Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nữ tiến sĩ tuổi 25

08/04/201319:34(Xem: 4811)
Nữ tiến sĩ tuổi 25

Giới Thiệu Bài Mới

Nữ Tiến Sĩ Tuổi 25



Thứ bảy, 11/8/2007, 11:03 GMT+7



Tiến sĩ Nguyễn Kiều Liên trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: Dân Trí

Trong số gần 300 tiến sĩ từ nhiều quốc gia được nhận bằng vào tháng 7 năm nay của ĐH Cambridge (Anh) có duy nhất một người Việt Nam - Nguyễn Kiều Liên.

Tốt nghiệp Đại học Adelaide (Australia) vào cuối năm 2003 với bằng ưu hạng nhất (fist-class Honous), Kiều Liên đã vượt qua cuộc tuyển chọn gắt gao với 4 tiêu chuẩn: Trí tuệ đặc biệt ưu tú; Có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập; Có tư chất của một nhà lãnh đạo trong tương lai có thể góp phần làm thay đổi bộ mặt thế giới; Có mong muốn và khả năng cống hiến cho nhân loại bằng công trình nghiên cứu cụ thể.

Cô được chọn là 1 trong 50 sinh viên trên toàn thế giới nhận học bổng Bill Gates trị giá 200.000 bảng Anh (tương đương 400.000 USD) để học thẳng tiến sĩ tại ĐH Cambridge, không phải theo học thạc sĩ.

Trong thời gian học ở Cambridge (2004 - 2006), không chỉ nghiên cứu đề tài Công nghệ trong lĩnh vực cấu trúc nguyên tử và phổ cộng hưởng từ nhân trong dược phẩm với cơ thể con người, Kiều Liên còn được mời giảng dạy ở nhiều trường đại học khác nhau trên thế giới.

Điều này lại giúp cô tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế để rút ngắn thời gian học tiến sĩ trong một lĩnh vực mới trong 2 năm.

Cô tâm sự, chính những lời động viên của Bill Gates trong lá thư gửi cho cô 3 năm trước đã là nguồn khích lệ mạnh mẽ, thúc đẩy cô học tập: “Tôi mong muốn cô có thể là một trong nhiều nhà lãnh đạo tương lai có thể thay đổi cái nhìn về thế giới, làm cho thế giới ngày một tốt đẹp hơn”.

Vì lý do công việc, nên lễ trao bằng tiến sĩ của Kiều Liên phải hoãn vào tháng 7 năm nay, nhưng cô đã tốt nghiệp từ năm ngoái, khi vừa tròn 25 tuổi.

Kiều Liên đang là Giám đốc các Dự án nghiên cứu quốc tế của Tập đoàn TWI, Vương quốc Anh.

****

Thứ hai, 6/8/2007, 16:20 GMT+7

Thủ khoa giỏi cấy lúa





"Hoàn giỏi cấy lúa - MC tài hoa - Thủ khoa" đều là biệt danh của Nguyễn Đăng Hoàn, lớp 12A2 THPT Hoài Đức A (Hà Tây). Cậu là thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào Đại học Y Hà Nội, với 29,75 điểm.

Hiệu trưởng THPT Đức A Ngô Anh Tạo, cho biết bố mẹ Hoàn đều là nông dân, điều kiện kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ trông vào cây lúa. 12 năm qua, Hoàn luôn là học sinh giỏi xuất sắc.

3 năm học ở trường, thầy cô và bạn bè đặc biệt quý mến bởi Hoàn không chỉ học tốt, đoạt giải Ba trong kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh môn Vật lý mà còn là một lớp trưởng xuất sắc, Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường. Những buổi sinh hoạt Đoàn, giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao của trường, Hoàn luôn là "cây MC" dẫn chương trình rất vui nhộn, tự tin.

Chị Trung Thị Dung, mẹ Hoàn kể: "Hoàn cấy lúa giỏi lắm. Hoàn là con út ở nhà, vừa đi thi đại học về hôm trước, hôm sau đã lao vào cấy cùng mẹ hết 7 sào ruộng".

Đạt danh hiệu học sinh giỏi suốt 12 năm liền, nhưng bí quyết để học tốt của Hoàn rất đơn giản: "Em luôn cố gắng hiểu bài thật kỹ ngay trên lớp, thậm chí tranh thủ luôn giờ ra chơi để làm bài tập. Buổi chiều nếu không phải ra đồng cùng bố mẹ, em đến nhà người chị họ là giáo viên dạy môn sinh vật nhờ phụ đạo thêm. Tài liệu học ôn của cũng không nhiều, em chỉ tập trung nắm vững các kiến thức căn bản theo chương trình sách giáo khoa của từng môn".

Toại nguyện với ước mơ thi đỗ vào ĐH Y Hà Nội để trở thành bác sĩ, vậy mà "cậu thủ khoa giỏi cấy lúa này vẫn hơi ... buồn "bật mí": Em dự thi đại học ở 2 trường. Nhưng ở ĐH Bách khoa, khối A, em chỉ đạt... 27 điểm.

Cậu thủ khoa đam mê Toán học





Bùi Khắc Hùng đang say sưa học. Ảnh: Tiền Phong.

Dáng người gầy nhỏ, mắt đeo kính cận, ít nói nhưng Bùi Khắc Hùng ở Hoằng Hóa (Thanh Hóa) là thủ khoa ĐH Mỏ-Địa chất với tổng số điểm là 27,5.

Mẹ của Hùng là cô Nguyễn Thị Nhã, trước đây là thanh niên xung phong, sau khi về quê đi học rồi làm giáo viên tiểu học tại trường Tiểu học Hoằng Lộc.

Bố Hùng bệnh tật, đau ốm quanh năm không giúp gì được cho việc học của các con và chăm sóc gia đình. Với mức lương ít ỏi, cô Nhã phải chi trả sinh hoạt cho cả gia đình gồm 2 đứa con trai và chồng.

Ngay từ bé cậu đã thích thú với môn toán học. Càng học lên những cấp học cao hơn Hùng lại càng thể hiện được khả năng tiếp cận các phương pháp học toán, giải toán khiến thầy cô giáo và bạn bè lớp 12 B2, trường THPT Hoằng Hoá 4 phải ngạc nhiên.

Những năm học THPT, ngoài giờ học trên lớp, Hùng chủ yếu tự học ở nhà, không tham gia các lớp học thêm. Em liên tục đạt danh hiệu là học sinh tiên tiến xuất sắc. Năm học 2006-2007, Hùng đạt giải nhì môn Hoá kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh Thanh Hoá và giải 3 máy tính casio.

Mặc dù đỗ thủ khoa, nhưng Hùng không cảm thấy hài lòng vì kết quả do một số chủ quan, em đã có một vài sai sót khiến tổng số điểm thi không thể cao hơn.

Chuẩn bị cho một chặng đường mới khi bước chân vào giảng đường đại học, Hùng tâm sự: “Sau khi ổn định thủ tục nhập học ở trường, em sẽ tìm một công việc làm thêm để chi trả cho việc ăn học. Thu nhập hiện nay của gia đình chỉ trông chờ vào lương hằng tháng của mẹ em, mà sau em còn một cậu em trai đang học nữa”.

Hùng mong muốn trước mắt sẽ có một chiếc xe đạp mới để thay thế chiếc xe đạp cũ để vừa đi học vừa đi làm thêm cho thuận tiện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2010(Xem: 6934)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
08/12/2010(Xem: 10886)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
06/12/2010(Xem: 4436)
Do quan niệm linh hồn theo nhiều cách khác nhau nên người ta vẫn bàn cãi về có hay không có linh hồn. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan sinh học nào của cơ thể.
06/12/2010(Xem: 3687)
Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là người đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
01/12/2010(Xem: 4471)
Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời.
18/11/2010(Xem: 6956)
THIỀN ĐỊNH: HÃY NGẮM NHÌN MỌI SỰ– bản ngã, hành động, đối tượng; bằng hữu, kẻ thù, người không quen biết, những người là đối tượng của sự tham luyến của bạn, sự sân hận, và sự vô minh; mọi hiện tượng mang lại kết quả – với sự tỉnh giác về thực tại: tất cả những điều này đều phù du, và có thể ngừng dứt bất kỳ lúc nào. Tất cả những hiện tượng này không chỉ biến đổi trong từng giây phút do bởi những nguyên nhân và điều kiện (duyên), nhưng chúng có thể kết thúc bất cứ lúc nào.
09/11/2010(Xem: 19982)
Qua sự huân tập và ảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
31/10/2010(Xem: 10020)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 7475)
Kính lễ Tam Bảo. Kính lễ các luận sư Jamyang Khyentse Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche và Sogyal Rinpoche đã giải thích giáo lý trung ấm. Trước hết nhắc lại có sáu trung ấm hay bạt đô: trung ấm trong mộng, trung ấm trong đại định, trung ấm tự nhiên của đời sống; trung ấm đau đớn của cái chết; trung ấm pháp tính (thời gian của Ánh sáng căn bản xuất hiện ngay sau khi chết); và trung ấm tái sinh. Sở dĩ có trung ấm là vì tâm vô minh bất giác: bất giác lúc sống, bất giác lúc chết, bất giác lúc gặp ánh sáng chân lý, bất giác lúc tìm tái sinh. Để hiểu bạt đô tái sinh, có lẽ nên nói thêm về tính chất của tâm.
28/10/2010(Xem: 5463)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của Lạt-ma Dagpo Rimpoché tại ngôi chùa Tây tạngKadam Tcheuling tọa lạc tại Aix-En-Provence miền nam nước Pháp, vào ngày 23tháng 3, năm 2003. Thôngdịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép : Laurence Harlé, MichelLanglois, Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]