Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Sát nghiệp của chúng ta

21/02/201114:52(Xem: 6575)
10. Sát nghiệp của chúng ta

PHÓNG SINH - CHUYỆN NHỎ KHÓ LÀM
Nguyên Minh

Sát nghiệp của chúng ta

Trong Mười điều lành, việc giới sát được kể ra trước nhất. Chỉ cần chúng ta từ bỏ việc giết hại, cán cân thiện ác trong ta sẽ ngay lập tức thay đổi đáng kể.

Từ thuở xa xưa, con người đã phạm phải sai lầm lớn nhất là nghĩ ra việc giết hại loài vật để nuôi sống bản thân mình.

Sở dĩ tôi nói rằng con người “nghĩ ra việc giết hại loài vật”, là bởi vì đó hoàn toàn không phải một bản năng tự nhiên.

Nếu đã tin vào nghiệp quả, chúng ta có thể dễ dàng thấy ngay là các loài thú ăn thịt có ác nghiệp rất nặng nề. Chúng sinh ra trong những chủng loại chỉ có thể giết hại để sinh tồn. Chúng không có bất cứ một lựa chọn nào khác hơn. Muốn sống, chúng phải giết hại các loài vật khác để ăn thịt. Sư tử, cọp, beo, chó sói... đều là những loài vật đáng thương như thế.

Như một vật rơi đã đến lúc không thể dừng lại, chúng ngày càng lún sâu trong ác nghiệp. Chúng mang theo ác nghiệp để thọ thân ác thú, để rồi lại phải tiếp tục tạo thêm ác nghiệp trong suốt đời sống của mình. Vì thế, khả năng vươn lên sự hiền thiện đối với chúng hầu như không còn nữa. Quả thật, chúng như chiếc xe đứt thắng đang lao nhanh xuống dốc và không còn cách nào để dừng lại hay đổi hướng được nữa.

Nhưng con người hoàn toàn không giống như thế. Chúng ta không bị nghiệp lực dồn ép vào con đường phải tạo sát nghiệp như các loài thú ăn thịt. Cơ thể chúng ta không đòi hỏi phải được nuôi sống bằng cách giết hại loài vật.

Nói một cách cụ thể, hàm răng của con người không có cấu trúc giống như các loài ăn thịt, không đủ sắc nhọn để cắn xé và ăn thịt. Đó là hàm răng được cấu tạo để ăn các loại ngũ cốc, rau quả... nói chung là thức ăn thực vật. Hệ tiêu hóa của con người càng không thể chấp nhận ăn thịt. Con người phải dùng lửa để nấu nướng cho chín rồi mới có thể “cưỡng bức” dạ dày của mình tiêu hóa loại thức ăn đó. Bởi vì cấu trúc tự nhiên của nó cũng không hề thích hợp với việc ăn thịt. Ruột người có độ dài tương tự như các loài ăn thức ăn thực vật, nghĩa là khá dài: ruột non có độ dài đến khoảng 6 mét, ruột già có đường kính lớn hơn và dài khoảng 1,5 mét. Trong khi đó, tất cả các loài ăn thịt đều có ruột ngắn hơn nhiều để có thể nhanh chóng đưa phần bã của thức ăn ra khỏi cơ thể.

Như vậy, cấu trúc cơ thể con người vốn sinh ra không phải để ăn thịt loài vật. Đây không phải một nhận xét chủ quan, mà hoàn toàn dựa trên những cơ sở phân tích khoa học. Nhưng con người với trí thông minh vượt hơn muôn loài đã đi ngược lại tự nhiên, đã nghĩ ra việc giết hại loài vật để ăn thịt, thay vì là sống với những thức ăn như rau quả, ngũ cốc... Và để cơ thể mình có thể chấp nhận những thức ăn vốn dĩ không thích hợp, con người cũng nghĩ ra cách nấu chín các món ăn đó, một điều mà không loài vật nào có thể làm được.

Từ những nhận xét trên, chúng ta thấy rõ là con người không hề bị bắt buộc phải giết hại các loài vật mới có thể nuôi sống bản thân mình. Con người đã chọn làm điều đó để thỏa mãn những tham muốn của mình. Và sự chọn lựa đó trong hàng nghìn năm qua đã cướp đi mạng sống của vô số con vật trên trái đất này!

Có lẽ không ai trong chúng ta thực sự muốn phê phán chính mình, nhưng đó lại là điều cần thiết phải làm để có thể vươn đến một đời sống tốt đẹp hơn.

Luận Đại Trí độ nói rằng: “Trong tất cả các tội ác thì tội giết hại là nặng nhất. Trong tất cả các công đức thì không giết hại là cao trỗi hơn hết.” (Chư dư tội trung, sát tội tối trọng. Chư công đức trung, bất sát đệ nhất.)

Vậy mà, hầu hết chúng ta đều rơi vào sát nghiệp. Hầu hết chúng ta đều trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia việc giết hại. Nếu chúng ta không nhận ra điều này, liệu chúng ta có gì phải oán than trách móc về những khổ đau mà mình phải gánh chịu?

Trong Mười điều bất thiện, điều nào cũng gây tổn hại cho kẻ khác. Nhưng không có tổn hại nào nặng nề hơn việc bị giết hại, vì mạng sống một khi đã mất đi thì không thể nào cứu sống. Vì vậy, nói rằng tội giết hại là nặng nhất cũng là điều dễ hiểu.

Có lẽ trong chúng ta không ai tán thành việc giết hại. Nhưng vấn đề là ở chỗ, có một số người không cho rằng việc giết hại loài vật là “giết hại”. Đối với những người ấy, chỉ có giết người mới gọi là giết hại, còn việc giết chết một con vật để ăn thịt chỉ là việc bình thường, không thể xem đó là giết hại. Với họ, loài vật sinh ra là để nuôi dưỡng con người (vật dưỡng nhân), vì thế không có gì phải băn khoăn khi giết một con vật. Hơn thế nữa, vì coi thường sinh mạng loài vật, nên nhiều khi họ giết hại một cách rất bừa bãi, không hề mảy may thương xót, cân nhắc. Để lấy được mật gấu thì giết cả con gấu, để lấy được ngà voi thì giết cả con voi, để bắt được cá lớn thì giết sạch cả cá lớn lẫn cá bé...

Điều quan trọng ở đây là, dựa vào đâu để phân biệt giữa mạng sống của con người và mạng sống của loài vật? Lý lẽ duy nhất mà chúng ta đưa ra chỉ là vì chính ta là người phán quyết, là người nắm giữ sức mạnh. Thử tưởng tượng, nếu trên trái đất này bỗng dưng xuất hiện một loài vật nào đó cực kỳ hung bạo và mạnh mẽ, không một loại vũ khí nào của chúng ta có thể giết chết được chúng, và chúng cũng lùng sục khắp nơi để bắt lấy con người mà ăn thịt... Khi ấy, liệu chúng ta có thể đem thứ lý lẽ “vật dưỡng nhân” ra nói với chúng được chăng? Hay ta cũng đành cam chịu số phận của kẻ yếu hơn, giống như bao nhiêu loài vật hiện nay đang chịu đựng sự giết hại của chúng ta!

Nhưng bởi vì điều đó không xảy ra, nên ta vẫn tiếp tục đắm sâu vào việc giết hại, không biết rằng đó chính là đang tạo ra ác nghiệp để rồi phải đời đời gánh chịu khổ đau vì những ác nghiệp đó!

Xét về mọi mặt, mạng sống của loài vật thực ra cũng không khác gì với chúng ta. Muôn loài đều biết tham sống sợ chết, đều yêu quý sinh mạng của mình. Trước khi chết, con vật nào cũng vùng vẫy, chống cự và đau đớn tột cùng. Những điều ấy hoàn toàn giống nhau giữa chúng ta và loài vật.

Hơn thế nữa, những ai cho rằng loài vật không có cảm xúc chỉ có thể là những người tự mình không có được một tâm hồn nhạy cảm. Bởi vì, những cảm xúc của loài vật thực ra rất dễ nhận biết, cho dù chúng không thể nói lên thành lời. Khi bạn đối xử trìu mến với một con vật nuôi trong nhà, bạn sẽ nhận lại được sự quyến luyến, thân thiện của nó. Khi bạn đánh đập, xua đuổi nó, nó sẽ xa lánh bạn và ngay cả khi bạn cho ăn, nó cũng luôn nhìn bạn với ánh mắt hoài nghi...

Trước sân nhà tôi là một tán cây lớn, mỗi buổi sáng đều có bầy chim sẻ tụ về. Khi ấy, ba tôi thường vãi cho chúng một nắm gạo. Ban đầu, chúng tỏ rõ vẻ hoài nghi, chỉ đậu trên những cành cao nhìn xuống. Chờ đến khi nào chúng tôi đã vào nhà, không có ai trước sân thì chúng mới sà xuống ăn. Lâu dần, bầy chim trở nên quen thuộc. Chúng biết là chẳng có ai muốn làm hại chúng, vì thế mà mỗi khi ba tôi vãi gạo ra là chúng sà ngay xuống ăn. Rồi chúng nhảy nhót trên sân ngay cả khi chúng tôi đang ngồi uống trà và trò chuyện ở một góc sân. Có hôm, ba tôi dậy trễ chưa ra sân cho ăn, chúng rủ nhau nhảy cả lên thềm nhà như để tìm kiếm, nhắc nhở...

Vì thế, không chỉ riêng con người mới có tình cảm, cảm xúc; cũng không phải chỉ có con người mới có đời sống đáng quý giá. Mọi sinh mạng đều quý giá như nhau, đều rất khó có được, đều mong manh dễ mất, và khi đã mất đi thì không thể cứu sống lại được.

Đức Phật dạy rằng tất cả chúng sinh đều có tâm thức bình đẳng như nhau, đều có thể tu tập để đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn. Những chúng sinh nào vì ngu muội mà tạo quá nhiều ác nghiệp phải sinh làm thân thú vật. Những chúng sinh nào tạo ác nghiệp ít hơn được sinh ra làm người, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để học hỏi, tu tập. Như vậy, nếu ngày nay được sinh làm người nhưng không biết phân biệt thiện ác, tiếp tục tạo nhiều ác nghiệp, thì trong đời vị lai chưa chắc đã tiếp tục được làm người.

Mỗi một điều ác ta làm đều không thể mất đi mà luôn tạo ra một kết quả tương ứng phải gánh chịu trong tương lai. Bởi vậy, hành vi giết hại bao giờ cũng là những món nợ nặng nề nhất mà ta đang vay mượn. Nếu không sớm thức tỉnh, nợ nần chồng chất, ác nghiệp sâu dày, thì càng về sau sẽ càng khó lòng trả dứt.

Hơn nữa, nghiệp ác mà ta đã tạo ra từ trước vốn dĩ đã không nhỏ, nên cũng đã tạo thành tập khí sâu nặng trong tâm thức. Điều đó khiến cho ta rất khó bỏ ác làm lành, mà luôn có khuynh hướng tiếp tục tạo nghiệp ác. Nếu biết tỉnh thức nhận ra điều ấy, ngay tức thời từ bỏ sát nghiệp thì may ra mới có thể dần dần lánh xa các điều ác khác. Bằng như thuận theo những ác nghiệp đã tạo, sẽ như con thuyền bị cuốn trôi xuôi theo dòng nước, không còn có hy vọng gì quay trở về được nữa!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 4800)
(TPO) Cậu bé Zhang Xinyang, 10 tuổi ở tỉnh Liêu Ninh đã trở thành sinh viên nhỏ tuổi nhất từ trước tới nay ở Trung Quốc thi đỗ đại học. Zhang đã đạt 505 điểm, cao hơn 47 điểm so với điểm chuẩn.
08/04/2013(Xem: 5353)
Dolly là tên con cừu được sao bản * (cloning) năm 1996 tại Anh quốc bởi khoa học gia Ian Wilmut, và Eve là tên móc nôi của cô bé nặng hơn 3kg mới được sao bản bởi nhà hóa học Brigitte Boisselier và ra khỏi lòng mẹ vào lúc 11 giờ 55 phút sáng 26/12/2002 bằng phẫu thuật.
08/04/2013(Xem: 7215)
Thực sự, tôi không biết tác giả tài liệu "Tử Niệm" này là ai. Hơn mười năm trước, rất tình cờ may mắn, tôi nhận được tập tài liệu này do Sư Cô Tâm Thường trao lại. Ngày đó, tôi cũng không quan tâm lắm những gì trong tập tài liệu này mặc dù tôi đã đọc nó vài ba lần để tìm hiểu xem tác giả muốn nói cái gì.
08/04/2013(Xem: 7627)
Vừa mới vui mừng đón Đấng Cứu Thế ra đời được vài ngày thì dư luận thế giới lại xôn xao với một đe dọa trong luật sống thiên nhiên của nhân loại. Đó là việc không cần tuân theo các sắp đặt của Đấng Tạo Hóa mà con người cũng có thể tạo sinh ra con người. Sự việc này được công bố vào ngày thứ Sáu, . . .
06/04/2013(Xem: 9994)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
08/01/2013(Xem: 7621)
... Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi. Chúng ta vô thường, luôn luôn biến đổi, biến đổi từng khoảnh khắc; và đó là một phần của tự nhiên. Thời gian luôn chuyển động; không sức mạnh nào có thể cản nổi... Một cách tốt hơn là, hãy luyện tâm hằng ngày với một động lực chơn chánh, và rồi giữ động lực này trong tâm trọn ngày.
23/12/2012(Xem: 4503)
Sanh tử sự đại là một đề mục lớn của Thiền Tông, và sanh tử luân hồi là một chủ đề phổ thông của Phật Giáo. Nói đến sanh tử luân hồi thì người Phật tử nào cũng nghĩ đến việc thoát ly sanh tử luân hồi. Có sanh là có tử, dường như đấy là một đề tài tiêu cực. Tôi nghĩ rằng chữ sanh chỉ tích cực khi nó đi liền với vô sanh, vãng sanh, và độ sanh
12/12/2012(Xem: 8170)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng: do bởi sự nhìn xa thấy rộng của những vị quân vương thời cổ, cùng các vị thừa tướng và các vị học giả cao thâm mà toàn bộ giáo lý của đức Phật, gồm có những giáo lý kinh điển, kinh nghiệm tu tập của cả Ba Thừa và BốnCấp Độ Mật Điển, cùng với những đề tài và các môn học liên hệ khác, đã được thăng hoa, phát triển một cách rộng rãi trên Xứ Tuyết... Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
04/12/2012(Xem: 8210)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
19/11/2012(Xem: 10374)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]