Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 1: Giới Thiệu Tổng Quát

27/04/201103:23(Xem: 11557)
Chương 1: Giới Thiệu Tổng Quát

BỪNG SÁNGCON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
IlluminatingthePath to Enlightenment - His Holiness the Dalai Lama
HồngNhudịch kệ - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Chương1
GIỚI THIỆUTỔNG QUÁT

Họchỏigiáo lý này có một chút tương tự như tiến hành xâydựng trên tâm thức chúng ta. Hành động này không phảiluôn luôn dễ dàng, nhưng một số khía cạnh của nó làm chonó ít khó khăn hơn. Thí dụ, chúng ta không cần tiềnbạc, phòng thí nghiệm, kỷ thuật hay chuyên viên kỹ thuật. Mọi thứ đòi hỏi đã sẵn sàng ở đấy trong tâm thức chúngta. Vì thế, với một nổ lực và tỉnh thứcđúng đắn, sự phát triển tinh thần có thể dễ dàng.

Đôikhi chúng tôi cảm thấy có hơi một chút do dự về việc thuyếtgiảng giáo nghĩa Đạo Phật ở phương Tây, bởi vì chúngtôi nghĩ rằng sẽ tốt hơn và an toàn hơn cho mọi ngườiở đấy giữ những truyền thống tôn giáo của chính họ. Những trong hàng triệu người sống ở phương Tây, một cáchtự nhiên sẽ có một số ai đấy tìm thấy sự tiếp cậnvới Đạo Phật tác động hiệu quả hơn, và thích hợp hơn. Ngay cả trong những người Tây Tạng, cũng có một số theoĐạo Hồi thay vì Đạo Phật. Tuy thế, nếu quý vị tiếpnhận Đạo Phật như tôn giáo của quý vị thì quý vị phảitiếp tục duy trì một lòng tôn trọng và biết ơn đến nhữngtruyền thống tôn giáo khác. Ngay cả nếu những điềuấy không còn có tác dụng với quý vị, hàng triệu ngườikhác đã tiếp nhận những lợi lạc vô biên từ chúng trongquá khứ và tiếp tục như thế. Vì vậy, thật quan trọngđể quý vị tôn trọng những điều ấy.

Giáothuyết chúng ta đang học nơi đây căn cứ trên hai tác phẩm: NGỌN ĐÈN CHO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ của Đạo Sư Ấn Độ,Atisha Dipamkara Shrihjnana (Tổ Sư A Để Sa) và THI KỆ CHỨNGNGHIỆM của Đạo Sư Tsong Khapa (Tổ Sư Tông Khách Ba).

ĐứcThế Tôn Thích Ca Mâu Ni từ bi và thiện xảo đã giảng dạynhiều loại Phật Pháp được tập họp trong 84.000 giáo điểncho những tinh thần giải thoát và những khuynh hướng tâmlinh khác nhau của thính chúng. Cốt tủy của tất cảnhững lời giảng dạy này được hiện diện trong luận thuyếttuyệt diệu NGỌN ĐÈN CHO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ của Tổ SưA Để Sa, một phương pháp hệ thống, hay một lối vào củamột cá nhân trên con đường giác ngộ.

Vớiđiều này như một căn bản, Tổ Sư Tông Khách Ba đã trướctác đề mục về con đường tiệm tiến ba quyển: trườngthuật rộng rãi được biết như Đại Diễn Giải của ConĐường Giác Ngộ, trường thuật tầm vừa phải hay là TrungDiễn Giải về những Tầng Bậc của Con Đường Giác Ngộ,và tác phẩm mà chúng ta đang học đây, Lược Giải về NhữngTầng Bậc của Con Đường Giác Ngộ, cũng được gọi làTHI KỆ CHỨNG NGHIỆM hay Những Bài Ca Chứng Nghiệm Tâm Linhhay Chứng Đạo Ca.

Mặcdù chúng tôi là người diễn giảng tài liệu mà chúng ta sẽhọc ở đây, quý vị không cần phải xem chúng tôi như vịthầy tinh thần của quý vị. Thay vì thế, quý vị cóthể đem những lời diễn giảng của chúng tôi vào trong tâmhồn bằng sự liên hệ với chúng tôi như một thiện hữutri thức hay một người đồng sự. Xa hơn thế, đừngtin tưởng những gì chúng tôi nói một cách đơn giản màkhông có thắc mắc, nhưng hãy xử dụng những điều ấy nhưmột căn bản cho sự quán chiếu cá nhân và phát triển sựhiểu biết của quý vị về Giáo Pháp trong cách ấy.

Bấtcứ chúng ta tham dự vào việc giảng thuyết , học hỏi haylắng nghe Phật Pháp, thật là quan trọng để đoan chắc rằngchúng ta bày tỏ bằng một động cơ và thái độ đúng đắntrong trái tim và khối óc hay bằng cả tình cảm và lýtrí của chúng ta. Chúng ta thể hiện điều này bằngviệc quy y Tam Bảo hay quay về nương tựa ba ngôi tôn quý (Phật,Pháp và Tăng) và tuyên đọc sự phát sinh của chúng ta vềtâm tính giác ngộ (khuynh hướng vị tha) qua việc lập lạinhững dòng sau đây ba lần:

Chúngcon nguyện quy y cho đến khi chúng con giác ngộ
TrongPhật Pháp và Tăng

Bằngkhả năng tích cực mà chúng con phát sinh

Quasự học hỏi những giáo huấn này,

Nguyệncho chúng con đạt đến Phật quả vì lợi ích của tất cảchúng sinh

Nócũng là truyền thống tại một cuộc giảng thuyết để lậplại những dòng kệ kính lễ đến Phật Đà, như trong tàiliệu của Long Thọ Tổ Sư, Nền Tảng của Trung Đạo. Tại phần kết luận của tài liệu này, có một dòng tuyênngôn, “Chúng con kính lễ Đức Phật người đã khai mở conđường làm lắng dịu khổ đau của tất cả chúng sinh”. Đức Phật đã diễn bày con đường làm lắng dịu mọi khổ đau của tất cả chúng sinh đi theo con đường này.

Vìkhổ đau mà tất cả chúng ta muốn thoát khỏi là kết quảtừ những quan điểm sai lầm một cách căn bản về thế giới,phương pháp mà chúng ta gột sạch chứng là bằng việc pháttriển một sự hiểu biết đúng đắn về tự nhiên của thựctại. Vì thế, trong những dòng này, Long Thọ Tổ Sư đãkính lễ Đức Phật vì đã khai mở con đường chỉ cho chúngta làm thế nào để phát triển một sự hiểu biết đúngđắn về thực tại của tự nhiên.

Mục Tiêu CủaViệc Thực Hành Giáo Pháp

Mụctiêu của việc thực hành Giáo Pháp là gì? Giống nhưnhững truyền thống tâm linh khác, Phật Pháp là một côngcụ để rèn luyện tâm thức - những gì chúng ta xửdụng để cố gắng giải quyết những vấn nạn mà tất cảchúng ta đã trải qua; những vấn nạn mà nguyên khởimột cách chính yếu từ những trình độ tinh thần. Nhữngnăng lực tình cảm tiêu cực làm cho tinh thần không thể thảnhthơi, như là bức rức, sợ hải, nghi ngờ, chán nản, v.v…;rồi thì những tình trạng tinh thần tiêu cực này là nguyênnhân làm cho chúng ta vướng mắc vào những hành động tiêucực, những điều mà lại đem đến cho chúng ta nhiều vấnnạn và khổ đau hơn. Thực hành Giáo Pháp là một phươngpháp để giải quyết những vấn nạn này, lâu dài hay ngaylập tức. Nói cách khác, Giáo Pháp hộ trợ chúngta tránh những khổ đau mà chúng ta không muốn.

PhậtPháp có nghĩa là mang đến những nguyên tắc và sự tĩnh lặngnội tại vào trong tâm thức chúng ta. Vì vậy, khi chúngta nói về chuyển hóa tâm thức và phát triển những phẩmchất nội tại của chúng ta, phương pháp duy nhất mà chúngta có thể làm điều này là xử dụng tự chính tâm thức. Không có điều gì khác mà chúng ta có thể dùng để mang đếnmột sự thay đổi như thế.

Vìvậy, chúng ta nên nhận thức về những thứ mà chúngta không khao khát – những sự kiện không mong muốn, sự bấthạnh và khổ đau – thật sự chúng xảy ra như một kếtquả của những quan niệm sai lầm về thế giới và nhữngtư duy và cảm xúc tàn phá của chúng ta. Những tâm thứctiêu cực này cũng tạo nên cả những sự bất hạnh hiệnthời và những khổ đau trong tương lai.

Dướitất cả những điều này là nền tảng của vô minh, một lối mòn khiếm khuyết một cách nền tảng của sự hiểubiết về thực tại. Trong Phật Giáo, điều này gọilà chấp trước hay sự dính mắc tự tồn tại. Vì đâylà trường hợp, phương pháp để hóa giải những phươngdiện tiêu cực của tâm thức và khổ đau mà chúng tạo nênlà để thấy xuyên qua vọng tưởng lừa dối của những tiếntrình tinh thần này và phát triển sự đối trị - tuệ trímà có sự hiểu biết thẩm thấu vào trong tự nhiên căn bảncủa thực tại. Qua sự trau dồi sự hiểu biết này vàáp dụng như một loại thuốc giải độc, chúng ta sẽ cóthể xua tan khổ đau và những sự kiện không mong muốn trongđời sống của chúng ta.

Đểthành công trong điều này, chúng ta trước hết phải nhậnra những khía cạnh nào là tích cực và tiêu cực trongtâm thức và có thể phân biệt giữa chúng. Mộtkhi chúng ta phát triển một sự hiểu biết trong sáng về nhữngkhía cạnh tiêu cực của tâm thức và khả năng tàn phá củachúng, nguyện ước lìa xa chúng sẽ khởi sinh một cách tựnhiên trong chúng ta. Giống như thế, khi chúng ta nhậnra những khía cạnh tích cực trong tâm thức và khả năng lợilạc của chúng, chúng ta sẽ thiết tha đạt được và làmnổi bật những phẩm chất tinh thần này một cách tự nhiên. Sự chuyển hóa tâm thức như thế không thể áp đặt vớichúng ta từ bên ngoài nhưng chỉ xảy ra trên căn bản củasự tự nguyện chấp nhận và sự nhiệt tình to lớn truyềncảm bởi một sự tỉnh thức trong sáng về những lợi lạcsẽ đạt được.

Thờigian trôi chảy không ngùng, từng giây từng phút. Khi thờigian trôi đi, cuộc sống chúng ta cũng trôi qua như thế. Không ai có thể dừng lại thời điểm này. Tuy thế, một điều là nằm trong tay chúng ta, và đấy là chúng ta cólãng phí thời gian chúng ta hay không, chúng ta xử dụng chúngtrong một đường lối xây dựng hay trong một cung cách tiêucực. Lối mà thời gian đi qua đời sống của chúng talà giống nhau cho tất cả chúng ta và cũng có một căn bảnbình đẳng giữa những ai là một phần của thời gian này. Sự khác nhau nằm trên tình trạng của tâm thức và độngcơ của chúng ta.

Hànhđộng chính đáng xảy đến dễ dàng bằng tình trạng tỉnhthức về một loại động cơ nào đó là sai và điềukia là đúng. Tỉnh thức đơn thuần không thể thay đổiđộng cơ. Nó cần nổ lực. Nếu chúng ta làm nổlực này một cách thông tuệ, chúng ta sẽ đạt được mộtkết quả tích cực và hấp dẫn đang khao khát nhưng một cốgắng thiều thông minh là đồng nghĩa với sự tự tra tấn. Vì thế, chúng ta cần biết phải hành động như thế nào.

Vấnđề xử dụng một nổ lực thông tuệ rất quan trọng. Thí dụ, ngay cả sự phát triển ngoại tại, như sự xây dựngmột tòa nhà, đòi hỏi một sự cần mẫn và cẩn thậnvô cùng to lớn. Chúng ta cần lưu tâm đến tầm quan trọngvề sự chính xác vị trí, sự thích nghi của môi trường,và thời tiết của nó v.v… Có mang tất cả những nhân tốấy vào trong sự quan tâm, rồi thì chúng ta mới có thể xâydựng một kiến trúc vững vàng và thích đáng.

Tươngtự như thế, khi chúng ta tiến hành một nổ lực trong thếgiới của kinh nghiệm tinh thần, trước nhất thật quan trọngđể có một sự hiểu biết cơ bản về tính bản nhiên củatâm thức, tư tưởng, cùng cảm xúc, và cũng lưu tâm đếntầm quan trọng về sự phức tạp của điều kiện cơ thểcon người và làm thế nào nó đối diện với môi trườngchung quanh.

Vìvậy, thật quan trọng để chúng ta có một kiến thức rộngrãi toàn diện về mọi thứ vì thế chúng ta không xử dụngtất cả những năng lực của mình một cách mù quáng đểtheo đuổi mục tiêu của mình trên một căn bản của mộtmục đích đơn điệu. Đấy không phải là phương cáchcủa thông minh, cũng không phải con đường của thông thái. Cung cách của thông tuệ là xử dụng nổ lực đặt trên cănbản của một kiến thức rộng lớn hơn nhiều.

Trongtruyền thống Phật Giáo Tây Tạng, có hơn hai trăm tập trongTạng Kinh Kangyur (Cam Thủ) do Đức Phật diễn thuyết – vàhơn một trăm tập trong Tạng Luận Tengyur – bộ sưu tậpnhững luận giải có căn cứ chính xác được trước tácbởi những đạo sư Ấn Độ như Long Thọ và Vô Trước. Nếu chúng ta rút ra ý nghĩa của tất cả những kinh điểnnày cùng những lời bình luận và phối hợp chúng vào trongsự thực tập, chúng ta sẽ tiến những bước dài trong conđường của nhận thức và tiến trình tâm linh, nhưng nếuchúng ta chỉ xem tất cả những kinh luận vĩ đại này đơngiản nhau một đối tượng của sự tôn kính và tìm kiếmđáng lẻ là một số tài liệu giản dị hơn trên những điềucăn bản mà chúng ta thực tập, thế thì mặc dù chúng ta sẽtiếp nhận một số lợi ích, tiến trình tâm linh của chúngta sẽ không thể rộng lớn hơn như thế.

Sự Hiểu BiếtTrí Thức và Sự Hiểu Biết Kinh Nghiệm

Thậtquan trọng để có thể phân biệt giữa hai trình độ củasự hiểu biết. Một là sự hiểu biết nông cạn, trìnhđộ hiểu biết, đấy là sự đặt căn bản trên vấn đềđọc kinh luận, học hỏi hay nghe giảng, chúng ta phân biệtgiữa những phẩm chất tiêu cực cùng tích cực của tâm thứcvà nhận ra tính bản nhiên và nguyên ủy của chúng. Trìnhđộ khác sâu sắc hơn, trình độ kinh nghiệm, đấy là chúngta thực sự phát triển và phát sinh những phẩm chất tíchcực trong chính mình.

Mặcdù có thể được thử thách để phát triển sự hiểu biếttrí thức về những đề tài nào đấy, thông thường dễdàng hơn bởi vì nó có thể trau dồi đơn thuần chỉ qua đọckinh luận hay nghe giảng những giáo lý. Sự thông suốt kinhnghiệm thì phát triển khó hơn nhiều, vì nó xảy đến nhưkết quả của một sự thực tập qua một thời gian cần thiết. Ở trình độ kinh nghiệm, sự hiểu biết thông suốt củachúng ta cũng đi cùng với một sự hợp thành của cảm giác,sự hiểu biết căn bản là một kinh nghiệm cảm nhận.

Bởivì sự hiểu biết kinh nghiệm là chúng đi cùng với nhữngcảm xúc mạnh mẽ, chúng ta có thấy rằng mặc dù nhiều cảmxúc là tàn phá, cũng có những tình trạng cảm nhận tíchcực. Thực tế, con người không thể tồn tại mà khôngcó cảm xúc. Cảm xúc là một phần nguyên tính của conngười, không có nó, sẽ không có căn bản của đời sống. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng có nhiều vấn đề và xungđột của chúng ta bị phức tạp vì những cảm xúc mạnhmẻ. Khi những cảm xúc nào đấy khởi lên trong cõi lònghay trong tâm thức chúng ta, chúng tạo nên một sự quấy nhiễulập tức, điều không chỉ tạm thời nhưng có thể đưa đếnnhững hậu quả tiêu cực lâu dài, đặc biệt khi chúng taphối hợp hành động với những người khác. Nhữngcảm xúc tiêu cực này cũng có thể làm tổn hại đến sứckhỏe của thân thể vật lý.

Tuyvậy, khi những cảm xúc khác nổi lên, chúng lập tức gâyra một cảm giác của sức mạnh và can đảm, tạo nên mộtkhông khí tích cực bao quát hơn và đưa đến những kết quảtích cực lâu dài, bao gồm cả sức khỏe. Đặtqua một bên vấn đề của sự thực tập tâm linh vì tầmquan trọng trong chốc lát, chúng ta có thể thấy là ngay cảtừ những viễn cảnh của đời sống thế tục hằng ngày,có những cảm xúc tàn phá và những cảm xúc xây dựng.

Dharmalà pháp, nghĩa rộng là “thay đổi”, hay “đem đến sựchuyển hóa”. Khi chúng ta nói về sự chuyển hóa tâmthức, chúng ta đang liên hệ đến nhiệm vụ vô hiệu hóanăng lực của những tư tưởng cảm xúc tàn phá trong khi pháttriển những năng lực của những điều xây dựng và íchlợi. Trong cách này, qua sự thực hành Giáo Pháp, chúngta chuyển hóa những tâm thức vô trật tự thành những tâmthức nề nếp kỷ luật.

CănBản cho Sự Chuyển Hóa

Làmthế nào chúng ta biết rằng có thể chuyển hóa tâm thứcchúng ta? Có hai căn cứ cho điều này. Một là nhữngđịnh luật nền tảng của vô thường; đấy là tất cảmọi vật, mọi sự kiện là đối tượng để chuyển hóavà đổi thay. Nếu chúng ta thể nghiệm điều này sâusắc hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng tại mỗi thời điểm,mọi thứ tồn tại là đang qua một tiến trình của đổithay. Mặc dù, thí dụ, chúng nói về một người củahôm qua như đang hiện diện không thay đổi ngày hôm nay, tấtcả chúng ta tỉnh thức trong một tổng thể, trình độ kinhnghiệm của luật vô thường; rằng, thí dụ, ngay cả tráiđất mà chúng ta sống một ngày nào đó sẽ đến lúc tậndiệt.

Nếumọi vật và mọi sự kiện không có tính tự nhiên của đổithay từng thời khắc, chúng ta không thể giải thích làm thếnào sự chuyển hóa xảy ra liên tục. Khi chúng ta thu hẹpkhoảng thời gian bao la xuống thành những phần rất chi li,chúng ta có thể nhận thấy rằng mọi thứ thật sự đổithay từng thời khắc này đến thời khắc kia. Kỹ thuậthiện đại giúp chúng ta thấy một số những sự thay đổinày; sự phát triển của một vi sinh vật, thí dụ, có thểđược quán sát qua một kính hiển vi. Cũng thế, tạimột trình độ lý thuyết vi tế, những sự quán sát cho biếttính tự nhiên cực kỳ sôi nổi của thực tại vật lý. Đây cũng là định luật căn bản của tự nhiên – vô thường– điều ấy tạo nên khả năng cho sự thay đổi củachúng ta, sự phát triển và tiến trình.

Tínhtự nhiên ngắn ngủi và vô thường của thực tại không đượchiểu trong dạng thức của những gì được hình thành, duytrì trong một chốc lát và rồi thì ngừng tồn tại. Điều ấy không phải là ý nghĩa của vô thường ở trìnhđộ vi tế. Tính vô thường vi tế liên hệ đến mộtsự kiện mà khoảnh khắc những sự vật và những sựkiện hình thành, chúng đã vô thường rồi trong tự nhiên;khoảnh khắc chúng xuất hiện, tiến trình của sự tàn hoạiđã bắt đầu rồi. Khi vật gì đấy hình thành từ nhữngnguyên nhân và những điều kiện của nó, hạt giống sựchấm dứt của nó thì cũng sinh ra cùng với nó. Nó không là những gì được hình thành và rồi thì một nhântố thứ ba hay điều kiện làm nguyên nhân cho sự hủy hoạicủa nó. Đấy không phải là làm thế nào để hiểuvô thường. Vô thường có nghĩa là ngay khi vật gì ấyđược hình thành, nó đã bắt đầu tàn hoại.

Nếuchúng ta giới hạn sự hiểu biết của vô thường đến sựtiếp diễn của điều gì đấy, cuối cùng chúng ta sẽ nhậnthức thấu đáo tổng thể của vô thường. Chúngta sẽ thấy rằng khi những nguyên nhân và điều kiện nàođấy đem đến sự xuất hiện của điều gì ấy, nó duy trìkhông thay đổi cho đến khi nào những nhân tố hổ trợcho sự tồn tại của nó duy trì không đổi thay, và bắt đầuhoại diệt chi khi nó chạm trán với những tình trạng đốinghịch lại. Đây là tổng thể của vô thường.

Tuynhiên, hếu chúng ta thâm nhập sâu hơn vào sự thấu hiểuvề vô thường bằng sự tiếp cận ở trình độ vi tế - khoảnh khắc đến từng khoảnh khắc thay đổi trải qua củatất cả mọi hiện tượng – chúng ta sẽ nhận thức làmthế nào ngay khi vật gì được hình thành, thì sự ngừngdứt của nó cũng đã bắt đầu.

Trướcnhất, chúng ta có thể nghĩ rằng hình thành và đi đến ngừnghiện hữu là những tiến trình đối nghịch, nhưng khi chúngta thẩm thấu sự hiểu biết của mình về vô thường, chúngta sẽ nhận thức rằng được hình thành (sinh) và ngừng dứt(chết) là đồng thời, trong một ý nghĩa. Vì thế, địnhluật nền tảng của vô thường (tính tự nhiên nhất thờicủa tất cả mọi hiện tượng) cho chúng ta một căn bảnkhả dĩ của sự chuyển hóa tâm thức chúng ta.

Tiềnđề thứ hai cho sự khả dĩ của sự chuyển hóa tâm thứcchúng ta lần nữa là một điều chúng ta có thể nhận thứcvề thực tại của thế giới vật lý ngoại tại, nơi màchúng ta thấy rằng những sự vật nào đấy là trong sự xungđột với những thứ khác. Chúng ta có thể gọi điềunày là định luật về mâu thuẩn. Thí dụ, nóngvà lạnh, tối và sáng, v.v… là những năng lực đối khángvới nhau - nổi bật thứ này là tự động hạ bớt thứkia – trong một vài trường hợp điều này là một tiếntrình từ từ, trong những trường hợp khác, nó xảyra ngay lập tức. Thí dụ, khi chúng ta mở đèn, bóng tốitrong phòng lập tức biến mất.

Nếuchúng ta nhìn vào thế giới tinh thần của tư tưởng và cảmxúc trong cùng một cách, chúng ta một lần nữa tim thấy nhiềunăng lực đối kháng, như khi chúng ta mạnh dạn phát triểnmột loại cảm xúc nào đấy, những cảm xúc đối lập vớichúng liền tự động giảm bớt cường độ. Sự kiệntự nhiên này của nhận thức chúng ta, nơi mà những nănglực mâu thuẫn đối kháng với những thứ khác, cung cấp một tiền đề khác cho sự khả dĩ của đổi thay và chuyểnhóa.

Khichúng ta mang hai loại tư tưởng hay cảm xúc đối kháng trựctiếp với một thứ khác, câu hỏi khởi lên là, điều nàophản ánh tình trạng đúng đắn của những vấn đề và điềunào là cách sai lầm của sự liên hệ với thế giới? Câu trả lời là những tư tưởng và cảm xúc mà đặt nềntảng một cách mạnh mẽ trong kinh nghiệm và lý trí là nhữngthứ đúng đắn với phía của chúng, trái lại nhữngthứ mâu thuẫn với những cách hiện hữu, không kể là chúngmạnh thế nào đi nữa mà chúng có thể là tại thời điểmấy, thì không ổn một cách thật sự. Vì chúng thiếu giá trị nền tảng vững vàng trong kinh nghiệm và lýtrí, chúng không có một cơ sở vững chắc.

Cũngthế, nếu chúng ta lấy hai loại cảm xúc trực tiếp đốikháng với nhau và thể nghiệm chúng để thấy điều gì phânbiệt thứ này với thứ kia, một đặc điểm khác màchúng ta chú ý là chúng khác nhau trong những ảnh hưởng lâudài của chúng.

Cónhững loại cảm xúc nào đấy cho chúng ta những thoải máihay thõa mãn tạm thời, nhưng khi chúng ta thử nghiệm chúngvới khả năng thông minh của mình – sự sáng suốt làm chochúng ta có khả năng phán đoán giữa những lợi ích ngắnhạn hay dài lâu và những khuyết điểm – chúng ta thấy rằngvề lâu về dài chúng là phá hoại và tổn hại, chúng khôngthể được hổ trợ bởi lý trí hay tuệ trí. Thời điểmánh sáng của thông tuệ chiếu soi trên những cảm xúctàn phá,chúng không còn bất cứ sự hổ trợ nào nữa.

Tuythế, có những loại cảm xúc khác nữa, chúng có thể dườngnhư quấy nhiễu một chút tại một thời điểm nhưng có nhữnglợi ích lâu dài một cách thật sự, và vì thế đượctăng cường củng cố bởi lý trí và hiểu biết sâu sắchổ trợ bởi sự thông tuệ.

Vìthế, những cảm xúc tích cực căn bản mạnh mẻ hơn nhữngthứ tiêu cực bởi vì khả năng của chúng cho sự phát triểnlà to lớn hơn.

Haitiền đề này – những định luật về vô thường và mâuthuẫn – cho phép chúng ta thấy sự khả dĩ và đem đến sựchuyển hóa trong chính chúng ta.

Khảo Sát TínhTự Nhiên của Thực Tại

Tấtcả những gợi ý này về tầm quan trọng của việc có mộttri thức sâu sắc hơn về tính tự nhiên của tâm thức vànhững khía cạnh và chức năng khác nhau một cách thông thường,và tính tự nhiên và phức tạp của cảm xúc trong chi tiết. Cũng thế, vì chúng ta nhận thức rằng nhiều vấn đề củachúng ta khởi lên từ một cung cách khiếm khuyết một cáchcăn bản về nhận thức và liên hệ với thế giới,nó trở nên quan trọng cho chúng ta để có thể thử nghiệmcho dù nhận thức chúng ta có hòa hiệp với tính bản nhiênthật sự của thực tại hay không. Hiểu biết tính bảnnhiên của thực tại là thiết yếu, giống như là nhận thứccủa thực tại nằm trên trái tim của vấn để chúng ta liênhệ với thế giới như thế nào. Tuy nhiên, thực tạiở đây có nghĩa không chỉ là những sự kiện ngay lập tứccủa kinh nghiệm và môi trường chúng ta nhưng là sự mở rộngtoàn bộ của thực tại, bởi vì nhiều tư tưởng và cảmxúc của chúng ta khởi lên không chỉ như một kết quả củamôi trường vật lý tức thời nhưng cũng phát sinh ra từ nhữngý tưởng trừu tượng.

Vìthế, trong giáo huấn của Đức Phật, chúng ta tìm thấymột khối lượng lớn luận bàn trên tính bản nhiên củathực tại trong hình thức lập thành của mười tám giới,mười hai nhân duyên, năm uẩn, v.v… và nó liên hệ thế nàođển yêu cầu của những hành giả để giác ngộ. Nếucon đường Phật Giáo là một vấn đề tín ngưỡng và traudồi lòng ngưỡng một sâu sắc đến Đức Phật một cáchđơn giản, sẽ không có một sự cần thiết để Ngài giảnggiải tình bản nhiên của thực tại trong hình thức kỷ thuậtphức tạp như thế. Từ nhận thức này, thế rồi, những lời giáo huấn của Đức Phật có thể diễn tả nhưmột sự khám phá tính bản nhiên của thực tại.

Giốngnhư những nguyên tắc khoa học đặt sự nhấn mạnh vô cùngtrên sự cần thiết của tính khách quan trên lĩnh vựckhoa học, Phật Giáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thểnghiệm tính bản nhiên của thực tại từ lập trường kháchquan. Chúng ta không thể duy trì một quan điểm một cáchđơn giản bởi vì chúng ta thích nó hay bời vì nó hợp vớilý thuyết siêu hình hay lý thuyết suông định kiến hay nhữngphán đoán cảm xúc của chúng ta. Nếu quan điểm củachúng ta về thực tại được đặt trên căn bản của sựtưởng tượng hay phỏng đoán một cách đơn giản, sẽ khôngcó khả năng để chúng ta có thể phát triển quan điểm ấyđến một trình độ vô cùng tận.

Khichúng ta được tham gia vào con đường của Phật Giáo đểkhám phá tính bản nhiên của thực tại, có hai khả năng chínhyếu hoạt động trong tâm thức chúng ta.

1-Một là khả năng của khảo sát, điều đưa thực tại rađể phân tích. Trong ngôn ngữ Phật Giáo điều này đượcdiễn tả như là tuệ trí, hay sự thấu hiểu sâu sắc.

2-Khả năng của phương pháp hay ý nghĩa thiện xảo, điều nàylà khả năng cho phép chúng ta đào sâu sự can đảm cùng kiênnhẫn và phát sinh năng lực mạnh mẽ của động cơ mà nó hổ trợ chúng ta trong sự tìm kiếm của tâm linh.

CÂU HỎI VÀTRẢ LỜI

HỎI: kính bạch Ngài, Ngài nói rằng tất cả những hiện tượnglà đối tượng vô thường. Có phải tính tinh khiết,không chướng ngại của tâm thức cũng là đối tượng vôthường? Có phải tính bản nhiên của tâm thứclà sinh và tử không?

ĐÁP: Khi chúng ta nói về tính bản nhiên của tâm thức trong phạmtrù Phật Giáo, chúng ta phải hiểu rằng nó có thể đượchiểu trên hai trình độ khác nhau:

1-Trình độ căn bản của thực tại, nơi tính bản nhiên củatâm được hiểu trong dạng thức của tính không của nó củatính tồn tại vốn có, và

2-Sự liên hệ hay trình độ quy ước, điều liên hệ đếnchỉ là phẩm chất của độ sáng, tri thức và kinh nghiệm.

Nếucâu hỏi ấy liên hệ đến tính tự nhiên quy ước của tâmthức, thế thì giống như tâm thức chính nó đi qua một tiếntrình của đổi thay liên tục, tính tự nhiên của tâm cũnglà như thế. Điều này đã chỉ rằng tính bản nhiêncủa tâm thức là một hiện tượng vô thường. Tuy vậy,nếu chúng ta hỏi về tính không của tâm, thế thì chúng tacần quan tâm mặc rằng mặc dù tính không của tâm không làmột hiện tượng tạm thời - điều ấy không là chủthể của nguyên nhân và điều kiện - nó không thể đượcđặt ở vị trí của một đối tượng được đặt ra. Nói cách khác, tính không của tâm không thể tồn tại một cách độc lập của tự tâm chinh nó. Tính khôngcủa tâm không gì hơn là sự hoàn toàn thiếu vắng của bảnchất bên trong, hay sự tồn tại cố hữu. Vì thế, nhưnhững tình trạng khác nhau của tâm thức đến và đi, nhữngví dụ mới của tính không của tâm cũng xuất hiện.

Illuminatingthe Path to Enlightenment
ChapterOne: General Introduction

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=398&chid=1007

TuệUyển chuyển ngữ

04-04-2009

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2012(Xem: 6015)
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
27/01/2012(Xem: 4330)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
25/10/2011(Xem: 4011)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linh và pháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
31/08/2011(Xem: 8791)
Đối diện với cái chết trong một trạng thái an bình là một vấn đề khó. Theo ý nghĩa thông thường, dường như có hai cung cách để đối phó với rắc rối và khổ đau. Thứ nhất, đơn giản là cố gắng tránh rắc rối, đặt nó ngoài tâm thức chúng ta, mặc dù thực tế vấn đề vẫn ở đấy và không giảm thiểu. Một cung cách khác để đối phó với vấn đề này là nhìn một cách trực tiếp vào rắc rối và phân tích nó, làm cho nó quen thuộc với chúng ta và làm cho rõ ràng rằng nó là một phần trong đời sống của tất cả chúng ta... Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
22/08/2011(Xem: 5755)
Tất cả chúng ta đều ít nhiều ray rứt về vấn đề: làm thế nào để tìm thấy sự thanh thản trong lúc sống cũng như khi cái chết xảy đến? Chết là một hình thức của khổ đau, một thứ kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều tìm cách tránh né, thế nhưng sớm hay muộn thì cái chết cũng sẽ đến với mỗi người trong chúng ta... Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thản và điềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
21/08/2011(Xem: 3361)
Rõ ràng, mình chính là vị cứu rỗi cho chính mình, chứ không hề có một năng lực nào khác nữa. Vậy thì, tại sao trong sinh hoạt của đạo Phật lại có mặt lễ cầu an và cầu siêu? Có phải điều đó đi trái lại với tinh thần đức Phật đã chỉ dạy? Có phải ta đang giao phó toàn bộ cuộc đời cho một đấng khuất mặt nào đó?
12/08/2011(Xem: 3503)
Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời. Sự nhất tâm của người trợ niệm cùng với công năng của sự niệm Phật sẽ gia hộ cho người bệnh sớm chấm dứt đoạn hành trình cuối cùng trong cuộc đời mình. Nhờ vậy, người bệnh sẽ được tự do, thanh thản và được vãng sanh về cảnh giới của chư Phật. Không có gì hạnh phúc hơn được sống và chết như thế.
03/08/2011(Xem: 12339)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
02/08/2011(Xem: 5884)
Dân làng An Bằng, Phú Vang (Thừa Thiên Huế) dành cả khu đất lớn xây những lăng mộ hoành tráng cho cả người chết lẫn người sống. Nơi đây được gọi ví von là 'thành phố tâm linh'.
31/07/2011(Xem: 5912)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chất và tâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]