Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Cùng học sinh tại Rajghat, 22 tháng giêng 1954

09/07/201100:31(Xem: 4057)
5. Cùng học sinh tại Rajghat, 22 tháng giêng 1954

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Cùng học sinh tại Rajghat, 22 tháng giêng, 1954

Người hỏi: Tại sao chúng ta sợ hãi chết?

Krishnamurti: Bạn đã đặt ra câu hỏi đó: “Tại sao chúng ta sợ hãi chết?” Bạn biết chết là gì không? Bạn trông thấy chiếc lá xanh tươi; nó đã sống suốt mùa hè, đã nhảy múa trong gió, đã thẩm thấu ánh mặt trời; những cơn mưa đã rửa sạch nó; và khi mùa đông đến, chiếc lá khô héo rồi chết đi. Con chim đang vẫy cánh là một cảnh đẹp, và cũng vậy nó tiều tụy rồi chết đi. Bạn trông thấy những thân thể con người được khiêng ra bờ sông rồi thiêu ra tro. Vậy là bạn biết chết là gì. Tại sao bạn sợ hãi nó? Bởi vì bạn đang sống như chiếc lá, như con chim, và một cơn bệnh hay chuyện gì đó xảy đến cho bạn, và bạn kết thúc. Vì vậy bạn nói, “Tôi muốn sống, tôi muốn thụ hưởng, tôi muốn sự việc được gọi là sống này tiếp tục trong tôi.” Vì vậy sợ hãi chết là sợ hãi kết thúc, phải không? Chơi cricket, tận hưởng ánh mặt trời, nhìn ngắm dòng sông ngày này sang ngày khác, mặc vào bộ quần áo cũ, đọc sách báo, gặp gỡ bạn bè đều đều – tất cả việc đó đến kết thúc. Vì vậy bạn sợ hãi chết.

Bởi vì sợ hãi chết, bởi vì biết rằng chết không tránh khỏi, chúng ta suy nghĩ phương cách vượt khỏi chết; chúng ta có vô vàn lý thuyết. Nhưng nếu chúng ta biết cách kết thúc như thế nào, không còn sợ hãi; nếu chúng ta biết cách chết đi mỗi ngày như thế nào, vậy thì không còn sợ hãi. Bạn hiểu rõ chứ? Nó hơi hơi khác suy nghĩ thông thường. Chúng ta không biết cách chết như thế nào bởi vì chúng ta luôn luôn đang thâu lượm, đang thâu lượm, đang thâu lượm. Chúng ta luôn luôn suy nghĩ dựa vào ngày mai: “Tôi là thế này, và tôi sẽ là thế kia.” Chúng ta không bao giờ hoàn tất trong một ngày; chúng ta không sống như thể chỉ có một ngày để được sống. Bạn hiểu rõ điều gì tôi đang nói chứ? Chúng ta luôn luôn đang sống trong ngày mai hay trong hôm qua. Nếu ai đó bảo với bạn rằng bạn sẽ chết vào cuối ngày, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ không sống trọn vẹn cho ngày đó hay sao? Chúng ta không sống phong phú trọn vẹn của một ngày. Chúng ta không tôn thờ một ngày; chúng ta luôn luôn đang suy nghĩ về chúng ta sẽ là gì ngày mai, về trận cricket chúng ta sẽ xem ngày mai, về kỳ thi chúng ta sẽ có trong sáu tháng nữa, về chúng ta sẽ thưởng thức món ăn của chúng ta như thế nào, về chúng ta sẽ mua loại quần áo gì, và vân vân, luôn luôn ngày mai hay hôm qua. Và thế là chúng ta chưa bao giờ đang sống, chúng ta thực sự luôn luôn đang chết trong hiểu biết sai lầm.

Nếu chúng ta sống một ngày rồi kết thúc nó và bắt đầu lại một ngày khác như thể nó là cái gì đó mới mẻ, trong sáng, vậy thì không có sợ hãi. Chết đi hàng ngày cùng tất cả mọi thứ chúng ta đã thâu lượm, cùng tất cả hiểu biết, cùng tất cả những kỷ niệm, cùng tất cả những đấu tranh, không mang chúng sang ngày kế tiếp – trong đó có vẻ đẹp; mặc dù có một kết thúc, có một mới mẻ lại.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2010(Xem: 20517)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
12/12/2010(Xem: 6875)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
08/12/2010(Xem: 10511)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
06/12/2010(Xem: 4406)
Do quan niệm linh hồn theo nhiều cách khác nhau nên người ta vẫn bàn cãi về có hay không có linh hồn. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan sinh học nào của cơ thể.
06/12/2010(Xem: 3646)
Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là người đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
01/12/2010(Xem: 4425)
Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời.
18/11/2010(Xem: 6796)
THIỀN ĐỊNH: HÃY NGẮM NHÌN MỌI SỰ– bản ngã, hành động, đối tượng; bằng hữu, kẻ thù, người không quen biết, những người là đối tượng của sự tham luyến của bạn, sự sân hận, và sự vô minh; mọi hiện tượng mang lại kết quả – với sự tỉnh giác về thực tại: tất cả những điều này đều phù du, và có thể ngừng dứt bất kỳ lúc nào. Tất cả những hiện tượng này không chỉ biến đổi trong từng giây phút do bởi những nguyên nhân và điều kiện (duyên), nhưng chúng có thể kết thúc bất cứ lúc nào.
09/11/2010(Xem: 19774)
Qua sự huân tập và ảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
31/10/2010(Xem: 9745)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 7381)
Kính lễ Tam Bảo. Kính lễ các luận sư Jamyang Khyentse Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche và Sogyal Rinpoche đã giải thích giáo lý trung ấm. Trước hết nhắc lại có sáu trung ấm hay bạt đô: trung ấm trong mộng, trung ấm trong đại định, trung ấm tự nhiên của đời sống; trung ấm đau đớn của cái chết; trung ấm pháp tính (thời gian của Ánh sáng căn bản xuất hiện ngay sau khi chết); và trung ấm tái sinh. Sở dĩ có trung ấm là vì tâm vô minh bất giác: bất giác lúc sống, bất giác lúc chết, bất giác lúc gặp ánh sáng chân lý, bất giác lúc tìm tái sinh. Để hiểu bạt đô tái sinh, có lẽ nên nói thêm về tính chất của tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]