Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Sự Sống (sách)

26/09/201419:24(Xem: 7411)
Ý Nghĩa Sự Sống (sách)


Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

Ý NGHĨA SỰ SỐNG

 

Luân Hồi và sự Giải Thoát

 

 

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

 

Lời giới thiệu của người dịch

 

 

            Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm. Chủ đề chính của những buổi thuyết giảng này là nguyên nhân nào đã đưa đến sự hiện hữu xoay vần và trói buộc của chúng ta trong thế giới hiện tượng. Sự xoay vần hay "chu kỳ trói buộc" đó gồm có mười hai mối dây tương liên níu kéo nhau và chi phối toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta từ lúc vừa được hình thành cho đến khi cái chết xảy đến và sẽ tiếp tục lập đi lập lại tương tự như một chiếc bánh xe xoay tròn bất tận. Thế nhưng đồng thời theo lời giáo huấn của Đức Phật thì mười hai mối dây tương liên trong chu kỳ đó cũng có thể vận hành theo chiều đảo ngược và mang lại sự giải thoát.

 

            Ấn bản gốc bằng tiếng Anh mang tựa là The Meaning of Life from a Buddhist Perspective (Ý nghĩa Sự Sống theo quan điểm Phật Giáo), được nhà xuất bản Wisdom Publications (Hoa Kỳ) ấn hành lần đầu năm 1992. Bản dịch tiếng Pháp mang tựa Le Sens de la Vie, Réincarnation et Liberté (Ý Nghĩa Sự Sống, Luân Hồi và sự Tự Do) được nhà xuất bản Dangles ấn hành năm 1996.

 

            Quyển sách này cũng đã được dịch sang tiếng Việt năm 2005 với tựa là Ý nghĩa Sự Sống, Luân Hồi và sự Tự Do và đã được xuất bản tại Pháp với số lượng thật khiêm tốn nhằm để biếu tặng. Sau đó quyển sách này đã được một người bạn rất quý của người dịch đích thân mang về Việt Nam và đã được nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn (Tủ sách Phật Giáo Ngày Nay)  ấn hành năm 2006.

 

            Quyển sách này là một ấn bản mới đã được dịch lại hoàn toàn và mang tựa hơi khác đi đôi chút: Ý Nghĩa Sự Sống - Luân Hồi và sự Giải Thoát. Lý do của việc dịch lại một quyển sách đôi khi cũng không phải là chuyện khó hiểu: qua thời gian tất cả đều biến đổi. Phật Pháp lúc nào cũng vẫn là Phật Pháp, nội dung của một quyển sách lúc nào cũng vẫn nguyên vẹn, thế nhưng sự thấu triệt của mỗi con người trong chúng ta có thể đã thăng tiến hơn nếu luôn ước muốn học hỏi thêm và cố gắng giữ được sức kiên trì đó. Đức Đạt-lai Lạt-ma đã thuyết giảng và viết lách suốt hơn nửa thế kỷ với hàng trăm quyển sách được xuất bản. Ban đầu Ngài thuyết giảng Đạo Pháp cho các cử tọa gồm hầu hết là những người Phật Giáo. Sau một thời gian thì số cử tọa ngày càng gia tăng, người nghe đến từ nhiều quốc gia và thuộc nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng khác nhau. Dường như Đức Đạt-lai Lạt-ma đã đặt Phật Giáo vào một bối cảnh giúp chúng ta có thể tiến đến gần hơn với tất cả mọi người bằng con tim của chính mình. Các buổi thuyết giảng cũng như các quyển sách gần đây của Ngài hướng nhiều hơn vào lòng Từ Bi như là một "Tôn Giáo Mới" cho nhân loại, với mục đích giúp con người cảm thấy gần gũi nhau hơn. Thật vậy, lòng từ bi chẳng phải là một lý tưởng mà tất cả các tôn giáo đều quảng bá hay sao? Vì thế nếu người đọc muốn tìm hiểu sâu xa hơn về các chủ đề và khái niệm chuyên biệt và đặc thù của Phật Giáo thì nên tìm đọc những quyển sách đầu tiên của Ngài. Quyển Ý Nghĩa Sự Sống này là một trong số ba mươi đến bốn mươi quyển sách ấy.

 

            Giáo huấn của Đức Phật rất thâm sâu và khúc triết và dù chỉ là để thuyết giảng cho những người dân chất phác trong thung lũng sông Hằng cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ, thế nhưng ngày nay vẫn tiếp tục làm cho ngày càng nhiều các triết gia, học giả và khoa học gia lỗi lạc trên thế giới phải kinh ngạc và thán phục. Quyển sách này tuy đã được Đức Đạt-lai Lạt-ma cố gắng cụ thể hóa và đơn giản hóa nhằm giúp người đọc dễ theo dõi, thế nhưng chúng ta cũng cần có một số vốn tối thiểu về Đạo Pháp để có thể thấu triệt được sâu xa hơn giáo huấn mênh mông và siêu việt đó của Đức Phật.

 

            Sách gồm có năm chương:

 

1- Thế giới theo quan điểm Phật Giáo

 

2- Sự sống phát sinh từ vô minh tiên khởi

 

3- Các cấp bậc khác nhau của Con Đường

 

4- Sự lợi ích của lòng vị tha

 

5- Sự kết hợp giữa lòng Từ Bi và Trí Tuệ

 

            Trên phương diện trình bày thì trong bản gốc tiếng Anh và tiếng Pháp cũng có một số các lời chú thích hầu giúp người đọc dễ theo dõi, và các lời ghi chú này sẽ được đặt trong hai ngoặc kép trong bài chuyển dịch này. Trong bản tiếng Việt cũng có một số những lời ghi chú thêm của người dịch, và các lời ghi chú này cũng được đặt trong hai ngoặc kép bằng chữ nghiêng. Người đọc cũng sẽ nhận thấy trong bản dịch có nhiều thuật ngữ viết nghiêng, cách viết này là dựa đúng theo bản gốc nhằm nhấn mạnh đến các thuật ngữ đặc thù và quan trọng.

 

            Ngoài ra trong bản tiếng Pháp cũng thấy dịch lại lời mở đầu bằng tiếng Anh của Richard Gere, diễn viên điện ảnh Hollywood nổi tiếng, một Phật tử thuần thành và cũng là một đệ tử của Đức Đạt-lai Lạt-ma. Chính tổ chức quảng bá Phật Giáo do tài tử này thiết lập (Richard Gere Foundation) đã trực tiếp hỗ trợ cho việc ấn hành quyển sách này. Ngoài lời mở đầu trên đây còn có phần lời tựa của Jeffrey Hopkins, giáo sư về Tôn Giáo Học tại các đại học Mỹ và Gia-nã-đại, chuyên gia về tiếng Tây Tạng, một đệ tử của Đức Đạt-lai Lạt-ma và cũng là người đã từng dịch rất nhiều sách của Ngài. Ngoài phần mở đầu và lời tựa trên đây còn có thêm lời giới thiệu của tổ chức "Liên Minh Tây Tạng - Pháp" (Alliance Tibet-France) trình bày vài nét chính về nội dung và quá trình hình thành của quyển sách và đồng thời cũng để mượn dịp để cảm tạ một số nhân vật đã góp phần mang quyển sách này đến với người đọc.   

 

            Ngoài ra, và cũng thật hết sức đặc biệt là trong ấn bản tiếng Pháp lại còn có thêm một lời tựa nữa được ký tên chung bởi 23 nhân vật nổi tiếng của Pháp trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, triết học, khoa học, nghệ thuật... Trong số đó có các vị bộ trưởng, dân biểu, nghị sĩ như: Jacques Chaban-Delmas, Jack Lang, Bernard Kouchner, Louis de Broissia, Claude Huriet, v.v...; các giáo sư đại học về toán học, thiên văn học, vật lý học, xã hội học như: Françoise Chatelin, Jean Malaurif, Guy Pelletier, v.v...; các học giả và triết gia như: François Bonardel, Jean-François Revel, Jean-Claude Carrière, v.v...; cùng các nghệ sĩ như: Barbara Hendricks, Yves Duteil, Michel Jonasz, v.v...

 

            Người dịch xin mạn phép dài dòng như trên là để chúng ta thấy rằng tuy chỉ là một quyển sách nhỏ thế nhưng nó đã nhận được sự ủng hộ của thật đông đảo những con người biết suy nghĩ và có tâm hồn bén nhạy. Thiết nghĩ không nhất thiết là chỉ có nội dung của quyển sách này hay uy tín của một nhà sư khác thường là Đức Đạt-lai Lạt-ma đã huy động được họ, mà thật ra lòng ngay thật, hiếu hòa và bất bạo động của cả một dân tộc thấm nhuần Đạo Pháp, bị mất nước và đang bị diệt vong, đã đánh thức lương tâm của họ và của nhân loại nói chung.

 

            Nếu dịch hết các lời mở đầu, lời tựa, lời giới thiệu... trên đây thì có thể sẽ rất dài dòng, do đó thiết nghĩ chỉ cần trích dẫn một vài đoạn cũng đủ để nói lên lòng nhiệt thành của một số người không cầm lòng được trước cảnh mất nước và thảm họa diệt vong của một dân tộc dù là nhỏ bé và từ một lục địa xa xôi.

 

Lời Mở Đầu của Richard Gere 

...

Quỹ Richard Gere rất hân hạnh được góp phần vào việc xuất bản quyển sách quan trọng này của Đức Đạt-lai Lạt-ma, mang tựa làThe Meaning of Life from a Buddhist Perspective, tại Hoa Kỳ năm 1993. 

...

Giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma được hình thành dựa trên các kinh nghiệm cụ thể và đã được chứng nghiệm một cách minh bạch. Giáo huấn đó phản ảnh cả một kiếp người hy sinh cho lý tưởng bất bạo động, cho hòa-bình, cho nhân quyền và vì sự tiến bộ xã hội cũng như để góp phần cải tiến tâm linh và mở rộng trái tim của con người. Các phẩm tính tuyệt vời đó chỉ có thể thực hiện được nhờ vào quyết tâm tuyệt đối tôn trọng lý tưởng bất bạo động, không nao núng và sợ hãi, thái độ đó chỉ có thể mang lại bởi một trí tuệ siêu việt và một lòng từ bi vô biên không hề lay chuyển mà thôi.

...

Từ khi nước Tây Tạng độc lập bị Trung Quốc xâm chiếm năm 1950, và đã khiến Đức Đạt-lai Lạt-ma phải lánh nạn tại Ấn Độ vào năm 1959 trong một hoàn cảnh thật gian nan, không lúc nào Ngài lại không nghĩ đến việc giải thoát cho dân tộc mình khỏi thảm trạng diệt vong được hoạch định một cách quy mô: một triệu hai trăm nghìn người đã bị giết - tức là một phần năm dân số của cả xứ Tây Tạng khi các đạo quân Trung Quốc tràn vào quê hương của họ.   

....

(Richard Gere - New York, 1993)

 

Lời Tựa của Jeffrey Hopkins

...

Tại sao chúng ta lại rơi vào hoàn cảnh như thế này? Chúng ta từ đâu đến đây? Chúng ta sống cuộc đời mình như thế nào? Cuộc sống ấy có mang một ý nghĩa nào hay không? Đức Đạt-lai Lạt-ma đã trả lời các câu hỏi trên đây theo quan điểm Phật Giáo qua một loạt các buổi thuyết giảng tại giảng đường Camden Hall vào mùa xuân năm 1984.

...

Các buổi thuyết giảng này nguyên là dành cho các cử tọa có một trình độ hiểu biết cao về Phật Giáo, và nhằm giải thích về bầu vũ trụ tâm linh (psychic cosmology) bên trong nội tâm của con người, một bầu vũ trụ đã thấm nhuần và ăn sâu vào toàn thể Á Châu. Nếu được nghe những lời thuyết giảng rất cụ thể [của Đức Đạt-lai Lạt-ma] về nguyên nhân tại sao chúng ta lại phải rơi vào dòng chảy của khổ đau khiến làm hỏng cả cuộc đời mình, thì chúng ta mới hiểu rằng tại sao những người Phật Giáo lại đặt nặng tầm quan trọng của kiếp sống con người ngay từ lúc mà mình còn đang trong thế giới này. 

...

Những lời kêu gọi khẩn thiết của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong việc tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho những vấn đề khó khăn của chúng ta dù là trên phương diện cá nhân, gia đình, quốc gia hay quốc tế, tất cả đều nhất thiết khuyên chúng ta hãy chọn cho mình nghệ thuật sống ấy [của người Phật Giáo]. Ngài nói lên một cách thật minh bạch rằng dù là bất cứ một hệ thống lý tưởng (ideology) nào, thì cũng đều phải nhắm vào việc phục vụ con người. Thế nhưng Ngài cũng nói với những con người đang nghe Ngài thuyết giảng rằng hệ thống lý tưởng ấy cũng phải nhất thiết được sử dụng để mang lại sự cải thiện và hoàn mỹ mang tính cách cá nhân, vì đấy mới chính thật là cơ sở vững chắc nhất mang lại hạnh phúc cho nhân loại (hãy cải thiện chính mình và mang lại hạnh phúc cho mình rồi sau đó mới có thể mang lại hạnh phúc cho kẻ khác và nhân loại được. Nói một cách khác là phải tu tập trước đã, trước khi nghĩ đến chuyện cải biến xã hội và con người).

...

(Jeffrey Hopkins - University of Virginia)

 

Lời tựa ấn bản tiếng Pháp của tổ chức Liên Hiệp Tây Tạng - Pháp, ký tên bởi 23 nhân vật trí thức. 

...

Lòng từ bi không bao giờ suy giảm của Đức Đạt-lai Lạt-ma đối với những người tàn phá quê hương và dân tộc mình đã tạo được sự ngưỡng mộ và lòng tin [của tất cả mọi người]. Đối với tất cả chúng ta, quyển sách này chắc hẳn là một cơ hội thật tuyệt vời giúp chúng ta tìm hiểu giáo huấn và cả con người vô cùng đặc biệt đó (tức là Đức Đạt-lai Lạt-ma).

...

Chính khía cạnh này đã khiến Ủy Ban giải Nobel đưa ra quyết định như sau:

 

            "Ủy Ban quyết định trao tặng Giải Nobel Hòa Bình năm 1989 cho vị Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV Tenzin Gyatso, vị lãnh đạo tinh thần và cũng là vị lãnh đạo lâm thời (về chính trị) của dân tộc Tây Tạng. Ủy Ban hy vọng rằng nhờ đó có thể nêu lên thái độ kiên quyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma không chấp nhận các giải pháp bạo động trong cuộc chiến giải thoát xứ Tây Tạng. Hơn thế nữa Ngài cũng luôn chủ trương phải tìm kiếm các giải pháp hòa bình dựa trên lòng khoan dung và sự tương kính, nhằm bảo toàn di sản lịch sử và văn hóa của cả một dân tộc.

            "Đức Đạt-lai Lạt-ma đã xây dựng chủ thuyết hòa bình của mình bằng cách dựa vào các mối quan tâm sâu xa của Ngài đối với tất cả chúng sinh, và sự ý thức về trách nhiệm toàn cầu của tất cả mọi người đối với nhân loại và thiên nhiên.

            "Theo quan điểm của Ủy Ban thì Đức Đạt-lai Lạt-ma đã đưa ra các giải pháp thật tiên tiến và mang tính cách xây dựng nhằm giải quyết các sự tranh chấp quốc tế và các vấn đề liên quan đến nhân quyền và môi sinh trên thế giới".

....

(Alliance Tibet-France - Paris, tháng 8, 1996)

 

            Một con người ngay thật, một dân tộc hiếu hòa, một quốc gia lương thiện bao giờ cũng đánh thức được lòng người.

 

                                                Bures-Sur-Yvette, 05.06.14

                                                            Hoang Phong

 

 6

 

H. 3-6: Vài ấn bản tiếng Anh và tiếng Pháp trong số rất nhiều ấn bản của quyển sách Ý Nghĩa Sự Sống của Đức Đạt-lai Lạt-ma.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2016(Xem: 11929)
Lễ tang ông Nguyễn Thuyên - pháp danh Nguyên Thọ. Sinh năm: 1932 - tại Thừa Thiên Huế. Từ trần lúc 17h00, ngày 30.09.2013(26.08.Quý Tỵ) Hưởng thọ: 82 tuổi. Chủ sám: Hòa thượng Thích Phước Trí - trụ trì chùa Pháp Vân, Lê Thúc Hoạch, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. ----------------------------------------------------------------------- CUỘC SỐNG "Lịch giảng dạy, tu tập của Thầy tại thiền đường Tàng Kinh Các - Chùa Phước Duyên, Huế vào mỗi tuần: 2h chiều thứ bảy cho lớp Nữ Phật tử Thanh Tuệ và sáng 7h chủ nhật lớp Chánh Niệm, vào buổi chiều 2h Lớp Chánh Tâm. Xin quý nam nữ cư sĩ duy trì giờ học theo lịch pháp thoại của Thầy thường xuyên và nếu quý vị Phật tử nào ở xa có thể ghi danh,thời gian...để trực tiếp đến các lớp học vào cuối tuần với đại chúng. Qua nhiều triều đại. Thiền Sư Vạn Hạnh và Lý Thái Tổ trở nên mốc son tỏa sáng, hai vị đã tự biết nuôi nhau, lắng nghe nhau, bảo hộ cho nhau thì tiếng nói kia, hồi kinh kia mới hòa nhập vào nhau, biến thành
28/03/2016(Xem: 7569)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật. Kinh Ud 7.10 kể chuyện 500 phụ nữ trong nội cung vua Udena bị chết cháy. Chư tăng hỏi Đức Phật rằng, 500 nữ cư sĩ đó sanh về đâu. Đức Phật nói rằng, tất cả 500 nữ cư sĩ đó đều đắc quả thánh khi lìa đời trong trận hỏa hoạn, có bà đắc quả thánh Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), có bà đắc quả Nhất Lai (Tư Đà Hàm), có bà đắc quả Bất Lai (A Na Hàm).
23/12/2015(Xem: 9007)
Thuở xưa vào triều đại nhà Lương ở Trung Hoa có Thiền sư Chí Công là một bậc Đại đức cao tăng. Không sử sách nào ghi lại song thân của Thiền sư là ai. Người ta thường kể với nhau rằng: Một hôm nọ, có người phụ nữ nghe tiếng khóc của một hài nhi trên cành cây cao. Cô ta trèo lên, thấy một hài nhi nằm trong tổ chim ưng, bèn đem hài nhi về nuôi. Tuy thân thể hài nhi này hoàn toàn giống như người nhưng những móng tay, móng chân giống như móng chim ưng. Khi trưởng thành, xuất gia tu đạo, chứng được ngũ nhãn lục thông. Không biết cha mẹ Ngài là ai, chỉ biết Ngài sinh trong tổ chim ưng nên mọi người đều phỏng đoán Ngài được sinh ra từ trứng chim ưng vậy.
12/11/2015(Xem: 13927)
Những năm trước, nhân đọc một bài pháp thoại, một vị Thiền sư hỏi những người đệ tử của mình, cuộc sống dài bao lâu? Có người bảo 100 năm, 75 năm, 50 năm, 25 năm, v.v... Nhưng câu trả lời của vị Thiền sư đó là: “Cuộc sống chỉ dài như một hơi thở”, vì nếu một hơi thở vào, mà không ra hoặc ngược lại, tức khắc chúng ta từ giã cuộc đời này. Tự nhiên, khi ngắm hoa Quỳnh nở rồi tàn trong một đêm trăng tròn Mười Sáu, chợt nhớ bài pháp thoại năm nao, tâm cảnh hữu tình mà sáng tác một bài thơ: Nếu cuộc sống dài như hơi thở, Ta làm gì giữa hơi thở trong ta?
01/10/2015(Xem: 7500)
Video clip: Lễ tang mẫu thân TT. Thích Nhật Từ
06/09/2015(Xem: 8768)
Hai ngày vừa qua, chuyện về bức ảnh chụp cậu bé Aylan 3 tuổi người Syria trôi dạt vào bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, do nhà báo Nilufer Demir chụp, đã có tốc độ lan tỏa nhanh chóng trên toàn cầu (ảnh 2). Người nữ phóng viên này nói ngay khi ấy cô đã thẩn thờ như chôn chân tại chỗ và với bản năng nghề nghiệp cô cầm máy ảnh giơ lên, để chỉ một vài động tác đơn giản cô đã đưa nó đi xa, làm xao động trái tim hàng triệu con người. “Chẳng biết làm gì, ngoài việc chụp ảnh thằng bé. Tôi nghĩ đấy là cách duy nhất tôi có thể biểu lộ tiếng thét từ thi thể bất động của Aylan”- Cô đã trả lời phỏng vấn ngày 4-9 như thế.
10/06/2015(Xem: 6402)
kiếp sống sẽ nối tiếp ? Không thể tính, không thể đếm. Làm thế nào để cái bánh xe sinh tử ngừng quay ? Ai là người có quyền năng như vậy ? Và tại sao lại phải ngừng quay ? Chết ở đây, sống lại chỗ kia cũng thú vị đấy chứ ! Tại sao lại sợ tái sinh ? Tại sao phải nhàm chán luân hồi ?!
06/06/2015(Xem: 12155)
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản. Nơi đây đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Những bức tường được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
03/05/2015(Xem: 9286)
Cái suy nghĩ chính xác của chúng ta, là để tạo ra cái bề ngoài cho đời sống mà thôi. Và nó luôn được biểu thị bằng một đường thẳng. Có nghĩa là nó có khởi đầu và có kết thúc, một cách hữu hạn như có sống có chết vậy…
16/04/2015(Xem: 9426)
Một trong những bộ sách đặc biệt của Tây Tạng là bộ Tử Thư (Tibetian Book of the Death) viết về đời sống sau khi chết. Cuốn sách đã được nhiều người nghiên cứu và phiên dịch nhưng vì nó quá hàm súc, khó hiểu nên một số học giả đã rút tỉa vài đoạn trong đó, khai triển rộng ra để an ủi những người đang đau khổ vì cảnh tử biệt. Phần dưới đây trích trong cuốn "To Those Who Mourn" của Giám mục Charles Leadbeater, một nhà thần học nổi tiếng của thế kỷ 20.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]