Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Phụ Lục E: Thiền Quán

07/04/201720:54(Xem: 3588)
20. Phụ Lục E: Thiền Quán



THIỀN QUÁN
VỀ SỐNG VÀ CHẾT
Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành
The Zen of 
Living and Dying
A Practical and Spiritual Guide

Nguyên tác Anh ngữ:
Đại Sư Philip Kapleau

Việt dịch: 
HT.Thích Như Điển
TT. Thích Nguyên Tạng

Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
Ấn Hành 2017



PHỤ LỤC E

Thiền Quán

Thiền Quán Là Gì ?

Việt dịch: 
HT.Thích Như Điển




Mặc dù có nhiều hình thức thiền quán khác nhau. Hình thức cao nhất là sự luyện tâm thuộc lãnh vực tinh thần với mục đích - tạo thành thói quen - cột tâm mình lại và có thể giữ cho thanh tịnh ở trạng thái thoải mái của thân thể vật lý của mình. Ở phương diện nầy thì thiền quán sẽ là phương tiện cho sự phát hiện của chính mình. Thiền cũng có thể là một phương pháp giải phóng tâm thức khỏi sự nhiễm ô và những chướng ngại; ví như sự tham đắm, sự sân hận, ác ý, sự vô tình, sự bất an, sự lo lắng và không biết tàm quí. Cho đến khi nào những hạt bụi của những sự chướng ngại kia được tẩy sạch từ tấm kiếng của tâm, xuyên qua phương pháp Thiền định chúng ta có thể gặp được những các pháp như là chân lý tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi tâm thức hay sắc thái cảm xúc khởi lên. Sự gặt hái được kết quả khiêm nhường nhất của Thiền định là sự nhẫn nại và sự yên tĩnh của hệ thống thần kinh và làm tuần hoàn vật lý, tâm thức cũng như những năng lượng tinh thần. Điều cuối cùng có thể so sánh với một cục pin, được phát động qua máy một loại năng lượng đặc biệt (có thể gọi là năng lực của sự giác ngộ) mà người ngồi thiền có thể gom giữ lại nơi đan điền. Cho phép họ phản ứng lập tức khi một việc gì cấp bách xảy đến và không hao sức hoặc mất đi năng lực. Cứ thế từng bước lại từng bước những sự phẫn nộ, tham lam và mê muội và sự Thiền định sẽ mang chúng ta trở lại thế giới yên lặng rỗng không, trong ánh sáng của cái không trong suốt, chúng ta thực sự đã ở trong ngôi nhà của mình. Thực tập ấy sẽ phát triển rộng lớn hơn về sức sống, sự bình đẳng, chánh niệm và những trách nhiệm trong mọi tình huống trong cuộc sống của họ. Thiền định vì thế cũng là một sự thực tập để chữa bệnh, giúp cho bên trong chúng ta được yên ổn và tâm thức mạnh mẽ hơn.

Thiền Quán Ở Nơi Vắng Lặng Và Trong Công Việc Hằng Ngày

Nói chung nội dung của thiền quán có giá trị được biết đến nhiều ở thể thức là ngồi. (Ngồi ở đây theo Thiền học dùng để chỉ cho một tập quán của loại hình thiền quán nầy), một sự vững vàng, một uy thế không động đậy và cố gắng tập trung tư tưởng nơi tâm. Cứ mỗi một động tác phải tròn đầy với chánh niệm và rõ biết trong sáng, thì đó chỉ là sự thực tập thiền quán. “Thiền quán có nghĩa là rõ biết những gì đang xảy ra - ở trong thân thể của chúng ta, trong cảm giác của mỗi người, trong tâm thức và trong thế giới nầy”.

Cả hai phương cách thiền tọa và thiền tập trong cuộc sống hằng ngày đều hỗ trợ cho nhau. Nếu bạn mỗi ngày ngồi trong một thời gian nhất định thì sẽ phát triển được những loại năng lượng đặc biệt. Năng lượng nầy giúp bạn thực hiện được những công việc hằng ngày với tâm thức chánh niệm và rõ biết. Ngược lại nếu bạn thực hành hằng ngày những công việc với tâm chánh niệm - Dù là trong lúc làm việc với máy vi tính, tham dự các cuộc họp, xây những viên gạch, đang nấu bữa ăn tối, đang chơi đùa với trẻ con hoặc bất cứ làm những việc gì khác - điều nầy rất là dễ dàng để rỗng không và kiểm soát tâm của bạn, khi mà bạn ngồi thiền tọa.

Người nào cũng có thể tọa thiền được. Không đòi hỏi một năng khiếu đặc biệt nào cả. Không lệ thuộc bất cứ một nội dung những triết học hay tôn giáo, nó dành cho mọi người và cho bất cứ ai. Nếu bạn đã sẵn sàng để thiền tập thì bạn có thể dễ dàng thích hợp với phương pháp tâm linh của bạn để cho sự thiền tập theo sau đó. (Thiền quán trên cái chết và đặc biệt là quán niệm cho người qua đời ở thời điểm chết và trạng thái trung ấm giữa người mất và sự tái sanh đã có diễn tả trong phần I và phần II).

Đừng chờ đợi cho đến khi bạn bị bệnh nặng rồi mới bắt đầu tập thiền. Hãy bắt đầu ngay khi mà bạn còn khỏe mạnh. Với tâm niệm thực hành, thiền tập sẽ giúp cho cuộc đời của bạn sâu sắc và trong sáng hơn.

Nếu bạn đã sẵn sàng thực tập thiền thì hãy tìm một không gian - như trong phòng của bạn, dưới tầng hầm hay trên nóc nhà trống, hay một góc ngoài vườn sau nhà hay một chỗ nào yên lặng như vậy. Bởi vì những âm thanh quấy rối nhất là giọng nói của con người. Bạn nên vì thế mà xa lánh như có thể, chẳng trực tiếp nghe radio hay truyền hình ... những âm thanh ấy nên tránh xa, nếu có thể được. Mặt khác những âm thanh tự nhiên như tiếng hót của chim, tiếng dế kêu hay tiếng mèo kêu, con chó sủa - chúng là những âm thanh bình thường chẳng phải là điều chướng ngại to lớn cho việc tập thiền. Đặc biệt lợi điểm như có những giọt nước mưa nhỏ xuống, hay những giọt nước tung toé từ giếng nước hay thác nước, cả hai âm thanh như vậy cũng có thể tạo nên sự yên tĩnh trong tâm hồn của những hành giả thực tập thiền.

Trong lúc ngồi thiền bạn hãy ngồi đối diện với một bức tường, một bức màn, một lối chắn ngang hoặc trước những tờ giấy dán tường đơn giản không kiểu cách. Một màu vàng nâu hoặc màu kem để cho đỡ chói mắt và mắt tốt nhất là chỉ mở một nửa, để cho thoải mái đôi mắt nhất (Hãy xem phần tiếp theo ở dưới "Mắt và tay"). Một khoảng cách từ 60 - 90 cm giữa đầu gối và bờ tường là tốt nhất. Nếu bạn ngồi quá gần thì mắt bạn có thể mỏi.

Thế Ngồi

Đối với một người mạnh khỏe bình thường hay ngồi ở một vị trí lý tưởng ở trên một tấm nệm, ở trên sàn hay cũng có thể ngồi trên ghế dựa là tốt nhất với tư thế ngồi vững chắc không cử động, bạn sẽ không phải đối diện với những vọng tưởng như là lúc bạn ngồi trạo cử, cho nên sự suy nghĩ cũng theo đó mà dạo chơi. Nếu bạn quyết định chọn ngồi thật là thoải mái ở trên tọa cụ chuẩn trong vị trí ngồi với cách xếp bằng (36), hãy mặc đồ rộng và thoải mái, như vậy thì sự lưu thông của máu không bị chướng ngại. Để cân bằng thân thể thì nên chạm hai đầu gối vào trên tấm nệm hay tấm thảm. Nếu hai đầu gối tách rời tấm nệm, thì thân thể của bạn sẽ bị mỏi, và để điều hòa về sự mỏi mệt kia bạn sẽ liên tục cử động. Để tránh khỏi tình trạng vọng tưởng khởi lên - một sự chướng ngại lớn trong lúc tu Thiền - Cái lưng đặc biệt phải thẳng và cái đầu nên ngay và không được gục về phía trước.

Ngồi ngay ngắn trên ghế có lưng dựa phía sau cũng là một phương cách hữu hiệu để tập thiền. Với sự trợ giúp của một cái gối đặt dưới bàn tọa khiến cho cái lưng của bạn thẳng và giữ vững hai chân chạm sát trên sàn nhà. Ghế ngồi thiền vẽ theo kiểu Bắc Âu thì cũng có thể xử dụng để đem lại hiệu quả tốt.

Ngay cả bạn phải nằm trên giường thì bạn cũng có thể rút ra được những cái lợi từ việc thiền định khi đang nằm trên giường, theo những cách hướng dẫn sau đây.

Hơi Thở

Hơi thở tốt nhất và tự nhiên nhất là lấy từ vùng ở dưới bụng chứ không phải từ lồng ngực. Bạn nên đặt tâm chú ý đến một điểm độ 4 lóng tay ở vùng dưới đơn điền. Điều nầy mang lại lợi ích làm cho thân - tâm của bạn được tập trung  ở vùng nầy. Những việc căng thẳng xuất phát ở đầu, vai của bạn sẽ được giảm xuống dần, vọng niệm sẽ giảm bớt và hệ thống thần kinh sẽ lắng đọng lại. Hơi thở không cần phải “đè nén” hoặc là điều khiển bất cứ cách nào, ngoại trừ lúc ban đầu mới ngồi, khi mà được trợ lực bởi một hay hai hơi thở sâu, hãy chậm rãi hít vào thở ra sau mỗi một hơi thở, để điều hòa hơi thở và tâm thức. Trong khi thực hành việc nầy hãy quán tưởng rằng anh đang thở ra tất cả những sự căng thẳng và tâm ý tiêu cực. Sau đó hãy để hơi thở của bạn trở lại nhịp thở bình thường.

Mắt Và Hai Tay

Hãy giữ cho nửa con mắt của bạn mở ra và cũng không phải tập trung ở điểm nào (không tập trung có nghĩa là bạn không phải tìm cách cố gắng để nhận biết được rằng những gì đang ở trước bạn). Nếu hai mắt nhắm lại hết thì sẽ dễ bị buồn ngủ; hoặc giả có những hình ảnh hoang tưởng trước mắt bạn. Cách ngồi hữu hiệu nhất là hai tay của bạn phải để trên đùi của mình, mặt hai bàn tay hướng lên, hai ngón tay cái phải đâu vào nhau và tay trái để trên bàn tay mặt và những ngón tay cái chạm nhẹ vào nhau, và hai cùi chỏ chạm vào thân trong tư thế thoải mái. Lợi thế của tư thế việc ngồi nầy đem lại sự thoải mái cao tột nhất.

Phải Nên Ngồi Trong Bao Lâu?

Nên ngồi bao lâu trong một lần tọa thiền? Điều nầy, dĩ nhiên là lệ thuộc vào thời gian có thể của bạn để bạn có thể hoàn thành theo mức độ trong việc thực hành của bạn. Một điều khuyên rằng bạn hãy bắt đầu với một khoảng thời gian ngắn - có thể chừng 10 đến 15 phút mỗi ngày - và bạn có thể tăng lên thời gian, trong khi thân tâm của bạn quen dần với thời khóa trong việc thiền tập. Tốt nhất là nên thiền tập trong nhiều thời gian ngắn, thường xuyên hơn là thời gian dài bộc phát.

Kiểm Soát Tâm

Có nhiều phương pháp khác nhau để giúp đỡ kiểm soát tâm của mình. Thể thức đơn giản nhất cũng như được biết đến nhiều nhất là đếm hơi thở. Khi bạn hít vào thì hãy nghĩ là “một” và khi thở ra, lại đếm “hai” và đếm luôn cho đến 10. Sau đó thì bắt đầu lại số đếm mới là 1 và đếm cho đến số 10. Nếu bạn nhầm lẫn về số đếm hay đi lạc đến hơn 10 thì nên trở lại 1 và bắt đầu đếm lại. Bạn không cần phải chú mục đến số đếm ấy. Hãy tránh cách đếm như máy móc.

Một phương pháp khác là để rõ biết nhịp điệu của hơi thở của bạn - có nghĩa là, bạn hòa nhập hoàn toàn với hơi thở hít vào và thở ra của bạn.

Giá trị của việc thực hành nầy nằm ở điểm là tất cả những sự khởi động của tư tưởng bị loại trừ và tâm phân biệt ấy trở về trạng thái tĩnh lặng. Những làn sóng vọng động được tĩnh lặng và người tập thiền từ từ đạt đến trạng thái nhất tâm. Bạn nên biết rõ rằng những tâm vọng động khởi lên và biến đi trong tâm thức không phải là điều chướng ngại. Hãy đừng tìm cách xua đuổi chúng mà chỉ đơn giản tập trung qua cách đếm hơi thở hoặc là theo dõi nhịp điệu hơi thở của mình.

 

Dịch xong vào lúc 12:00 trưa ngày 18.2.2016

tại Tu Viện Viên Đức - Ravensburg - Đức Quốc

 


 

 

GIẢI THÍCH VỀ TỪ NGỮ

Ars Moriendi (nghệ thuật chết): Những bài viết thời trung cổ về cái chết, in lại từng phần trong quyển sách hiện đại “Kỷ năng của sự chết”.

Achtfacher Pfad (cũng còn gọi là “Bát Chánh Đạo”): Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo là con đường chấm dứt sự đau khổ của Đức Phật đã dạy, chia ra làm 8 phần như sau:

1. Chánh kiến,

2. Chánh tư duy,

3. Chánh ngữ,

4. Chánh nghiệp,

5. Chánh mạng,

6. Chánh tinh tấn (thay vì chánh tử như trong sách tiếng Đức giải thích),

7. Chánh niệm,

8. Chánh định. Cũng nên xem ở phần "Sự đau đớn hai chiều".

Bardo (Tây Tạng): Trạng thái giữa sự chết lâm sàng ở bệnh viện và sự tái sanh. Hãy xem chương 14 phần “Trung ấm thân”.

Becoming: Tình trạng chống lại một chúng sanh, liên tục thay đổi.

Birth and Death: Xem Samsara

Bodhissattva (Phạn): Nghĩa là trí tuệ; một người giác ngộ, sau khi đã chứng được thực tại trong tư tưởng của mình và giúp cho những người khác cũng được như vậy.

Buddha (Phạn): Chữ nầy có hai nghĩa: 1-Sự thật cuối cùng hay tâm thức tuyệt đối; 2- Người giác ngộ về thực tướng của vạn pháp.
Đức Phật là một con người lịch sử, tên là Siddhartha và họ là Gautama. Đức Phật sanh ra vào năm 624 trước Thiên Chúa ở trong Hoàng Tộc Shakya bên dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn và ngày nay nằm ở ranh giới Nepal. Cha của Ngài đứng đầu dòng họ Shakya nầy. Vào lúc 16 tuổi Siddharta lấy vợ và sinh một con trai, sau nầy trở thành Đệ tử của Ngài. Ở vào tuổi 35, sau 6 năm tầm Sư cũng như thực hành sự khổ luyện cho sự đại ngộ và cuối cùng thì Ngài đã ra đi ở tuổi 80, Ngài đã dạy giáo lý cho người nào muốn nghe. Ngài thường quan tâm đến khả năng tiếp nhận của những Đệ tử của Ngài. Người Phật tử thì nhìn Đức Phật không phải là một vị Thần hay là người cứu rỗi mà Ngài chỉ như là một Vị giải thoát. Ngài được xem là một Vị hoàn toàn giác ngộ và là một con người được cung kính đã tự lực tìm được sự giải thoát của thân và tâm.

Buddhismus: Nếu nói đúng là con đường của Đức Phật. Có hai nhánh chính: Đó là Theravada, thường thấy ở các nước Đông Nam Á và Mahayana. Đại Thừa được phát xuất từ Ấn Độ, sau đó Đại Hàn, Nhật Bản và Việt Nam. Thiền học là một Tông phái của Đại Thừa.

Calaveras (Tây Ban Nha): “Sống động”, cốt cách; ở Mễ Tây Cơ người ta dùng chữ Calaveras như là một chúng sanh, đang sống; nhưng cũng ở trong một khuôn khổ khác.

Chanting: Những giọng điệu trong công việc thực hành tôn giáo hòa lẫn với những giọng điệu tụng đều đều. Để có hiệu quả thì việc tụng đọc phải rõ ràng, sâu lắng và chú tâm, với những giọng tụng đọc của đa số người đều hòa hợp với nhau.

Cremains: Chữ đưa vào xử dụng chung chung, gộp lại từ chữ “cremation = hoả táng” và “remains = còn sót lại” để chỉ cho những gì còn sót lại của một người nơi thân thể của họ sau khi thiêu.

Dharma (Phạn): Một khái niệm căn bản của Phật Giáo với nhiều ý nghĩa khác nhau, dùng để chỉ cho những hiện tượng được tồn tại trong thế giới. Tất cả những hiện tượng nầy là những chủ thể của nhân duyên và luân hồi. Đây là những sự thật căn bản trong giáo lý trọng tâm của Đức Phật.

Duhkha (Phạn): Chữ nầy dịch ra có nghĩa là đau khổ hay là không vừa lòng; nhưng cũng còn có nhiều nghĩa như: Trải qua kinh nghiệm của sự đau đớn, lo lắng, khổ não, bồn chồn hay thất bại.

Erleuchtung, Erwachen: Tỉnh thức giác ngộ về một chân lý tự nhiên và nằm bên cạnh sự thật của tất cả tánh nhị nguyên và quyết định về chân lý. Thể thức nầy không liên hệ gì với những hiện tượng triết học của thế kỷ thứ 18.

ESP: Cảm giác chánh đáng.

Essential-Nature: Xem Wahre Natur.

Enthanasia: Nguyên gốc là sự dễ dàng và không khổ đau khi chết; bây giờ thì được hiểu là “nghệ thuật hay phương pháp về nguyên nhân của sự chết không khổ đau, như là trạng thái cuối cùng của sự đau khổ”

Five Aggregates, Five Skandhas: Sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Xem Skandhas.

Four Noble Traths: (1) Khổ (2) Nguyên nhân của sự khổ (3) Diệt khổ và (4) con đường dẫn đến sự diệt khổ. Hãy xem “The Dilemma of Pain”.

Geburt und Tod: Xem Samsara.

Hospiz: Nguyên nghĩa thời trung cổ là nơi trú lại của những người lữ hành, khách hành hương và người bệnh, thường được hướng dẫn bởi các Linh Mục hay Nữ Tu; ngày hôm nay việc chăm sóc trong bệnh viện bao gồm không những chỉ là chỗ ở lại mà còn có sự chăm sóc qua xe cứu thương, rồi đặt để ở trong những nhà bên cạnh cho những người sắp chết, mà những người nầy không phải chăm sóc bởi những bệnh viện nữa. Xem lại phần phụ lục B, "Hospizbetreuung".

Karma (Phạn): Theo chữ là “làm” hay là “hành động”; những sự suy nghĩ của chúng ta và những hành độngcủa chúng ta tạo ra kết quả; nhân và quả. Hãy xem lại phần III về “Karma”.

Koan (Nhật): Phát âm theo tiếng Nhật là “ko-an”; tiếng Trung Hoa là “kung-an”; nghĩa tiếng Việt là “công án”. Ở nơi Thiền dùng để chỉ cho những lời nói được cô đọng lại, một ngôn ngữ khúc chiết cô đọng, dùng để chỉ rõ chân lý sau cùng.

Mantra (Phạn): Từ tiếng La Tinh gọi là Meditatio, có nghĩa là “nghĩ lại, nghĩ về”. Có nhiều cách Thiền khác nhau, nhưng tựu chung thì có ý nghĩa là tập trung tư tưởng ở một điểm về một hình ảnh, mà hình ảnh đó luôn được hiện ra hoặc là một khái niệm (ví dụ như Chúa hay sự thương yêu) người ta qua điều ấy hoặc ngẫm nghĩ; hoặc là cho cả hai điều.

Metempsychosis (Hy Lạp): Linh hồn tái sanh; sự di chuyển của một linh hồn sau khi chết đến một nơi khác - với thân thể của người hoặc là của thú vật. Hãy xem Kapitel 14, phần nói về “Niềm tin về một cuộc sống sau khi chết”.

Myth: Chẳng phải là những câu chuyện không thật; nhưng mà thật như sự tôn nghiêm, giống như tất cả những phạm vi mà không thể nắm bắt được với bộ mặt thuần khiết. Với Joseph Campbell, là tác giả của quyển “Năng lực của Myth”; đây là ẩn dụ cho những gì mà sống bên cạnh thế giới có thể dùng mắt để thấy được.

Mystic (Hy Lạp): Theo tự điển Webster's New World thì một người mà cáo bạch đến sự nhẫn nại với kinh nghiệm thần bí bởi điều ấy ông ta đã trực giác lý giải về những sự thật bên cạnh sự hiểu biết của con người. Ở Thiền học một sự thần bí có nghĩa là đi đến chỗ tánh không của sự thành lập nên thế giới nầy và con người ấy rõ biết về hình tướng không của thế giới, ở trong ấy người ta sống và trải qua những sự nối kết với kinh nghiệm.

Mythos (Hy Lạp): Không có một lịch sử chân thật, tuy nhiên một sự thật mà những bậc giác ngộ và tất cả sự bao quát là qua sự khờ dại tính toán về những yếu tố cấu thành có tính cách đơn thuần không để cho phản ngược lại. Với Joseph Campbell thì Mythos là “một ẩn dụ cho những gì mà nằm sau thế giới dùng mắt để thấy được”. Michael Jordan (tác giả cuốn Mythen der Welt) đã tưởng tượng về Mythos là “Một thế giới ..., ở đó chúng ta chẳng thấy gì cả, tuy vậy có thể nhận biết được”.

Nirvana (Phạn): Giải thoát sự si mê và những nhu cầu, đồng thời vị giác ngộ ấy được an lạc ở nội tâm và tự tại. Nhận thức ngược lại của Nirvana là Samsara; với nghĩa khác là sinh và tử. Hãy xem Samsara và ở Kapitel 3, phần "Gautama Buddha".

Noble Eightfold Path: Bát Chánh Đạo (xem ở trên phần Achtfacher Pfad). Cũng có thể xem thêm ở phần "The Dilemma of Pain".

No-Mindedly: Với tâm hồn hoàn toàn rỗng không của những hành động hay những sự suy nghĩ hỗn loạn.

OM (Phạn): Cách viết khác AUM: Một dấu hiệu của âm thanh (Mantra) cho một năng lực mà năng lực ấy được lưu lại trong vũ trụ và được biểu minh qua tất cả chúng sanh cùng sự vật ở trong thế giới sáng tạo nầy. Mantra nầy có giá trị như là một sự vật hoặc là một điểm xuất phát của các tôn giáo về việc Thiền định, với năng lực đặc biệt nầy con người chắc chắn sẽ dùng làm mục đích để chữa trị hay để giác ngộ.

Oneness: Với số o nhỏ, hấp thụ từ điểm của quên cái tôi. Khi viết chữ O lớn thì có nghĩa là kinh nghiệm về cái không; hoặc là không có một cái gì hết.

Palingenesis: Gồm chung lại, một lần nữa, làm mới và genesis có nghĩa là: (thế hệ, tạo ra, mang đến, sáng tạo); nguồn gốc nầy có liên hệ với luân hồi.

Parinirvana (Phạn): Chữ đầy đủ là “hoàn toàn giải thoát tất cả những sự ràng buộc và tự ngã”. Parinirvana thường dùng để chỉ cho trạng thái thông thường của sự giải thoát toàn diện mà Đức Phật đã đạt được phẩm vị ấy. Xin xem Kapitel 3 phần “Gautama Buddha”.

Reincarnation: Tái sanh linh hồn vào một thân thể khác. Xin xem phần “Rebirth Distinguished from Reincarnation”

Repentance: Trong truyền thống của Thiên Chúa, liên hệ với đạo đức, hậu hối, chạy trốn khỏi. Ở trong Đạo Phật thì đạo đức có nghĩa là sự vô minh về sự thật thiên nhiên tồn tại; hậu hối có nghĩa là nhận chân sâu xa về một sự vô minh căn bản và quyết tâm để vượt qua nó.

Reue: Theo quan niệm của Thiên Chúa là tội lỗi, kết hợp với thiếu suy nghĩ và mê muội. Còn Phật Giáo thì cho rằng: Chúng ta bị lầm lỗi ở những hành vi căn bản vì không nhận ra được sự hiện hữu của thiên nhiên; sám hối có nghĩa là đồng tình sâu xa với những sự vô minh căn bản của chúng ta và ở trong sự quyết tâm để chiến thắng những điều nầy.

Roshi (tiếng Nhật): Năng lực giác ngộ; năng lượng nầy chìm lắng sâu hoàn toàn tâm thức của chính mình; hiện lên và tỉnh thức trọn vẹn; một trạng thái tích cực và sự tập trung tư tưởng tự tại. Xin xem Kapitel 4 phần “Der Prozess des Sterbens”.

Skandhas (Phạn): Ngũ uẩn. Đây là 5 uẩn hay còn gọi là sự tích chứa gồm có: Sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

1-Sắc bao gồm những hình thức trước đây căn bản của thân thể và được đại diện qua thân thể cũng như căn bản của tâm thức - bao gồm những nội tạng, đối tượng và liên hệ với sự thay đổi. Ở đây chúng ta phát xuất từ sự đơn lẻ và sự phân phối của kinh nghiệm đưa vào chủ thể và đối tượng.

2-Việc tích chứa thứ hai thuộc về thọ - điều nầy có nghĩa là chúng ta phản ứng lại những gì chung quanh chúng ta. Thọ nầy bao gồm cả niềm vui và nỗi khổ; niềm hạnh phúc, nỗi lo toan, sự bất an và sự chi phối.

3-Trong nhóm thứ ba bao gồm sự tưởng tượng những việc khác nhau của tâm thức. Những điều nầy bao gồm cả những sự phản xạ hoặc những gì có tính cách luận chứng giống như tính cách trực giác về sự sai biệt năng lực.

4-Nhóm thứ tư thuộc về lãnh vực của tâm linh - Ước muốn hay là ý đồ. Chúng đại diện cho những hoạt động căn bản của tâm thức. Những việc nầy của tâm thức được tạo ra hành động là những kết quả của những nghiệp lực thuộc về đời trước dẫn đến tương lai. Chúng bao gồm qua ý muốn của thức rồi đem những vật nầy lại với nhau để tạo nên hình dáng của mỗi cá thể và nghiệp lực.

5-Nhóm cuối cùng thứ năm là thức. Thức đây bao gồm cả những ý nghĩa nhận thức nối chung lại với nhau và chúng hỗ tương với nhau. Những thói quen nầy sáng tạo ra cái ngã trong thế giới tự thể, thay vì thế giới sáng tạo ra, giống như nó là.

Soul: “Chung chung lấy nghĩa từ sự chung đụng những cá nhân độc lập - một cái ta liên tục, cái nầy nhiều hay ít không lệ thuộc vào thân thể vật lý để tồn tại và vượt qua sau khi chết. Người ta cũng có thể thấy được “linh hồn” của mỗi cơ cấu của mỗi người, điều nầy người nầy khác với người kia ...” (Francis Story).

Seelenwanderung: Sự di chuyển của linh hồn sau khi chết vào một thân thể khác. Xin xem thêm ở Kapitel 14 "Der Unterschied zwischen Wiedergeburt und Reinkarnation"

SRI (Phạn): Một hình thức để gọi của Ấn Độ giáo, cũng giống như gọi bằng tiếng Anh là "Mr." hay "Herr" bên tiếng Đức. Theo Ấn Độ giáo thì đây là một tước hiệu kính trọng để gọi cho một người có tôn giáo hay những vị giáo sĩ tinh thần.

Tanka (Phạn): Chữ quen dùng được dịch là “sau khi chết”; “sở hữu”; “tham”. Xem thêm phần Kapitel 5, “Die vier Edlen Wahrheiten von der Leidvollen Natur des Daseins”.

Tao (Hoa): Xem Weg = con đường.

Tathagata (Phạn): Ở đây dùng để chỉ cho chính Đức Phật và những vị Phật khác, từng chữ thì có nghĩa là “Đến - như vậy”; nơi chữ “So” để chỉ trạng thái của việc giác ngộ.

Tibetan Book of the Dead: Quyển sách về truyền thống của Tây Tạng giới thiệu về cái chết và sự qua đời. Theo lời truyền của Tây Tạng thì đây là tác phẩm của Ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) thuộc thế kỷ thứ 8 sau Tây lịch; Người sáng lập ra Phật Giáo Tây Tạng; nó được diễn tả về cái chết của con người như thế nào và sẽ tái sanh vào đâu và cũng có thể chuẩn bị cho Trung ấm thân.

Totenbuch der Ägypten: Tử thư của Ai Cập; một trong nhiều quyển sách lấy ra từ sách cổ của Ai Cập và sách ấy đã gom lại về cái chết cũng như bên kia bờ tử sinh.

Transmigration: Sự chuyển di tâm thức vào thân thể của người khác sau khi chết. Hãy xem phần: “Rebirth Distinguished from Reincarnation”.

True - Nature: Tâm chân thật, thiên nhiên tự tại. Xem thêm phần “True nature is not Soul”.

Vier Edle Wahrheiten: Tứ Diệu Đế. Thứ nhất là khổ; thứ hai là nguyên nhân của sự khổ; thứ 3 là diệt khổ và thứ tư là con đường đưa đến sự diệt khổ. Hãy xem phần Achtfacher Pfad và Kapitel thứ 5 “Das Schmerz – Dilemma”.

Visuddhimagga: “Thanh Tịnh Đạo” một quyển sách do Ngài Buddhaghosa (Phật Đà Da Xá) tạo ra vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch

Wahre Nature: Thiên nhiên tự tại, thiên nhiên chân thật. Hãy xem thêm Kapitel 1 phần “Die universale Kraft”.

Way, Tào: Con đường. Đây là nền tảng căn bản của sự liên hệ với vũ trụ. Hãy xem thêm ở Kapitel 1 phần “Weg bedeutet Geburt und Tod?” cũng như “Die universale Kraft”.

Werden: Không lệ thuộc vào sự thay đổi; nhận thức ngược lại với “có”.

Zen (Nhật): Thiền. Đây là chữ viết gọn lại của zenna; đây là cách dịch âm từ chữ Hán Channa (hay Chan), mà chữ nầy được dịch âm từ tiếng Phạn Dhyana. Chữ nầy đối với Ấn Độ giáo thì có nhiều nghĩa khác nhau; ở Thiền Phật Giáo thì ngược lại về quan niệm Zen là trải qua sự phát triển của việc thiền định, tập trung về một điểm, tỉnh thức và kiểm soát thân tâm tiêu biểu của mình.

Zen Buddhismus: Một tông phái của Phật Giáo với giáo nghĩa tự do cũng như những tín điều và những lời dạy được hình thành ở nền móng căn bản là kinh nghiệm tỉnh thức của con người và hội nhập vào đời sống ấy.

Zen Master: Thiền Sư, một người có sự tỉnh thức hiểu biết thâm sâu và lòng từ bi, người mà đã hội nhập vào đời sống với sự hiểu biết của ông ta cũng như những việc làm ấy mang đến ảnh hưởng cho điều nầy.

 

Đã dịch xong toàn bộ các chương trên

từ tiếng Anh sang tiếng Việt có đối chiếu với tiếng Đức.

Xong lúc 12:00 ngày 19.2.2016

tại Tu Viện Viên Đức Ravensburg Đức Quốc.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2017(Xem: 5585)
Ta làm người để sống yêu thương Ta chia sẻ để cùng hiểu biết Ta cho nhau trong từng hơi thở Ta cùng nhau xây dựng cuộc đời. Phát triển bền vững là châm ngôn của nhân loại, ai cũng mong được bền vững lâu dài đến nhiều thế hệ mai sau. Chúng ta phát triển kinh tế nhưng phải giữ cho môi trường không bị ô nhiễm, muốn vậy phải sống đạo đức và gương mẫu. Ta biết kiến thiết và tái tạo tài nguyên thiên nhiên và cũng biết truyền lại những kinh nghiệm quý báu cho con cháu thì mới thật sự bền vững và lâu dài. Đạo đức và gương mẫu như đôi cánh chim không thể thiếu một, vì có đạo đức là có gương mẫu. Không đạo đức dù có nói gì cũng trên lý thuyết và sách vỡ mà thôi. Một sự thật?
01/05/2017(Xem: 4477)
Vào thời Phật còn tại thế, có một mệnh phụ phu nhân là một Phật tử thuần thành, bà thường xuyên cúng dường Trai Tăng. Một buổi nọ, khi đang dâng thực phẩm cúng dường lên chư Tăng thì bà nhận được một tin hết sức bất hạnh trong gia đình nhưng vẫn thản nhiên, bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra. Bà bỏ lá thư vào túi rồi tiếp tục việc dâng thức ăn cúng dường.
01/05/2017(Xem: 6611)
Các giấy tờ tùy thân cho biết được cụ ông Mbah Ghoto sinh vào tháng 12/1870. Vừa qua, hôm 12/4 cụ được đưa đến bệnh viện vì sức khỏe yếu và có dấu hiệu xấu đi. Cháu nội Suyanto nói rằng từ khi rời bệnh viện trở về nhà thì cụ Mbah Ghoto chỉ ăn được 1 muỗng cháo và uống rất ít nước. Tuy nhiên “Việc này chỉ xảy ra được vài ngày rồi cụ nhất quyết nhịn ăn và nhịn uống” – Suyanto cho hay.
29/04/2017(Xem: 5491)
Nỗ lực 20 năm của chị Thuỷ đã đưa cậu con bị bệnh tim và down - từng bị các bác sĩ giỏi nhất ở Việt Nam từ chối chữa - trở thành sinh viên Mỹ.
24/04/2017(Xem: 9177)
Kiến thức khoa học gia tăng mỗi ngày theo cấp số nhân, nhưng những khám phá mới đặc biệt mang tính đột phá, thách thức nền tảng thực tánh của mọi hiện tượng là điều thật sự xa vời. Một lãnh vực đang là tâm điểm nghiên cứu cho nhiều bác sĩ và các nhà thần kinh học là sự liên hệ giữa tâm thức, não, và thần thức của con người.
02/04/2017(Xem: 5531)
Ba thân Trung ấm: Thượng, Trung, Hạ đều có cùng một hình tướng bằng một đứa bé lên bảy tuổi như Đại Trí Độ Luận đã nói. Phải nói đây là sự bình đẳng về mặt tinh thần, không có sự sai biệt về giai cấp vật chất như lúc thân người còn sống trên cõi Trần. Lúc sống, có người bị mù lòa, câm điếc, tàn tật, ngớ ngẩn, lớn con, cao, thấp, đẹp người hay xấu xí..., kể cả giàu, nghèo, chức cao phận lớn, vua, quan, hay thứ dân hèn mọn... Đến khi chết, ai cũng đều có cùng một thân Trung ấm đồng cỡ như nhau ở bên k
02/04/2017(Xem: 4958)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
01/04/2017(Xem: 4568)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác.
11/03/2017(Xem: 5498)
Những cái chết tức tưởi của thời nay
06/03/2017(Xem: 7224)
Ba thân Trung ấm: Thượng, Trung, Hạ đều có cùng một hình tướng bằng một đứa bé lên bảy tuổi như Đại Trí Độ Luận đã nói. Phải nói đây là sự bình đẳng về mặt tinh thần, không có sự sai biệt về giai cấp vật chất như lúc thân người còn sống trên cõi Trần. Lúc sống, có người bị mù lòa, câm điếc, tàn tật, ngớ ngẩn, lớn con, cao, thấp, đẹp người hay xấu xí..., kể cả giàu, nghèo, chức cao phận lớn, vua, quan, hay thứ dân hèn mọn... Đến khi chết, ai cũng đều có cùng một thân Trung ấm đồng cỡ như nhau ở bên kia cõi chết. Cũng vì từ tâm thức có sự sai biệt đó mà có ra thân tướng vật chất con người khác nhau, địa vị khác nhau. Từ đó thân Trung ấm cũng phải có thứ bậc cao, thấp. Sự khác biệt này đúng theo định luật nhân quả mà ánh sáng và bóng tối là biểu tượng đích thực. Đúng là đèn nhà ai nấy sáng nếu tự th
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567