Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. London, 20 tháng ba 1969

09/07/201100:31(Xem: 4061)
1. London, 20 tháng ba 1969

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Đường bay của Đại bàng: Sự phân chia

London, 20 tháng ba 1969

Chết là gì? Sự liên hệ giữa tình yêu và chết là gì? Tôi nghĩ chúng ta sẽ tìm ra sự liên hệ giữa tình yêu và chết khi chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của chết. Muốn hiểu rõ điều đó chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ sống là gì. Thực ra sống của chúng ta là gì – sống hàng ngày, không phải cái gì đó thuộc học thuyết, thuộc trí năng, mà chúng ta nghĩ nên là, nhưng rất là giả dối? Thực ra sống hàng ngày của xung đột, thất vọng, cô độc, cô lập của chúng ta là gì? Sống của chúng ta là một trận chiến, cả khi ngủ lẫn khi thức. Chúng ta cố gắng tẩu thoát khỏi việc này trong vô vàn cách: qua âm nhạc, nghệ thuật, những viện bảo tàng, giải trí thuộc tôn giáo và triết lý, thêu dệt nhiều lý thuyết, bị trói buộc trong hiểu biết, bất kỳ việc gì ngoại trừ kết thúc xung đột này, trận chiến này mà chúng ta gọi là sống, cùng đau khổ liên tục của nó.

Liệu đau khổ trong sống hàng ngày có thể kết thúc? Nếu cái trí không thay đổi từ cơ bản, sống của chúng ta chẳng có ý nghĩa bao nhiêu – đi làm việc mỗi ngày, kiếm sống, đọc vài quyển sách, có thể trích dẫn khôn ngoan, thấm nhuần – một cuộc sống rỗng tuếch, một cuộc sống vật chất thực sự. Rồi sau đó khi người ta nhận thức được trạng thái của những việc này, người ta bắt đầu sáng chế một ý nghĩa cho sống, tìm ra ý nghĩa nào đó cho nó. Người ta tìm đến những người thông thái mà sẽ cho họ ý nghĩa, mục đích, của sống – nhưng lại là một tẩu thoát khỏi sống khác. Loại sống này phải trải qua một thay đổi cơ bản.

Tại sao chúng ta sợ hãi chết, giống như mọi người? Sợ hãi cái gì? Làm ơn hãy quan sát những sợ hãi riêng của bạn về điều gì chúng ta đã gọi là chết, sợ hãi kết thúc trận chiến mà chúng ta gọi là sống. Chúng ta sợ hãi cái không biết được, điều gì có lẽ xảy ra; chúng ta sợ hãi bỏ lại những thứ của cái đã được biết, gia đình, những quyển sách, sự quyến luyến đến ngôi nhà và đồ đạc của chúng ta, đến những con người gần gũi chúng ta. Chúng ta sợ hãi buông bỏ những sự việc đã được biết; và cái đã được biết là sống trong đau khổ, phiền muộn và tuyệt vọng này, cùng những lóe sáng ngẫu nhiên của vui sướng. Không có kết thúc cho sự đấu tranh liên tục này; đó là điều gì chúng ta gọi là sống; chúng ta sợ hãi phải buông bỏ sống. Cái “tôi” – mà là kết quả của tất cả tích lũy này – mà sợ hãi nó sẽ đến một kết thúc; và vì vậy nó đòi hỏi một hy vọng trong tương lai; thế là phải có đầu thai? Ý tưởng đầu thai – mà toàn thế giới phương Đông tin tưởng – là bạn sẽ được sanh lại trong đời sau ở vị trí tốt hơn một tí trên những bậc của cái thang. Bạn đã là người rửa chén đĩa đời này; đời sau bạn sẽ là một hoàng tử, hay là gì chăng nữa – người nào đó sẽ đến nhà và rửa chén đĩa cho bạn. Với những người tin tưởng đầu thai, điều gì bạn là trong đời này có tầm quan trọng nhiều lắm, bởi vì bạn là gì, bạn cư xử thế nào, những suy nghĩ của bạn là gì, những hoạt động của bạn ra sao, đời sau sẽ phụ thuộc vào việc này: hoặc bạn nhận một phần thưởng hoặc bạn bị trừng phạt. Nhưng họ chẳng thèm bận tâm đến việc họ cư xử như thế nào; đối với họ nó chỉ là một hình thức khác của niềm tin, giống như niềm tin có thiên đàng, Thượng đế, hay bạn muốn bất kỳ niềm tin nào. Thực ra, quan trọng nhất là bạn là gì lúc này, hôm nay, bạn cư xử thực sự như thế nào, không chỉ bên ngoài nhưng còn cả bên trong. Phương Tây có hình thức an ủi riêng của nó về chết; nó lý luận chết; nó có tình trạng bị quy định riêng của nó về chết.

Thực ra chết, kết thúc là gì? Các cơ quan thân thể sẽ kết thúc, bởi vì nó già đi, hay bởi vì bệnh tật và tai nạn. Chẳng có mấy người trong chúng ta già đi nhưng vẫn còn đẹp đẽ, bởi vì chúng ta là những thực thể bị hành hạ; bộ mặt của chúng ta thể hiện nó khi chúng ta lớn lên – và có sự buồn bã của tuổi già, đang nhớ lại những sự việc của quá khứ.

Liệu người ta có thể chết đi mọi thứ được biết theo tâm lý, từ ngày này sang ngày khác? Nếu không có tự do khỏi cái đã được biết đó, cái có thể được không bao giờ có thể được bắt gặp. Như hiện nay nó là, cái có thể được của chúng ta luôn luôn ở trong lãnh vực của cái đã được biết; nhưng khi có tự do, vậy là cái có thể được là bao la. Liệu người ta có thể, theo tâm lý, chết đi tất cả quá khứ của người ta, chết đi tất cả những quyến luyến, những sợ hãi, chết đi lo âu, hãnh tiến, và kiêu ngạo, một cách trọn vẹn đến độ ngày mai chúng ta thức dậy là một con người trong sáng? Bạn sẽ hỏi, “Việc này sẽ được thực hiện như thế nào; phương pháp nào?” Không có phương pháp, bởi vì một phương pháp hàm ý ngày mai. Nó hàm ý rằng bạn sẽ luyện tập và đạt được cái gì đó sau tất cả, ngày mai, sau nhiều ngày mai. Nhưng liệu bạn có thể thấy tức khắc sự thật của nó – thấy nó thực sự, không lý thuyết – rằng cái trí không thể là trong sáng, hồn nhiên, tươi trẻ, sinh lực, đam mê, nếu không có một kết thúc, theo tâm lý, mọi thứ của quá khứ? Nhưng chúng ta không muốn buông bỏ quá khứ bởi vì chúng ta là quá khứ; tất cả những suy nghĩ của chúng ta được đặt nền tảng trên quá khứ; tất cả hiểu biết là quá khứ; vì vậy cái trí không thể buông bỏ; bất kỳ nỗ lực nào nó thực hiện vẫn còn là thành phần của quá khứ; quá khứ đang hy vọng đạt được một trạng thái khác.

Cái trí phải trở nên lắng xuống, yên lặng lạ thường. Và nó có trở nên yên lặng lạ thường mà không có bất kỳ kháng cự, không có bất kỳ hệ thống, khi nó thấy toàn chủ đề này. Con người đã luôn luôn tìm kiếm sự bất tử. Anh ấy vẽ một bức tranh, viết tên anh ấy trên nó. Đó là một hình thức của bất tử, để một cái tên lại đằng sau. Anh ấy phải cho cái gì – ngoại trừ hiểu biết công nghệ – anh ấy phải cho cái gì của chính anh ấy? Anh ấy là gì? Bạn và tôi, chúng ta là gì, theo tâm lý? Bạn có lẽ có một tài khoản ngân hàng lớn hơn, khôn ngoan hơn tôi, hay điều này và điều kia, nhưng theo tâm lý, chúng ta là gì? – nhiều từ ngữ, những kỷ niệm, những trải nghiệm, và những thứ này chúng ta muốn truyền lại cho một người con trai, bỏ nó trong một quyển sách, hay vẽ trong một bức tranh. “Tôi”. Cái “tôi” trở thành quan trọng cực kỳ: cái “tôi” đối nghịch cộng đồng, cái “tôi” muốn nhận dạng chính nó, muốn thành tựu chính nó, muốn trở thành cái gì đó vĩ đại – bạn biết rồi, tất cả mọi chuyện như thế. Khi bạn quan sát cái “tôi” đó, bạn thấy rằng nó là một mớ những trải nghiệm, những từ ngữ rỗng tuếch. Đó là cái gì chúng ta bám vào; đó là chính bản chất của sự tách rời giữa “bạn” và “tôi,” “chúng nó” và “chúng tôi.”

Khi bạn hiểu rõ tất cả điều này – quan sát nó, không qua một người khác nhưng qua chính bạn, nhìn ngắm nó rất cẩn thận mà không có bất kỳ chỉ trích, đánh giá, đè nén, chỉ quan sát – sau đó bạn sẽ thấy rằng tình yêu có thể hiện diện chỉ khi nào có chết. Tình yêu không là ký ức. Tình yêu không là vui thú. Người ta nói rằng tình yêu có liên quan đến tình dục – lại quay trở về sự phân chia giữa tình yêu trần tục và tình yêu thánh thiện, hàm ý sự chấp nhận của cái này và chê bai cái còn lại. Chắc chắn tình yêu không là những thứ này. Người ta không thể bất chợt bắt gặp nó, trọn vẹn, tổng thể, nếu không có một chết đi quá khứ, một chết đi tất cả lao dịch, xung đột, và đau khổ. Sau đó có tình yêu. Sau đó người ta có thể làm cái gì người ta muốn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2014(Xem: 14075)
Vi Tâm xin gửi một bài rất hay, do John Phạm chuyển ngữ, ghi lại cuộc nói chuyện của Bác sĩ Richard Teo Keng Siang (Singapore) với một số sinh viên nha khoa về kinh nghiệm sống của mình. Richard Teo, sanh năm 1972, là một bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, rất ham sống, ham làm việc và …ham làm giầu. Năm 40 tuổi, anh đã
16/04/2014(Xem: 8367)
Không gian không ngằn mé gọi là vũ. Thời gian không cùng tận gọi là trụ. Ở trong khoảng không gian vô cùng và thời gian vô tận đó, theo quan điểm của Phật giáo có vô lượng vô biên các loài chúng sanh đang tồn tại. Mỗi loại đúng theo tâm thể nhiễm tịnh, nghiệp duyên thiện ác sai khác, khiến sự thọ dụng cảnh giới của họ cũng có khổ đau hay hạnh phúc bất đồng.
11/04/2014(Xem: 9279)
Ngày 11-4-2014, TT Phó Trụ Trì Thích Nguyên Tạng đã đến thuyết trình về truyền thống tang lễ của PG tại Hội Nghị Tang lễ của CCASA (Cemeteries & Crematoria Association of South Australia) tổ chức tại Victor Harbor, Nam Úc. Có trên 100 CEO và nhân viên của 4 nghĩa trang lớn Adelaide, Nam Úc đến tham dự.
21/03/2014(Xem: 10699)
Không lâu sau 1 bà mẹ trẻ – nhà ngay bên núi Cấm đã sinh đôi được một trai - một gái với những dấu hiệu kỳ lạ trên cơ thể. Nhiều người cho rằng, 2 đứa trẻ chính là đôi tình nhân kia đã chuyển thế đầu thai.
17/03/2014(Xem: 8731)
Chúng ta chết là chết như thế nào? Và sau khi chết, chúng ta đi về đâu? Đấy là những câu hỏi, những thắc mắc, những hoài nghi đeo bám tâm thức nhân loại từ xưa đến nay và dường như chúng vẫn đang còn treo lơ lửng ở đấy với những vấn nạn siêu hình nhức nhối và đầy bí ẩn.
28/02/2014(Xem: 6461)
Alexander Berzin, sinh năm 1944 ở Paterson, New Jersey, nhận bằng Cử nhân vào năm 1965 từ Sở Nghiên cứu phương Đông, ĐH Rutgers, kết hợp với Đại học Princeton và MA vào năm 1967 và bằng Tiến sĩ vào năm 1972 từ Sở Ngôn ngữ Viễn Đông (Trung Quốc) và nghiên cứu tiếng Phạn và Ấn Độ, Đại học Harvard. Từ 1969 đến 1998
18/02/2014(Xem: 10805)
Nghiệp của người sắp mất được gọi là cận tử nghiệp, là nghiệp lực quan trọng quyết định cảnh giới mà người sắp mất sẽ thọ báo. Trong một lần thuyết giảng tại Trường Trung Học McGarvin Westminster, CA 92683, Tỳ Kheo Thích Tâm Thiện khái niệm như sau:
18/02/2014(Xem: 9084)
Tôi sẽ diễn giải ba trình độ làm thế nào để sống và chết một cách vui vẻ. Đầu tiên, đối với những người không tôn giáo, sau đó đối với những người có tôn giáo một cách tổng quát, và cuối cùng đối với những hành giả Phật tử. Tôi tin rằng tất cả chúng ta sống còn trên dự đoán và hy vọng của hạnh phúc.
18/02/2014(Xem: 10207)
Thỉnh thoảng tôi thường nghe những phê bình một số cá nhân trình bày giáo lý Đạo Phật. Người ta quán sát một vị thầy Phật Giáo và thường nhìn rất thất vọng nếu họ nghe điều gì đấy không phù hợp với những định kiến trước đây của họ. Chúng ta hãy cố gắng để thẩm tra phản ứng thông thường này.
21/12/2013(Xem: 6701)
Đạo Phật thường nói về nhân quả, luân hồi, tái sanh nhưng lại bác bỏ khái niệm linh hồn của các tôn giáo hữu thần. Vậy thì cái gì tái sanh luân hồi để lãnh lấy nhân quả. Trước hết chúng ta phải biết linh hồn là gì, hay linh hồn có những đặc tính nào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]