Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Sợ hãi chết

09/07/201100:31(Xem: 3900)
1. Sợ hãi chết

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Bình phẩm về sống
Tập 2

Sợ hãi chết

Trên mặt đất đỏ sậm trước ngôi nhà có vô số hoa loa kèn với nhụy vàng. Chúng có những cánh lớn màu hoa cà và một mùi hương thoang thoảng. Chúng sẽ trải ra trong suốt ban ngày, nhưng vào ban đêm chúng che kín mặt đất đỏ sậm. Dây của hoa bò lan tràn cứng cáp với những chiếc lá răng cưa lấp lánh trong ánh ban mai. Vài đứa trẻ vô ý chà đạp những bông hoa, và một người đàn ông vội vã chun vào chiếc xe hơi của ông ấy chẳng bao giờ thèm bận tâm liếc nhìn chúng. Một người qua đường hái một bông hoa, ngửi nó, và mang nó theo, để vất đi chốc lát sau. Một phụ nữ chắc là người giúp việc ra khỏi nhà, hái một bông hoa, và cắm nó trong mái tóc của cô ấy. Những bông hoa đó đẹp làm sao, và chúng cũng đang héo tàn mau lẹ làm sao dưới ánh mặt trời!

Tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi một loại sợ hãi nào đó. Khi còn là một đứa trẻ tôi rất nhút nhát, thẹn thùng, và nhạy cảm, và bây giờ tôi sợ hãi cả tuổi già lẫn chết. Tôi biết tất cả chúng ta đều phải chết, nhưng dường như chẳng lý luận nào làm vơi bớt đi sợ hãi này. Tôi đã gia nhập tổ chức nghiên cứu ngoại cảm (the Psychical Research Society), đã tham dự vài buổi cầu đồng, và đã đọc sách của những vị thầy vĩ đại giải thích chết như thế nào; nhưng sợ hãi về nó vẫn còn đó. Thậm chí tôi đã thử qua sự phân tích tâm lý, nhưng việc đó cũng chẳng giúp ích gì cả. Sợ hãi này đã trở thành một vấn đề nặng nề cho tôi; tôi thức giấc nửa đêm bởi những giấc mơ kinh hoàng, và tất cả chúng trong cách này hay cách khác đều liên quan đến chết. Tôi sợ hãi lạ lùng về bạo lực và chết. Chiến tranh là một ác mộng liên tục của tôi, và lúc này tôi thực sự rất bứt rứt. Nó không phải là một loạn thần kinh, nhưng tôi có thể hiểu rằng nó có lẽ trở thành một căn bệnh như thế. Tôi đã làm mọi việc có thể được để kiểm soát sợ hãi này; tôi đã cố gắng chạy trốn nó, nhưng khi chấm dứt sự chạy trốn của tôi tôi đã không thể tống khứ nó đi được. Tôi đã theo dõi vài bài giảng khá ngô nghê về chủ đề tái sanh, và trong chừng mực nào đó đã tìm hiểu triết lý của Phật giáo và Ấn độ giáo trình bày về nó. Nhưng tất cả việc này đã không giải đáp thỏa mãn, ít nhất đối với tôi. Tôi không phải sợ hãi hời hợt, nhưng có một sợ hãi về nó rất sâu thẳm.”

Bạn tiếp cận tương lai, ngày mai, chết như thế nào? Bạn đang cố gắng tìm ra sự thật của vấn đề, hay bạn đang tìm kiếm sự bảo đảm, một khẳng định gây thỏa mãn về vấn đề liệu có sự tiếp tục hay hủy diệt của tâm hồn lẫn thể xác? Bạn cần sự thật hay một trả lời an ủi?

“Khi ông đưa ra những câu hỏi như thế, tôi thực sự không hiểu tôi đang sợ hãi cái gì, nhưng sợ hãi không những hiện diện ở đó mà còn rất khẩn cấp.”

Vấn đề của bạn là gì? Bạn muốn được tự do khỏi sợ hãi, hay bạn đang tìm kiếm sự thật liên quan đến chết?

Ông có ý gì qua cụm từ sự thật liên quan đến chết?”

Chết là một sự kiện không thể tránh khỏi; dù bạn làm bất kỳ việc gì, chết không thể hủy bỏ, dứt khoát, và thực sự. Nhưng bạn muốn biết sự thật về cái gì vượt khỏi chết phải không?

Mọi sự việc tôi đã tìm hiểu và vài hiện tượng được cụ thể hóa mà tôi đã trông thấy tại những buổi cầu đồng khẳng định chắc chắn rằng có loại tiếp tục nào đó sau khi chết. Tư tưởng trong hình thức nào đó tiếp tục, mà chính ông đã xác nhận. Giống như việc phát ra những bài hát, những từ ngữ và những hình ảnh đòi hỏi một vật thâu nhận ở đầu bên kia, vì vậy tư tưởng mà tiếp tục sau khi chết cần có một dụng cụ qua đó nó có thể tự diễn tả. Dụng cụ có lẽ là một người đồng cốt hay tư tưởng có lẽ tự tạo hình hài qua một bộ dạng khác. Tất cả việc này đều khá rõ ràng và có thể được trải nghiệm lẫn hiểu rõ: nhưng mặc dù tôi đã đào sâu vấn đề này rất kỹ càng, vẫn còn có một sợ hãi vô cùng mà tôi nghĩ có liên quan đến chết.”

Chết là điều không thể tránh khỏi. Liên tục có thể được kết thúc, hay nó có thể được nuôi dưỡng và duy trì. Cái có tính liên tục không bao giờ có thể tự làm mới mẻ cho nó. Nó không bao giờ có thể là cái mới mẻ; nó không bao giờ có thể hiểu rõ cái không biết được. Liên tục là thời kỳ kéo dài liên tiếp, và cái liên tục không là cái không thời gian. Qua thời gian, thời kỳ liên tục, cái không thời gian không hiện diện. Phải có kết thúc cho cái mới mẻ hiện diện. Cái mới mẻ không ở trong sự liên tục của tư tưởng. Tư tưởng là chuyển động liên tục trong thời gian; chuyển động này không thể tự bao bọc trong nó một trạng thái tồn tại không thời gian. Tư tưởng được thành lập trên quá khứ; sự tồn tại của nó thuộc thời gian. Thời gian không chỉ là tuần tự theo đồng hồ nhưng nó cũng được hiểu như một chuyển động của quá khứ qua hiện tại đến tương lai; nó là chuyển động của ký ức, của từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng, ghi lại, lặp lại. Tư tưởng, ký ức có tánh liên tục qua từ ngữ và lặp lại. Kết thúc của tư tưởng là khởi đầu của cái mới mẻ; chết của tư tưởng là sống vĩnh hằng. Phải có kết thúc liên tục cho cái mới mẻ hiện diện. Cái mới mẻ không có tánh liên tục; cái mới mẻ không bao giờ có thể ở trong lãnh vực của thời gian. Cái mới mẻ chỉ trong chết từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Phải có chết hàng ngày cho cái mới mẻ hiện diện. Kết thúc là khởi đầu, nhưng sợ hãi ngăn cản kết thúc.

Tôi biết tôi có sợ hãi, và tôi không biết cái gì vượt khỏi nó.”

Chúng ta có ý gì qua từ ngữ sợ hãi? Sợ hãi là gì? Sợ hãi không là một trừu tượng; nó không tồn tại độc lập, trong cô lập. Nó hiện diện chỉ trong liên hệ với cái gì đó. Trong qui trình của liên hệ sợ hãi tự thể hiện; không có sợ hãi tách rời liên hệ. Bây giờ bạn sợ hãi cái gì? Bạn nói rằng bạn sợ hãi chết. Chúng ta có ý gì qua từ ngữ chết? Mặc dù chúng ta có những lý thuyết, những giả thuyết, và có những sự kiện có thể quan sát được nào đó, chết vẫn còn là cái không biết được. Dù chúng ta có lẽ biết về nó nhiều chừng nào chăng nữa, chết không thể được mang vào lãnh vực của cái đã được biết; chúng ta tạo mọi điều kiện đáp ứng để níu kéo nó, nhưng nó không đồng ý. Liên kết là cái đã được biết, và cái không biết được không thể bị quyến rũ để trở thành thân thiết; thói quen không thể cám dỗ nó, vì vậy có sợ hãi.

Liệu cái đã được biết, cái trí có thể hiểu rõ hay ôm ấp cái không biết được? Bàn tay duỗi dài chỉ có thể thâu nhận cái có thể biết được; nó không thể nắm được cái không thể biết được. Ham muốn trải nghiệm là trao tặng sự liên tục cho tư tưởng; ham muốn trải nghiệm là trao tặng sức mạnh cho quá khứ; ham muốn trải nghiệm là giúp cho cái đã được biết. Bạn muốn trải nghiệm chết, đúng chứ? Mặc dù đang sống, bạn muốn biết chết là gì. Nhưng bạn không biết đang sống là gì phải không? Bạn chỉ biết sống như xung đột, hỗn loạn, thù địch, vui sướng qua nhanh và đau khổ. Nhưng đó là sống hay sao? Đấu tranh và đau khổ là sống à? Trong trạng thái mà chúng ta gọi là sống này chúng ta muốn trải nghiệm cái gì đó không ở trong lãnh vực hiểu biết riêng của chúng ta. Đau khổ này, đấu tranh này, hận thù mà bao bọc trong vui sướng, là điều gì chúng ta gọi là sống; và chúng ta muốn trải nghiệm cái gì đó đối nghịch điều chúng ta gọi là sống. Đối nghịch là sự tiếp tục của cái gì là, có lẽ được bổ sung. Nhưng chết không là đối nghịch. Nó là cái không biết được. Cái có thể biết được khao khát trải nghiệm chết, cái không biết được; nhưng, dù làm gì chăng nữa, nó không thể trải nghiệm chết. Vậy là nó bị sợ hãi; đó là như thế phải không?

Ông đã giải thích nó rõ ràng. Nếu tôi có thể biết hay trải nghiệm chết là gì trong khi sống, vậy là chắc chắn sợ hãi sẽ kết thúc.”

Bởi vì bạn không thể trải nghiệm chết, bạn sợ hãi nó. Liệu ý thức có thể trải nghiệm trạng thái đó mà không thể được đưa vào lãnh vực của ý thức? Cái có thể trải nghiệm được là sự chiếu rọi của ý thức, cái đã được biết. Cái đã được biết chỉ có thể trải nghiệm cái đã được biết; trải nghiệm luôn luôn ở trong lãnh vực của cái đã được biết; cái đã được biết không thể trải nghiệm cái gì vượt khỏi lãnh vực của nó. Đang trải nghiệm hoàn toàn khác hẳn trải nghiệm. Đang trải nghiệm không ở trong lãnh vực của người trải nghiệm. Nhưng khi đang trải nghiệm mờ dần, người trải nghiệm và vật được trải nghiệm hiện diện, và thế là đang trải nghiệm được đưa vào lãnh vực của ý thức. Người biết, người trải nghiệm, khao khát trạng thái đang trải nghiệm cái không biết được; và bởi vì người trải nghiệm, người biết, không thể thâm nhập trạng thái đang trải nghiệm, anh ấy bị sợ hãi. Anh ấy là sợ hãi, anh ấy không tách khỏi nó. Người trải nghiệm về sự sợ hãi không là một người quan sát về nó; anh ấy là chính sự sợ hãi, chính sự phát khởi của sợ hãi.

Ông có ý gì qua từ ngữ sợ hãi? Tôi biết tôi sợ hãi chết. Tôi không cảm thấy rằng tôi là sợ hãi, nhưng tôi sợ hãi về cái gì đó. Tôi sợ hãi và tách khỏi sự sợ hãi. Sợ hãi là một cảm giác riêng biệt hẳn cái “tôi” đang quan sát nó, đang phân tích nó. Tôi là người quan sát, và sợ hãi là vật được quan sát. Làm thế nào người quan sát và vật được quan sát có thể là một?”

Bạn nói rằng bạn là người quan sát và sự sợ hãi là vật được quan sát. Nhưng đó là như thế sao? Bạn là thực thể tách khỏi những phẩm chất của bạn sao? Bạn không giống hệt những phẩm chất của bạn à? Bạn không là những phẩm chất, những suy nghĩ của bạn, và vân vân? Bạn không tách khỏi những phẩm chất, những suy nghĩ của bạn. Bạn là những suy nghĩ của bạn. Tư tưởng tạo ra cái “bạn,” thực thể giả sử tách rời, nếu không có tư tưởng, người suy nghĩ không còn. Bởi vì nhìn thấy sự tạm thời của chính nó, tư tưởng sáng chế người suy nghĩ, cái vĩnh cửu, cái cố định; và sau đó người suy nghĩ trở thành người trải nghiệm, người phân tích, người quan sát tách khỏi cái ngắn ngủi. Tất cả chúng ta thèm khát loại vĩnh cửu nào đó, và bởi vì nhìn thấy sự tạm thời quanh quanh chúng ta, tư tưởng sáng chế người suy nghĩ, mà tưởng là vĩnh cửu. Sau đó người suy nghĩ tiến hành thiết lập những trạng thái vĩnh cửu cao hơn và khác hẳn: linh hồn, cái ngã, cái tôi cao hơn, và vân vân. Tư tưởng là nền tảng của toàn cấu trúc này. Nhưng đó là một vấn đề khác. Chúng ta quan tâm đến sợ hãi. Sợ hãi là gì? Chúng ta hãy xem thử nó là gì.

Bạn nói bạn sợ hãi chết. Bởi vì bạn không thể trải nghiệm nó, bạn sợ hãi nó. Chết là cái không biết được, và bạn sợ hãi cái không biết được. Đó là như thế phải không? Bây giờ, bạn có thể sợ hãi cái bạn không biết sao? Nếu cái gì đó không biết được đối với bạn, làm thế nào bạn có thể sợ hãi nó? Bạn thực sự không sợ hãi cái không biết được, chết, nhưng sợ hãi mất đi cái đã được biết, bởi vì việc đó có lẽ gây ra đau khổ, hay tước đoạt vui thú của bạn, thỏa mãn của bạn. Chính cái đã được biết gây ra sự sợ hãi, không phải cái không biết được. Làm thế nào cái không biết được có thể gây ra sự sợ hãi? Nó không thể đo lường dựa vào vui thú và đau khổ: nó là không biết được.

Sợ hãi không thể tồn tại một mình; nó xảy ra trong liên hệ với cái gì đó. Thực ra bạn sợ hãi cái không biết được khi liên quan đến chết, đúng chứ? Bởi vì bạn bấu víu cái không biết được, bấu víu một trải nghiệm, bạn sợ hãi tương lai có lẽ là gì. Nhưng “cái gì có lẽ là”, tương lai, chỉ là một phản ứng, một phỏng đoán, đối nghịch của cái gì là. Đây là như thế, phải không?

Điều đó có vẻ đúng.”

Và bạn biết cái gì là không? Bạn hiểu rõ nó chứ? Bạn đã mở cái tủ của cái đã được biết và nhìn nó chưa? Bạn cũng không sợ hãi cái gì bạn có lẽ khám phá ở đó sao? Bạn chưa từng tìm hiểu cái đã được biết, tìm hiểu cái gì bạn sở hữu à?

Không, tôi chưa từng. Tôi luôn luôn quen thuộc với cái đã được biết. Tôi đã chấp nhận quá khứ như người ta chấp nhận ánh sáng mặt trời hay mưa. Tôi chưa bao giờ suy xét về nó; người ta hầu như không ý thức được nó, bởi vì người ta là cái bóng của người ta. Lúc này bởi vì ông đề cập đến nó, tôi nghĩ rằng tôi cũng sợ hãi phải tìm ra cái gì có lẽ ở đó.”

Không phải hầu hết chúng ta đều sợ hãi phải nhìn thấy chính chúng ta hay sao? Chúng ta có lẽ phát giác những sự việc khó chịu, vì vậy tốt hơn chúng ta không nên nhìn thấy. Chúng ta thích không biết về cái gì là hơn. Chúng ta sợ hãi không những về cái gì có lẽ là trong tương lai mà còn về cái gì có lẽ là trong hiện tại. Chúng ta sợ hãi phải biết chính chúng ta như chúng ta là, và sự lẩn tránh cái gì là này đang làm cho chúng ta sợ hãi cái gì có lẽ là. Chúng ta tiếp cận cái tạm gọi là đã được biết bằng sợ hãi, và cũng thế với cái không biết được, chết. Lẩn tránh cái gì là là ham muốn cho sự thỏa mãn. Chúng ta đang tìm kiếm an toàn, liên tục đang đòi hỏi rằng sẽ không có phiền muộn. Và chính ham muốn không bị phiền muộn này làm cho chúng ta lẩn tránh cái gì là và sợ hãi cái gì có lẽ là. Sợ hãi là không biết cái gì là, và sống của chúng ta bị lãng phí trong một trạng thái sợ hãi liên tục.

Nhưng làm thế nào người ta có thể loại bỏ sợ hãi này?”

Muốn loại bỏ cái gì đó, bạn phải hiểu rõ nó. Liệu có sợ hãi, hay chỉ là ham muốn để không thấy? Chính ham muốn để không thấy mang lại sợ hãi; và khi bạn không muốn hiểu rõ ý nghĩa đầy đủ của cái gì là, sợ hãi hành động như một ngăn ngừa. Bạn có thể sống một cuộc sống thỏa mãn bằng cách cố ý lẩn tránh tìm hiểu cái gì là, và nhiều người làm việc này; nhưng họ không có hạnh phúc, cũng giống như những người tự làm khuây khỏa họ bằng sự tìm hiểu hời hợt. Chỉ những người nghiêm túc trong tìm hiểu của họ có thể ý thức được trạng thái hạnh phúc; cho riêng họ, một mình, có tự do khỏi sợ hãi.

Vậy thì làm thế nào người ta sẽ hiểu rõ cái gì là?”

Cái gì là sẽ được thấy trong cái gương của liên hệ, liên hệ với tất cả sự việc sự vật. Cái gì là không thể được hiểu rõ trong rút lui, trong cô lập; nó không thể được hiểu rõ nếu có người giải thích, người truyền đạt mà phủ nhận hay chấp nhận. Cái gì là có thể được hiểu rõ chỉ khi nào cái trí tuyệt đối thụ động, khi nó không đang vận hành trên cái gì là.

Không cực kỳ khó khăn để ở trong trạng thái tỉnh thức thụ động hay sao?”
Khó chứ, chừng nào còn có tư tưởng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2012(Xem: 6025)
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
27/01/2012(Xem: 4343)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
25/10/2011(Xem: 4023)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linh và pháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
31/08/2011(Xem: 8812)
Đối diện với cái chết trong một trạng thái an bình là một vấn đề khó. Theo ý nghĩa thông thường, dường như có hai cung cách để đối phó với rắc rối và khổ đau. Thứ nhất, đơn giản là cố gắng tránh rắc rối, đặt nó ngoài tâm thức chúng ta, mặc dù thực tế vấn đề vẫn ở đấy và không giảm thiểu. Một cung cách khác để đối phó với vấn đề này là nhìn một cách trực tiếp vào rắc rối và phân tích nó, làm cho nó quen thuộc với chúng ta và làm cho rõ ràng rằng nó là một phần trong đời sống của tất cả chúng ta... Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
22/08/2011(Xem: 5776)
Tất cả chúng ta đều ít nhiều ray rứt về vấn đề: làm thế nào để tìm thấy sự thanh thản trong lúc sống cũng như khi cái chết xảy đến? Chết là một hình thức của khổ đau, một thứ kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều tìm cách tránh né, thế nhưng sớm hay muộn thì cái chết cũng sẽ đến với mỗi người trong chúng ta... Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thản và điềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
21/08/2011(Xem: 3389)
Rõ ràng, mình chính là vị cứu rỗi cho chính mình, chứ không hề có một năng lực nào khác nữa. Vậy thì, tại sao trong sinh hoạt của đạo Phật lại có mặt lễ cầu an và cầu siêu? Có phải điều đó đi trái lại với tinh thần đức Phật đã chỉ dạy? Có phải ta đang giao phó toàn bộ cuộc đời cho một đấng khuất mặt nào đó?
12/08/2011(Xem: 3537)
Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời. Sự nhất tâm của người trợ niệm cùng với công năng của sự niệm Phật sẽ gia hộ cho người bệnh sớm chấm dứt đoạn hành trình cuối cùng trong cuộc đời mình. Nhờ vậy, người bệnh sẽ được tự do, thanh thản và được vãng sanh về cảnh giới của chư Phật. Không có gì hạnh phúc hơn được sống và chết như thế.
03/08/2011(Xem: 12425)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
02/08/2011(Xem: 5893)
Dân làng An Bằng, Phú Vang (Thừa Thiên Huế) dành cả khu đất lớn xây những lăng mộ hoành tráng cho cả người chết lẫn người sống. Nơi đây được gọi ví von là 'thành phố tâm linh'.
31/07/2011(Xem: 5918)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chất và tâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]