Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Bombay, 14 tháng ba 1948

09/07/201100:31(Xem: 4253)
3. Bombay, 14 tháng ba 1948

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Bombay, 14 tháng ba 1948

Người hỏi: Sự kiện chết rành rành trước mặt mọi người, tuy nhiên bí mật của nó chưa bao giờ được giải đáp. Nó phải luôn luôn như thế hay sao?

Krishnamurti: Tại sao có một sợ hãi chết? Khi chúng ta bám vào sự tiếp tục, có sợ hãi chết. Hành động không trọn vẹn mang lại sợ hãi chết. Có sợ hãi chết chừng nào còn có ham muốn cho sự tiếp tục trong cá tánh, sự tiếp tục trong hành động, trong khả năng, trong danh tánh, và vân vân. Chừng nào còn có hành động đang tìm kiếm một kết quả, phải có người suy nghĩ đang tìm kiếm sự tiếp tục. Sợ hãi hiện diện khi tiếp tục này bị đe dọa qua chết. Vì vậy, có sợ hãi chết chừng nào còn có ham muốn cho sự tiếp tục.

Cái mà tiếp tục gây phân rã. Bất kỳ hình thức nào của tiếp tục, dù cao cả đến chừng nào, là một qui trình gây phân rã. Trong tiếp tục không bao giờ có mới mẻ lại, và chỉ trong mới mẻ lại có tự do khỏi sợ hãi chết. Nếu chúng ta thấy sự thật của điều này, lúc đó chúng ta sẽ thấy sự thật trong điều giả dối. Vậy thì sẽ có giải thoát khỏi điều giả dối. Vậy thì sẽ không có sợ hãi chết. Vậy là sống, trải nghiệm, đều ở trong hiện tại và không là một phương tiện của tiếp tục.

Liệu có thể sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc bằng mới mẻ lại? Có mới mẻ lại chỉ trong kết thúc và không trong tiếp tục. Trong khoảng ngừng giữa sự chấm dứt và sự bắt đầu của một vấn đề mới, có mới mẻ lại.
Chết, trạng thái của không tiếp tục, trạng thái của tái sanh, là cái không biết được. Chết là cái không biết được. Cái trí, mà là kết quả của sự tiếp tục, không thể biết cái không biết được. Nó chỉ có thể biết cái đã được biết. Nó chỉ có thể hành động và có sự tồn tại của nó trong cái đã được biết, mà là liên tiếp. Vì vậy cái đã được biết sợ hãi cái không biết được. Cái đã được biết không bao giờ có thể biết cái không biết được, và thế là chết mãi mãi là điều bí mật. Nếu có một kết thúc từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, từ ngày này sang ngày khác, trong kết thúc này cái không biết được hiện diện.

Bất diệt không là sự tiếp tục của cái “tôi”. Cái tôi và cái của tôi thuộc thời gian, là kết quả của hành động hướng đến một kết thúc. Vì vậy không có sự liên hệ giữa cái tôi, cái của tôi và cái bất diệt, không thời gian. Chúng ta thích nghĩ có một liên hệ, nhưng đây là một ảo tưởng. Cái không chết không thể bị bao bọc trong cái có chết. Cái không đo lường được không thể bị trói buộc trong mạng lưới của thời gian.

Có sợ hãi chết nơi nào có tìm kiếm sự mãn nguyện. Mãn nguyện không có kết thúc. Ham muốn đang tìm kiếm và đang thay đổi liên tục mục tiêu của mãn nguyện, và vì vậy nó bị trói buộc trong mạng lưới của thời gian. Vì vậy tìm kiếm sự mãn nguyện là một hình thức khác của tiếp tục, và sự tuyệt vọng tìm kiếm chết như một phương tiện của tiếp tục. Sự thật không là tiếp tục. Sự thật là một trạng thái của đang là, và đang là là hành động không thời gian. Đang là này có thể trải nghiệm được chỉ khi nào ham muốn, mà sinh ra sự tiếp tục, hoàn toàn và trọn vẹn được hiểu rõ. Tư tưởng được thành lập trên nền tảng quá khứ, vì vậy tư tưởng không thể biết cái không biết được, cái không đo lường được. Qui trình tư tưởng phải kết thúc. Sau đó chỉ duy nhất cái không thể biết được hiện diện.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2013(Xem: 7916)
Chết là một sự khởi đầu. Nó là con đường đưa đến một sự khởi đầu mới. Nó là buổi bình minh của những cơ hội mới để ta được hưởng những thành quả mà đã vun trồng, phù hợp với quy luật Nhân Quả Tự nhiên. Trong khi Bánh xe Nghiệp vẫn không ngừng quay, luật Luân hồn Sinh tử vẫn luôn vận hành, ảnh hưởng của nó sau khi chết sâu rộng và trực tiếp hơn nhiều, với khi còn sống.
12/12/2013(Xem: 19043)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
10/12/2013(Xem: 18965)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
20/10/2013(Xem: 16617)
Tập sách nhỏ này được ấn hành lần đầu tại Sài gòn vào tháng 10/2000 do một đệ tử góp nhặt các bài ngắn đã in trên báo trước đó, rồi sách lại được tái bản tại Úc vào tháng 2/2001 để cung ứng cho sự học hỏi của Phật tử tại đây. Và nay nó được Ðạo hữu Phillip Phạm và một số bạn bè của anh tại Tiểu bang California lấy xuống từ trang nhà của Quảng Ðức (www.quangduc.com) để in lại cho quý Phật tử đọc.
12/10/2013(Xem: 12243)
Người ta thường đề cập đến quan điểm của các tôn giáo về cái chết, nhưng không mấy khi được nghe bàn luận về việc phải làm thế nào để đối đầu với sự đau đớn và bệnh tật. Thế nhưng con người lại thường hay đau ốm mà chưa chết ngay. Là những người Phật giáo, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem mình nên phản ứng ra sao trước sự đau đớn và bệnh tật có thể xảy đến với mình?
14/09/2013(Xem: 9866)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/09/2013(Xem: 7412)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được. Từ đó tôi có một cảm nhận riêng, xin được chia sẻ với tất cả các bạn đồng tu nắm tro này. Vì là nữ nên Hòa thượng sắp xếp ở thiền viện ni tức Linh Chiếu.
08/08/2013(Xem: 7246)
Luân hồi hình như luôn đi với sanh tử. Luân hồi sanh tử. Nghe cứ rờn rợn. Có cách nào “giải thoát” không? Có đó. Đi tu! Đi tu để giải thoát luân hồi sanh tử. Nghe nói vậy. Làm như tu thì không còn sanh tử nữa, không còn luân hồi nữa, tu thì sống đời đời kiếp kiếp vậy!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]