Giới Thiệu Bài Mới
Tập Tục Điểu Táng Của Người Tây Tạng
Hàng ngàn người mất nhà cửa
Khoảng 700 người thiệt mạng trong vụ động đất khủng khiếp ở tây bắc Trung Quốc hôm thứ Tư đã được hỏa táng tập thể bên ngoài thị trấn Gawa.
Nhưng nhà chức trách đã quyết định cho hỏa táng xác các nạn nhân vì lo ngại bệnh tật có thể lan rộng nhanh chóng.
Một người địa phương nói: “Kền kền không thể ăn hết chỗ xác đó được.”
Các nhà sư địa phương dựng một giàn thiêu khổng lồ gần thị trấn Gawa.
Sau trận động đất, rất nhiều người dân tại đây đã tìm đến các nhà sư để được giúp đỡ, chứ không tìm đến chính quyền trung ương.
Hàng ngàn người mất nhà cửa, nhiều người phải ngủ ngoài trời lạnh giá.
Theo phóng viên đài BBC, Quentin Sommerville, các hoạt động cứu hộ vẫn đang tiếp diễn, nhưng hy vọng tìm thấy người sống dưới đống đổ nát đang tắt dần.
Các nhà sư hỏa táng xác nạn nhân động đất
Khoảng 700 người thiệt mạng trong vụ động đất khủng khiếp ở tây bắc Trung Quốc hôm thứ Tư đã được hỏa táng tập thể bên ngoài thị trấn Gawa.
Các nhà sư làm lễ tụng kinh cho những người này, rồi toàn bộ số xác được đặt vào một rãnh lớn và hỏa táng.
Số người thiệt mạng tại tỉnh Thanh Hải đã tăng tới 1.144.
Một người phát ngôn của đội cứu hộ cho hãng thông tấn Tân Hoa Xã biết, 417 người vẫn mất tích và 11.744 người bị thương.
Người Tây Tạng có tục chôn người theo đó xác người chết được chặt thành nhiều mảnh và đặt trên một mặt phẳng lớn để kền kền đến rỉa.
Trận động đất lớn cùng điều kiện thời tiết khắc nghiệt gây khó khăn cho hoạt động cứu trợ
Nhiều người may mắn sống sót từ trận động đất đã sống bốn ngày qua trong điều kiện không chỗ trú ẩn và không thức ăn. Thị trấn Gawa nằm khá cao trên vùng núi của tỉnh Thanh Hải. Tại đây không khí khá loãng và nhiệt độ thường tụt xuống dưới không vào ban đêm.
Trung Quốc đã cử 10.000 lính và bác sĩ tới giúp, nhưng quy mô của thảm họa quá lớn nên công tác cứu trợ vẫn gặp nhiều khó khăn.
Nhà chức trách tại Bắc Kinh cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp các nạn nhân động đất và sau đó sẽ xây dựng lại thị trấn này.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã hứa sẽ có “nỗ lực cao nhất” để tái thiết vùng này.
Hôm thứ Sáu, các máy san ủi được đưa tới vùng Himalaya hẻo lánh bằng đường bộ từ cách đó hàng trăm kilomet.
Thực phẩm, lều trại và thuốc men cũng đã được đưa tới nhưng nhân viên cứu nạn cho rằng còn cần thêm rất nhiều.
Nhân viên cứu nạn tại Ngọc Thụ, thị trấn ở độ cao 4000 mét, cũng gặp nhiều khó khăn bởi trời lạnh giá và làm việc trên độ cao.
Chín mươi bảy phần trăm dân số Ngọc Thụ là người thiểu số Tây Tạng và báo chí nhà nước cho hay 500 phiên dịch viên đã được cử tới để giúp nhân viên cứu trợ.
Vụ động đất xảy ra sáng thứ Tư ở độ sâu 10 kilomet đã quật đổ các đường dây điện và điện thoại, gây lở đất, cản trở cứu trợ.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo tới thăm khu vực bị ảnh hưởng hôm thứ Năm và thứ Sáu.
Ông nói người dân sẽ “vượt qua thảm họa này và tăng cường đoàn kết dân tộc để chống lại thiên tai”.
Điểu táng - Cho kênh kênh ăn xác người chết.
Có nhiều tôn giáo tôn trọng sự tinh khiết của trời đất. > Đem chôn gọi là địa táng thì uế thổ. > Đem hỏa táng thì uế hỏa. > Đem thủy táng thì uế thủy. > Đem nhét vào cây như người Thượng thì uế mộc. > Đem bỏ vào thùng kim loại thì uế kim. > Để ngoài trời cho thây rả ra thì uế khí. > Chỉ còn cách cho chim ăn thì tiêu táng hết....
Thường khi có người qua đời chúng ta có 4 cách để chôn người quá cố đó là: Địa táng, Hỏa táng, Thủy táng và đặc biệt là Điểu táng. Phương pháp sau cùng này thường được các dân tộc miền núi cao như Tây Tạng, Mông Cổ... xử dụng vì địa thế nơi đây toàn núi và đá... không cho phép người dân sinh sống nơi đây đào huyệt để chôn người chết và quan trọng hơn hết là niềm tin về tôn giáo không cho phép người dân được phép "hỏa táng" hay "địa táng" thân xác như các dân tộc khác.
Một cảnh "táng người" tại Tây Tạng được gọi là "Điểu Táng".