Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Vấn đề người bị bệnh tà

23/10/201416:42(Xem: 12300)
4. Vấn đề người bị bệnh tà

 

 Vén Bức Màn Bên Kia Cõi Chết

Tác giả: Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ

Xuất bản tại Hoa Kỳ 2005

 

---o0o---

                                                           

 

VẤN ĐỀ NGƯỜI BỊ BỆNH TÀ

 

Đa số con người bị bệnh tà là phái nữ hạng tuổi từ hai mươi trở lên năm mươi, không có ngoài năm mươi. Có lẽ người phụ nữ ở tuổi quá năm mươi không còn xinh đẹp nên loài yêu tinh chê, không nhập xác. Người phụ nữ bị bệnh tà là do loài yêu tinh thuộc nam giới nhập xác. Yêu tinh nam giới nhập xác người nữ ở cõi trần được người đời gọi là “yêu tinh đực”. Loài yêu tinh đực, yêu tinh cái cùng tộc họ với loài quỷ nên thường gọi là đồ quỷ yêu, đồ quỷ đồ yêu. Quỷ và yêu được gọi đủ tên là: quỷ sứ, yêu tinh. Chúng là một loại chúng sinh ở hàng thứ năm trong lục đạo, do vậy người đời thường gọi chúng là đồ “ngũ quỷ”.

Cụm từ “đồ ngũ quỷ” là tiếng mắng chửi của phái nữ đối với phái nam khi bị phái nam trêu chọc để thỏa mãn lòng tham dục, tham sắc. Cũng như vậy, loài yêu tinh đực bên kia cõi chết vẫn còn khởi lên cái tâm tham dục, say đắm trước sắc đẹp của phái nữ tại dương thế. Bởi vì loài ngạ quỷ có hai loại, một ở địa ngục và một ở chung không gian với loài người. Vì chỗ cùng cư trú chung không gian với con người, nên chi loài yêu tinh đực ưa nhập vào xác thân phái nữ với hai mục tiêu: để thỏa mãn tâm dâm dục và hút lấy tinh khí người sống để được no đầy cho bản thân của chúng. Cho nên cái tinh khí ở đây là năng lượng tinh thần chứ không phải máu huyết vật chất. Vì vậy người bị bệnh tà, thân thể họ trở nên xanh xao vàng vọt vì bị mất dần năng lượng tinh thần.

Trong kinh Dược Sư, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã nói rằng hữu tình chúng sinh, tức con người, thường bị nhiều thứ bệnh, trong đó bệnh bị các ác quỷ, ác thần, tức là loài yêu tinh, đoạt lấy tinh khí. Khi bị các thứ bệnh, người bị bệnh và thân nhân phải hết lòng niệm đến danh hiệu đức Phật Dược Sư và thiết lễ cúng dường cũng như tinh chuyên trì tụng kinh chú Đà La Ni và trai giới suốt cả tháng sẽ được hết bệnh. (Hãy xem kinh Dược Sư sẽ được hiểu rõ hơn).

Đừng nghĩ rằng con người bên kia cõi chết mà không còn yêu đương! Vẫn còn yêu đương, thương nhớ và cả oán hờn thù hận. Thành phần này chính là những kẻ lúc còn sống không có tu tập Phật pháp, nên tâm còn tràn đầy tham ái, luyến tiếc vật chất, đam mê sắc đẹp, tâm trí si mê cuồng vọng theo dục lạc... Sau khi chết, thức A-Lại-Da mang theo tất cả chủng tử ô nhiễm ấy qua bên kia cõi chết, cho nên thân trung ấm cứ vẫn còn yêu đương, thương, ghét, oán hờn đối với người trần. Bởi vì tâm là biểu hiện cho thiên đàng, địa ngục... lúc còn sống và sau khi chết không thay đổi vẫn còn nguyên vẹn những chủng tử cũ. Cho nên thân trung ấm chính là người khán giả cô đơn ngồi xem lại cuốn phim của mình do tâm mình tự chiếu ra. Tâm con người bên kia cõi chết tự tạo cho mình một thân trung ấm do vọng về quá khứ mà có, đó là tự sinh thân. Thân trung ấm ngồi xem lại phim của mình có khi suốt cả nghìn năm, triệu năm, không được đi đầu thai vào môi trường mới nào cả, cứ ở mãi cái môi trường làm thân yêu tinh đó. Nhất hạng là những con người bị chết oan ức, thình lình không lời trối trăn, thì tinh thần của họ vẫn còn tinh anh, sắc sảo như lúc sống, do vậy họ cứ khởi lên ý tưởng yêu đương, luyến tiếc, oán hờn với thời gian vô hạn, nên chi chúng được gọi là loài yêu tinh là như vậy. (Như câu chuyện Viên Án giết Triệu Thố trong kinh Thủy Sám đã được nói ở trước).

Nơi cư trú của loài yêu tinh thường ở các nơi cây đa, cây cổ thụ có tàng lọng lớn, hang núi, nhất là ưa ở bến nước bờ sông với ý đồ dòm ngó cơ thể của phái nữ để thỏa mãn lòng tham dục rồi nhập vào khi những người phụ nữ tắm gội, giặt giũ lúc trưa tròn bóng và chiều hoàng hôn sẽ bị yêu tinh nhập xác. Vì vậy mà những người phụ nữ bị bệnh tà nhập thường gọi là bệnh “Mắc Đàng Dưới”.

Các bà mẹ Việt Nam lúc xưa và hiện nay, dù ở quê hay tỉnh thành, thường nhắc nhở con gái của mình là đừng xuống bờ sông bến nước vào trưa nắng tròn bóng và buổi chiều chạng vạng để gánh nước hay tắm mát, giặt giũ áo quần, cũng như đừng phơi quần áo đàn bà con gái qua đêm ở ngoài sân.

Vấn đề yêu tinh, ma quỷ nhập vào thân thể con người nói chung, các cô gái nói riêng, làm cho họ bị bệnh tật điên cuồng là chuyện thường tình xảy ra rất phổ biến ở các nước Á Châu có từ bao đời xưa và nay vẫn còn, trong đó Việt Nam được xem là quốc gia có nhiều ma quỷ, yêu tinh phá phách đời sống người dân, nhất hạng là tỉnh Bình Thuận nổi tiếng về ma quỷ yêu tinh, làm cho dân cả nước đều biết đến nên mới có câu “Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận”. Đa số ma ở Bình Thuận là Ma Hời còn gọi là Ma Chàm, và những loại ma khác. (Sẽ nói ở mục “ma giấu bò”)

Ma ở Bình Thuận, không những hại người bằng nhiều cách mà còn hại cả súc vật nữa.

Hại người là nhập vào thân phụ nữ làm cho họ bị điên. Người phụ nữ bị điên được chữa trị hết điên bằng cách đem vào chùa được vị thầy ở đó đọc tụng các kinh chú Đà La Ni của chư Phật và Bồ Tát và cầu nguyện thì được qua khỏi. Thời gian người bị bệnh điên được qua khỏi lâu hay mau là do tùy thuộc vào tâm của vị thầy có năng lượng định lực cao hay thấp. Nếu định lực cao mới trị được con yêu tinh đực hung dữ đang ẩn trú bên trong thân người phụ nữ với thời gian chưa tới một giờ là trục xuất con yêu tinh ra khỏi thân người phụ nữ. Cho nên người điên vừa đưa đến, tới cổng chùa có vị thầy cao đạo thì người điên sụp quì lạy, sau đó cơ thể như có vẻ ủ rũ, rồi từ từ tỉnh lại. Ngược lại vị thầy có định lực chưa cao, khi một người điên nữ được đem đến chùa, thì con yêu tinh đực bên trong liền khởi lên cái tâm chống phá được hiển lộ ra lời nói và hành động của người nữ bị nó nhập, như nói lảm nhảm, khóc lên tiếng, khóc rỉ rả, xõa tóc, múa tay, múa chân, cười ngất, nói thầm, đưa tay đẩy mọi người ra, không chịu vào trong chánh điện. Nhưng khi được vào, người điên nữ được vị thầy chữa trị bằng nhiều phương pháp như đôi cái mõ lớn trên đầu, tụng năm đệ thần chú Lăng Nghiêm, ba biến Đại Bi, mười thần chú Đà La Ni. Trong khi tụng như vậy, vị thầy cho người điên ngậm lá bùa Chuẩn Đề nơi lưỡi. Lá bùa từ từ chạy thẳng vào trong bụng. Hoặc bắt người bệnh ngồi dưới Đại Hồng Chung, rồi vừa đọc thần chú vừa đánh chuông trong nửa giờ. Lá bùa làm bằng loại giấy mềm, dễ tan rả khi vào trong bụng. Lá bùa có chiều ngang cỡ hai mắt tay, chiều dài một tấc rưởi. Trên mặt lá  bùa được in đậm câu chú “Án ma ni bát di hồng”. Sau khi in bùa xong, vị thầy để trên bàn kinh, rồi ngồi tĩnh tọa trì tụng chú Đại Bi, Chuẩn Đề, hàng trăm, hàng ngàn biến vào đó với tâm thanh tịnh.

Người điên nữ được vị thầy chữa trị như vậy trong hai thời công phu khuya và Tịnh Độ buổi tối suốt trong một tháng hay hai tháng, bệnh điên được hết hẳn.

*

*    *

Tôi có một bà chị dâu, trước khi lấy anh tôi chị bị bệnh mắc đàng dưới (1947) lúc 22 tuổi. Nguyên nhân là ngày nào cũng vậy, cứ đến mặt trời xế bóng, hai vai chị gánh nặng trái cây vườn nhà để bán nơi chợ chiều bên kia sông phố thị, về lại nhà lúc tắt nắng hoàng hôn.

Mỗi lần ra đi và về, chị tôi đều phải qua con sông nhỏ. Vào mùa nắng, chị tôi lội qua dòng nước dưới đầu gối. Mùa mưa nước lớn có đò nhà đưa đi đón về. Có hôm đò qua trễ, chị tôi phải ngồi chờ trên bờ hàng giờ trong bóng chiều tím ngắt.

Bờ bên này không có gì đáng nói, bờ bên kia sông mới đáng nói, đó là nửa cây số vuông đất đai thật hoang vu, vắng vẻ, với nhiều gò đất không đồng cỡ lúp xúp rải rác. Hình dáng những gò đất ấy không giống như mồ mả thông thường, được bao phủ đầy cỏ chỉ, cỏ tranh. Giữa vùng gò đất có những bụi duối lâu đời sừng sững bên đông, bên nam, ở giữa với lá xanh um tùm, chằng chịt, san sát nhau tạo thành hình như cây lọng, mà chân của chúng là thân cây một màu trăng trắng, ngoằn ngoèo như những con rắn đeo nhau trườn đầu lên. Những hình dáng tàng lọng ấy làm cho người đi ngoài quốc lộ lúc trời sẩm tối mà nhìn vô cảm thấy rờn rợn cả người. Và càng rùng rợn hơn, một khi biết được đó là nơi yên nghỉ của những người bị chết oan trong quá khứ. Bên cạnh những gò đống ấy là một con đường quanh co gần cây số mới ra quốc lộ một, ngay giữa khoảng Phan Rí Hòa Đa, làng Bình Thủy (nay là Liêm Bình) và Phan Lý Chàm – Chợ Lầu. Chính nơi khoảng đường này, tác giả đã một lần bị vấp té vì lòng cảm thấy sợ hãi khi một mình duy nhất đi qua đưa mắt nhìn vào, trong lúc cõng đứa cháu gái lên ba gọi bằng chú, trên đường di tản, giã từ quê hương là làng Bình Thủy, đến Đa Phước Chợ Lầu vào buổi chiều nhá nhem để lánh nạn chiến tranh Việt – Pháp giữa mùa xuân 1950 lúc tác giả lên mười hai tuổi.

Theo lời các vị cao niên nam, nữ ở quận Hòa Đa, Chợ Lầu trước 1975 có nói đến cái vùng có nhiều gò đất ấy, là Gò Đạo. Sở dĩ có cái tên Gò Đạo, là nơi chôn những người miền ngoài từ Quảng Bình trở ra theo đạo Thiên Chúa bị vua Tự Đức đày vào rồi bị giết ở đó. Vì vậy mà chị tôi bị điên là do đi qua Gò Đạo ấy nhiều lần lúc hoàng hôn.

Khi chị tôi bị bệnh mắc đàng dưới, được đưa về chùa Bửu Tích ở làng Lạc Sơn cách Cà Nuôi,  (nơi gia đình chị tôi) là hai cây số dọc theo bờ sông. Thầy trụ trì ngôi chùa Bửu Tích là ông anh họ tôi, thầy chuyên tu pháp môn Mật Tông (trì tụng thần chú Đà La Ni) nên chi thầy chữa trị bệnh điên rất có kết quả, nhưng hơi chậm, nếu không nói là định lực chưa cao, cho nên con yêu tinh trong thân chị tôi nó vùng dậy làm cho chị tôi nói và hành động của kẻ điên như đã nói ở trước. Do vậy phải mất gần tháng chữa trị, chị tôi mới thật sự hết bệnh điên.

*

*    *

Những loài yêu tinh, ma quỷ không những nhập vào cơ thể phụ nữ, mà có cả đàn ông nữa. Dĩ nhiên loài yêu tinh cái nhập vào đàn ông chứ không bao giờ nhập vào đàn bà. Với bản tính nữ, dù loài yêu tinh hay người sống đều giống nhau ở trạng thái yểu điệu, trang nhã và ưa mắc cỡ. Cho nên người đàn ông ở lứa tuổi 25 trở lên gần 50 một khi bị yêu tinh cái nhập vào làm tình, trạng thái và ngôn ngữ điên của họ có dáng điệu ngơ ngác, không bạo động, đi lững thững một mình khắp đó đây trong ban ngày và cả ban đêm. Khi đứng lại trong ban ngày, đưa mắt nhìn xa xăm, miệng cười tủm tỉm. Sau cái cười, miệng nói ra những lời nho nhỏ có âm thanh tỉ tê. Người đứng bên nếu để ý, lắng tai nghe sẽ nghe lời người đàn ông điên nói “em yêu anh”, vì họ nói nhiều lời, khi nhỏ, khi to, nói lung tung. Không để ý, sẽ không nhận ra lời người đàn ông điên nói gì. Khi người đàn ông điên họ nằm trên giường, thân họ lăn qua, lăn lại, choàng tay qua, miệng vừa nói vừa cười. Hoặc ngồi dựa vách tường, gốc cây, tay họ cũng choàng qua, rồi nói và cười như thể cặp tình nhân trai gái làm tình âu yếm nhau.

Chính tác giả đã mục kích tình trạng điên của một người đàn ông bị yêu tinh cái nhập vào.

Người đàn ông này tuổi gần 40. Vào năm 1951, đang lúc bị điên, có một vợ và hai con gái lên mười bốn và mười hai. Trước khi điên, ông làm nghề thợ may. Gia đình ông cư trú tại làng Đa Phước xã Chợ Lầu, Bình Thuận. Nhà ông đối diện trước quận Phan Lý Chàm dưới thời Pháp thuộc. Ngôi nhà ông ở là một gian của ngôi nhà lớn ba gian dính liền nhau bởi một cái vách ván, còn hở cách nóc nhà một thước tây được tính từ cây đòn dông thẳng xuống đầu vách. Hai gian còn lại không có vách nên rất rộng. Tại hai gian này là nơi tạm trú của hai gia đình lánh nạn chiến tranh, trong đó có gia đình tôi. Cả hai đều từ làng Bình Thủy (xóm Quán Mía) đến ở tạm.

Với xứ nóng, về đêm, nên mọi người không thể ngủ trong căn nhà xưa được lợp bằng ngói âm dương, đa số sinh hoạt, ăn uống, nấu nướng, ngủ nghỉ đều ở nhà sau, ngôi nhà lợp bằng tranh khá rộng, còn nhà trên chỉ dùng để đồ đạc và thờ Phật. Duy chỉ một mình cha tôi là thích ngủ ở nhà trên tại bộ ván được kê sát vách nhà ông thợ may. Vì cha tôi ưa ngủ sớm, không thích nghe hát máy cải lương với mọi người, cho nên sau giờ tụng kinh tối (Tịnh độ) lúc 8 giờ, là cha tôi đi ngủ.

Cha tôi ngủ ở bộ ván nhà trên, ngay đêm đầu mới đến, cha tôi đã nghe thấy hiện tượng yêu tinh ma quái được xuất phát từ bên nhà ông thợ may qua hướng trên đầu vách. Không những hiện một lần, mà cứ vài ba đêm, con yêu tinh lại hiện ra. Mỗi lần như vậy, cha tôi tụng thần chú Đại Bi, con yêu tinh liền biến mất. Con yêu tinh vừa biến, cha tôi còn nói vọng lời khuyến cáo: “Đừng hiện nữa để tao ngủ, nếu còn tiếp tục, tao sẽ tụng Lăng Nghiêm để trừng phạt”. Sau đó con yêu không hiện nữa.

Tiếng cha tôi tụng chú Đại Bi và nói với con yêu tinh giữa đêm khuya làm cho anh hai Quởn ngủ nhà dưới gần cha tôi, cách cái vách ngang có cửa sổ, nghe được. Cho nên một hôm nọ vào buổi sáng, cha tôi và anh hai Quởn đang ngồi uống trà, hút thuốc với nhau, anh hai Quởn hỏi cha tôi:

- Có lẽ lạ chỗ không ngủ được hay sao mà mấy đêm rồi tôi nghe chú mớ tụng Đại Bi và nói linh tinh gì vậy?

- Đâu phải mớ! Con yêu tinh cái bên nhà thằng Tư thợ may, nó hiện lên để nhát tao, nó tưởng tao sợ nó.

- Trời ơi! Thật hả chú? Nghe chú nói mà ghê!

- Thật chứ, mày không tin, tối nay mày ngủ nhà trên một bữa, nó sẽ hiện nguyên hình cho mày thấy. Nguyên hình là con yêu cái à nghe, chứ không phải con yêu đực đâu. Mày biết không, trước khi nó hiện lên, nghe tiếng gõ cốc cốc trên đầu vách như thể để đánh thức mình dậy. Do vậy, sau khi tao nghe, tao tỉnh giấc nhìn lên, quả nhiên thấy rõ hình tướng một người đàn bà ngồi tréo chân dài thòng với y phục trắng xóa và mái tóc đen sì xõa xuống. Còn cái mặt của nó xanh lè, đôi mắt và cái miệng đỏ ngầu hực lửa.

Quả thật đến khoảng đầu mùa thu năm 1951, ông Tư thợ may đã bị con yêu tinh cái nhập vào thân ông làm cho ông bị điên. Sau đó vợ ông tức tốc đem ông xuống chùa người anh họ tôi là thầy Bửu Tích tại làng Thoại Thủy, Hòa Đa, để nhờ thầy chữa trị.

Trước khi chữa trị bằng giáo pháp Đà La Ni, thầy Bửu Tích hỏi bà Tư:

- Triệu chứng và hiện tượng như thế nào mà bà cho rằng chồng bà bị bệnh tà?

Sau lời thầy Bửu Tích hỏi, bà Tư tuần tự trình bày:

- Thưa thầy, ông nhà con đang sinh hoạt, may vá bình thường, bỗng nhiên bỏ may, bỏ ngủ, không ăn uống gì cả, cứ ngồi thẫn thờ nơi ngạch cửa trước nhà, trên ghế, trong góc nhà, thân ngồi, miệng nói lảm nhảm, rồi cười mím, cười ngất, có khi choàng tay qua như thể ôm ai vậy. Ngồi cả ngày lẫn đêm, hết ngồi lại đi lang thang ngoài đường.

Sau khi nghe bà Tư trình bày về hiện tượng điên của chồng bà, thầy Bửu Tích xác định:

- Chồng bà bị con yêu tinh cái nhập vào để hút lấy tinh khí và thỏa mãn lòng dục vọng. Được rồi, yên chí, để đây thầy chữa trị cho, bà về nhà chăm sóc cho các cháu.

Đích thực, tác giả đang có mặt trong thời điểm khi ông Tư vừa được bà Tư đưa đến cũng như suốt thời gian ông Tư được thầy Bửu Tích chữa trị, cho nên đã thấy rõ trạng thái điên của ông Tư, chẳng hạn vừa mới về chùa, ông Tư ngồi im, vòng tay bó gối, nhắm mắt lại, rồi mở ra nhìn chòng chọc về phía trước, chứ không quậy phá như các phụ nữ bị con yêu tinh đực nhập vào làm tình. Do vậy bệnh tà của ông Tư được thầy chữa trị bằng trì tụng kinh Lăng Nghiêm, Đại Bi, Thập Chú vào công phu khuya và tụng Đại Bi 21 biến vào buổi tối Tịnh độ mới vài hôm, chưa dùng tới bùa Chuẩn Đề, ông Tư đã tỉnh hẳn, nên đã ăn uống lại được, nói chuyện bình thường với mọi người.

Biết được chồng mình hết bị điên, bà Tư liền xuống chùa xin thầy cho ông Tư về nhà vì gia đình đơn chiếc có ba mẹ con.

Thầy bằng lòng, bà Tư dẫn ông Tư về trong niềm vui sum họp. Ông Tư về sum họp với vợ con và trở lại làm nghề may gần năm, thì con yêu tinh cái nhập lại vào người ông. Nhập lại lần này mới chỉ một ngày, chưa kịp đem xuống chùa, con yêu tinh cái đã dẫn ông Tư ra khỏi nhà vào ban đêm lúc giữa khuya khi vợ con ông đang an giấc. Con yêu tinh cái dẫn ông Tư đi luôn không cho ông trở về, tức là nó bắt hồn ông đi theo nó luôn qua bên kia thế giới của nó. Khi cả xóm biết ông Tư bị mất tích, mọi người đều cùng nhau đi tìm ông Tư khắp chốn suốt hai ngày mới tìm thấy ông nằm chết trong bụi rậm một cách trần truồng bên đống quần áo.

Qua những hiện tượng trên, ai bảo loài yêu tinh, ma quái không có dâm dục với loài người đang sống!

Theo chỗ tác giả thấy, biết con người ông Tư thợ may, có hình tướng cao ráo, trắng trẻo, đẹp trai, ăn nói đối đãi với mọi người rất là lịch thiệp nhất xóm, vì vậy mà hình dáng ông đã bị lọt mắt xanh con yêu tinh cái có mái tóc dài và đôi môi hực lửa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/11/2012(Xem: 9913)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
03/10/2012(Xem: 4937)
Hỏi:Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin? Đáp:Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp. Họ cho rằng nghiệp là số mệnh hay tiền định. Nếu một người bị xe đụng hay buôn bán lỗ, người ta nói: “Họ xui quá, đó là nghiệp của họ .”Đó không phải là ý niệm về nghiệp trong Phật giáo. Thật ra, câu nói này mang ý niệm về ý Trời nhiều hơn, điều mà chúng ta không hiểu và cũng không kiểm soát được. Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta
25/09/2012(Xem: 9760)
Cách tốt nhất để giúp cho người hấp hối là lời nói và hành động của mình phải được thúc đẩy bởi lòng từ bi. Nếu có thể thì cung thỉnh các bậc thầy đức hạnh đến làm pháp chuyển di tâm thức (transference of consciousness at the time of death) cho người hấp hối. Pháp này tiếng Tây Tạng gọi là Phowa, được xem là một pháp tu đặc biệt giá trị và hiệu quả nhất để giúp cho người hấp hối. Các vị quán tưởng hình ảnh đức Phật đang trụ trên đỉnh đầu người hấp hối. Quán tưởng những tia sáng chiếu rọi vào người hấp hối giúp thanh lọc tâm của họ, và quán thấy họ tan thành ánh sáng, hòa nhập vào hào quang của chư Phật. Việc chuyển di tâm thức có thành công hay không là còn tùy thuộc vào sức mạnh tâm linh (định tâm) của người đang thực hiện nghi thức này
29/06/2012(Xem: 4321)
Khi chúng ta sinh ra, cha mẹ hoặc người thân phải đăng ký để chúng ta có được tấm giấy khai sinh, biết được ngày, nơi chốn mà mình ra đời. Khi lớn lên một chút ta đến trường đi học, rồi từng bưóc ta vào tiểu học trung học, đại học, dù đến đâu và làm gì, ta cũng đều ghi danh, nộp đơn, xin giấy tờ v.v... Ta lại phải đăng ký để có những giấy tờ cần thiết mà quốc gia xã hội đó yêu cầu. Khi đi làm ta cũng điền đơn, bằng cấp, giấy tờ, mới hy vọng có đưọc công việc vững vàng.
07/06/2012(Xem: 6159)
Những trường hợp “đầu thai” tại bản Chiềng Châu (Mai Châu, Hòa Bình) diễn ra từ hàng chục năm nay. Những đứa trẻ khi sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi 3-4 tuổi lại nhận mình là… con của những gia đình khác xa đến cả chục cây số.
02/05/2012(Xem: 6016)
Trong khi những tinh yếu của giáo lý Phật giáo như bất bạo động, duyên khởi (sinh môi), vô ngã (tâm lý học hiện đại), vô thường (Thuyết tương đối)… được Tây phương tiếp nhận niềm nở vì khế hợp với những khám phá khoa học hiện đại, những giải thích về nghiệp báo và tái sinh gây ra những khó khăn về nhận thức luận cho các Phật tử Tây phương. Trong Banguyên tắc để kiểm chứng ‘chánh pháp’, thường gọi là ‘Tam Pháp Ấn’ không có ‘nghiệp’ và ‘tái sinh’, tuy nhiên đối với Phật tử Á châu, nghiệp và tái sinh đồng nghĩa với ‘Phật giáo’. Không thể ‘có’ Phật giáo nếu không có ý niệm nghiệp. Nghĩa là không ai có thể tự gọi mình là Phật tử nếu không chấp nhận hay tin lý thuyết ‘Nghiệp’.
02/05/2012(Xem: 5023)
Lama Zopa Rinpoche là giám đốc đỡ đầu của FPMT (Trung tâm Bảo Tồn Truyền Thống Đại Thừa), là một hệ thống các trung tâm, tự viện, trạm xá, trường học Phật giáo trên toàn thế giới. Ngài là tác giả của nhiều đầu sách như Làm thế nào để được Hạnh phúc; Chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc; và Sự Làm Lành Tối Thượng. Kathleen McDonald xuất gia theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng năm 1974. Bà cũng là tác giả của nhiều sách Phật giáo nổi tiếng như bộ sách Phương Cách Hành Thiền; Đánh Thức Tâm Từ Bi: Thiền quán về Tâm từ bi.
07/04/2012(Xem: 4394)
1. Bản thân của người vãng sanh phải hội đủ Tam Tư Lương (ba điều kiện) Tín Hạnh Nguyện, lúc bình thường phải dặn dò gia quyết chú ý những điều cần biết khi vãng sanh, Đại Sư Ngẫu Ích dạy: Có được vãng sanh toàn do tín nguyện có hay không, phẩm vị cao hay thấp đều do trì danh sâu hay cạn. 2. Con cái quyến thuộc phải phát đại hiếu tâm và từ bi ân huệ tâm, tuân theo lời Phật dạy như pháp hộ trì cha mẹ thân nhân vãng sanh tây phương, thì gọi là: Tự thoát khỏi trần lao, mới có thể thành tựu. 3. Các liên hữu chân thành hết lòng hộ niệm, thành tựu cho người khác vãng sanh, sẽ được quả báo người khác thành tựu cho mình vãng sanh. Tổ Ấn Quang nói: Khuyên bảo mọi người nên tu tịnh nghiệp, nguyện cho chúng sanh đó là bổn nguyện của Phật. 4. Nếu có thể y theo ba yếu tố như pháp hộ trì trợ niệm, thì nhất định vạn người tu vạn người đi, thành tựu cho chúng sanh vãng sanh tây phương, viên thành Phật đạo, công đức không thể nghĩ bàn. Nếu vãng sanh có chướng ngại, thì phải chân thành cầu Phật gia t
03/03/2012(Xem: 3633)
Nhân mùa An cư tại Thiền viện Trúc Lâm, quý Phật tử trong đạo tràng về đây cúng dường, và tâm khao khát Phật pháp nên thỉnh quý thầy nói chuyện đạo lý để huân tập sâu chủng tử giác ngộ. Tinh thần khao khát đối với pháp của Phật là điều rất quý. Hôm nay, quý thầy nói về đề tài Chết Sống để nhắc nhở cho tất cả cùng ứng dụng tu tập. Lâu nay đa số người thường nói là sống rồi tới chết, con người có sanh ra rồi có tử, là có sống chết. Nhưng ở đây, quý thầy nói ngược lại là Chết Sống.
01/03/2012(Xem: 4001)
Cư Sĩ Nguyễn Hà Minh, bút hiệu Liên Hoa, Pháp danh Thiện Pháp, Chủ biên Trang Nhà Liên Hoa, Cộng tác viên www. thuvienhoasen.org và www.quangduc.com đã từ trần tại tư gia Houston, Hoa Kỳ lúc 8.45 sáng ngày thứ ba, 28/2/2012, nhằm ngày 7-2-Nhâm Thìn, hưởng thọ 62 tuổi.Anh đã được BS. cho biết trước chỉ còn có thể sống được từ 3 đến 6 tháng, nay sau gần một năm ở lại với gia đình, với bạn bè, với trần gian, anh đã từ giã cõi đời. Xin anh hãy thanh thản ra đi, thế gian này không có gì để lưu luyến và xin chân thành phân ưu cùng chị Diệu Tịnh, người bạn đạo và bạn đường thân thiết của anh cùng toàn thể tang quyến. Thành kính nguyện cầu: Hương Linh Thiện Pháp Nguyễn Hà Minh sớm tái sinh vào cõi giới an lành. Xin giới thiệu với quý độc giả bài viết của anh ghi lại ngày sinh nhật lần cuối:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]