bi mẫn thực sự. Nhóm trước xem nhóm sau là tội phạm; còn nhóm sau xem nhóm trước là tàn nhẫn và độc ác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567