Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Tìm Hiểu Về Nghiệp Báo

07/04/201720:15(Xem: 4317)
11. Tìm Hiểu Về Nghiệp Báo

Phần ba:

NGHIỆP BÁO
“Những người nông cạn tin vào số phận,
tin vào những tình huống.
Những người có nghị lực tin vào nhân và quả.”
Ralph Waldo Emerson
 
“Ngẫu nhiên là một từ vô nghĩa;
Không có gì có thể hiện hữu không có nguyên nhân.”
Voltaire
 
  
Bắt đầu dịch phần này vào ngày 27.10.2015
nhằm ngày Rằm tháng Chín năm Ất Mùi - Phật lịch 2559
tại Tu Viện Viên Đức - Ravensburg - Đức Quốc
Dịch xong vào ngày 22 tháng 2 năm 2016 tại Tu Viện
Viên Đức - Ravensburg - Đức Quốc
HT. Thích Như Điển


11.TÌM HIỂU VỀ NGHIỆP BÁO

(Sách tiếng Anh trang 139. Sách tiếng Đức trang 199)

Mặt Bất Bình Đẳng Của Cuộc Đời

Kể từ thời thái cổ đầu tiên những người thợ săn khi chiến đấu với các thú dữ và nếu một ai trong họ bị mất đi một cánh tay hay một cái chân, thì người ta hay tự hỏi rằng: “Tại sao là tôi, mà không phải là người kia?” Trong tất cả mọi xã hội và nền văn minh, đàn ông và đàn bà đã từng tranh đấu để tìm những câu trả lời về cuộc sống dường như không công bằng và ngẫu nhiên ấy. Tại sao có người khi sinh ra bị mù và câm, những người khác thì hoàn toàn không bị tật nguyền? Tại sao có người khi sinh ra với một tâm hồn trong sáng và những kẻ khác trên thực tế lại không có tâm thức? Tại sao có người sinh ra đầy đủ vật chất, trong khi đó nhiều người khác lại nghèo nàn và khổ sở? Đâu là sự công bằng cho những điều này? Đối với nhiều người câu trả lời đơn giản thường là: "Đây là do ý muốn của Chúa. Con đường của Ngài là huyền bí và với sự hiểu biết giới hạn của chúng ta, không thể rõ biết hết được mục đích thâm sâu của Ngài, vì vậy mục đích của chúng ta không phải là hỏi về nguyên nhân tại sao chúng ta đang khổ và than vãn. Chúng ta phải tin rằng cuối cùng ý định của Chúa là điều hiển nhiên vậy". Nhưng đối với nhiều người khác những câu trả lời này không làm thỏa mãn về nguyên nhân mà cũng không về ý nghĩa của sự công bình nữa. Ngược lại chúng thường tạo nên những cảm giác bất lực và phẫn nộ, mà sự khổ tâm kia dẫn đến tâm lý bất an sâu kín nữa. Hiện nay có một điều giải thích được chấp nhận bởi hằng triệu người, điều này đã mở ra một cánh cửa để trả lời tại sao những sự kiện xảy ra và xảy ra như thế nào. Đây là thuyết về nghiệp báo. Mặc dầu nhiều sự việc được xem như là ngẫu nhiên và thần bí, nhưng nghiệp báo chính là một quy tắc hoạt động đảm bảo cho sự công bằng này.

Sự hỗn loạn và phản ngược không ngừng về sự hiện hữu của con người được làm sáng tỏ bằng một nguyên tắc đơn giản cho rằng tất cả kết quả đều có một nguyên nhân xảy ra trước đó và ngược lại chúng nó trở thành cái nhân; cứ như vậy không ngừng nghỉ. Nói một cách khác giáo lý của nghiệp báo dạy rằng những kết quả mà chúng ta đang nhận được, nó tương ứng với những gì mà chúng ta đã gieo trồng.

Đồng thời những hành vi của nghiệp chẳng thể đo lường được, phức tạp và những hàm ý chẳng dễ dàng để nắm bắt. Với một lý do chính đáng, dấu hiệu thời cổ biểu tượng cho nghiệp báo là một hình thắt gút không kết thúc.



dau hieu luan hoi sinh tu bat tan

Dấu hiệu này mô tả một hệ thống bất tận những mối tương liên giữa tất cả những hình thức của sự sống. Ngoài ra. Nó cũng tượng trưng những nguyên nhân vô thủy vô chung gây ra sự sống trong các cõi luân hồi.

 

luan_hoi

Luân Hồi

(Bánh xe của sự sống và sự chết)


Quá trình hiện hữu cũng được gọi là chuỗi kết nối của nguyên nhân, là mắt xích của điều kiện hình thành, hoặc thông thường hơn nữa tượng trưng cho bánh xe của sự sống và sự chết. Khi bánh xe xoay chuyển hoặc nói cách khác mỗi nối kết trong xâu chuỗi được khởi động, năng lực tồn đọng của sự xoay chuyển trước đó sẽ khơi động cho những vòng xoay tiếp nối để giữ cho bánh xe tiếp tục xoay chuyển. (1)

Bánh xe của sự sống và sự chết (luân hồi) là sự biểu hiện của tâm chưa giác ngộ. Đức Phật đã dạy rằng: “Tất cả là - Đây là quan niệm cực đoan thứ nhất. Tất cả không là -  Đây là quan niệm cực đoan thứ hai. Để tránh hai sự cực đoan này Đức Phật đã dạy cho con đường Trung Đạo”.

Để bình luận chi tiết về việc này Coomaraswamy đã viết rằng: “Giáo lý Trung Đạo cho rằng tất cả đều là sự hình thành, một xâu chuỗi không có cái bắt đầu (nguyên nhân đầu tiên) hay kết thúc. Không có một khoảnh khắc nào không thay đổi khi sự hình thành chuyển thành sự hiện hữu – ngay khi chúng ta có thể nhận thấy việc này qua cơ sở tính chất, tên gọi và thể hình, thì ngay sau đó chúng đã chuyển thành một hình thể khác. Thay thế cho một cá thể riêng lẻ là sự tiếp nối của nhiều khoảnh khắc tri giác.” (2)

Tất cả chúng sanh đều bị trói buộc vào bánh xe - vòng quay của sự sống và chết không ngừng nghỉ - ở trong quỹ đạo của nguyên nhân, mà kết quả hiện hữu là điều kiện của hành động từ xa xưa. Bánh xe này được di chuyển bởi những hành động, bắt nguồn do sự vô minh của chúng ta làm căn bản, tiếp xúc với thực tại tự nhiên và qua khuynh hướng của nghiệp báo từ trước, trong quá khứ, không tính toán được. Bánh xe này được xoay chuyển và duy trì bởi  những sự tham đắm và bám víu vào sự ham muốn của sáu căn. Ngay tâm điểm của bánh xe là tham sân si. Sự sót lại của hành động từ mỗi vòng quay vẫn tiếp tục chuyển động cho vòng quay kế tiếp và vĩnh viễn bánh xe ấy tiếp tục quay không dừng nghỉ qua sự sống và sự chết, cho đến khi nào chúng ta tự giải thoát ra khỏi vòng luân hồi này.

Tại Sao Ta Nên Tin Vào Nghiệp Báo?

Tin vào định luật nhân quả dẫn đến một nhận định rằng những hành vi trong quá khứ của ta kết thành những gì trong hiện tại. Do vậy cuộc sống của chúng ta đang tạo hôm nay sẽ quyết định tương lai của mình. Chúng ta là những kiến trúc sư cho cuộc đời của chính mình. Chúng ta có thể thay đổi. Như nhà báo John Walters đã viết: “Sự chấp nhận lý thuyết về nghiệp báo và luân hồi sẽ an định nhiều vấn đề liên quan đến đời sống mà trước đó hầu như chẳng giải thích được. Điều đó sẽ đưa đến một sự giải thích hợp lý đối với hoàn cảnh và sự kiện của cuộc sống, cho những thảm kịch và những hỷ kịch, mà nếu không, nó sẽ có cảm giác thế giới này như là một nhà điên hoặc một loại đồ chơi của một vị cuồng thánh.

Niềm tin về nghiệp báo và luân hồi sẽ mang lại một sự an lạc lâu dài trong tâm và khả năng hiểu biết. Cuộc sống sẽ không làm cho chúng ta sân hận và bỡ ngỡ nữa, cái chết sẽ mất đi sự ghê sợ kia. Chúng ta sẽ chấm dứt không đặt ra những câu hỏi vô ích như: ‘Tại sao Chúa lại để những việc ấy xảy ra?’ Khi chúng ta gặp một điều bất hạnh thì chúng ta sẽ liên tưởng và nhận chân rằng, những hành vi xấu xa của cuộc sống về trước đang được trả quả trong hiện tại. Những nợ nần đang được xóa bỏ”. (3)

Nghiệp Và Nguyên Nhân

“Nghiệp nhân quả” mang một ý nghĩa rất sâu sắc, không phải chỉ là nguyên nhân tạo thành. Nếu chỉ nhìn một cách đơn thuần, nguyên nhân sẽ được thấy rất là đơn giản. Hãy dùng một thí dụ, cùi tay của tôi đụng vào một cái ly để trên bàn, cái ly ấy rơi xuống sàn nhà và vỡ ra từng mảnh. Cái ly bị rơi, vì cái cùi chỏ tôi đã hất đổ nó. Cái ly bị vỡ chính là cái hậu quả. Nếu tôi đang chạy xe đạp và bánh xe cán lên một mảnh chai, hơi bị xì ra thì nguyên nhân của việc xì hơi kia là do miếng mảnh chai và kết quả là bánh xe bị xì. Tất cả điều này đã quá hiển nhiên. Trong trường hợp kế tiếp đây thì sự liên hệ (nhân quả) không được rõ ràng như vậy. Có một cặp vợ chồng thay vì dạy dỗ đứa con mình bằng sự thông cảm thì lại quá nghiêm khắc với nó. Đứa con ấy có cảm giác bị tổn thương và đau khổ, nên đã trút hết cơn giận lên đầu đứa em gái của nó, nối tiếp cái vòng tâm thức bị tổn thương đó. Cha mẹ bây giờ lại phải tìm cách khắc phục tình thế khó khăn hơn gấp bội, mà chính họ đã tạo ra sự phiền não này lúc ban đầu. Do vậy nhân quả đã chi phối tất cả khía cạnh trong cuộc đời của chúng ta.

Ở một ý niệm khác, nguyên nhân và kết quả là sự lưu xuất không ngừng nghỉ của thời gian và không gian nối kết toàn thể những chúng sanh cũng như những hiện tượng lại với nhau.

Cấu trúc của nghiệp chứa đựng không chỉ đơn thuần nhân và quả, mà nghiệp còn bao gồm cả đạo đức, tinh thần cũng như vật chất, nó có thể nắm bắt được ngay cả nguyên nhân cũng như kết quả. Được dẫn chứng từ ngôn ngữ gốc Sanskrit, “kri” có nghĩa là "làm" hay "tạo nên", nghiệp có liên quan đến hành động, thường là hành động của ý thức và những hành vi. Từ dòng chảy của kết quả được tạo ra từ những hành động trước đó, điều này được diễn đạt bằng một danh từ chính xác hơn là Karmavipaka. Tuy nhiên ngày hôm nay người ta hay dùng chữ Karma một cách dễ dãi để bao gồm cả hai ý nghĩa này. Nghiệp là một danh từ đa dạng, dẫn đường cho ta đến sự liên hệ tinh vi và phức tạp, về nhân cũng như quả, đồng thời giúp chúng ta hiểu được sự hình thành của kết quả và hành động liên đới, chi phối lẫn nhau như thế nào.

Nghiệp Và Ý Định

Mỗi ý định về những hành vi của thể chất hay tinh thần, tích cực hoặc tiêu cực đều dẫn đến một khuôn khổ không thay đổi. Chúng để lại phía sau một dấu ấn sớm hoặc muộn sẽ tạo ra những quả báo và kết quả của chính mình và trong cuộc sống của người khác. Dấu ấn này sẽ không bao giờ được xóa bỏ, ngoại trừ nghiệp đó tự chấm dứt hoặc là bị làm gián đoạn bởi một nghiệp khác mạnh hơn. (4)

Tuy nhiên “ý định” ở đây phải được hiểu một cách bao quát hơn rằng, nó có thể bao gồm cả một lãnh vực rộng lớn về những hành hoạt của tâm thức. Những hành động tạo tác từ bản năng hoặc thói quen, ví dụ như những sự phẫn nộ đột phát bất chợt, và những hành động qua tác dụng của tâm ý hoặc cảm xúc, cho dù chúng ta không hiểu được cái động lực sau những hành động đó, đều có kết quả của nghiệp. Từ lãnh vực tâm lý học chúng ta biết được rằng những hành động mặc dù không cố tình cũng đều có một nguồn gốc trong tiềm thức.

Chẳng phải bất cứ một quả báo nào cũng là sản phẩm do ý muốn hoặc nghiệp. Chúng ta hãy cho rằng có một nhánh cây lớn trên một cây rơi xuống và làm cho tôi bị thương nặng trong lúc tôi đang đi dạo vào một ngày có gió lớn. Tôi đã chẳng làm gì để nhánh cây ấy rớt xuống, thế nhưng tôi đã cảm nhận được cái hậu quả từ cành cây rơi xuống. Không những thế, tôi tự đưa mình vào nơi đó khi nhánh cây rớt xuống và vì đó tôi chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra với tôi (có thể đó là kết quả của nghiệp xấu, mà cũng có thể là không phải). Cái nguyên nhân làm cho cành cây rớt xuống là do gió và cành ấy bị yếu và cái nguyên nhân mà tôi bị thương tích là do tôi đang ở dưới nhánh cây ấy khi nó rớt xuống. Mọi việc xảy ra đột ngột và phản ứng của tôi đối với cú sốc nặng nề này có thể đưa đến một ảnh hưởng lâu dài cho tôi; nhưng đây chỉ là kết quả của một nguyên nhân nào đó - phản ứng của tôi đối với sự kiện này.

Tất cả những điều kiện thuộc về hiện tượng là những kết quả phức tạp liên hệ thay đổi nhau của nhân quả. Những hiện tượng này phát khởi, khi những điều kiện kết hợp thành, thì hiện tượng cũng tùy theo đó mà đổi thay.

Những ý định của những hành động “là những thể thức của năng lượng, mà chúng được đưa đến từ bên ngoài và nó ảnh hưởng cho chính người làm hay cho cả hai cũng như cho những người khác. Một kẻ giết người có thể không bao giờ bị kết tội hoặc trừng phạt bởi cơ quan chính quyền, nhưng người bị giết vẫn còn tồn tại nơi đây. Nhưng đôi lúc ở nơi nào đó cái năng lượng của việc làm trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến cả hai, kẻ giết người và ảnh hưởng đến những người khác nữa. Cái năng lượng ấy chẳng bao giờ mất”. (5) Cố tiến sĩ Sarvepalli Radhakrishina, một trong những học giả người Ấn Độ đã gọi nghiệp là “Quy luật của sự bảo tồn năng lượng đạo đức”. Giáo sư Garma C.C. Chang đã diễn tả việc này như sau:

“Nghiệp chủ yếu là một giáo lý về những ảnh hưởng thay đổi phức tạp giữa những sức mạnh và hành động, mà chính nó đã tác động vào bánh xe Samsara (luân hồi). Nhìn theo giả thuyết của vũ trụ thì sức mạnh phức tạp của “lực-hành động” này là động lực xoay chuyển cả vũ trụ và cuộc sống. Theo ý nghĩa đạo đức là một định luật không lỗi lầm, và không riêng tư, có ảnh hưởng hoàn chỉnh về đạo đức cho sự “thưởng” và “phạt”. Về phương diện siêu hình học, nghiệp là năng lực sáng tạo được dẫn đến bởi những hành vi cộng nghiệp của một nhóm nhất định. Nó bảo đảm cho sự trật tự và chức năng của một vũ trụ, mà nơi đó nhóm này làm chỗ nương tựa …”(6)

Nghiệp Không Phải Là Số Phận

Đức Phật đã dạy rằng: “Nếu đúng là con người phải gặt hái hậu quả của những gì mình đã làm. Thì trong trường hợp ấy chẳng có một đời sống của Tôn Giáo nào cả, mà cũng chẳng có một cơ hội nào chấm dứt hoàn toàn sự khổ đau kia. Nhưng nếu anh ta được nhận phần thưởng theo những hành động anh ta đã và đang làm. Thì trong trường hợp đó sẽ có một đời sống Tôn Giáo và cơ hội có thể chấm dứt tận gốc mọi sự khổ đau…” (7)

Đoạn trích này đã bác bỏ kiến giải sai lầm rằng, toàn thể những hoàn cảnh, quan điểm của vật lý và tinh thần chỉ bắt nguồn từ những nguyên nhân của quá khứ. Và hơn nữa:

Nếu cuộc sống hiện tại bị chi phối hoàn toàn bởi những hành vi của chúng ta từ trước, thì nghiệp sẽ là kết quả đưa đến thuyết định mệnh. Nếu điều này là đúng thì tự do tư tưởng là một điều vô lý. Cuộc sống này hoàn toàn có tính cách máy móc, chẳng khác cái máy là bao. Cho dù chúng ta bây giờ được tạo ra bởi Chúa toàn năng, người mà kiểm soát vận mệnh của chúng ta và định đoạt hết tất cả tương lai của chúng ta, hoặc dù chúng ta được tác tạo bởi các nghiệp của quá khứ. Cái mà quyết định về số phận của chúng ta và kiểm soát đời sống của chúng ta, không bị tác động bởi tất cả những hành động nào của chúng ta trong hiện tại, nó đều giống nhau. Một giáo điều điên cuồng như vậy không phải là định luật về nghiệp của Phật Giáo. (8)

Trong định luật của nghiệp không có chỗ đứng cho những tư tưởng điên rồ cho rằng có một số mệnh định nghiệp đã có sẵn trước. Bởi vì hoàn cảnh trong cuộc sống chung quanh cũng như những phản ứng của chúng ta được liên tục thay đổi. Chỉ khi nào người ta nghĩ rằng giữa nhân và quả có sự quan hệ cố định, thì lúc bấy giờ người ta nghĩ rằng giáo lý về nghiệp ấy sẽ tương ưng với thuyết định mệnh.

Tuy nhiên nhân và quả luôn thay đổi. Bởi vì nhân và quả luôn thay đổi theo môi trường. Chính nó đồng thời vừa là nhân và quả của quá khứ, hiện tại và tương lai. Quả của quá khứ phải cần được trả. Thế nhưng qua những hành động hiện thời chúng ta có cơ hội thay đổi đời sống tương lai của chúng ta (cho dù khi chúng ta nói về quá khứ và tương lai, có thể là quá giản đơn, nhưng điều đó là điều kiện cần thiết về cách suy nghĩ và hành thọ của chúng ta). Túc mệnh luận với hàm ý rằng chúng ta tranh đấu, không kết quả chống lại số phận đã định trước do một thẩm quyền cao hơn, là một quan niệm sai lầm của quy luật về nghiệp quả. Tại sao tôi phải nên cố gắng có một cuộc sống tốt, khi cuộc đời của tôi đã được định trước như vậy?

Chân lý có nghĩa là chẳng có gì không thể thay đổi cả. Bởi vì chúng ta luôn có khả năng hiện hữu thực hành tự do những ý chí của mình. Rõ ràng là mỗi người có một năng lực trong khoảnh khắc để thay đổi một nghiệp báo trong tương lai về một hướng khác. Nếu chúng ta không có được sự tự do đó thì những sự thực tập về tâm linh dùng để làm gì?

Nguyên Nhân Chính Và Nguyên Nhân Phụ

Nghiệp báo liên quan đến sự phối hợp của nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ. Ví dụ như để trồng một cây thì cái hạt là nguyên nhân chính, phân, mưa, gió, mặt trời và sự để tâm đến của người nông dân là những nguyên nhân phụ. Chúng ta lấy thí dụ: Hai người nông dân cùng một lúc gieo hạt giống ngũ cốc, một người thì chăm sóc phân bón miếng ruộng đầy đủ, còn người kia thì không lưu tâm chăm sóc, cỏ dại mọc đầy. Sự thu hoạch rõ ràng là  khác nhau (cho thấy cái nguyên nhân thứ hai ấy có thể là cần thiết và quan trọng).

Trên nguyên tắc nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ luôn có sự tác động với nhau. Dù cho ảnh hưởng có thể không lớn lắm, thí dụ như việc nhảy mũi, hoặc to lớn như sự chết chóc. Cũng giống như vậy, khi chúng ta trải qua sự sống này bước vào giữa trạng thái của cái chết, với sự mong ước đầu thai trở lại thành người (là nguyên nhân chính), thì điều này cũng không thể thực hiện được, nếu thiếu cha mẹ. Họ là những nguyên nhân thứ hai cần thiết cho sự tái sinh này.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2013(Xem: 20087)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
24/07/2013(Xem: 14421)
Ca sĩ có Pháp danh Minh Tú chỉ mới bước qua tuổi đời 26 vừa vĩnh biệt xả báo thân hôm qua (21/07/2013) tại T.p Hồ Chí Minh. Wanbi Tuấn Anh được công chúng và trong giới nghệ thuật luôn tâm đắc là người “nghệ sĩ hiền hậu”. Wanbi cũng đã từng phát tâm quy y Tam bảo và tìm hiểu giáo lý Phật pháp lúc còn đang trẻ. “Người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo”.
28/06/2013(Xem: 10539)
HỎI: Bạn có tin tưởng tái sinh không? ĐÁP: Vâng, tôi tin. Nhưng, phải lâu lắm tôi mới đạt đến điểm này. Tin tưởng tái sinh không đến một cách ngay lập tức. Một số người có thể đến từ một truyền thống tin tưởng ở tái sinh như một phần trong nếp sống văn hóa. Đây là trường hợp trong nhiều quốc gia Á châu, và vì thế, vì người ta đã từng nghe về tái sinh từ khi họ còn là những thiếu niên, sự tin tưởng điều ấy trở thành một cách tự động. Tuy nhiên, những điều ấy đối với chúng ta từ những nền văn hóa Tây phương, nó dường như lạ lùng lúc ban đầu. Chúng ta thường không dễ bị thuyết phục trong vấn đề tái sinh ngay tức thì, với những cầu vồng và âm nhạc phía sau lưng và “Chúa nhân từ ơi! Bây giờ tôi tin!” Nó không thường hoạt động như thế.
23/04/2013(Xem: 8193)
Lần tay tính lại sổ đời, Kiếp người chìm nổi vận thời rủi may... Bạch Vân Nhi
11/04/2013(Xem: 11219)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
11/04/2013(Xem: 6067)
Nghiệp không phát động từ bên ngoài mà sinh ra từ bên trong tâm thức của chính mình. Mỗi hành động (karma) đều tạo ra một hậu quả.
10/04/2013(Xem: 3949)
Theo một số sách viết không chủ trương có khoảng thời gian từ khi chết đến lúc tái sinh, nghĩa là sau khi chết tái sinh liền vào một trong sáu cõi. Nhưng theo Kinh sách Tây Tạng lại viết: “Sau khi chết, có trạng thái của “Thân trung ấm”, tức là có người sau khi chết tái sinh liền, có người tái sinh sau 1, 2, 3, 4 . . . ngày cho đến chậm nhất là 49 ngày”.
08/04/2013(Xem: 18934)
Khi nói đến Nhân và Quả tức là bao hàm ý nghĩa rộng lớn của Luân hồi. Luân hồi là sự chuyển biến xoay vần trở lại. Con người chết đi không phải là hoàn toàn mất hẳn. Thân xác sẽ tan rã theo cát bụi nhưng còn một phần vô cùng linh hoạt và vẫn hiện hữu đó là linh hồn. Mọi sự, vật trong vũ trụ, thiên nhiên đều chịu sự tác động của luân hồi, nhân quả. Như nước chẳng hạn, trong thiên nhiên, nuớc bốc thành hơi, hơi nước đọng lại thành mây rơi xuống thành mưa, mưa chảy tràn ra đất, qua sông suối, hồ và chảy ra biển.
08/04/2013(Xem: 26169)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 14118)
Tôi viết tác phẩm này nhằm chia sẻ một số suy nghĩ về cái chết với bất cứ ai quan tâm muốn tìm hiểu về cái chết. Suy nghĩ về cách chúng ta có thể trực diện với cái chết – bằng can đảm và tính thanh thản, có phẩm cách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]