Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cặp song sinh dính liền vẫn lấy vợ và sinh 21 người con

10/11/201416:14(Xem: 7336)
Cặp song sinh dính liền vẫn lấy vợ và sinh 21 người con
Hai anh em trai dính liền bụng nhưng họ vẫn có thể lấy vợ và sinh được 21 người con. Cuộc hôn nhân và cuộc sống của họ đã trở thành chủ đề bàn tán cho đến tận bây giờ


cap-song-sinh-dinh-lien-1

Cặp song sinh Chang Bunker và Eng Bunke



Chang Bunker và Eng Bunker là cặp song sinh được sinh ra vào năm 1811 ở Xiêm, nay là Thái Lan. Đến những bức trong buồng ngủ của anh em họ cũng có chuyện để nói nếu chúng có thể nói được. Giường cưới của họ được làm cho 4 người, anh em Chang và Eng nằm ở giữa, 2 người vợ của họ nằm ở 2 bên. Vậy mà trên chiếc giường ấy, họ đã sinh được 21 đứa trẻ.

Như một cuốn tiểu sử mới được tiết lộ, cặp song sinh đã chiến thắng được tỷ lệ cược bất thường và định kiến kinh khủng ở thế kỷ 19 tại Mỹ và Anh. Trở thành “vật thí nghiệm” cho các bác sĩ phương Tây, cuối cùng, anh em nhà Bunker đã trở thành những quý ông giàu có ở miền Nam và chủ đồn điền.

Nhưng, như viện sĩ người Mỹ Josseph Orser đã nói trong cuốn “The Lives of Chang and Eng”, cặp đôi này không bao giờ được phép quên rằng họ bị nhiều người xem là những “quái vật” và khi có ham muốn và mong muốn theo đuổi một cuộc sống gia đình bình thường thì là quái dị, thậm chí là độc ác, đáng ghê tởm

Sinh năm 1811 tại một làng chài cách Bangkok 60 dặm, cặp song sinh thực sự có nguồn gốc từ Trung Quốc hơn là Thái Lan. Cha của họ là một ngư dân người Trung Quốc, 35 tuổi, mẹ họ là một phụ nữ mang 2 dòng máu Trung Quốc, Mã Lai.

2 nữ hộ sinh thời ấy đã giật mình sợ hãi khi chứng kiến cảnh khiếp đảm là 2 đứa trẻ dính với nhau bởi một đám dây chằng ở phần eo. Mẹ 2 đứa bé đã cứu sống 2 sinh linh này bằng việc vặn chỗ dây chằng đã được kết nối với dây rốn duy nhất rồi để 2 đứa bé nhìn chằm chằm vào mắt nhau. Bà đặt tên cho 2 đứa bé là In và Jun (chuyển sang tiếng Anh là Eng và Chang). Chang - ở bên trái – luôn thấp hơn một chút và uốn cong người lên so với anh trai mình.

Mẹ họ luôn khuyến khích các cậu bé tập thể dục, kéo dài chỗ dây chằng để chúng dài thêm 5 inch đủ cho họ có thể chạy, bơi và điều khiển một chiếc thuyền. Quan trọng hơn, họ đã có thể cúi đầu 18 lần theo lệnh khi họ diện kiến vua Xiêm, Rama III.

cap-song-sinh-dinh-lien-2

Cặp song sinh Chang Bunker và Eng Bunke cùng với vợ và 2 con trai


Có lẽ họ sẽ sống một cuộc đời trôi qua trong quên lãng bằng việc bán trứng vịt giúp gia đình nếu không được một thương gia người Anh phát hiện ra khi họ đang còn trẻ.

Robert Hunter, tên người thương gia, ban đầu nghĩ cặp song sinh là “một động vật kỳ lạ” khi nhìn thấy họ đang bơi trên một dòng sông. Nhưng ông nhận ra tiềm năng thương mại của họ và thật dễ để thuyết phục gia đình nghèo khó của cặp song sinh hãy đi cùng mình sang phương Tây để biểu diễn trước những con mắt tò mò. Họ đồng ý nhưng nhà vua, người muốn đưa họ ra tòa lại không muốn vậy.

Phải mất 5 năm cùng với sự giú đỡ của một thuyền trưởng người Mỹ, Abel Coffin, họ mới chiến thắng nhà vua. Ông thuyền trưởng đã hối lộ cho hoàng đế một chiếc kính thiên văn và một nhóm vũ công đền thờ để có được cặp song sinh. Mẹ của cặp song sinh đã nhận được 500 USD cho bản hợp đồng “bán con” kéo dài 30 tháng với Hunter và Coffin.

Trên tàu của thuyền trưởng Coffin đi Massachusetts vào năm 1829 cùng với 1 người phiên dịch, 2 anh em song sinh 17 tuổi thấy rằng sự phối hợp của họ thật tuyệt vời. Họ nhanh chóng học được những câu tiếng Anh cơ bản và có thể leo lên cột buồm nhanh như bất kỳ thủy thủ nào trên tàu.

Tại Boston, họ được đem ra trưng bày như Cặp đôi chàng trai người Xiêm và ngay lập tức gây chấn động.

Trong nhà hát và những đại sảnh ở khắp nước Mỹ, họ biểu diễn 4 giờ mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần, mua vui cho hàng ngàn người bằng những trò nhào lộn, khả năng kéo lưới và chơi cờ vua kỳ lạ và những sức mạnh phi thường của họ - có thể vác một người đàn ông nặng hơn 100 kg.

Mặc dù thuyền trưởng Coffin nói với mọi người rằng ông ấy và Hunter đã “sở hữu” các chàng trai, nhưng cặp song sinh thực sự đã làm rất tốt những công việc khó khăn của mình.

Những năm sau đó, cặp đôi này đã đi thăm cả châu lục và trở về Mỹ vào năm 1831 ở tuổi 20. Lúc này, họ đã khỏe mạnh hơn, có giáo dục hơn và giàu có hơn.

Mặc dù Coffin và Hunter đã thuê những người quản lý riêng họ nhưng giờ đây họ đòi hỏi được đối xử tôn trọng. Họ bắt đầu chống lại những người xem thường họ, đặc biệt là những kẻ cho rằng mẹ họ bán con đi làm nô lệ.

Sau đó, họ theo đuổi các cô con gái của một người nông dân láng giềng, ông David Yates. Trong nhiều năm, Chang say mê cô chị Adelaide nhưng Eng và cô em gái Sarah thì không.

Tuy nhiên, việc kết hôn với 2 chị em này đã gây chấn động cho xã hội thời bấy giờ. Cuối cùng, 5 năm sau, cô em Sarah cũng đồng ý với lời cầu xin của Eng. Cả 2 cặp đôi đã làm đán cưới dưới sự chứng kiến của một mục sư Baptist tại phòng khách của Yates năm 1843.

Hôn lễ đã gây ra một vụ bê bối quốc gia, người ta cáo buộc đây là cuộc hôn nhân thú tính.

Khi cả 2 bà vợ nhanh chóng sinh ra những đứa con gái, chứng minh rằng họ không chỉ kết hôn thuần khiết thì sự phẫn nộ đạt tới đỉnh điểm. 

Cặp song sinh cuối cùng đã sinh được 21 người con, Eng 11 đứa và Chang 10 đứa.

Và phòng ngủ của 2 cặp vợ chồng vẫn là điều bí ẩn ở thời điểm đó.

Bảo Linh

Người đưa tin (tin tức Dailymail)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 6027)
Luân hồi là một thể tài rất sinh động và rất được quan tâm đối với con người. Chết rồi sẽ đi về đâu? Tại sao sinh, rồi tái sinh? Có cõi âm hay không? v.v... Đó là những dấu hỏi lơ lửng trong tâm của phần lớn của nhân loại. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Riêng đối với Phật giáo, luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản, nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sanh tử khổ đau...
28/08/2010(Xem: 5055)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
08/08/2010(Xem: 10007)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
04/08/2010(Xem: 4206)
Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.
04/08/2010(Xem: 5003)
Chết là chủ đề, hầu hết mọi người không muốn nghe, không muốn bàn đến hoặc nghĩ đến. Tại sao như vậy? Và cho dù, chúng ta thích hoặc không thích, thì mỗi chúng sẽ phải chết trong một ngày nào đó. Thậm chí trước khi đối mặt với cái chết của bản thân, chúng ta sẽ đối mặt với những cái chết của người khác ( người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) Chết là điều sẽ xảy ra, là phần của cuộc sống, vì vậy tốt nhất là chúng ta nên đón nhận nó với quan điểm tích cực hơn là sợ hãi và phủ nhận nó. Cuốn sách “ Chuẩn bị cho cái chết và giúp đỡ người chết ” được dịch từ nguyên tác của Sangye Khadro, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cái chết./.
04/08/2010(Xem: 8549)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
04/08/2010(Xem: 4395)
Phật giáo trả lời khẳng định. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh, trừ các bậc đã giải thoát khỏi sinh tử (các vị A La Hán của tiểu thừa giáo) hay là các bậc đã tự chủ đối với sinh tử (các bậc thánh Bồ Tát của đại thừa), còn thì tất cả đều ở trong vòng sinh tử luân hồi.
04/08/2010(Xem: 5687)
Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình. Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
04/08/2010(Xem: 7109)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
04/08/2010(Xem: 7932)
Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (Near death experience). Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cấi trống nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có l điều này ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, vẫn thèm khát cái thú vui vật chất nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói. Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đay là một cõi được cấu tạo bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đay phải biết loại bỏ đi những phần tử nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]