Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Sự giết hại gián tiếp

21/02/201114:52(Xem: 4889)
12. Sự giết hại gián tiếp

PHÓNG SINH - CHUYỆN NHỎ KHÓ LÀM
Nguyên Minh

Sự giết hại gián tiếp

Rất nhiều người trong chúng ta tuy không trực tiếp nhìn thấy hoặc tham gia vào việc giết hại loài vật, nhưng lại là gián tiếp góp phần vào đó. Điều này là một sự thực vô cùng tế nhị và phức tạp, và thực ra là khó từ bỏ hơn nhiều so với những sự giết hại trực tiếp.

Thế nào là giết hại gián tiếp? Đó là khi sự giết hại loài vật có một phần tác động, đóng góp nào đó của chúng ta, dù là dưới hình thức này hay hình thức khác. Xét trong ý nghĩa này thì đời sống hiện nay của tất cả chúng ta hầu như đều có liên quan đến việc giết hại, bởi vì thế giới của chúng ta quả thật là đang tồn tại song song và dựa vào sự giết hại.

Khi mà trong thực đơn hằng ngày của chúng ta luôn có sự hiện diện của các loại thịt, cá... thì không thể phủ nhận được sự góp phần của chúng ta trong việc giết hại các loài động vật. Bạn có thể không hề nhìn thấy, nhưng chỉ cần bạn mua một miếng thịt nai, điều đó cũng có nghĩa là bạn đang góp sức duy trì công việc của người săn nai. Bởi một điều tất nhiên là, nếu không có ai ăn thịt nai, cũng sẽ chẳng có ai lặn lội vào rừng để săn bắt loài vật này.

Hàng triệu người trên thế giới này đang sống nhờ vào sự giết hại. Những đoàn thuyền đánh cá quy mô với tất cả máy móc, trang thiết bị hiện đại. Những nhà máy thịt đóng hộp mỗi ngày tiêu thụ hàng tấn thịt... Hầu hết chúng ta mỗi ngày đều góp tiền cho các hoạt động ấy, thông qua việc tiêu thụ những sản phẩm thịt cá trên thị trường...

Ngoài ra, công việc chăn nuôi cũng là quen thuộc với hầu hết chúng ta. Mỗi nhà ở thôn quê đều có nuôi ít nhất cũng là năm ba con gà, vài chục con vịt... Rồi heo, dê, bò, ngựa... biết bao nhiêu gia súc, gia cầm được chúng ta nuôi dưỡng, chỉ với một mục đích duy nhất là sử dụng sinh mạng của chúng để nuôi sống bản thân mình. Hoặc chúng ta trực tiếp giết hại chúng, hoặc bán cho người khác giết hại.

Bạn có thể cho rằng một bức tranh toàn cảnh như thế quả thật rất bi quan, thậm chí có thể làm nản lòng những ai muốn bỏ ác làm lành. Bởi vì nhìn đâu đâu cũng chỉ thấy toàn những việc không nên làm, mà muốn thay đổi cả thế giới này thì quả thật chỉ là một điều không tưởng!

Nhưng sự bi quan khi nhìn nhận một thực tế như vậy sẽ chẳng giúp ích gì cho sự hoàn thiện đời sống của chúng ta. Chúng ta cần phải thấy rằng, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì những nỗ lực vươn lên của chúng ta cũng sẽ không bao giờ là vô ích.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2014(Xem: 7972)
Ngày 11-4-2014, TT Phó Trụ Trì Thích Nguyên Tạng đã đến thuyết trình về truyền thống tang lễ của PG tại Hội Nghị Tang lễ của CCASA (Cemeteries & Crematoria Association of South Australia) tổ chức tại Victor Harbor, Nam Úc. Có trên 100 CEO và nhân viên của 4 nghĩa trang lớn Adelaide, Nam Úc đến tham dự.
21/03/2014(Xem: 10083)
Không lâu sau 1 bà mẹ trẻ – nhà ngay bên núi Cấm đã sinh đôi được một trai - một gái với những dấu hiệu kỳ lạ trên cơ thể. Nhiều người cho rằng, 2 đứa trẻ chính là đôi tình nhân kia đã chuyển thế đầu thai.
17/03/2014(Xem: 8244)
Chúng ta chết là chết như thế nào? Và sau khi chết, chúng ta đi về đâu? Đấy là những câu hỏi, những thắc mắc, những hoài nghi đeo bám tâm thức nhân loại từ xưa đến nay và dường như chúng vẫn đang còn treo lơ lửng ở đấy với những vấn nạn siêu hình nhức nhối và đầy bí ẩn.
28/02/2014(Xem: 6046)
Alexander Berzin, sinh năm 1944 ở Paterson, New Jersey, nhận bằng Cử nhân vào năm 1965 từ Sở Nghiên cứu phương Đông, ĐH Rutgers, kết hợp với Đại học Princeton và MA vào năm 1967 và bằng Tiến sĩ vào năm 1972 từ Sở Ngôn ngữ Viễn Đông (Trung Quốc) và nghiên cứu tiếng Phạn và Ấn Độ, Đại học Harvard. Từ 1969 đến 1998
18/02/2014(Xem: 10367)
Nghiệp của người sắp mất được gọi là cận tử nghiệp, là nghiệp lực quan trọng quyết định cảnh giới mà người sắp mất sẽ thọ báo. Trong một lần thuyết giảng tại Trường Trung Học McGarvin Westminster, CA 92683, Tỳ Kheo Thích Tâm Thiện khái niệm như sau:
18/02/2014(Xem: 8199)
Tôi sẽ diễn giải ba trình độ làm thế nào để sống và chết một cách vui vẻ. Đầu tiên, đối với những người không tôn giáo, sau đó đối với những người có tôn giáo một cách tổng quát, và cuối cùng đối với những hành giả Phật tử. Tôi tin rằng tất cả chúng ta sống còn trên dự đoán và hy vọng của hạnh phúc.
18/02/2014(Xem: 9576)
Thỉnh thoảng tôi thường nghe những phê bình một số cá nhân trình bày giáo lý Đạo Phật. Người ta quán sát một vị thầy Phật Giáo và thường nhìn rất thất vọng nếu họ nghe điều gì đấy không phù hợp với những định kiến trước đây của họ. Chúng ta hãy cố gắng để thẩm tra phản ứng thông thường này.
21/12/2013(Xem: 6227)
Đạo Phật thường nói về nhân quả, luân hồi, tái sanh nhưng lại bác bỏ khái niệm linh hồn của các tôn giáo hữu thần. Vậy thì cái gì tái sanh luân hồi để lãnh lấy nhân quả. Trước hết chúng ta phải biết linh hồn là gì, hay linh hồn có những đặc tính nào?
16/12/2013(Xem: 7263)
Chết là một sự khởi đầu. Nó là con đường đưa đến một sự khởi đầu mới. Nó là buổi bình minh của những cơ hội mới để ta được hưởng những thành quả mà đã vun trồng, phù hợp với quy luật Nhân Quả Tự nhiên. Trong khi Bánh xe Nghiệp vẫn không ngừng quay, luật Luân hồn Sinh tử vẫn luôn vận hành, ảnh hưởng của nó sau khi chết sâu rộng và trực tiếp hơn nhiều, với khi còn sống.
12/12/2013(Xem: 14686)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567