Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Cho gia đình và bạn bè của người hấp hối

08/02/201708:14(Xem: 6549)
8. Cho gia đình và bạn bè của người hấp hối

THIỀN QUÁN
VỀ SỐNG VÀ CHẾT
Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành
The Zen of
Living and Dying
A Practical and Spiritual Guide

Nguyên tác Anh ngữ:
Đại Sư Philip Kapleau
Việt dịch:
HT.Thích Như Điển
TT. Thích Nguyên Tạng

Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
Ấn Hành 2017




 

 

Phần 8  
DÀNH CHO GIA ĐÌNH
VÀ BẠN BÈ CỦA NGƯỜI HẤP HỐI

Việt dịch: 
TT. Thích Nguyên Tạng

 

Tiểu mục:
- Nên chết ở bệnh viện hay ở nhà ?
- Những giờ phút cuối cùng của người hấp hối.

Chết ở bệnh xá hay ở nhà

 

Người hấp hối sẽ chết ở bệnh viện hay ở nhà là một vấn đề quan trọng hàng đầu của người đó và gia đình. Có nhiều điều để xét trước khi quyết định về vấn đề này. Ví dụ, gia đình có thể muốn giữ người hấp hối ở nhà, nhưng họ có thực sự biết việc này sẽ đưa tới những điều gì trong hoàn cảnh của họ hay không. Họ có chịu đựng được sự căng thẳng của việc tiếp tục làm công việc bên ngoài trong khi phải chăm sóc một người bệnh, chẳng hạn như cha hay mẹ già yếu, có thể nửa tỉnh nửa mê, phải được đổi thế nằm để tránh đau nhức, phải được người khác cho ăn, phải được tắm rửa và thay quần áo?

 

Nhưng đừng từ chối việc giữ một người thân hấp hối ở nhà vì sự mình không chăm sóc được. Có thể có sự giúp đỡ bán chuyên nghiệp trong vài giờ một ngày hay vài ngày một tuần, để giảm sự căng thẳng, làm dễ dàng hơn công việc, và giúp cho người bệnh được ở trong khung cảnh quen thuộc với những người thân và bạn bè ở xung quanh mình. Còn nếu người hấp hối thấy ở bệnh viện sẽ dễ dàng hơn với sự hiểu biết và thông cảm của các bác sĩ và y tá, hay trong chương trình bệnh xá, nơi người đó có thể cảm thấy yên tâm là họ không đặt gánh nặng của việc chăm sóc lên gia đình của mình. Tình trạng tài chánh của gia đình cũng phải được xét tới, vì bảo hiểm y tế có những giới hạn của nó, đặc biệt là đối với việc chăm sóc tại nhà.

 

Việc này được thảo luận nhiều trong cuốn "Chăm Sóc Tại Nhà Cho Người Hấp Hối" (Home Care for the Dying) của Deborah Whiting Little. Đề tài này quá phức tạp để được nói tới một cách đầy đủ ở đây. Những sự chọn lựa này rất riêng tư đối với mỗi người hấp hối và gia đình, và tùy thuộc vào hoàn cảnh hiện thời của đương sự, nếu hoàn cảnh thay đổi thì quyết định cũng có thể thay đổi.

 

NHỮNG GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI HẤP HỐI

 

Đặc biệt trong những giờ cuối cùng của người hấp hối, hãy dành cho người đó sự hỗ trợ nồng ấm của bạn, vì mọi người trong gia đình có nhân duyên lớn với nhau. Hãy chăm chú nghe bất cứ điều gì người hấp hối có thể nói, không tranh luận hay nói ngược lại người đó. Nếu người hấp hối mắng Thượng Đế hay bác sĩ hay một người nào khác, cứ để yên. Đừng bắt người đó nói tới những chuyện thực dụng như làm di chúc nếu người đó không nghĩ tới chuyện đó. Nếu có người nào trong gia đình áp đặt ý muốn của mình trong những giờ phút cuối cùng đó, khi người hấp hối cần có sự yên tĩnh hoàn toàn để tập trung năng lực còn lại của mình để đi qua cái chết, thì như vậy là tạo nghiệp xấu cho tất cả.

 

Người xưa biết một điều mà người ngày nay đã quên, đó là người hấp hối cần phải có trạng thái tâm an tĩnh để có thể di chuyển từ cõi sống này tới cõi sống khác, một sự kiện mà người xưa đã không bao giờ nghi ngờ.

 

Ở gần bên người hấp hối

 

Nên biết rằng những người sắp chết có thể không chú tâm vào những gì ở xung quanh mình, và rút vào trạng thái giống như xuất thần, thường thấy hay nghe những gì người khác không nhận thấy. Gia đình không nên cho đó là dấu hiệu tâm trí và trí nhớ suy thoái và bây giờ không cần phải chú ý tới người hấp hối nữa. Sự thật là thính giác và sự minh mẫn của người đó có thể còn nhạy bén hơn trước. Kinh nghiệm cổ truyền cho thấy có những người phát triển khả năng nhận thức ở bên ngoài các giác quan hay khả năng ngoại cảm, trong khi bị bệnh nặng hay bệnh ở vào thời kỳ cuối. Vì vậy, một sự khóc lóc, kêu gào thái quá của người thân sẽ gần như chắc chắn làm rộn những hoạt động tâm thức nhạy cảm này đang diễn ra trong người hấp hối, vì vậy, nên giữ những biểu bộ cảm xúc này càng xa giường của người hấp hối đó càng tốt. Trong một bệnh viện thì việc làm cho khung cảnh yên tĩnh sẽ khó hơn, dù gia đình của bệnh nhân có thể giữ yên lặng và tập trung trong những giờ phút cuối cùng, nhưng vẫn có những bệnh nhân khác ở gần đó gây ồn ào hay không được kiểm soát, cùng với những máy truyền hình mở lớn tiếng. Việc chăm sóc sẽ khó hơn nhưng không phải là bất khả.

 

Khi thấy người hấp hối rút vào nội tâm đừng nghĩ là mình cũng có thể rời bỏ người đó. Ngược lại, hãy nắm mọi cơ hội biểu lộ tình cảm thương yêu của mình bằng cách nắm tay người hấp hối, ôm hôn hay sờ vào người đó, và tự đồng hóa với nhu cầu của người đó. Ngồi yên tĩnh với người đó, phóng tỏa tình cảm của mình, như vậy sẽ giải trừ sự cô đơn và sự lo sợ thường xuất hiện ở lúc này. Dù nhận thấy chỉ có những phản ứng nhỏ của người đó, bạn có thể biết chắc rằng sự hiện diện của mình là một sự trấn an cho người hấp hối. Một trong những điều đáng sợ nhất đối với người bệnh thời kỳ cuối là bị bỏ rơi.

 

Hướng dẫn tâm trí của người hấp hối

 

Khi thấy rõ cái chết đang tới gần, nên tìm một người bạn thân của người hấp hối hay một người trong gia đình làm người chăm sóc chính yếu. Việc làm chính của người này là niệm Phật hộ niệm hoặc tụng lớn tiếng những kinh sách cần thiết cho tới khi người hấp hối trút hơi thở cuối cùng.

 

Bạn là người hướng dẫn tâm trí của người hấp hối trước cũng như sau khi chết, công việc của bạn rất quan trọng. Nên nhớ khi thần thức thoát khỏi thể xác, thì đó là cơ hội độc nhất cho sự vãng sanh hay giác ngộ.

 

Người hấp hối và gia đình nên hòa hợp với vai trò của bạn trong những giờ cuối cùng này. Bạn phải hoàn toàn tôn trọng những gì cho thấy người hấp hối muốn ở một mình. Tuy nhiên, khi bạn phải khuyên nhắc người đó hãy giữ tâm chánh niệm, bắt đầu đọc kinh, luôn luôn gọi người hấp hối bằng tên của người đó để người đó chú ý nghe bạn.

 

Tạo không khí an tĩnh trong những giờ phút cuối cùng của người hấp hối, dù ở trong bệnh viện hay ở viện dưỡng lão hoặc ở nhà riêng của người đó. Chắc chắn là có nhiều điều mà bạn có thể làm nếu người hấp hối ở nhà hơn là ở bệnh viện. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn không có việc gì để làm nếu người hấp hối ở trong bệnh viện. Ngay cả khi có hơn một người ở cùng trong phòng bệnh, bạn vẫn có thể thi hành nhiều việc được đề nghị ở trên.

 

Sắp xếp và bày biện lại phòng của người hấp hối làm sao cho có cảm giác quen thuộc dễ chịu. Nếu bệnh nhân có một bức tranh ưa thích hay một tấm hình của một người thân không thể có mặt ở đó, hãy đặt nó ở chỗ nào để có thể được trông thấy dễ dàng. Một điều rất quan trọng là sự truyền thông giữa bạn và người hấp hối không bị cản trở bởi một đề tài nói chuyện không thích hợp với nhu cầu và trạng thái tâm trí của người đó.

 

Thở với người hấp hối

 

Sự bình thản và sự tập trung của bạn sẽ giúp người hấp hối tiếp tục với sự thăng bằng trên hành trình đi vào trạng thái sau khi chết. Một điều gây an tĩnh và có lợi ích cho người hấp hối là bạn chia sẻ với người đó phép đếm hơi thở trong khoảng hai mươi phút, có thể vài lần một ngày, khi người đó tiến đến gần với cái chết.

 

Bạn có thể cầm tay người hấp hối trong khi hai người cùng đếm hơi thở. Nhưng trước hết, hãy nhẹ nhàng bảo người đó tập trung vào việc buông lỏng lần lượt những phần của cơ thể, như một cánh tay, một bàn chân, cổ... cho tới khi toàn cơ thể đã được buông lỏng. Rồi bắt đầu đếm thành tiếng cho người đó nghe trong khi người đó thở vô và thở ra. Đếm "Một" khi thở vô, "Hai" khi thở ra, "Ba" khi thở vô, và cứ như vậy, hòa nhịp lời đếm của bạn với hơi thở của người hấp hối. Bạn cũng thở hòa hợp với hơi thở của người đó. Sau khi đếm tới "Mười", bắt đầu trở lại với "Một".

 

Khi nhận thấy người hấp hối không còn có thể làm bất cứ điều gì cho chính mình được nữa, bạn có thể tụng một bài Kinh, ví dụ như bài "Tâm Kinh Bát Nhã" và "Tín Tâm Minh" (The Heart of Perfect Wisdom and Verses on the Faith Mind) hay một bài cầu nguyện mà người đó thích. Việc này sẽ làm cho tâm trí của họ không xao lãng. Nên áp sát bên tai của người đó và tụng từng lời rõ ràng. Hãy nhớ rằng thính giác là cái cuối cùng ra đi. Thêm nữa, ngay cả các chuyên gia y học cũng không thống nhất quan điểm với nhau về một điều là khi nào cái chết thực sự xảy ra, vì vậy đừng ngừng lại sự hộ niệm khi người hấp hối được xem là đã chết, mà cứ tiếp tục một lúc nữa, lâu hay mau tùy theo hoàn cảnh của địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2013(Xem: 20087)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
24/07/2013(Xem: 14421)
Ca sĩ có Pháp danh Minh Tú chỉ mới bước qua tuổi đời 26 vừa vĩnh biệt xả báo thân hôm qua (21/07/2013) tại T.p Hồ Chí Minh. Wanbi Tuấn Anh được công chúng và trong giới nghệ thuật luôn tâm đắc là người “nghệ sĩ hiền hậu”. Wanbi cũng đã từng phát tâm quy y Tam bảo và tìm hiểu giáo lý Phật pháp lúc còn đang trẻ. “Người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo”.
28/06/2013(Xem: 10539)
HỎI: Bạn có tin tưởng tái sinh không? ĐÁP: Vâng, tôi tin. Nhưng, phải lâu lắm tôi mới đạt đến điểm này. Tin tưởng tái sinh không đến một cách ngay lập tức. Một số người có thể đến từ một truyền thống tin tưởng ở tái sinh như một phần trong nếp sống văn hóa. Đây là trường hợp trong nhiều quốc gia Á châu, và vì thế, vì người ta đã từng nghe về tái sinh từ khi họ còn là những thiếu niên, sự tin tưởng điều ấy trở thành một cách tự động. Tuy nhiên, những điều ấy đối với chúng ta từ những nền văn hóa Tây phương, nó dường như lạ lùng lúc ban đầu. Chúng ta thường không dễ bị thuyết phục trong vấn đề tái sinh ngay tức thì, với những cầu vồng và âm nhạc phía sau lưng và “Chúa nhân từ ơi! Bây giờ tôi tin!” Nó không thường hoạt động như thế.
23/04/2013(Xem: 8193)
Lần tay tính lại sổ đời, Kiếp người chìm nổi vận thời rủi may... Bạch Vân Nhi
11/04/2013(Xem: 11218)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
11/04/2013(Xem: 6067)
Nghiệp không phát động từ bên ngoài mà sinh ra từ bên trong tâm thức của chính mình. Mỗi hành động (karma) đều tạo ra một hậu quả.
10/04/2013(Xem: 3949)
Theo một số sách viết không chủ trương có khoảng thời gian từ khi chết đến lúc tái sinh, nghĩa là sau khi chết tái sinh liền vào một trong sáu cõi. Nhưng theo Kinh sách Tây Tạng lại viết: “Sau khi chết, có trạng thái của “Thân trung ấm”, tức là có người sau khi chết tái sinh liền, có người tái sinh sau 1, 2, 3, 4 . . . ngày cho đến chậm nhất là 49 ngày”.
08/04/2013(Xem: 18934)
Khi nói đến Nhân và Quả tức là bao hàm ý nghĩa rộng lớn của Luân hồi. Luân hồi là sự chuyển biến xoay vần trở lại. Con người chết đi không phải là hoàn toàn mất hẳn. Thân xác sẽ tan rã theo cát bụi nhưng còn một phần vô cùng linh hoạt và vẫn hiện hữu đó là linh hồn. Mọi sự, vật trong vũ trụ, thiên nhiên đều chịu sự tác động của luân hồi, nhân quả. Như nước chẳng hạn, trong thiên nhiên, nuớc bốc thành hơi, hơi nước đọng lại thành mây rơi xuống thành mưa, mưa chảy tràn ra đất, qua sông suối, hồ và chảy ra biển.
08/04/2013(Xem: 26169)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 14118)
Tôi viết tác phẩm này nhằm chia sẻ một số suy nghĩ về cái chết với bất cứ ai quan tâm muốn tìm hiểu về cái chết. Suy nghĩ về cách chúng ta có thể trực diện với cái chết – bằng can đảm và tính thanh thản, có phẩm cách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]